Tai Chó Có Mùi Hôi / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Điều Trị Chó Bị Chảy Mủ Ở Trong Tai, Có Mùi Hôi, Bị Sưng Đỏ…

Bệnh về tai là một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà chúng ta thấy ở vật nuôi. Tên y học của chứng viêm ống tai ngoài là “otitis externa”. Người ta thống kê có đến 20% số lượng chó bị nhiễm chứng bệnh này.

Chó là một loài vật trung thành với chủ, vì vậy rất nhiều người thích nuôi. Tuy nhiên, để chú cún sống khỏe mạnh, vui vẻ bên cạnh gia đình bạn, bạn cần hiểu rõ một số bệnh mà chúng thường mắc phải – đặc biệt là các bệnh về tai, để sớm phát hiện và chữa trị cho chúng. Những dấu hiệu của các vấn đề về tai này bao gồm:

– Mùi hôi.

– Cào hoặc cọ xát tai và đầu.

– Tai bị chảy mủ.

– Vành tai hay lỗ tai bị đỏ hoặc sưng tấy.

– Lắc đầu hoặc nghiêng đầu về một bên.

– Đau nhức quanh tai.

– Thay đổi biểu hiện như suy nhược hoặc nhạy cảm.

Các nguyên nhân gây bệnh về tai: Chó có thể bị các bệnh về tai bởi nhiều lý do khác nhau. Khi chúng ta thấy một chú chó bị bệnh về tai, thì cần nghĩ đến các khả năng bị mắc bệnh:

1. Dị ứng:

Chó bị dị ứng với thức ăn hoặc thứ gì đó mà chúng nuốt vào hoặc chạm vào da của chúng. Thực tế thì bệnh về tai có thể là dấu hiệu kích ứng đầu tiên, vì kích ứng làm thay đổi môi trường bên trong tai, nên thỉnh thoảng chúng ta thấy các bệnh nhiễm trùng thứ yếu do vi khuẩn hoặc men. Nếu chúng ta chỉ điều trị nhiễm trùng tai, thì sẽ không trị hết nguồn gốc gây bệnh. Chúng ta cần trị bệnh dị ứng nữa.

2. Động vật ký sinh:

Ve tai Otodectes cynotis là nguyên nhân phổ biến gây ra các chứng bệnh về tai ở mèo, nhưng ít phổ biến ở chó. Tuy nhiên, một số loài chó quá nhạy cảm với ve tai, và kết quả là có thể bị ngứa rất nhiều. Những chú chó này có thể cào nhiều đến nỗi làm tai của chúng bị tổn thương nặng.

3. Nhiễm trùng tai:

Nhiều loại vi khuẩn và men Malassezia pachydermatis gây nhiễm trùng tai. Tai bình thường và khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống các loại sinh vật này, nhưng nếu môi trường vùng tai thay đổi do dị ứng, bất thường về hoocmon, hoặc độ ẩm, vi khuẩn và men có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều và phá vỡ các hàng rào đề kháng này.

4. Các ngoại vật:

Râu thực vật, những vật “bám chặt” nhỏ bé đó bám vào quần áo và lông chó, thỉnh thoảng có thể xâm nhập vào lỗ tai. Sự hiện diện của chúng gây ra kích ứng, làm chó cào tai. Vì thế khi bạn chải lông cho chó sau khi đi dạo, hãy bảo đảm rằng bạn cũng kiểm tra tai cho nó.

5. Những bất thường do hoocmon gây ra:

Thiếu hoặc thừa nhiều loại hoocmon khác nhau có thể gây ra các bệnh về da và tai. Hoocmon tuyến giáp, glucocorticoids do tuyến thượng thận sản xuất ra và hoocmon giới tính, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của da và tai.

6. Môi trường vùng tai:

Vi khuẩn và men không cần một môi trường nào tốt hơn để sống là một lỗ tai ấm, tối và ẩm. Chó có tai rũ, mềm như giống chó Cocker Spaniels (giống chó săn chuyên nghiệp) có thể mắc bệnh về tai do độ ẩm quá mức hình thành trong tai của chúng.

