Phân Tích Bài Chó Sói Và Cừu Trong Truyện Ngụ Ngôn Của La Phông Ten Của Tác Giả H. Ten

Phân tích bài Chó sói và cừu trong truyện ngụ ngôn của La phông ten của tác giả H. Ten

Đề bài: Phan tich Cho soi va cuu trong tho ngu ngon cua La-phong-ten. Phân tích bài Chó sói và cừu trong truyện ngụ ngôn của La phông ten của tác giả H. Ten.

Mở bài: Phân tích bài Chó sói và cừu trong truyện ngụ ngôn của La phông ten của tác giả H. Ten

La phông ten một thiên tài văn học nổi tiếng với những câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc. Chính vì đặc sắc và hấp dẫn, giàu ý nghĩa cho nên nhà sử gia, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Pháp H. Ten đã nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La phông ten. Đặc biệt đoạn trích Chó sói và cứu trong truyện ngụ ngôn của La phông ten là một phần đặc sắc trong công trình đó.

Thân bài: Phân tích bài Chó sói và cừu trong truyện ngụ ngôn của La phông ten của tác giả H. Ten

Điểm đặc biệt của bài nghiên cứu là tác giả so sánh cách nhìn về hai hình tương chó sói và cừu của nhà khoa học Buy phông và nhà thơ La phông ten. Từ đó rút ra những điểm khác nhau giữa hai cách nhìn này và làm nổi bật hình tượng thơ trong truyện ngụ ngôn của La phông ten.

Trước hết là hình tượng con cừu. Trước cái nhìn của một nhà khoa học, nhà nghiên cứu về các loại động vật, Buy phông cho rằng cừu là loài vật thích tập tụ theo bày đàn, luôn sợ tiếng động, không biết chốn tránh và bắt trước làm theo. Chúng hiện lên ngu ngốc và sợ sệt. Đây là nhận xét khách quan và đúng bản chất của cừu. Thế nhưng trước con mắt của La phông ten thì cừu ở đây là một chú cừu cụ thể, phải đối mặt với chó sói, gọi nó là bệ hạ còn xưng là tôi. Cừu được nhân cách hóa như một con người, hiền lành và nhút nhát. Không những thế nó cũng rất thân thương và tốt bụng. Ta thấy ở đó một ngòi bút phóng khoáng, thiên về cảm tính và giàu tính nhân văn

Thứ hai hình ảnh con chó sói. Dưới góc nhìn của nhà khoa học Buy phông thì chó sói hiện lên là một loài động vật hoang dã, dáng vẻ lúc nào cũng hoang dã. Chúng chỉ tập kết lại với nhau khi săn mồi, còn khi xong xuôi thì con nào đi đường con đấy. Chúng có tiếng hú rùng rợn và mùi hôi gớm ghiếc. Thế nhưng trong cách nhìn của một nhà thơ, con chó sói hiện lên không những tàn ác, độc địa mà còn ngu ngốc. Nó độc ác nhưng khổ sở vì thường bị mắc mưu, vụng về, bị đói và đói đến phát rồ.

Kết bài: Phân tích bài Chó sói và cừu trong truyện ngụ ngôn của La phông ten của tác giả H. Ten

Bằng việc so sánh giữa hai cách nhìn khác nhau giữa nhà khoa học và nhà thơ về hai con vật là cừu và chó sói, H, ten muốn cho người đọc thấy được nghệ thuật xây dựng hình tượng trong truyện ngụ ngôn của nhà thơ nổi tiếng La phông ten. Bố cục chặt chẽ, lời văn giàu sức thuyết phục.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM PHAN TICH BAI CHO SOI VA CUU TRONG TRUYEN NGU NGON CUA LA PHONG TEN PHÂN TÍCH BÀI CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN EM HAY PHAN TICH BAI CHO SOI VA CUU TRONG TRUYEN NGU NGON CUA LA PHONG TEN EM HÃY PHÂN TÍCH BÀI CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN Theo chúng tôi

Chó Sói Và Cừu Non

Đây là một truyện ngụ ngôn được La Fontaine viết vào cuối thế kỷ 17, tôi xin chép lại theo trí nhớ, có thể thừa thiếu vài chỗ:“Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: ” Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?…” Cừu non vội đáp: ” Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: ” Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: ” Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: ” Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: ” Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”. Sau đó chuyện gì xẩy ra trong rừng ta thì ta đã thừa biết. Thực ra ngay từ thời La Fontaine truyện này cũng không mới. Chính nhà thơ cổ điển người Pháp đã dựa vào truyện ngụ ngôn của Phaedrus và Esope, những nhà ngụ ngôn Hy Lạp sống cách ta khoảng 2700 năm! Nghĩa là chuyện “lấy thịt đè người” cũng không phải là chuyện lạ. Ỷ vào sức mạnh, coi thường đạo lý đã quá quen thuộc với loài người và xưa như trái đất. Vả lại, thời đại ngày nay đâu phải là thế kỷ 17 của La Fontaine hay thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên của Esope? Nền văn minh Á hay Âu hay Phi bắt nguồn từ thời Chiến Quốc với Khổng Tử, từ cái nôi Hy Lạp, Ai Cập đã có dư vài ngàn năm tuổi. Dù bản chất của lũ sói có thay đổi chậm chạp đến đâu, dù chúng có ngoan cố đến đâu chúng cũng phải nhận rằng chúng đang sống trong thời đại mà không phải bao giờ, không phải ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh như trong truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên.Sói thì có thể vẫn thế, nhưng cừu thì không mãi là con “aigneau” bé bỏng, yếu ớt và ngây thơ như con cừu của Esope hay La Fontaine. Cừu của thời đại ngày nay biết thế nào là sức mạnh của luật pháp cộng đồng quốc tế văn minh, biết giữ phẩm giá làm người, biết phải làm gì để cho ánh sáng lịch sử trên những con sông như Bạch Đằng Giang không bị lu mờ mà mãi ngời sắc đỏ của tình yêu non sông xã tắc.Sức mạnh của luật rừng xem chừng không phải bao giờ cũng là sức mạnh đáng sợ!

