Tại Sao Chó Cắn Lại Kiêng Đám Ma / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Lương Y Lý Giải Tại Sao Khi Mang Bệnh Ung Thư Lại Kiêng Đi Đám Ma

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học để giải thích việc bị ung thư nên kiêng đi đám ma nhưng trong kinh nghiệm dân gian đã tồn tại quan niệm đó. Đã có nhiều người mang bệnh ung thư đi đám ma và ngay lập tức bệnh bùng phát dữ dội.

Bệnh ung thư kiêng đám ma

Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình

ở Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân cho biết, việc người ốm cụ thể là bị ưng thư kiêng đi đám ma vì bị tác động của một lực vô hình nào đó làm bệnh nặng hơn là có thật và mọi người cần có cái nhìn thấu đáo hơn. Lương y Đỗ Thị Ngọ (Hòa Bình), người được tôn vinh “Lương y tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, cũng nhấn mạnh việc bị bệnh ung thư phải kiêng đi đám tang là đúng. Bởi lẽ, với những người bị bệnh ung thư nói riêng, người ốm nói chung, sức đề kháng của họ yếu, khi tới chỗ lạnh dễ khiến cơ thể mệt thêm và sinh bệnh. “Đặc biệt với người mắc bệnh ung thư, trong cơ thể họ có những tế bào lạ tạo thành ung thư nên kháng thể yếu, không chống cự được cái “lạnh” ở đám tang, sẽ bị ốm lâu và bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nơi đó. Có người mới ốm dậy mà đi bốc mộ sau đó càng ốm lâu vì khi đó sức đề kháng yếu, họ không chịu được vía lạnh” – lương y Ngọ kể lại câu chuyện mình đã từng gặp trong thực tế. Có cùng quan điểm với lương y Ngọ, lương y Phạm Thị Hồng – vị lương y mà tên tuổi của bà gắn liền với “kỳ án hiếp dâm ở Hà Đông” hay còn gọi “kỳ án huyệt trai trinh” cũng cho rằng, những người mắc bệnh ung thư nên kiêng đi tới đám tang.

Lương y Phạm Thị Hồng

“Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó. Đám tang “lạnh” mà sức khỏe họ kém. Thêm vào đó ở đám tang “dương khí” kém, phần “âm khí” lại nhiều nên sức khỏe người bệnh sẽ đau đớn hơn dẫn tới bệnh tiến triển nhanh. Mỗi người sẽ có mỗi cách hiểu về ý kiến “bệnh ung thư nên kiêng đám ma”. Kinh nghiệm của tôi chỉ ra là như thế, còn trong đông y chưa thống nhất được quan điểm” – lương y Hồng cho hay. Một vị bác sỹ hiện đang công tác tại khoa Nội Trung tâm Y tế lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thì khẳng định việc kiêng đi đám tang đối với bệnh nhân ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Các chương trình học mà ông được “lĩnh hội” từ các giáo sư, bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực y tế cũng chưa khi nào thấy đề cập tới điều này. Tuy nhiên, vị bác sỹ này cũng thấy lạ khi nhìn nhận ở góc độ tâm linh và kinh nghiệm dân gian thì điều ấy là có. “Tôi đã từng gặp trường hợp phụ nữ có thai khoảng 8 tháng đi đám ma về và phải đi sinh non.Hoặc có người đang bình thường, từ trước tới nay cơ thể không phát hiện ra bệnh tật gì. Sau khi đi đám ma về thấy hạch nổi lên rất nhanh. Khi đó mới phát hiện ra mình bị bệnh. Bản thân tôi cũng chưa gặp được ai để giải thích được điều này.Theo tôi quan điểm, đó là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra. Không mất tiền bạc, không vất vả gì thì cứ kiêng cho chắc” – vị bác sỹ này chia sẻ. Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang (dân gian gọi là trừ tà). Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cá nhân bác sĩ cũng từng được chứng kiến nhiều trường hợp đi đám ma về bệnh bùng phát rất nhanh. Ví dụ bệnh nhân bị chó dại cắn chỉ cần gặp đám ma là lên cơn rất nhanh. Người bị ung thư thì khối u phát triển mạnh, vết thương trên người sưng tấy, ốm, cảm… Những trường hợp này dân gian gọi là mắc hơi người chết. Dân gian xưa nay vẫn giải thích là do hơi lạnh của người mới chết. Nhưng lạnh thế nào thì rất mơ hồ. Có thể cái lạnh này là do từng người cảm nhận được (lạnh người, rợn người) chứ không phải cái lạnh nhiệt độ thông thường. Vì cái hơi đó không thể lạnh bằng trong phòng điều hòa được.