7. Các nguyên nhân khác:

Có nhiều bệnh di truyền hiếm hoi khác nhau xảy ra ở nhiều nhóm máu hay dòng giống khác nhau và ảnh hưởng đến tai. Các bệnh này gồm có viêm da cơ ở giống Collies và Shetland Sheepdogs, tiết nhiều bã nhờn chủ yếu ở Shar Peis và Chó săn Trắng vùng Cao nguyên. Có thể nhìn thấy ung thư biểu mô tế bào hình vảy, khối u ác tính và các khối u khác trong tai.

Chẩn đoán:

Phương pháp điều trị

Cách điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào đã gây ra bệnh về tai và kết quả là có những chứng bệnh thứ yếu nào. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng do men. Trong các thuốc chữa bệnh này, thường có các loại Glucocorticoids như dexamethasone để giảm mức độ viêm trong tai. Các bệnh về tai do bệnh cơ thể nói chung, như bất thường về hoocmon hay dị ứng gây ra cần phải dùng liệu pháp điều trị chung cho các loài chó như thay hoocmon, xét nghiệm dị ứng và gây giãn nhạy cảm (miễn dịch trị liệu).

1. Dị ứng:

Dị ứng thường được điều trị bằng cách rửa sạch tai bằng dung dịch rửa tai, thuốc kháng hixtamin và phần bổ sung axit béo. Đôi khi cần dùng đến corticosteroids. Các loại thuốc này có thể ở dạng uống hoặc tiêm, hay có thể đắp lên chỗ dị ứng. Xét nghiệm dị ứng và miễn dịch trị liệu (gây giãn nhạy cảm) có thể là cách tốt nhất để trị bệnh về tai.

2. Ve tai:

Ve tai có thể gây ra các mảnh vụn khô, sậm màu, dễ vỡ vụn trong tai giống như cặn bã cà phê. Đối với bệnh này, dùng thuốc điều trị kèm theo rửa sạch tai để diệt ve sẽ giúp giảm bệnh, mặc dù cách điều trị có thể cần được tiếp tục nhiều tuần tùy theo sản phẩm được sử dụng.

3. Men:

Men có thể gây ra các chứng bệnh về tai trầm trọng. Chúng ta thường quan sát thấy một dịch tiết màu nâu giống như sáp và một mùi hôi khó chịu. Rửa sạch tai hằng ngày sẽ rất có ích, nhưng thường các chứng nhiễm trùng này rất khó điều trị, cần phải chữa bằng thuốc đặc trị vì thuốc kháng sinh không làm tan được men. Nếu bạn nghi ngờ chứng nhiễm trùng do men trong tai chú chó của mình, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

4. Nhiễm trùng tai do vi khuẩn:

Nhiễm trùng tai do vi khuẩn cũng có thể gây mùi hôi và thường có dịch tiết hơi vàng hơn. Nếu bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính, chỉ rửa sạch tai thôi sẽ không trị được bệnh và gần như luôn cần đến thuốc kháng sinh. Một lần nữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Nhiễm trùng bên trong lỗ tai nếu nặng thì có thể lây lan đến vùng tai giữa và tai trong. Bất kể nguyên nhân nào gây ra bệnh về tai, chúng ta phải luôn giữ tai và lỗ tai của chó sạch sẽ.

Làm sạch tai

Tai chú chó của bạn có dạng giống chữ L và các cặn vụn thường đọng lại ở góc L. Để lấy đi các cặn vụn này, hãy đổ thuốc rửa tai vào trong lỗ tai chú chó của bạn. Thuốc rửa tai nên có tính axit nhẹ nhưng không nên làm nhói tai. Mát xa vùng dái tai trong vòng 20-30 giây để làm mềm và lấy đi các cặn vụn. Lau đi các cặn vụn mềm và cặn thừa còn lại bằng bông ráy tai. Lập lại quá trình này cho đến khi bạn thấy không còn cặn vụn nữa. Hãy để chú chó của bạn lắc đầu để lấy đi các cặn thừa còn lại. Khi làm sạch xong, nhẹ nhàng lau vành tai của chó và vùng phía dưới tai bằng khăn tắm.