Nguồn: TT&VH Chủ Nhật 28/06/2009)

Tác Phẩm: Chó Sói Và Cừu Trong Thơ Ngụ Ngôn Của La Phông

Nội dung

Giọng cừu non tội nghiệp mới buồn rầu và dịu dàng làm sao!

– Xin bệ hạ[1] hãy nguôi cơn giận, Xét lại cho tường tận kẻo mà… Nơi tôi uống nước phải là Hơn hai chục bước cách xa dưới này. Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên. Con quái ác lại gầm lên: – Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là Mày còn nói xấu ta năm ngoái. – Nói xấu ngài, tôi nói xấu ai, Khi tôi còn chửa ra đời? Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành[2].

Buy-phông[3] chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. “Chính vì sợ hãi – ông nói – mà chúng thường hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại với nhau, và đã sợ sệt như thế lại còn hết sức đần độn, vì chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm. Thậm chí dường như chúng không cảm thấy tình huống bất tiện của chúng; chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi. Chúng cứ đứng lì ra, muốn bắt chúng di chuyển nơi khác và bước đi, cần phải có một con đầu đàn người ta bảo nó đi trước, và thế là tất cả bắt chước nhất nhất làm theo. Ngay con đầu đàn ấy cũng cứ ỳ ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó[4] xua đi”. Mọi chuyện ấy đều đúng, nhưng các con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng[5] phía trước, cho đến khi con đã bú xong. La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế… Còn chó sói, bạo chúa[6] của cừu, trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten, cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. Cứ nhìn bộ mặt nó lấm lét[7] và lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó là thế nào rồi. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten […] chỉ là một gã vô lại[8] luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn […]. Buy-phông viết: “Chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn, thậm chí ngay cả với đồng loại chó sói của nó. Khi ta thấy nhiều con chó sói tụ hội với nhau, thì đấy không phải là một bầy chó sói hiền hoà mà là một bầy chó sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ, với những tiếng la hú khủng khiếp, và nhằm để tấn công một con vật to lớn, như con hươu, con bò hoặc để chống trả một con chó gộc nào đấy. Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã[9], tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu, nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết thì vô dụng”… Con chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa khát máu, và khi nó nói với chú cừu non, ta nghe thấy giọng khàn khàn và tiếng gầm dữ dội của con thú điên […]. Nhưng một tính cách[10] thì phức tạp. Nếu nhà bác học[11] chỉ thấy con sói ấy là một con vật có hại, thì nhà thơ[12], với đầu óc phóng khoáng[13] hơn, lại phát hiện ra những khía cạnh khác. Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.

Giọng cừu non tội nghiệp mới buồn rầu và dịu dàng làm sao!Buy-phôngchỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. “Chính vì sợ hãi – ông nói – mà chúng thường hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại với nhau, và đã sợ sệt như thế lại còn hết sức đần độn, vì chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm. Thậm chí dường như chúng không cảm thấy tình huống bất tiện của chúng; chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi. Chúng cứ đứng lì ra, muốn bắt chúng di chuyển nơi khác và bước đi, cần phải có một con đầu đàn người ta bảo nó đi trước, và thế là tất cả bắt chước nhất nhất làm theo. Ngay con đầu đàn ấy cũng cứ ỳ ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chóxua đi”. Mọi chuyện ấy đều đúng, nhưng các con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãngphía trước, cho đến khi con đã bú xong. La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế…Còn chó sói, bạo chúacủa cừu, trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten, cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. Cứ nhìn bộ mặt nó lấm létvà lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó là thế nào rồi. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten […] chỉ là một gã vô lạiluôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn […].Buy-phông viết: “Chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn, thậm chí ngay cả với đồng loại chó sói của nó. Khi ta thấy nhiều con chó sói tụ hội với nhau, thì đấy không phải là một bầy chó sói hiền hoà mà là một bầy chó sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ, với những tiếng la hú khủng khiếp, và nhằm để tấn công một con vật to lớn, như con hươu, con bò hoặc để chống trả một con chó gộc nào đấy. Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu, nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết thì vô dụng”…Con chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa khát máu, và khi nó nói với chú cừu non, ta nghe thấy giọng khàn khàn và tiếng gầm dữ dội của con thú điên […]. Nhưng một tính cáchthì phức tạp. Nếu nhà bác họcchỉ thấy con sói ấy là một con vật có hại, thì nhà thơ, với đầu óc phóng khoánghơn, lại phát hiện ra những khía cạnh khác. Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn.Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.

Phân Tích Tác Phẩm Chó Sói Và Cừu Trong Thơ Ngụ Ngôn Của La Phông

Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là của Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893), viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, nhà nghiên cứu văn học, vị triết gia, sử gia lỗi lạc của Pháp trong thế kỉ XIX.

Qua văn bản này, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa Buy-phông (1707 – 1788) nhà vạn vật học và La Phông-ten (1621 – 1695), nhà thơ ngụ ngôn Pháp khi nói về con chó sói và con cừu.

Buy-phông trong công trình khoa học của mình, đã mô tả và chỉ ra những đặc tính tự nhiên của con cừu như ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, co cụm lại với nhau, sợ sệt và đần độn, chỉ biết đứng nguyên trong mưa hay trên tuyết, chỉ biết làm theo con đầu đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hay bị chó xua đi.

