Tả Một Con Chó Poodle / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tả Một Con Chó Nuôi Trong Nhà

Đề bài: Tả Một Con Chó Nuôi Trong Nhà

Bài làm

Nhà em có nuôi một chú chó Nhật đáng yêu. Đó là món quà sinh nhật mà ông tặng cho em đã ba năm rồi. Em đã đặt cho chú một cái tên dễ thương là Milu.

Chú chó nhà em thuộc giống chó Nhật. Chó không to mà chỉ nặng nhất khoảng bốn đến năm cân. Chú có bộ lông xù máu trắng như bông trông rất đẹp mắt. Đôi mắt của Milu đen tròn và sáng như hai hòn bi ve em chơi hàng ngày. Trong bóng tối, mắt chú thường sáng và rất tinh anh. Mỗi lần có người lạ vào là nó lại sủa để báo cho gia đình biết. Đôi tai của Milu to như chiếc là khoai đốm non, thường cụp xuống. Thỉnh thoảng nó lại vểnh tai lên nghe ngóng điều gì đó. Chú chó nhà em có cái mõm dài màu đen. Nó hay dụi mõm vào chân em mỗi khi đòi ăn. Milu có bốn cái chân nhỏ nhắn màu trắng, bộ vuốt sắc nhọn. Tuy nhỏ nhắn là vậy nhưng chú lại chạy rất nhanh. Nhất là mỗi khi em đi học về, Milu thường chạy thoăn thoắt xung quanh em như mừng rỡ, cái đuôi của chú ngoe nguẩy trông rất dễ thương.

Ông nội em đã làm cho Milu một ngôi nhà nhỏ bằng tre nứa. Ngôi nhà của chú được đặt bên dưới giàn mướp hương nên rất mát mẻ. Có lúc chú thường đùa giỡn vui vẻ với con mèo tam thể trong nhà. Có lần vì đùa nghịch quá nên chú bị mèo cào lên chân mấy cái bị chảy máu, ông nội em lại băng lại cho nó. Những khi mệt, chú lại nằm im một chỗ thiu thiu ngủ và thích nhất là được em vuốt ve bộ lông mượt của chú.

Em rất yêu quý chú chó Milu. Nó không chỉ giúp giữ nhà mà còn mang lại niềm vui cho em mỗi ngày. Em sẽ chăm cho chú mau lớn hơn nữa.

Một Số Căn Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp Ở Chó Poodle Con

Chó Poodle bị tiêu chảy hay chó bị đi ngoài là hiện tượng thường gặp đặc biệt ở chó con. Lúc này sức đề kháng bé còn yếu và hệ tiêu hóa chưa ổn định. Mặc dù đây chỉ là chứng bệnh thông thường nhưng bạn cũng đừng nên chủ quan xem nhẹ nó.

Nguyên nhân gây bệnh

Đầu tiên phải kể đến thức ăn, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiêu chảy ở cún. Bé ăn phải các loại thức ăn lạ, ôi thiu, hư hỏng, nhiều dầu mỡ hoặc bị cho ăn quá nhiều,…

Do rối loạn tiêu hóa.

Chó rất nhạy cảm với việc thay đổi thức ăn. Việc thay đổi đột ngột khiến cơ thế cún chưa kịp thích nghi. Do đó, cần thay đổi thức ăn từ từ trong 1-2 tuần.

Bé bị stress do ngồi tàu xe trong thời gian dài, không đi quen xe hoặc bị nuôi nhốt trong lồng quá nhiều, ít được vui đùa, quan tâm,… cũng là một trong số những nguyên nhân.

Biểu hiện và triệu chứng

Thứ nhất, bé đi ngoài nhiều cụ thể là nhiều hơn 3-4 lần trên ngày. Thứ hai, xuất hiện triệu chứng sốt, nôn mửa, đau khi rặn. Phân bé có mùi thối, tanh trong phân chứa máu nhầy. Thứ ba, cún sẽ ít hoạt động, ở trong trạng thái ngủ mê man, ăn ít, chán ăn. Đặc biệt, một trong những vấn đề nguy hiểm khi bị tiêu chảy là mất nước, lúc đó da bé nhăn lại, mắt trũng, miệng khô không điều trị kịp thời có thể chết.