Có thể dùng miếng gạc bôi bằng bông để lau sạch phần phía trong vành tai và phần lỗ tai mà bạn có thể nhìn thấy. Không nên đưa chúng sâu vào bên trong lỗ tai vì việc đó làm các cặn vụn đóng chặt trong lỗ tai hơn là giúp lấy đi các cặn vụn đó. Một số bệnh về tai rất đau đớn, chó phải được gây tê để thực hiện tốt việc làm sạch tai. Bạn có thể nhận ra rằng chú chó của mình không thích làm sạch tai bởi vì việc đó thật khó chịu. Hãy nói chuyện với chú chó trong suốt quá trình làm sạch tai. Sau khi tai đã sạch, để một lát cho tai khô. Sau đó bạn có thể bôi lên tai bất kỳ thuốc điều trị nào đã được kê đơn.

Ngừa các bệnh về tai

– Mấu chốt để giúp chó có được đôi tai khỏe mạnh là giữ sạch tai chúng.

– Kiểm tra tai chú chó của bạn hằng tuần. Có thể có một lượng nhỏ cặn sáp trong đôi tai bình thường.

– Nếu chú chó của bạn bơi nhiều, có đôi tai rũ xuống, hoặc có tiền sử mắc bệnh về tai, thì nên thường xuyên rửa sạch tai (thường là một đến ba lần mỗi tuần). Tiến hành rửa sạch tai giống như đã miêu tả phía trên.

Related posts:

Liên Quan Khác

Hơi Thở Chó Có Mùi Hôi Tanh Là Bệnh Gì?

Hơi thở chó có mùi hôi là tình trạng thường xuyên gặp phải ở cún cưng. Bạn đã bao giờ nhận ra chó nhà bạn bị hôi miệng chưa?

Một số chủ nuôi phát hiện và phàn nàn rằng hơi thở của chó của họ có mùi tanh như cá. Mùi hôi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm đến .

Cũng như con người, chó cũng cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu răng chó không được giữ sạch thì sẽ tạo các mảng bám, lâu ngày sinh ra mùi hôi khó chịu. Hiện nay, bạn có thể chọn mua các sản phẩm hỗ trợ vệ sinh răng miệng cho chó. Các sản phẩm này đều rất an toàn và dịu nhẹ với miệng của cún cưng. Nếu răng miệng của chó được vệ sinh sạch sẽ trong thời gian dài thì sẽ giúp khử được mùi hôi từ miệng của cún.

Thuật ngữ y học cho bệnh hôi miệng là “halitosis”. Hơi thở hôi có thể bắt nguồn từ chế độ ăn của chó như ăn nhiều loại thức ăn khác nhau hoặc rác rưởi, mắc bệnh về răng miệng, bệnh đường hô hấp trên, nhiễm trùng hoặc các vấn đề trao đổi chất khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Có hàng loạt yếu tố khiến hơi thở chó có mùi hôi, bởi vì những nguyên nhân bé nhỏ đó chỉ là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn.

Ví dụ, hơi thở có mùi hôi có thể là do thức ăn chó vừa ăn, hay do chó bị loét miệng hoặc nhiễm trùng răng.

Một số nguyên nhân gây ra mùi có thể không đáng kể nhưng những nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn thì cần phải điều trị.

Nguyên nhân khiến chó bị hôi miệng

Chế độ ăn uống bừa bãi: Một nguyên nhân phổ biến khiến hơi thở chó có mùi hôi là ăn thứ gì đó không tốt, chẳng hạn như động vật chết, rác, , chất thải từ hoặc thức ăn bị hỏng. Những thứ này đều có thể gây ra hơi thở hôi.

Bệnh về nướu: Viêm nướu là tình trạng viêm mô nướu do mảng bám răng gây ra. Chúng làm nướu sưng, đỏ và tất nhiên khiến chó bị hôi miệng.