Còn La Phông-ten trong bài thơ ngụ ngôn của mình, đã chỉ ra đời sống tâm hồn của con cừu. Con cừu rất “thân thương và tốt bụng”. Nghe tiếng cừu con kêu thì cừu mẹ liền chạy tói, nó có thể nhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên miền đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đức hy sinh của người mẹ trong cuộc đời. Đúng như Hi-pô-lít Ten đã nói: “La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế… “.

Chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Mắt thì lấm lét, cơ thể gầy gò, bị truy đuổi. Nó là “một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn”.

Buy-phông đã nói lên bản năng của chó sói, một thú dữ, hoang dã. Chúng chỉ biết kết bầy lúc săn mồi, khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi thì mỗi con một nơi, sống lặng lẽ và cô đơn. Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc… là đặc tính tự nhiên của loài sói.

Sói trong thơ La Phông-ten là một bạo chúa. Hắn vu khống đặt điều. Hắn gầm lên. Và cuối cùng “Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cẩn đôi co”. Nếu nhà bác học Buy- phông chỉ nhìn thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ vói đầu óc phóng khoáng và trí tưởng tượng đã phát hiện ra những khía cạnh khác: con sói độc ác mà khổ sở, thường bị mắc mưu, vụng về, bị đói meo, và vì đói mà hóa rồ!

Buy-phông “dựng một vở bi kịch về sự độc ác” (thú dữ hoang dã), còn La Phông-ten “dựng một vởhài kịch vềsựngu ngốc” (bị đói khát, mắc mưu và ăn đòn).

Qua sự so sánh và khám phá, văn bản của Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán về đặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đòi sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng.

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn là một văn bản nghệ thuật. Chó sói là một bạo chúa, độc ác, quỷ quyệt. Cừu là một thần dân, một vật tế thần đau khổ, đáng thương.

Học thơ văn, ta cần nắm rõ đặc trưng của văn bản nghệ thuật, đó là ngôn ngữ hình tượng và biểu cảm được tưởng tượng, hư cấu.

Chương 4: 12 Con Giáp Và Những Đặc Tính, Tướng Học Khảo Luận, Tác Giả Nhiều Tác Giả

Theo Hữu Ngọc và Barbara Cohen

Tuổi Tí (Con Chuột)

Lẹ lắm, thấy mồi là Chuột không tha! Khôn ngoan lại nhanh trí. Tuổi Chuột tận hưởng của dư thừa dù hư hỏng, tệ hại và lại rất rất mực hài lòng về việc nầy.

Tuổi nầy mê hương vị ngon ngọt và còn khoe ra cho mọi người biết nếu gặp dịp. Ngoài tật nầy ra, tuổi Chuột chơi với ai cũng được và kết bè với nhiều bạn trung thành. Thật lạ! Tuy bề ngoài cười cười nói nói ngọt ngào nhưng trong bụng thì không hiền gì. Muốn làm gì thì đã tính toán trước kỷ lưỡng, chỉ tội tánh ham muốn làm ảnh hưởng trong lúc thực hành. Có lẻ vì vậy mà tuổi Chuột hay ra vẻ dễ thương và nài nỉ – trong bụng đã tính chuyện có lợi ($$$) cho mình! Thích của” chùa” nhưng lại rất rộng rải với người cùng” loại” (ám chỉ bạn bè và người nhà tỏ ra trung thành). Người khác thoạt nhìn vào Tuổi nầy thì nghĩ là người tánh khí bất thường, miệng lưỡi, nhưng không phải là hạng tồi tệ. Tội nghiệp! Ðấu khẩu là nghề của chàng hay nàng, khiến cho người chung quanh hoặc thương hoặc ghét tức khắc. Tuổi Chuột thích đứng ngoài nhìn vào trong để học hỏi, ít nhất cũng được đôi ba điều hay. Tánh tò mò có sẳn nên cũng thích thử thách để vươn lên. Không như vậy thì đâm chán nản Tính tìm tòi mạo hiểm nầy tạo nhiều ưu điểm cho tuổi Chuột, trong đó phải nói đến khả năng đấu trí nhạy bén. Bằng không thì quả là phí tài ba suất sắc của tuổi chuột. Tuổi Chuột cần phải biết cung kính người khác Tỏ ra tự giác, tự trọng và đừng đụng chạm người khác trong đời sống Tuổi nầy mới hưởng hạnh phúc thật sự.

Tam Hạp:

Tuổi Chuột hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Thân (con Khỉ).

Tứ Xung:

Tuổi Chuột khắc/kỵ tuổi Mẹo (con Mèo), tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).

******

Tuổi Sửu (Con Trâu)

Là con bò mộng trong tiệm đồ sứ chớ không phải là con bò thường đâu! Mặc dầu chậm chạp cứng chắc như thế, tuổi Trâu không phải là con bò sửa ngoài đồng.