Cách chữa trị

Đầu tiên, để có cách điều trị hiệu quả và kịp thời thì bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? Sau đó, tùy vào mức độ, nếu nhẹ thì có thể chữa trị tại nhà đến các cơ sở thú y mua thuốc cho bé dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cuối cùng, nếu không thấy tiến triển có thể bé cún đã mắc bệnh nguy hiểm như viêm đường ruột, parvo,… thì bạn cần đưa bé Poodle đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Đối với chó Poodle con bị tiêu chảy thông thường Đối với chó Poodle bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu thấy chó Poodle con có biểu hiện đặc trưng của bệnh truyền nhiễm như: sốt cao, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, phân chứa máu nhầy tanh, hôi thì bạn nên mang cún đến cơ sở thú y để được bác sĩ chuẩn đoán và theo dõi điều trị.

Mặc dù các bệnh truyền nhiễm do virus chưa có vắc-xin đặc trị. Tuy nhiên, có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiêu chảy.

Cách phòng tránh bệnh

Trước tiên phải đảm bảo thức ăn cho bé cún phải đước ăn chín, tránh ăn thức ăn thừa, để lâu ngày,… Vì bé còn nhỏ nên hệ tiêu hóa ổn định không nên cho bé ăn các đồ tanh sống như trứng, gan,… hoặc các loại thức ăn có xương ống.

Nơi ở, chuồng trại môi trường sống xung quanh bé phải được giữ sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Tốt nhất là nên khử trùng định kỳ.

Chó Poodle con bị viêm da

Sở hữu bộ lông xoăn dày và mọc dài nên đây là nơi trú ẩn lý tưởng của các ký sinh trùng sống trên da như: ve, rận, bọ chét,… Nếu không được cắt tỉa thường xuyên, nguy cơ những chú chó Poodle con bị viêm da là rất lớn. Ký sinh trùng bám trên da bắt đầu hút máu và sinh sản, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh ghẻ và nấm da. Khi bị bệnh bé cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu nên nếu không muốn thấy các bé khổ sở vì căn bệnh tai quái này thì chủ nuôi cần nhanh chóng chữa trị để không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nguyên nhân gây bệnh

Biểu hiện và triệu chứng

Biểu hiện chung hầu hết các bé chó Poodle con là cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Bé sẽ bị ngứa da, liên tục cọ xát chỗ ngứa xuống mặt đất rồi cào cấu, liếm vào chỗ ngứa. Tiếp theo, lông bắt đầu rụng, thường ở khu vực mắt sau đó đến toàn thân và các chia thành nhiều mảng to nhỏ khác nhau. Nếu không được chữa trị sẽ bắt đầu xuất hiện các vết lở loét, chảy nước, đóng vảy ở vùng da bị viêm và cơ thể bốc mùi hôi khó chịu.

Cách chữa trị

Cách phòng bệnh

Chú ý kiểm tra da chó Poodle con thường xuyên phòng trường hợp bị bệnh để có những phát hiện kịp thời.

Tắm rửa cho bé bằng các loại sữa tắm dành riêng cho thú cưng, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, khô ráo.

Vệ sinh thường xuyên các ổ, đệm cho cún, tránh để ẩm ướt mất vệ sinh.

Không cho bé tiếp xúc với các bé cún đang bị bệnh.

Bệnh Parvo ở chó Poodle

Có thể nói đây là căn bệnh truyền nhiễm xảy ra ở hầu hết các giống chó, rất dễ lây và lây lan từ chó sang chó đặc biệt là chó con độ tuổi từ 1-6 tháng.

Nguyên nhân gây bệnh

Do lây nhiễm từ những chú chó bị bệnh.

Lây gián tiếp từ phân của các cá thể nhiễm bệnh.

Virus bám vào thức ăn, nước uống, chó ăn phải theo đường tiêu hóa vào cơ thể.