Mảng bám phát triển khi vi khuẩn có sẵn trong miệng trộn với protein và tinh bột có trong nước bọt. Hỗn hợp này tạo ra mảng bám bám vào răng.

Chó thay răng : Trong một số trường hợp, khi chó thay răng cũng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng vì phần nướu răng lúc này đang bị viêm. Bạn có thể đem chó đến trung tâm thú y để uống thuốc giảm viêm cũng là một cách giúp giảm mùi hôi ở miệng chó.

Áp xe chân răng: Một chiếc răng bị áp xe có thể khiến hơi thở chó có mùi hôi. Áp xe thường bị trong miệng và một số khác là qua da. Thường chó sẽ có vết sưng, vết mủ chảy ra trên má và ngay dưới mắt. Kiểm tra vết thương hoặc kiểm tra răng miệng có thể phát hiện ra khu vực bị áp xe ở cún cưng.

Điều trị bao gồm nhổ răng (loại bỏ hẳn) hoặc một phần ống chân răng. Một khi răng được điều trị, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng mà bác sĩ thú y của bạn sẽ có thể kê thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.

Loét miệng: Loét miệng có thể là kết quả của nhiễm trùng, phản ứng với một số loại thuốc hoặc do ăn hoặc liếm các chất ăn da. Các chất ăn da có thể bao gồm hóa chất tẩy rửa, xà phòng hoặc nước potpourri.

Nhiễm trùng miệng: Mô miệng có thể bị chấn thương và nhiễm trùng do bỏng hoặc chấn thương do nhai xương, gậy hoặc các vật sắc nhọn khác. Đánh nhau với các động vật khác cũng là một nguyên nhân khác của chấn thương mô miệng.

Nuốt phải dị vật: Xương, gậy hoặc tóc có thể bị mắc vào miệng gây ra mùi hôi. Đây là một lý do phổ biến làm hơi thở có mùi tanh.

Khối u miệng: Các khối u trong miệng có thể bị nhiễm trùng hoặc các bộ phận của khối u có thể bắt đầu chết (hoại tử), có thể dẫn đến mùi hôi.

Vấn đề về tiêu hóa: Một số con chó có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa ví dụ như trào ngược dạ dày, loét dạ dày và viêm dạ dày ruột xuất huyết dẫn tới hôi miệng. Nôn cũng là một nguyên nhân.

Ung thư phổi: Ung thư vòm họng, miệng, phổi và mũi có thể gây hôi miệng.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Những loại nhiễm trùng khác nhau của đường hô hấp có thể gây ra mùi hôi. Có thể đặc biệt nhận ra tình trạng này khi chó thở hoặc ho.

Bệnh thận:. Sự suy giảm chức năng thận có thể khiến một số con chó thở ra mùi nước tiểu.

Bệnh tiểu đường: Một bệnh khác có thể gây ra mùi miệng bất thường là bệnh tiểu đường. Dạng nghiêm trọng của bệnh này là tiểu đường không kiểm soát, viêm nhiễm đái tháo đường, có thể làm hơi thở của chó có mùi bất thường.

Những bệnh tiềm ẩn khiến hơi thở chó có mùi hôi

Cách trị chó bị hôi miệng

Chó của bạn có ăn bất cứ thứ gì bất độc hại chẳng hạn như phân trộn? Xác động vật chết? hay cún có thói quen lục lọi khay vệ sinh hay thùng rác không?

Chó có vấn đề về răng miệng không? Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào miệng của cún. Nếu bạn cẩn thận nâng môi chó lên, đôi khi bạn có thể thấy nướu bị viêm đỏ và cao răng tích tụ. Các vấn đề về răng và mùi tồi tệ nhất cũng có thể được phát hiện ở vòm họng.

Nếu có thể, hãy nhìn vào các răng trên cùng ở vòm họng để phát hiện các dấu hiệu đỏ, viêm và tích tụ cao răng.

Ngoài hôi miệng, tích tụ cao răng, đỏ hoặc sưng nướu là tất cả các dấu hiệu của tình trạng này.