Tại sao người bị ung thư lại kiêng đám ma

Nhiều người còn cố lý giải “hơi lạnh” chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm hay mắc bệnh mạn tính… nên tránh đến đám tang. Thế nhưng lý giải này cũng khó thuyết phục vì vi khuẩn cứ cho là rất nhiều từ người chết cũng không thể tác động mạnh vào tận khối u của bệnh nhân ngay được. Tôi từng nghe một người thân trong gia đình kể câu chuyện thú vị như sau. Người này bị mụn cơm đầy 2 cánh tay. Ông đã chữa mẹo dân gian bằng cách chà 2 cánh tay đầy mụn cơm đó lên thi thể một người bạn gặp nạn do sập hầm. Thật lạ lùng là ngay mấy hôm sau, những mụn cơm đó khô lại thành vẩy và bong ra hết. Điều này rất khó lý giải bằng khoa học. Có thể ở người mới chết toát ra một thứ năng lượng nào đó mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có. Thứ năng lượng này khá độc và tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng không được tốt (yếu bóng vía). Ta biết vậy và cứ kiêng, tránh cho lành. Nếu bất cứ điều gì cũng phải cần khoa học giải thích thì quá khó. Xét ra, khoa học chỉ có tuổi là một đứa trẻ so với hàng nghìn năm đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Thế nên cũng đừng vội phủ nhận mọi thứ khi “không có cơ sở khoa học”. Bắt khoa học giải thích hết mọi chuyện trên đời là không thể.

Những Người Kiêng Đi Đám Ma Là Ai?

Đám tang là nơi âm khí rất nặng, lại là nơi đông người cho nên chúng ta cần nên cẩn trọng. Chúng ta nên tìm hiểu để biết và nhớ những người nào nên kiêng đi đám ma để không làm tổn hại đến phúc khí, sức khỏe của bản thân.

Những người nên kiêng đi viếng đám tang

Những người nên kiêng đi đám ma là những ai?

Nhũng người kiêng đi đám ma trước hết phải kể đến là nhóm người quá mẫn cảm với “hơi lạnh”. Bởi thực tế có những người cứ đi viếng đám ma về là nhức mỏi,.. đặc biệt một số người mắc các bệnh mũi xoang, xương khớp mãn tính.

Theo quan niệm dân gian, người có bệnh, ốm yếu, trẻ em,.. tốt nhất là kiêng không nên đến đám tang.

Bên cạnh đó một số người khác mang nặng yếu tố tâm lý “stress” kích xúc do thương cảm người chết tự cơ thể sản sinh ra các enzym phản ứng ngược lại.

Đặc biệt những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

Mang thai có nên đi đám tang hay không?

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên hạn chế đến dự đám tang vì sợ hơi lạnh từ người chết ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ. Dân gian xưa nay vẫn sợ hơi lạnh ở nhà của người mới chết, đây là hiện tượng có thật.

Thật ra hơi lạnh chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Khi chết, từ xác người chết thường bốc lên một loại hàn khí rất dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, bà bầu nên lưu ý điều này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai.

Mẹ bầu có nên đi viếng đam tang không?