Biểu hiện và triệu chứng

Chó Poodle con nhiễm bệnh Parvovirus thể hiện triệu chứng trong vòng ba đến bảy ngày. Các dấu hiệu có thể bao gồm lờ đờ, nôn mửa, sốt và tiêu chảy (thường ra máu). Nói chung, dấu hiệu đầu tiên của Parvo là lờ đờ. Tiếp đến, chó bắt đầu sụt cân và thèm ăn hoặc tiêu chảy sau đó là nôn mửa. Tiêu chảy và nôn mửa dẫn đến mất nước, làm mất cân bằng điện giải và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chó. Nhiễm trùng thứ phát xảy ra do hệ thống miễn dịch suy yếu. Bởi vì niêm mạc ruột cũng sẽ bị tổn thương, máu và protein chảy vào ruột, dẫn đến thiếu máu và mất protein, và nội độc tố thoát vào máu, gây ra nhiễm độc huyết. Chó có mùi khác lạ trong những giai đoạn sau. Nồng độ bạch cầu giảm, làm cá thể nhiễm bệnh suy yếu hơn nữa. Những triệu chứng này có thể dẫn đến sốc và tử vong. Chó con thường có tỉ lệ sống thấp hơn.

Cách chữa trị

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này, tỷ lệ sống phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, tuổi của chó và độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Chó Poodle nhiễm bệnh thường phải nhập viện, do tình trạng mất nước nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng đến ruột và tủy xương. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng chú chó. Nguyên lý để chữa trị bệnh parvo ở chó Poodle là bổ sung nước và các chất điện giải đã mất do quá trình tiêu chảy. Chó nhiễm bệnh được truyền nước bù điện giải, thuốc chống nôn và kháng sinh được tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Một khi có thể kiểm soát được mức độ mất nước, chó không còn cần truyền nước bù điện giải nữa, dần dần có thể ăn thức ăn nhạt. Tuyệt đối không làm ở nhà mà hãy đưa chó Poodle con nhà bạn đến những cơ sở thú y uy tín càng sớm càng tốt.

Cách phòng tránh bệnh

Phòng ngừa là cách duy nhất để đảm bảo chó của bạn vẫn khỏe mạnh vì căn bệnh Parvovirus này cực kỳ nguy hiểm và dễ lây lan. Nên thực hiện tiêm phòng cho chó từ khi 7- 8 tuần tuổi, mỗi mũi tiêm sẽ được nhắc lại mỗi 3-4 tuần cho đến khi chó được ít nhất 16 tuần tuổi.

Tránh xa với những chú chó bị nhiễm bệnh đồng thời bảo đảm rằng thức ăn hàng ngày của chó Poodle con được nấu chín, tuyệt đối không ăn đồ tanh sống hay thức ăn thừa, ôi thiu để lâu ngày.

Bệnh đường ruột

Nguyên nhân gây bệnh

Chó Poodle con ăn phải thức ăn và nước uống bẩn, mất vệ sinh.

Nơi ở ẩm ướt, không được vệ sinh thường xuyên.

Lây lan virus như Parvo, Care,…

Biểu hiện và triệu chứng

Trước tiên, bạn sẽ thấy chú Poodle nhà mình có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn, ngày một ngày hai bắt đầu sốt cao kèm co giật, tiêu chảy và nôn mửa (phân chó có màu đen và mùi tanh hôi khó chịu). Lâu dần, cơ thể mất nước dẫn đến triệu chứng lờ đờ, bụng thóp lại, nằm một chỗ ít đi lại,.. Kéo dài tình trạng này chó Poodle mất nước nghiêm trọng, lúc nào cũng trong trạng thái mê man, người lạnh ngắt có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chữa trị

Cách phòng tránh bệnh

Tẩy giun cho chó Poodle con 2-3 tháng một lần.

Tiêm vắc xin phòng bệnh định kì.

Đồ ăn sạch sẽ, phải được nấu chín kĩ càng trước khi cho các bé ăn. Vệ sinh khay đĩa hàng ngày, đồ ăn thừa, ôi thiu hay hết hạn thì bỏ đi.

Khi ra ngoài chơi thì nên quan sát chó Poodle cẩn thận, tránh để chúng ăn rác thải hay uống nước bẩn.