Con vật khõe mạnh nầy sinh ra đã là bậc lãnh đạo, đáng tin cẩn, và có khả năng tự nhiên làm nên việc lớn. Dầu vậy, tuổi Trâu rù rề và nguyên tắc – theo những dự toán từng bước một và không hề mất hướng. Thiên hạ thấy tuổi Trâu quá nghiêm khắc và khó nới nẩm. Phẩm tính bền chặc tự nhiên làm mất tình xả giao và trở thành ngượng ngập giữa đám đông Tệ hơn nữa là Tuổi nầy không màng tới người khác suy nghĩ ra sao mà chỉ thích làm điều gì họ nghĩ là tốt cho họ. Tuy làm mặt lạnh nhưng tuổi Trâu cũng không tránh khỏi chịu đau lòng, cô đơn, và mất thân ái với người khác. Bạn bè và gia đình là nguồn an ủi lớn lao cho Tuổi này ngay cả khi họ cũng không hiểu họ đã làm gì cho tuổi Trâu nổi sùng nữa. Cứng đầu và độc đoán, tuổi trâu có khuynh hướng càn lên, xông xáo không biết thối lui. Nếu Tuổi nầy bị dồn ép vào chân tường thì có nước là Ðất cũng phải rung lên theo! Nói tóm tắt là tuổi Trâu không quan tâm đến chuyện bị dồn đẩy lắm, bởi vì Tuổi nầy nghĩ là họ là người tốt trong thiên hạ. Lý thuyết nầy cũng đúng, bởi lẻ tuổi Trâu thông minh, đáng tin cậy lo cho người, và đáng kính. Nếu bạn cần lời khuyên chân thật như nhất, và không thiên vị thì cứ hỏi tuổi Trâu. Cái khó nhất cho tuổi Trâu là làm sao khắc phục mình khỏi phải tật thiên kiến đã khiến họ khó làm thân với người khác. Nếu Tuổi nầy biết đánh giá những phẩm tính tốt của riêng mình, họ sẽ mở rộng tấm lòng ra để đón tha nhân vào.

Tam Hạp:

Tuổi Sửu hạp với tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Dậu (con Gà).

Tứ Xung:

Tuổi Sửu khắc/kỵ tuổi Thìn (con Rồng), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).

******

Tuổi Dần (con Cọp)

Cọp có thể chẳng là chúa sơn lâm nhưng mấy con mèo rằn nầy cũng không dễ bị ăn hiếp! Tuổi Cọp sanh ra đã là lãnh đạo, quyến rũ và kiêu hảnh.

Tuổi nầy có tướng mạo oai phong khiến người khác phải tuân phục, đúng như tuổi nầy muốn. Hơn thế nữa, tuổi cọp thích kiếm ăn một mình thích chính tay rình chụp con mồi. Rất nóng này! Thời gian là điều cốt yếu cho tuổi Cọp, thà tới trước ngồi đợi chớ không chịu trể tràng. Gan dạ thì không ai sánh lại. Tuổi Cọp thường tiên phuông trong chiến trận không kể trong phòng họp hay trên giường ngủ. Ở khu vực của phái đẹp hoặc chổ riêng tư thì tuổi Cọp tuyệt nhiên là Vua! Quí phái và săn đón Tuổi Cọp khiến cho người khác phái phải mê mệt tức khắc Thấy chuyện trái tai chướng mắt, Tuổi nầy đổ máu cho lẻ phải tới cùng. Ðịch thủ chỉ nghe thấy Tuổi nầy thôi, cũng đã sợ trước. Gần tuổi Cọp cũng phải cẩn thận một tí, bởi vì Tuổi nầy chụp bất tử đở không kịp Tuổi Cọp thường thay đổi tánh khí bất thường, lại thêm tánh căng thẳng hơn người khác nên có khi tốt, có khi xấu. Cũng vì thế nên nếu bị áp lực, Tuổi nầy lại đáp ứng không hữu hiệu nên dễ để lộ cảm xúc mãnh liệt cho người khác biết. Chính các tật hơi hàm hồ nầy làm cho bạn cũng như thù đều phải né xa ra. Tuổi Cọp nên tập tánh” điều hòa hóa” mọi chuyện. Nếu tuổi Cọp tập trung làm chủ chính mình và hướng năng lực dồi dào của mình vào những việc xứng đáng (thay vì phải chạy trong suốt cuộc sống) thì sẽ làm nên việc lớn.

Tam Hạp:

Tuổi Cọp hạp với tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Tuất (con Chó).

Tứ Xung:

Tuổi Cọp khắc/kỵ tuổi Tỵ (con Rắn), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).

******

Tuổi Mẹo (con Mèo)

Tuổi Mèo chân tướng lại là con Thỏ, muốn sửa lại cũng chẳng được. Rụt rè mà lại thu hút người khác Gặp Tuổi nầy là bạn cứ thích nâng chìu giống như một con gấu bông của bạn.

Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy người tuổi Mèo được nhiều người biết đến và bạn bè, bà con,dính líu không kể xiết. Bản tính thương người khiến Tuổi nầy khi yêu ai thì yêu người ấy như chính bản thân mình vậy Khi đã mê ai rồi thì cảm xúc lấn lướt mọi chuyện, đâm ra lý tưởng hóa mối quan hệ, nên thiệt thòi về mặt tình cảm, vì mình đã đi xa rời hiện thực. Nhưng tuổi Mèo bảo:” Có mất mát gì đâu!” . Khi thua trận phải rút quân, tuổi Mèo biết tập họp cơ sở bạn bè nòng cốt, điều chỉnh lối sống và phục hồi lại như thường. Người tuổi Mèo rất xúc cảm nếu không muốn nói là yếu lòng, nên cần phải có một chổ tựa vững chắc mới sống được. Mất sự an ủi đó và gặp ngang trái là họ phát khóc ngay, hay ngã ra bệnh. Không cần phải nói, tuổi Mèo không ưa cải vả, chịu nhục cho qua cơn. Tuổi nầy cũng tỏ ra tiêu cực và bất động – cốt để che dấu tâm sự bất an, hay oan ức của mình. Coi vậy chớ, bảo Tuổi nầy thay đổi chuyện gì theo ý bạn khuyên thì không được đâu, vì trời sinh Tuổi nầy có nhịp sống và suy nghĩ khác người, tự họ tìm đường giải quyết. Niềm hạnh phúc của Tuổi nầy là được vui chơi trong chính căn nhà trang thiết bị đầy đũ theo ý họ. Thể diện cũng quan trọng đối với Tuổi nầy. Ðó là lý do khiến họ lúc nào cũng trông nổi bật hơn người khác. Bỏ tiền chơi sang ? Không sai! Tuy nhiên, điều tuổi Mèo cần nhất là biết đánh giá mình Biết mình không đến nổi tệ thì đâu còn lo âu gì nữa. Biết người biết ta cộng thêm một ít can đảm nữa là đạt tới thành công.