Chó có dấu hiệu của các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như ho hoặc khó thở không? Chó có hắt xì hay bị chảy máu mũi không?

Chó có dấu hiệu của bệnh tiểu đường chẳng hạn như uống nước nhiều hơn hoặc đi tiểu nhiều hơn không?

Chó có nôn mửa không? Không ăn? Hay sụt cân?

Cách tốt nhất để trị chó bị hôi miệng là xác định và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn đang gây ra hôi miệng. Thông thường, bạn có thể xác định nguyên nhân khiến chú chó của bạn bị hôi miệng bằng cách lưu ý những điều sau:

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự bất thường ở chó nhà mình, hãy tới gặp bác sĩ thú y. Chó bị áp xe răng có thể rất đau đớn.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

Trong trường hợp bạn không phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào, nhưng vẫn lo lắng về con chó hôi miệng của mình, hãy đặt lịch hẹn và cho phép bác sĩ thú y kiểm tra và đánh giá các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra cho chó.

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

8 Nguyên Nhân Khiến Chó Có Mùi Hôi Khó Chịu

Chó nào cũng có mùi đặc trưng do đặc điểm của tuyến hôi trên cơ thể chúng. Tuy nhiên, nếu mùi hôi nặng và khó chịu thì bạn cần tìm ra nguyên nhân để có thể giúp chó tiết giảm.

1. Viêm tai

Có rất nhiều lí do khiến tai chó có mùi hôi: không được vệ sinh tai, tai ẩm ướt, viêm tai,… Nếu mùi hôi nhẹ tức là chó cần được lấy ráy và làm sạch tai. Nếu mùi hôi nặng, ráy tai có chất nhầy, màu sắc khác thường dù thường xuyên vệ sinh thì có khả năng chó bị viêm tai. Lúc này, bạn nên đưa bé đi khám.

Giải pháp: Thường xuyên dùng dung dịch vệ sinh tai cho chó. Nên sử dụng từ 2-3 lần/ tuần để làm sạch, ngăn ngừa viêm tai.

2. Các vấn đề về da

Bã nhờn, dị ứng, nấm, viêm da có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trên da và lông, gây ra mùi hôi. Điều này khiến cho chó cảm thấy khó chịu, chúng sẽ thường xuyên liếm, gãi quá mức dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp, làm cho mùi hôi nặng thêm.

Một số người thường nghĩ rằng, tắm nhiều sẽ giảm mùi hôi của thú cưng. Tuy nhiên, tắm quá nhiều sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da cún, khiến cho da dễ bị kích ứng và mắc các bệnh về da hơn.

Giải pháp: Sử dụng các loại dầu gội hữu cơ để tránh gây kích ứng da. Dùng xịt khử mùi dưỡng lông để kiểm soát mùi hôi khi cần.

3. Hơi thở có mùi

Thức ăn bám vào răng, nếu không được làm sạch sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra hôi miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hoá (khó tiêu, đầy hơi,…).

Giải pháp: Thú cưng cũng cần được chăm sóc răng miệng. Dùng kem đánh răng dành riêng cho thú cưng để vệ sinh răng miệng mỗi ngày giúp cún có hơi thở thơm mát, ngăn ngừa sâu răng, giảm mùi hôi.

4. Tuyến hôi

Tuyến hôi nằm ở cuối trực tràng hay còn gọi là tuyến hậu môn. Tuyến hôi bị tắc sẽ gây ra mùi hôi cực kỳ khó chịu.

Giải pháp: Đưa cún đến thú y hoặc những nơi chuyên grooming để vắt tuyến hôi. Làm định kỳ thường xuyên để giảm thiểu mùi hơi cơ thể cho thú cưng.

5. Vấn đề về tiêu hoá

Chó bị đầy bụng, khó tiêu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng hoặc phân nặng mùi.

Giải pháp: Bổ sung men tiêu hoá. Hạn chế cho chó ăn những thức ăn có thành phần nhiều bột (bột thịt, bột bắp, bột đậu nành,…). Lựa chọn những thức ăn chất lượng làm từ cá, thịt thật để đảm bảo đủ chất và ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá, giảm mùi hôi phân.