Chó Poodle con bị viêm phổi (ho cũi)

Viêm phế quản hay các bệnh truyền nhiễm là mầm mống gây ra bệnh viêm phổi ở chó Poodle con.

Nguyên nhân gây bệnh

Biểu hiện và triệu chứng

Trước tiên chó Poodle cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, ít đi lại nằm một chỗ, thở khò khè phát ra tiếng thở to.

Sốt cao, mắt đỏ, chảy nước mũi.

Xuất hiện các cơn ho, đau đớn khi ho, thở dốc. Khi nhiệt độ giảm về đêm và sáng sớm là lúc chú cún sẽ ho nhiều hơn, dần dần miệng chuyển từ đỏ sẫm sang tím tái. Lúc này chú chó hoàn toàn mệt mỏi, không có sức đi lại.

Cách chữa trị

Không giống như tiêu chảy, bệnh viêm phổi ở chó Poodle con khá nguy hiểm. Do đó, thường không tự ý điều trị ở nhà mà cần đưa đến các cơ sở thú y để thăm khám chữa trị.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của chó nhà bạn mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị khác nhau. Đa phần các bé cún sẽ được thở oxy nếu có dấu hiệu suy hô hấp. Nếu bé đang bị mất nước hoặc sốc thì sẽ được truyền nước trong trường hợp bé không thể uống nước bằng miệng. Và thuốc kháng sinh cũng được dùng để kìm hãm sự phát triển bệnh.

Cách phòng tránh bệnh

Tiêm phòng theo định kì đầy đủ cho các bé.

Giữ sạch sẽ nơi ở, cho bé ở nơi khô ráo, kín gió.

Bổ sung thức ăn giàu chất dinh dưỡng, quan tâm chăm sóc bé để các bé có sức đề kháng tốt

Tránh cho các bé ra ngoài đặc biệt là thời điểm sáng sớm và đêm muộn vào những ngày thời tiết lạnh.

Lời kết

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Poodle xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Tả Con Chó Lớp 4

Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả con chó lớp 4

Trong tất cả các con vật mà em biết. Có lẽ em yêu quý nhất là con chó. Bởi vì chó là loài động vật thông minh, hiểu con người và rất dễ thương.

Em yêu chú chó Cún của em nhiều lắm. Em mong Cún khỏe mạnh để trông nhà cho gia đình em.

Hôm trước, bố em có dẫn em đi mua một chú chó về nhà nuôi. Em rất có cảm tình với một chú chó có bộ lông màu trắng pha đen. Nên bố em đã mua nó về nhà nuôi để trông nhà.

Em quen gọi chú chó là Ken. Mới mua về Ken không chịu cởi mở với ai mà chỉ đùa nghịch với em. Chắc có lẽ chú biết em có cảm tình với chú ngay từ lúc mua chú về. Nhìn chú đẹp và xinh xắn lắm. Chú là một chú chó cái bé nhỏ. Với bộ lông màu trắng pha đen nhìn chú như một cục bông gòn dính mực vậy. Hai cái tai trắng muốt, nhỏ xíu như hai cái lá chanh cứ cụp lên cụp xuống như để nghe ngóng mọi điều. Hai cái mắt tròn xoe. Ban đầu nhìn chú, em tưởng mắt chú là mắt giả vì nó đẹp quá. Em chưa được thấy chú chó nào có đôi mắt đẹp như vậy. Cái mõm nhỏ và hai hàm răng chắc chắn lắm giúp chú có thể nghiền nát mọi loại thức ăn. Miệng chú xinh xinh và bộ ria mép dài thướt tha trông chú giống như một con sư tử con vậy. Bốn chân có đốm đen và nệm thịt êm ái giúp chú đi lại hay chạy nhảy mà không bị đau bao giờ. Ken hiền lắm. Bất kể ai trong gia đình mà chêu chọc chú là chú cứ nằm lăn ra cho mọi người chêu đùa. Chú ở rất sạch. Mỗi tuần mẹ em đều phải tắm cho chú nếu không chú sẽ tự nhảy vào chậu nước để đùa nghịch. Khi có người lạ vào nhà, chú sủa to lắm để báo hiệu cho mọi người biết là nhà có khách hay có tên trộm nào lẻn vào nhà. Chú là một chú chó rất dễ nuôi. Cho thứ gì chú cũng ăn hết sạch nên chú chóng lớn lắm. Buổi tối chú thường nằm trong bếp để rình lũ chuột nhắt đáng ghét nhà em. Chú bắt chuột rất giỏi và thường hay khoe thành tích của mình với em. Những lúc như vậy, em hay khen chú và chú lại vẫy đuôi mừng quýnh như tỏ vẻ cảm ơn em.