Tam Hạp:

Tuổi Mèo hạp với tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Hợi (con Heo).

Tứ Xung:

Tuổi Mèo khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).

******

Tuổi Thìn (Con Rồng)

Hạ thủ con Rồng ? Không được đâu! Con Rồng là một trong những con giáp hùng mạnh nhất. May thay tuổi Rồng vị tha, thông minh, và bền bĩ. Biết chắc mình muốn gì và quyết tâm đạt cho bằng được.

Hơn thế nữa, tuổi Rồng tạo ảnh hưởng trên bạn bè dễ dàng và thường là trung tâm điểm gây chú ý trong những cuộc họp mặt giao tế. Như thế chưa đũ, tuổi Rồng lại đào hoa nữa! Bạn bè lúc nào cũng chú tâm lắng nghe theo Tuổi nầy xúi giục và khi tới lúc cho ý kiến, tuổi Rồng nắm phần chủ thắng. Rồng thì lúc nào cũng mô tả lớn hơn sự thật. Tuổi Rồng kiêu hãnh bao nhiêu thì lại xuất sắc bấy nhiêu về mặt khởi công cũng như đốc thúc cho công việc được trôi chảy. Tuổi Rồng nghĩ rằng mình sinh ra là để dẫn đầu! Cả đời cũng không nghèo, nếu không muốn nói là khá giả hơn người, mặc dầu chẳng bao giờ Tuổi nầy bị mãnh lực đồng tiền kích động. Tuổi Rồng thà ôm súng bắn không đạn chớ không chịu buông súng. Nói vậy có nghĩa là tuổi Rồng biết lợi dụng thời cơ, luôn luôn tìm cách củng cố sức mạnh đã là đáng kể của mình Dũng mãnh như vậy cho nên khi lâm cảnh bực bội thua thiệt, tuổi nầy vẫn vùng vẫy không biết chịu thua là gì. Cần vấn quan ? Hỏi tuổi Rồng! Thật ra Tuổi nầy chỉ muốn có một vai trò: lãnh đạo, làm vua, ra lệnh. Họ là người lãnh đạo thật sự, tự biết mình làm gì để được ngồi cao hơn hết. Qua mặt tuổi Rồng thì không nên làm – coi chừng bị con nầy phun lửa phỏng da! Lời khuyên cho tuổi Rồng: khôn ngoan là nên hấp thu những nguyên tắc về tùy thời, cảm thông và tha thứ. Cao hơn, mạnh hơn, tưởng như được người trọng nể, nhưng cũng khiến Tuổi nầy sống một cuộc sống không trọn vẹn. Nếu như tuổi Rồng biết cân bằng giữa ước vọng thành công và biết tán thưởng chuyện nhỏ nhặt, họ sẽ sống một cuộc sống đáng sống hơn.

Tam Hạp:

Tuổi Rồng hạp với tuổi Tí (con Chuột) và tuổi Thân (con Khỉ).

Tứ Xung:

Tuổi Rồng khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).

******

Tuổi Tỵ (con Rắn)

Tuổi rắn nói một cách đơn giản là hên! Có tài ngoại giao và được biết tiếng. Tuổi nầy toàn gặp may mắn về tiền bạc và thường dư dã hơn mức cần thiết, dẫu cho tiền bạc đối với Tuổi nầy không phải là mục tiêu sau cùng để theo đuổi, họ vẫn có dư.

Ðặc tính duyên dáng và rộng rải sẳn có khiến cho Tuổi nầy thu hút người khác phái. Tưởng rằng mắt Rắn trông là ghê lắm. Tuổi Rắn quyến rũ nên có nhiều kẻ mê theo. Tuổi nầy khó bị chinh phục, hơi nguy hiểm và khôn ngoan không ngờ được. Con giáp nầy ngã nhiều về triết lý hơn. Tính mộng mơ khiến cho Tuổi nầy bị ảnh hưởng của cảm xúc và trực giác khi phải quyết định làm việc gì. Tuổi rắn không mấy tin vào ý kiến của người khác mà chỉ tin vào chính trực giác và ý riêng của mình. Mặc dầu bề ngoài trông năng động và hoạt bát. Tuổi Rắn hay cảm thấy bất an đến nổi đôi khi lộ ra ghen tức và có tính chiếm hữu. Kết quả là người thân hóa thành kẻ lạ mà đúng ra không đến nổi lạnh nhạt như vậy. Kẹt tiền ? Không sao, tuổi nầy vẫn nhờ vả gia đình, bè bạn được như thường. Chổ đông người, tuổi Rắn hay tô điểm thêm hay nói quá câu chuyện cốt ý để tự an ủi mình. Bị bỏ rơi ? Tuổi nầy tìm cách chinh phục lại vị thế tình cảm bằng mọi giá. Tuổi Rắn ít khi để ý đến những tiểu tiết mà chính những chuyện nhỏ nầy đã gây nên bảo táp liên hồi! Hơn thế Tuổi nầy cố ý làm mọi cách để để mọi người chú ý tới mình. Uyển chuyển là nghề của chàng hay nàng – có thể làm hai việc ngược nhau cùng một lúc mà vẫn chu toàn. Tuổi rắn không ưa những người làm ăn dỡ chừng. Tuổi Rắn muốn người khác cũng làm chạy việc rập khuôn như chính họ. Tuổi Rắn cần tập tánh kính trọng, khiêm tốn, cộng với tính tự chủ. Nếu tập tính huênh hoang cộng với tật cái gì cũng muốn làm cho bằng được thì phải sớm bạc đầu. Một khi tuổi nầy nhận thức rằng: niềm tin phát xuất tự chính bên trong bản thân mình, họ sẽ đạt được hạnh phúc thật sự.