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước tiểu của chó có mùi khai hơn bình thường, kèm theo một số biểu hiện khác như: tần suất đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, nước tiểu có lẫn máu,… rất có thể chó gặp vấn đề về đường tiết niệu.

Đây là những dấu hiệu của bệnh lý không thể xem thường được, bạn cần phải đưa thú cưng đi khám sớm nhất có thể.

7. Không cắt tỉa lông

Chó cần được chải lông mỗi ngày và cắt tỉa lông ít nhất 1-2 lần/ tháng. Chải lông sẽ lấy đi bụi bẩn, lông rụng. Việc này tuy đơn giản nhưng cũng góp phần không ít trong giảm mùi hôi ở thú cưng.

8. Lông ẩm ướt

Nhiều chú chó thường tìm vào nhà vệ sinh nằm cho mát, nhưng môi trường ẩm khiến lông bị bết dính, có mùi hôi khó chịu. Bạn cần giữ cho nơi ở của cún khô thoáng, sạch sẽ. Sau khi tắm xong, cho bé phơi nắng hoặc sấy lông thật khô. Tránh cho chó nằm ở những nơi ẩm ướt.

Vì đặc tính riêng của cơ thể thú cưng, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi. Tuy nhiên, người nuôi vẫn có thể giúp các bé cải thiện nhờ vào cách chăm sóc: chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh tai, mắt, miệng, thường xuyên chải lông và cắt tỉa gọn gàng cũng như giữ vệ sinh môi trường sống để các bé luôn xinh xắn, sạch sẽ.

05 Lý Do Khiến Chó Có Mùi Hôi Khó Chịu Và Cách Khắc Phục

05 Lý Do Khiến Chó Có Mùi Hôi Khó Chịu và Cách Khắc Phục

Tắm cho cún thường xuyên là việc người nuôi nào cũng biết nhưng đã có bao giờ bạn thắc mắc vì sao cún được tắm rất nhiều nhưng vẫn có mùi hôi khó chịu?! Bạn làm mọi cách từ việc thay đổi chế độ ăn uống, diệt ve,… nhưng mùi hương của cún vẫn không khá hơn. Và khi bạn tiếp xúc một chú chó khác lại ngạc nhiên khi nhận thấy rằng chú chó “con nhà người ta” hoàn toàn không có mùi hôi như bé nhà mình?!

1. Viêm nhiễm vùng tai

Ngay cả khi tắm rửa thường xuyên nhưng cún vẫn có rất nhiều nguy cơ bị viêm nhiễm vùng tai dẫn đến việc tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi, đặc biệt là những bé cún có tai cụp.

Nghiên cứu cho thấy những chú cún có đôi tai to và cụp như giống chó Săn thỏ (ảnh) thường có nguy cơ bị viêm tai cao hơn những chú chó khác. Bệnh viêm tai không chỉ làm bé bốc mùi hôi khó chịu mà còn có thể làm bé suy giảm thính lực, đau đớn vùng tai thậm chí mất luôn thính lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các sản phẩm vệ sinh tai bạn có thể mua sẵn tại các cửa hàng bán vật dụng thú cưng, tại Petsaigon có sản phẩm Phấn Xức Tai Groomer’s Ear và Nước Rửa Tai Aroma Prunus Cleanser Cho Thú Cưng 120ml được rất nhiều khách hàng tin dùng để vệ sinh định kỳ cho thú cưng.

Những điều lưu ý khi vệ sinh tai cho chó:

– Cẩn thận khi ngoáy quá sâu và vô tình làm màng tai của chó bị thương. Dùng c nước rửa tai loại dành riêng cho thú cưng và nhẹ nhàng lau các phần bên ngoài của tai xuống bằng bông gòn ướt.

– Nếu chó của bạn có vẻ như đã bị nhiễm trùng tai, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức để bắt đầu quá trình điều trị bằng các loại thuốc mạnh hơn.