Nhiều gia đình hay nuôi chó để giết lấy thịt đó là một hành động cần được lên án. Những chú chó thật ra rất thông minh và hiểu con người nên em luôn mong xã hội chúng ta sẽ không còn những hành vi sai trái đó. Chúng ta cần biết bảo vệ và yêu thương những con vật trung thành như loài chó này.

Vũ Thị Sinh

Từ khóa tìm kiếm:

Hãy Viết Một Bài Văn Tả Con Chó Nuôi Trong Nhà Em Cho Các Bạn Học Cùng Nghe

Nhà em có rất nhiều loại vật nuôi khác nhau, chó, mèo, lợn, gà, thỏ… đều đủ cả, nhưng em yêu nhất vẫn là chú chó Rếch mà bố mua tặng cho em sau chuyến công tác nước ngoài.

Rếch là giống cho Béc giê của Đức, thân nó dài, chân cao, to, chắc khỏe và có gương mặt rất lanh lợi. Khi bố em mua về nhà, nó con là một chú chó con bé xíu, bộ dạng lúc nào cũng lấm lét, sợ sệt. Nhưng hiện tại, nó đã trở thành “anh chàng” cao to vạm vỡ, thích chạy nhảy linh tinh và chồm lên người chủ đòi ăn, đòi được vuốt ve. Bố em còn đùa rằng, Rếch của em đã sắp lấy vợ được rồi.

Rếch có đôi tai to, vểnh cao và rất thính. Nó có thể nghe được những âm thanh rất nhỏ và tiếng động từ xa. Mỗi buổi chiều nó đang nghịch ngợm ở sân mà chợt đứng sững lại, vểnh tai lên rồi chạy tít ra đầu ngõ, vừa chạy vừa ngoe nguẩy cái đuôi rồi lại nằm xuống đất lăn qua lăn lại là y như rằng chỉ vài phút sau mẹ em sẽ xuất hiện ở cổng. Rếch thông minh đến nỗi có thể nhận ra tiếng xe của mẹ em từ xa để chạy ra đón.

Cũng vì nó thông minh như thế nên mới được bố em đặt tên là Rếch. Bố nói, bố đặt tên cho nó giống như chú chó thám tử trong một bộ phim của Ý mà bố đã từng xem. Đó là một bộ phim hay về chú chó nghiệp vụ thông minh và trung thành với người chủ làm cảnh sát của mình. Bố em nói, vì tương lai em muốn trở thành cảnh sát nên bố chuẩn bị sẵn cho em một chú chó thám tử thông minh nhất để bảo vệ và giúp đỡ em sau này.

Thực ra chẳng cần chờ tới khi em là cảnh sát mà ngay bây giờ, Rếch cũng chính là vệ sĩ của em. Lúc trước vì em nhút nhát, lại thấp bé nên rất hay bị đám trẻ hàng xóm lớn hơn bắt nạt. Nhưng từ ngày em đưa Rếch đi chơi cùng, chẳng có ai dám lớn tiếng với em, chứ đừng nói tới chuyện véo má hay dúi đầu xuống như trước kia. Mỗi khi chơi trốn tìm, bắn bi với mấy đứa bạn hàng xóm mà cãi nhau, Rếch lúc nào cũng đứng về phía em, xù lông lên và sủa ầm ĩ, như cảnh cáo đám nhóc không được bắt nạt chủ nhân của nó.

Em rất yêu quý Rếch và cả gia đình em cũng vậy. Với em, Rếch không phải vật nuôi, mà chính là một người bạn, một thành viên không thể thiếu trong gia đình.