Tam Hạp:

Tuổi Rắn hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Dậu (con Gà).

Tứ Xung:

Tuổi Rắn khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).

******

Tuổi Ngọ (Con Ngựa)

May là trời cũng có chổ thênh thang cho ngựa chạy! Năng động, biết làm tiền, thích đi đây đi đó. Tuổi Ngọ là con Giáp du mục trong mười hai con giáp.

Tới lui từ chổ nầy, dự án nọ, sang chổ khác, chương trình khác. Giỏi là biết làm ra tiền. Làm ra tiền cốt để thỏa mản ước vọng ngầm là cũng có chút đỉnh với người ta. Tuy vậy Tuổi nầy vừa lo làm tiền mà vẫn giử được tính độc lập và tự do cho mình. Tuổi ngựa vừa tình tứ lại vừa kín đáo khiến nên thường kẹt trong tình thế khó xử. Thế nhưng ái tình đến với Tuổi nầy một cách dễ dàng, bởi lẻ tuổi Ngọ tự mình phô bày hoặc quyến rũ người khác phái. Cứ xem trong các buổi tiệc tùng, bạn thấy tuổi ngựa có lẻ là tuổi thường hay có mặt nhất. Mặc dù Tuổi nầy không có tính phô trương lắm nhưng cũng gắng tỏ ra là mình biết, mình khôn mình giỏi một phần nào đó. Ðiểm lạ là tuổi Ngựa hay cảm thấy mình hơi thua kém bạn bè chút đỉnh nên hay thay đổi nhóm bạn chỉ vì vô cớ cảm thấy mình có gì không hoàn chỉnh lắm. Tính thiếu kiên nhẫn nầy khiến cho tuổi Ngựa ít chú tâm đến nhu cầu của người khác. Tuổi nầy thà nắm chắc tình huống trong tay mình trước chớ không chờ đến kẻ khác tác động đến hoặc cho ý kiến vô. Tính” Một thân một ngựa” nầy khiến người khác phải né xa ra, nhưng lại khiến cho Tuổi nầy hùng dũng hơn và dễ thành công hơn. Tuổi Ngựa rất là tự tin và sẳn sàng làm bất cứ việc gì để tiến lên trước hơn người khác. Mặc dù tuổi Ngựa không có khuynh hướng nhìn xa một sự việc, nhưng lại rất nhạy bén biết điều gì là cần làm. Tuổi nầy hăng làm và làm được việc thật sự. Ðiều cần bổ túc lớn nhất cho tuổi Ngựa là phải tập cho tâm tính hòa nhã. Có như vậy mới không bị chao đảo và thấy rằng hạnh phúc trong đời là ngay đây, không phải đâu xa.

Tam Hạp:

Tuổi Ngựa hạp với tuổi Dần (con Cọp) và tuổi Tuất (con Chó).

Tứ Xung:

Tuổi Ngựa khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Dậu (con Gà).

******

Tuổi Mùi (con Dê)

Mơ mộng? Ðúng là tuổi con Dê! Sáng tạo, bí hiểm và tự suy tự đoán. Những giáo điều không chính thống và cả những tuồng tích của tân trường phái cũng dễ dàng được tuổi này chấp nhận.

Tuy vậy tuổi Dê có nhiều năng khiếu và có dịp vẫn tiêu khiển ăn chơi như thường. Thiên tính tổ chức, công việc làm ăn hay bị trộn lộn với ước mơ, ảo vọng. Tìm một thợ thủ công hay một nghệ nhân thì cứ kiếm tuổi Dê,và đừng quyên rằng tuổi này cũng quyến rũ lắm. Có thể tại tánh khí nghệ sĩ nên tuổi Dê hay thấy mình bất ổn. Tuổi này muốn được người khác yêu thương và tán thưởng. Không được thì sinh ra ưu sầu, hoang mang. Tánh quá nhạy cảm khiến cho tuổi Dê cảm thấy bất an liên hồi vì những chuyện không đâu. Chính cái tính hoang mang sợ sệt mông lung nầy mà tuổi Dê phải chịu khổ trên đường tình. Một lần thất bại trong tình trường có thể khiến tuổi nầy ôm hận cô đơn suốt kiếp. Tại sao vậy ? Tuổi Dê tránh đụng chạm bằng mọi giá, kể cả phải hy sinh một mối tình cũng được. Tuy vậy, nếu đang yêu, tuổi Dê không ngần ngại nói cho người yêu những gì họ muốn – và năn nỉ về những điều đó không thôi Vậy thì tuổi Dê và Người tuổi nầy yêu: Ai” Dê” hơn! Thật ra bên kia chủ động cũng không có gì đáng cho Tuổi nầy quan tâm mà còn hạp với cái tính lơ đảng và mơ hồ của tuổi Dê hơn. Tuổi Dê cũng rất chú trọng diện mạo bên ngoài cho nên đừng lấy làm lạ khi khi thấy Tuổi nầy tốn nhiều thì giờ chải chuốt, ngắm nghía. Lời khuyên cho tuổi nầy là cứ tập tánh thư thả và để cho người khác có lúc chủ động. Khi mà Tuổi nầy nhận thức được là bạn bè cũng như người mình yêu không thể bỏ rơi mình nếu mình cởi mở và không vọng tưởng thì đời mình sẽ đẹp như một cánh đồng hoa, tha hồ tận hưởng!