Bên cạnh việc nhiễm lạnh, phụ nữ mang thai cũng không nên dự đám tang vì khi đi đám tang, thai phụ phải chứng kiến sự đau thương, mất mát,.. nên gặp phải cú sốc lớn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều cần lưu ý khi đi viếng đám tang:

Biện pháp hóa giải đối với trường hợp bắt buộc phải đến đám ma

Thực tế người Việt Nam nặng tình, coi “nghĩa tử là nghĩa tận” nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng kém vẫn đi viếng đám tang. Để hạn chế hơi lạnh xâm nhập cơ thể người đến viếng ngay khi nhận được tin báo chết là viếng luôn, tốt nhất là trước 6 tiếng hoặc ngay sau khi khâm liệm.Trong dân gian có kinh nghiệm cho rằng khi phải đi dự đám tang, hoặc đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ ở nghĩa trang, tốt nhất nên mang theo người củ tỏi hay quả bồ kết

Đi đám tang tốt nhất nên mang theo quả tỏi

Một số nơi đặt sẵn ở góc nhà một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hoặc nếu nhà có vườn rộng thì thường đốt đống lửa ở góc vườn, đặt nồi nước lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị để mọi người rửa, hơ liên tục, xua đi tà khí. Cùng tìm hiểu cách làm hết hơn lạnh để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, với những người có con nhỏ, tốt nhất sau khi đi đám tang về nên hơ qua lửa (cả mặt, tay và vùng thân trước), rửa mặt mũi sach sẽ, thay quần áo rồi mới bế trẻ.

Bồ kết và vỏ bưởi trừ uế khí

Khi đến đám ma, những người kiêng đi đám ma nên mặc quần áo chỉnh tề, quần áo màu đen hoặc xám, xức dầu gió vào các huyệt ấn đường, thiên đột, phong trì, vv,.. thắp hương chia buồn xong thì về, khi tụ tập ăn uống nhậu nhẹt. Đến với điện hoa online để biết thêm nhiều thông tin bổ ích. Xin cảm ơn!

Tại Sao Chó Lại Cắn Chủ?

Chó là loài vật thông minh nhưng bản tính hoang dã của chó vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác. Bản năng của từng loài cũng khác nhau, đối với những con chó được liệt vào dạng mạnh mẽ, hung dữ và tâm lý khó lường thì nhiều rủi ro nuôi chúng. Hệ thần kinh cao cấp ở chó cho phép chó biết vui, buồn, giận dữ và ghen tỵ. Bởi vậy khi nuôi chó chúng ta cần nuôi từ nhỏ và đối xử với chúng ân cần, quan tâm gần gũi chứ không phải như với gà, vịt. Cần dạy dỗ chó đúng cách và khoa học. Trong quá trình nuôi và dạy cần sự nhất quán để đưa chó vào kỷ luật, thể hiện được cái uy của chó.

Chọn sai giống chó

Không nuôi từ nhỏ

Chúng tôi luôn khuyên các gia đình nên nuôi chó từ bé để chó quen hơi, qua quá trình chăm sóc thì nó hiền và yêu mến gia chủ nhất. Nuôi chó từ bé khiến chó ngoan hơn, nghe lời hơn và đến tuổi dạy dỗ cũng dễ dàng hơn. Điều này là hiển nhiên nhưng một số người lại chọn nuôi chó khi nó đã lớn. Các chuyên gia nói rằng, chó trên 2 tuổi khi được nuôi sẽ không thực sự trung thành với chủ và nó không nghe lời là rất cao. Nó chỉ sợ chứ không phục tùng chủ. Do đó, nếu bạn nuôi chó dữ đã có tuổi là một điều rất dại dột.

Dạy sai cách

Nhìn chung, gần như lỗi chó cắn chủ là thuộc về con người. Quyết định chọn nuôi chó như thế nào cho phù hợp và tránh được rủi ro là một vấn đề không nên xem nhẹ. Nếu các bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào thì trung tâm chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Vì Sao Người Bị Chó Dại Cắn Cứ Đến Đám Ma Là Phát Dại?