2. Túi dịch hậu môn bị tích tụ quá lâu gây nhiễm trùng

Túi hậu môn, còn được gọi là tuyến hậu môn, nằm ở mỗi bên hậu môn của chó. Các tuyến chứa chất có mùi khó chịu, một số chất này được tiết ra mỗi khi chó đi ị.

Tuy nhiên, đối với một số giống chó, các túi hậu môn có thể bị va đập hoặc nhiễm trùng khi bé sinh hoạt, khiến chất có mùi khó chịu đó tiết ra một cách không thể kiểm soát và khiến cún cảm thấy vô cùng khó chịu.

Các dấu hiệu cho thấy túi hậu môn của chó đang gây khó chịu cho thú cưng bao gồm: Bé hay trượt mông xuống sàn để giảm ngứa và liên tục liếm khu vực đó, cùng với mùi hương không mấy dễ chịu xuất hiện ở đó.

Nếu cún của bạn gặp bất kỳ triệu chứng như trên, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y hoặc thợ grooming để được vắt túi hậu môn. Nếu không làm điều này sẽ dẫn đến sự khó chịu và đau đớn cực kỳ. Hơn nữa có thể dẫn đến bi kịch bị áp xe và vỡ ra sau một khoảng thời gian hành hạ bé.

Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ thú y hoặc thợ grooming hướng dẫn cách tự nặn tuyến hậu môn nếu đây là điều thường xuyên xảy ra đối với bé.

Xem hướng dẫn cách vắt tuyến hôi trong bài viết này!

Giống như nhiễm trùng tai, các tuyến hậu môn thường xảy ra ở những bé cún có cơ thể nhạy cảm, dễ bị dị ứng với môi trường hoặc thức ăn lạ.

3. Các vấn đề về da

Thường xuyên tắm kỹ và vệ sinh vùng nếp da gấp này hoặc đem bé đến những cơ sở Grooming để được thợ Grooming có kinh nghiệm làm sạch thường xuyên những vùng da này.

Nếu bé đã mắc viêm da, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm sau để hỗ trợ điều trị:

4. Bệnh đầy hơi ở chó

Khi cún bốc mùi hôi khó chịu, bạn cần tìm hiểu nơi xuất phát mùi hôi này, từ cơ thể hay từ miệng, từ tai,… trên người bé. Các vấn đề về đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bốc mùi hôi khó chịu cả ở miệng và cả ở tuyến mồ hôi. Đầy hơi khó tiêu thường do nguyên nhân môi trường sống hoặc thức ăn khó tiêu hoá. Bạn có thể sử dụng các loại men tiêu hoá ( Men Tiêu Hoá BIOTIC Cho Chó Mèo) hoặc các loại thức ăn được sản xuất bằng thực phẩm hữu cơ, hạn chế ăn thịt đỏ. Sau một thời gian, tình trạng bốc mùi của bé sẽ cải thiện thấy rõ.

5. Giường Nệm ngủ bẩn

Sau khi đã miệt mài tìm hiểu và điều trị cho cún nhưng mùi hôi vẫn còn đấy thì bạn nên kiểm tra khu vực sống của bé. Có thể bạn lo tắm cún rất thường xuyên nhưng lại quên dọn ổ ngủ, chuồng, nệm của cún thì sao nhỉ?!

Giống như người định kỳ phải thay drap, giường nệm của cún cũng thường xuyên phải được giặt giũ và phơi khô. Thử tưởng tượng bạn vừa tắm cún sạch sẽ thơm tho xong và tối đấy chúng nằm trên 01 chiếc nệm ngủ đã 2 tháng chưa giặt thay thì kiểu gì sáng sớm mai bạn cũng thấy mùi hương sữa tắm đã bay đâu mất và cún lại bốc mùi như cũ.

Ngoài ra, cún là loài động vật thích đánh dấu bằng mùi hương, chúng chẳng hề ưa những loại mùi từ các loại sữa tắm. Sau khi tắm xong, bạn phải lưu ý để mắt tới cún, không thể chúng lăn lộn ở những khu vực đã từng được đánh dấu trước đây để lấy lại mùi hương đánh dấu ban đầu 😉