Tam Hạp:

Tuổi Dê hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Hợi (con Heo).

Tứ Xung:

Tuổi Dê khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tuất (con Chó).

******

Tuổi Thân (con Khỉ)

Con Khỉ hay hờn là một con Khỉ tiệc tùng! Dễ thương và nhiệt tình, tuổi Khỉ thèm thú vui sinh hoạt, càng vui càng hay.

Tuổi này thường chuyển từ nhóm bạn này sang nhóm bạn khác kéo theo cả nhóm bạn tương phản nhau. Nhờ nhanh trí, khôn lanh và tươi nhuần, Tuổi nầy được người thân cận xếp vào hạng có tiếng tăm. Tuổi Khỉ cũng chịu khó nghe theo ý kiến của người khác và có khả năng giải quyết những tình huống phức tạp dễ dàng. Sanh ra đã là mang tính tò mò nên tuổi Khỉ biết nhiều chuyện lắm. Gặp bạn bè Tuổi nầy thế nào cũng lòe chút đỉnh kiến thức của mình.

Mặt yếu của tuổi Khỉ” quậy” là Tuổi nầy khó nhận nhận thức rõ ràng trắng đen phải trái. Hạnh phúc riêng mình mới là chuyện lớn, ngoài ra là lặt vặt bỏ đi cũng không sao. Cung cách này có lúc cũng được việc nhờ vào lanh lợi và biết chọn lời.

Không phải ai cũng bị tuổi Khỉ dẫn dụ được nhưng tuổi nầy có thật sự quan tâm đến điều đó không ? Người ta có thể bảo rằng: Người gì mà cứ thích đồn nhảm, bất cập – nhưng họ không hiểu là tuổi Khỉ trời sanh đã thích tò mò, cái gì cũng muốn thử một lần cho biết. Vì vậy quan hệ trong cuộc sống cũng hóa ra bình thường, đâu cũng vào đấy.

Ðặc tính thứ hai của tuổi Khỉ là mê chơi. Mê quá độ nên gặp rắc rối. Khó cầm lòng từ chối tham gia những cuộc vui, ăn nhậu. Kết quả của sự mê chơi là mệt mỏi và buồn lòng (người khác!) và Tuổi nầy mới thấy tỏ ra ân hận một chút. Tuổi Khỉ ít khi nhận lổi mình thẳng thừng nhưng ít ra cũng không tái phạm.

Tuổi Khỉ nếu có lúc chịu nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình, người chung quanh sẽ không phiền trách và cuộc sống tuổi nầy mới được vẹn toàn. Nhớ kỷ!

Tam Hạp:

Tuổi Khỉ hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tí (con Chuột).

Tứ Xung:

Tuổi Khỉ khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Hợi (con Heo).

******

Tuổi Dậu (con Gà)

Trong 12 con giáp, tuổi Gà đáng ra là tuổi con Công xòe kênh kiệu! Nhanh trí mà lại thực tiển và phong phú, Tuổi nầy nhất quyết chỉ làm những gì họ có làm qua hoặc cho là phải.

Tài quan sát sắc bén, không thể nào làm điều dấu diếm hay qua mặt Tuổi nầy được, y như tuổi Gà có cặp mắt phía sau lưng vậy!Phẩm tính nầy làm cho nhiều người tưởng là tuổi Gà có” nghề” xũ quẻ hay bói toán. Tánh thẳng thừng nên trung thành tuyệt đối. Tuổi Gà không chao đảo, lay động, và chẳng cần rụt rè giử thể, họ là một cuốn sách đã mở sẳn, nói điều thật và giử lời. Tuổi nầy nghĩ rằng mình phải có ý kiến thì người khác mới tôn trọng mình. Nhưng cũng vì tính thẳng thắn quá nên dễ bị kẻ khích động dụ dẫn mà không hay. Nhớ là tuổi Gà không hề bay trong mộng mị, lúc nào cũng đề cao cảnh giác.

Tuổi Gà dày dạn nầy làm điều chi cũng phải làm hoàn hảo và qui cách, đặc biệt là việc chăm sóc diện mạo. Chải chuốt và ngắm nghía hoài cũng thấy chưa được! Một sợi tóc bung ra cũng không hài lòng. Nếu được lưu ý hay khen ngợi là cường tráng dầu chỉ là vài lời êm dịu, tuổi Gà sẽ chìu lòng hết mực.

Tuổi Gà thích đi xa nhà, đặc biệt đi với bạn bè yêu kính mình. Ở nhà ăn cơm một mình không xong, thà đi chơi thâu đêm với một bầy bạn hổn độn sướng hơn. Chưng diện thì có lẻ là nổi tiếng nhất xóm! Ðúng” mode” mới là vấn đề, tiền bạc tốn kém không quan trọng.

Nổi bật thì có nổi bật, nhưng khi ở một mình thì tuổi Gà lại thích rút về cuộc sống đơn giản, thủ cựu.

Mặt ngược lại của tuổi Gà là dễ hóa ra tư lự hay mơ mộng không thôi đến chuyện đại sự, nếu có tình cảm ảnh hưởng đến. Tuổi Gà có khả năng mộng tưởng tận cùng đến khi nào thực tại xâm lấn mới chịu thôi.

Nói vậy chứ tuổi Gà là một trong những người đồng hành trung thành và đáng tin cậy nhất, sẳn sàng chịu thiệt để làm vui lòng bạn. Tuổi Gà cần biết giá trị của tình cảm và linh hồn cũng không kém gì diện mạo. Mặt đẹp thì trí óc cũng phải bén nhạy và việc xử thế cũng phải tốt. Tất cả mới làm cho cuộc sống vuông tròn.