Các cụ ngày xưa thường bảo người bị chó dại cắn thì không nên đến đám ma nếu không muốn phát bệnh dại? Vậy tại sao đến đám ma lại phát bệnh dại? thực hư đằng sau chuyện này là như nào?

Theo BS Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), mặc dù chưa có cơ sở khoa học, y học cũng chưa có tài liệu nào đề cập tới, nhưng theo dân gian và ở góc độ tâm linh thì chuyện người bị chó dại cắn sẽ sớm phát cơn dại khi tới đám tang là có.

Nhốt con vào phòng, để tránh tiếng trống đám ma

Nghe tin chồng một chị làm cùng cơ quan với con dâu bị mất, bà Lê Ngọc Anh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhắc ngay con dâu tuyệt đối không được đến đám tang vì mới bị chó cắn chưa được 100 ngày. Trước đấy, hàng xóm nhà bà Ngọc Anh có đám ma, bà cũng dứt khoát bắt con dâu nghỉ làm, ở trong phòng điều hòa đóng kín cửa để cách âm. Đến bữa cơm, bà bê lên tận nơi để con dâu không phải ra ngoài nhỡ nghe phải tiếng trống đám tang sẽ “phát cơn dại”. Biết mẹ chồng kiêng cữ thái quá, chị con dâu định phản ứng thì mẹ chồng chặn ngay: “Không biết chó dại khôn thế nào, cứ kiêng đi đã để khỏi thiệt phận”.

Ở Quốc Oai (Hà Nội) có đồn chuyện chị Nguyễn Thị Lựu bán thịt lợn ở chợ làng chết năm 2010. Hôm ấy chị đuổi không cho con chó tha miếng thịt lợn, liền bị con chó lao vào đớp rách tay. Chồng chị Lựu cho là chó phản chủ nên cầm gậy đập chết con chó rồi làm thịt. Bản thân chị Lựu cũng chủ quan là chó nhà nuôi nên không đi tiêm phòng dại. Cho tới khi chị Lựu đi viếng đám tang người làng, vừa tới cổng nhà đám nghe thấy tiếng trống, kèn bát âm đồng loạt tấu lên thì chị Lựu lăn đùng ra, miệng sùi bọt, cào cắn, vật vã… làm mọi người hoảng sợ. Tính ngược thời gian, thấy chị Lựu bị chó cắn đã hơn 2 tháng và cả chị và người nhà đã quên bẵng chuyện chị bị chó cắn.

Ở Hải Dương, mọi người cũng truyền tai nhau câu chuyện về anh nông dân tên Vòng, thấy chó mới đẻ lao ra cắn rách tay bà hàng xóm đến chúc Tết nên đã hốt hoảng cầm gậy đánh con chó và bị nó cắn lại. Con chó bị đập chết, nhưng nhà ông tiếc của lại làm thịt. Ông cũng cho là chó nhà, đánh nó thì nó cắn lại là chuyện bình thường, nên không đi tiêm phòng như bà hàng xóm. Hơn một tháng sau, ông Vòng đi ngang qua một đám tang đã lên cơn dại và tử vong trong sự đau đớn.

Đám tang rất nhiều âm khí

Theo BS Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), chó là vật nuôi thông minh, trung thành, gần gũi với con người, nhưng tiềm ẩn mầm bệnh dại rất nguy hiểm. Virus dại chủ yếu lây nhiễm qua vết cắn, hoặc vết thương hở do nước bọt của chó dính vào. Tuy chưa có cơ sở khoa học, y học cũng chưa có tài liệu nào đề cập tới điều này, nhưng theo dân gian và ở góc độ tâm linh thì chuyện người bị chó dại cắn sẽ sớm phát cơn dại khi tới đám tang là có. Một số bác sĩ đã thấy những người ốm, bị sưng tấy, cảm nhiễm… đi đám tang về bệnh tiến triển mạnh và sâu hơn, dân gian gọi là “nhiễm âm khí”.