Tam Hạp:

Tuổi Gà hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Tỵ (con Rắn).

Tứ Xung:

Tuổi Gà khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Ngọ (con Ngựa).

******

Tuổi Tuất (con Chó)

Có phải con chó là bạn trung thành nhất của con người chăng ? Có thể lắm. Trung thành, trung tín trung trực.

Tuổi Chó có một đức hạnh vững vàng trong cách sống và đáng được trông cậy trong những lúc khó khăn. Ngoài ra Tuổi nầy rất kín miệng, nghe chuyện người không bao giờ để lộ. Tuổi Chó tinh ý nhận ra điều sai điều phải và giử vững trách nhiệm, làm trọn bổn phận cho tới cùng. Tuổi nầy có một triết lý để sống: Sống phải đạo, giúp đở người cô thế, và chống lại bất công bằng mọi cách. Nhớ rằng tuổi Chó một khi quyết định chuyện chi là quan trọng cho họ, Tuổi nầy theo đuổi chuyện đó tới cùng Tuổi nầy không thích truyện trò ruồi bu, chỉ chú tâm vào mấu chốt của sự việc mà thôi. Tuổi nầy cũng vui buồn bất chợt không lường trước được, ví như một con chó phóng ra gặp bạn không biết chắc là nó sẽ liếm chân mừng hoặc cắn bứt giò bạn.

Tuổi Chó cũng có lúc làm việc liều mạng khi cảm thấy lo âu bồn chồn vô cớ. Cần có thời gian gần gủi để tìm hiểu, Tuổi nầy mới từ từ tin tưởng người đối diện được.

Thiếu sự tin cậy nầy, tuổi Chó đâm ra xét đoán phiến diện, chỉ trích và thô lổ với người khác. Hơn thế nữa, Tuổi nầy có chút đỉnh bất thường về phương diện tình ái, lúc thương lúc ghét khó lường, mà khi đã không thích ai rồi thì có thể ghét người ấy tận mạng.

Tuổi Chó có điểm hay là làm thương mại giỏi, lượm đồ vụn vặt cũng làm nên tài sản bạc triệu như chơi.

Nói về đường tình duyên thì ôi sao lận đận, tìm hoài cũng chẳng thấy ý trung nhân. Tuổi nầy có tánh độc tài về mặt tình cảm, thương yêu ai thì yêu cho bằng được và cũng bắt buộc người tình đáp lại tối đa! Ðiều khuyên cho tuổi Chó là hãy dẹp bỏ những nổi lo âu vô lý và những đòi hỏi xa vời thiếu thực tế, chỉ làm cho người mình thương tránh né một cách đáng tiếc.

Tam Hạp:

Tuổi Chó hạp với tuổi Dần (con Cọp) và tuổi Ngọ (con Ngựa).

Tứ Xung:

Tuổi Chó khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Mùi (con Dê).

******

Tuổi Hợi (con Heo)

Chắc chắn là người tuổi con Heo sống trong màu hồng!Sang và trọng. Tuổi này dễ thứ tha và có cung cách hoàn chỉnh và tài thưởng ngoạn có một không hai.

Tuổi Heo hoàn chỉnh cho đến nổi người khác nhìn vào tưởng họ là kẻ tự phụ. Những người đó đã lầm to. Tuổi Heo vị tha và không hề nghĩ mình là trên trước người khác. Tuổi này đùm bọc bạn bè và gia tộc, và chịu khổ nhọc để cho người khác được hạnh phúc. Giúp người là hạnh phúc thực sự của tuổi Heo, nhìn thấy người ta vui thì tuổi này mới vui. Nhưng thực tế phủ phàng cho tuổi Heo là không ai biết đến và tán thưởng việc này.

Tuổi Heo quá tử tế và rộng lượng như một vị thánh hiền nên dễ bị kẻ xấu làm hại hoặc lợi dụng! Tuổi Heo biết trọng người nên làm bạn với Tuổi này là hưởng trọn đức tính nổi bật đó của tuổi Heo. Mặc dù vui vẻ như đã nói, tuổi Heo cũng có lúc cau có nếu có ai bảo là họ đang có một điều gì dó trật. Nhưng cũng là đúng cho Tuổi này thôi! Tuổi Heo không ưa mấy kẻ làm tài lanh dạy khôn mình mà chỉ thích làm những gì mình thấy phải làm. Nếu bạn giử sao cho đừng chỉ trích tuổi Heo, Tuổi này phải phải là những người bạn chân tình và trung thành nhất trong thế gian. Ðã có tiếng tăm, tuổi Heo lại thông minh cực độ. Tuổi nầy vừa học vừa chơi, vừa tìm tòi để bổ sung kiến thức.

Tuổi nầy cũng mê ăn mê uống khiến cho người ta trêu là Tuổi mê ăn trong mười hai con giáp! Thức ăn thức uống phải là thượng hạng. Vì có tấm lòng vàng, Tuổi nầy là người bạn đời tuyệt vời của bạn. Tuy vậy, tuổi Heo có tính phân biện trong đối xử, ai thích họ thì họ đáp ứng lại vô vàn, người không thích họ thì họ giả lơ không nói tới. Ðiều khuyên cho tuổi Heo là nên mở rộng cuộc sống hoạt động ra hơn nữa. Càng đem bản thân mình hội nhập vào dòng người muôn dạng thì tuổi Heo lại càng nổi hơn.

Tam Hạp:

Tuổi Heo hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Mùi (con Dê).

Tứ Xung:

Tuổi Heo khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Tỵ (con Rắn).