Về mặt tâm linh, ông Đỗ Trọng Khuê, Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa phương Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng con người cho hay, người bị chó cắn mang virus dại cũng tương tự như người ốm. Lúc này, sức đề kháng yếu (dương khí suy giảm), khi tới đám ma sẽ bị tác động của âm khí khiến bệnh nặng hơn là có, đặc biệt ở những đám ma bị trùng tang. Thậm chí, có người bị chó dại cắn chỉ cần nghe tiếng trống đám ma là phát cơn. Theo tâm linh, người mới mất thường toát ra một thứ năng lượng mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có, nhưng nó có tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng đau ốm, yếu vía. Có thể người bị chó dại cắn do không đi tiêm ngừa dại, nọc dại ngấm sâu vào cơ thể và đúng thời điểm tới đám tang gặp âm khí khiến virus dại phát tác.

Thực tế, đám tang môi trường không như đám giỗ, đám hỉ… nên trong không khí ô nhiễm do tử khí phát ra và nhiều thứ khoa học không thể giải thích. Nếu người có vết thưởng hở (do chó, hay động vật khác cắn, hay do tai nạn…) đến đám tang dễ bị nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Virus dại chủ yếu lây nhiễm qua vết cắn, hoặc vết thương hở do nước bọt của chó dính vào.

Không nên lo lắng thái quá

BS Hà Thị Lành (tư vấn viên Trung tâm Dịch vụ Khoa học kỹ thuật – Y tế dự phòng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cũng kể về một trường hợp đã lo lắng thái quá. Đó là người đàn ông bán thịt chó lâu năm ở Hà Nội bị ốm, bệnh viện trả về. Rất nhiều người thân, họ hàng đến thăm, bắt tay, vỗ vai, ôm ông xót thương. Trước khi chết ít giờ ông mới phát cơn dại, miệng sùi bọt, cắn xé mọi thứ vớ được… Những người từng chăm sóc, bắt tay, ôm ông lúc ấy đều bàng hoàng, họ bỏ mặc người chết, thuê hẳn chuyến ô tô đưa tất cả tới Viện Vệ sinh Dịch tễ để tiêm vaccine phòng dại. Tuy bác sĩ tư vấn rằng, bệnh dại rất khó lây từ người sang người, nhưng ai cũng nằng nặc đòi tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại rồi mới chịu về làm tang lễ.

Theo các bác sĩ, virus dại trong mỗi cơ thể có những đáp ứng khác nhau, thời gian ủ bệnh và phát dại thông thường từ 14 ngày và có trường hợp kéo dài hơn. Người bị chó cắn cần được chích ngừa dại càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn kiểm tra để quyết định tiêm hay không tiêm thuốc. Cả người bị chó cắn và người sơ cứu cần giữ bình tĩnh, sơ cứu cẩn thận để loại trừ tình huống xấu.

Chủ nuôi con chó cần có ý thức theo dõi chó, không nên giết chó ngay, mà hãy xích lại theo dõi để hỗ trợ tích cực cho việc điều trị cho nạn nhân. Nếu thấy chó ủ rũ, bỏ ăn cần báo bác sĩ để được điều trị tích cực hơn. Việc theo dõi con chó trong vòng 10-15 ngày rất quan trọng, nếu con chó vẫn bình thường thì yên tâm. Nhưng nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải đi tiêm vaccine dại ngay. Bệnh dại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu, tiêm thuốc và điều trị đúng cách.

Cách phòng ngừa khi đến đám tang

Nhà có tang nên đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ âm khí.

Người tới đám tang nên ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… là những món có nhiều dược tính tăng cường dương khí, sức đề kháng cho cơ thể. Hoặc theo dân gian thường để củ tỏi, quả chuối tiêu xanh trong túi áo… để âm khí tụ hết vào đó, rồi vứt xuống nước (sông, suối, ao, hồ…) để trừ tà.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người.

Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Bệnh dại là nguyên nhân gây khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm, hầu hết các trường hợp bệnh dại ở Việt Nam do chó dại cắn.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn. Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh.