Sau Khi Bị Chó Cắn Bao Lâu Thì Chích Ngừa / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Dại Cắn Sau Bao Lâu Thì Phát Bệnh

Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm có nhiều ca tử vong nhất trong số những căn bệnh truyền nhiễm tại nước ta. Tuy nhiên còn rất nhiều người chưa hiểu biết và chủ quan về căn bệnh này. Bệnh dại là gì và bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Dưới bài viết sau đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin thiết thực về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh dại là gì? Bệnh dai nguy hiểm như thế nào?

Bệnh dại là một căn bệnh do một loại virut ARN thuộc họ rhabdovirut gây ra, virut này thường có trên các loài động vật như chó, mèo, chuột, khỉ, ngựa… Thông thường virut dại lây sang cho người từ các loại động vật trên mà chủ yếu là chó, khi bị chó cắn dịch tiết từ nước bọt sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết thương, nếu không điều trị sớm sẽ gây tử vong.

Virut xâm nhập vào hệ thống thần kinh ngoại biên và nhanh chóng di chuyển đến não làm tổn thương não.

Virut ẩn náu và sao chép bên trong mô cơ – nơi an toàn khỏi hệ miễn dịch của người- sau đó đi vào hệ thống thần kinh gây viêm não

Cũng giống như các loại bệnh do virut khác gây ra, bệnh do virut dại cũng không có thuốc chữa khỏi, khi có các dấu hiệu phát bệnh thì thời gian tử vong rất nhanh từ 1-7 ngày. Chính vì vậy đây là một căn bệnh nguy hiểm và tiêm phòng vacxin là cách duy nhất ngăn ngừa và tránh bệnh dại gây ra.

Bị chó dại cắn sau bao lâu thì phát bệnh?

Các dấu hiệu nhận biết bị bệnh dại người bệnh cần biết là từ 2-4 ngày trước khi phát bệnh nạn nhân có các biểu hiện như sốt cao 40 độ C, đau đầu, buồn nôn, lo lắng, mệt mỏi, đau họng, ho, khan tiếng.

Tuy nhiên không phải sau khi chó dại cắn sẽ diễn tiến đến những dấu hiệu như trên mà thường nạn nhân có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 3-6 tháng mới phát bệnh và hiếm phát bệnh sớm hơn, đặc biệt có một vài trường hợp nạn nhân có thời gian ủ bệnh lên đến hơn 1 năm.

Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vết cắn và cách xử lý vết thương ban đầu của nạn nhân. Khi chó dại cắn hãy rửa ngay vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để hạn chế hạt virut sau đó đến ngay các trung tâm y tế để can thiệp kịp thời.

Qua bài viết hy vọng bạn đã hiểu thêm về bệnh dại là gì, bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và cần làm gì khi bị chó dại cắn.

Người Bị Chó Mèo Dại Cắn Sau Thời Gian Bao Lâu Thì Phát Bệnh

Có thể bạn đang quan tâm: cách chữa ong đốt nhanh nhất – khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt – rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không – đắp mặt nạ cà chua có bị ăn nắng không

Chó dại là những con chó nhà bị mắc bệnh dại, có biểu hiện các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công (cắn) và gây ra tử vong cho con người vì đã trực tiếp truyền virus dại. Những con chó dại rất nguy hiểm, nó là mối nguy cơ lớn truyền bệnh dại cho người và các súc vật khác.

Các biểu hiện lâm sàng của chó dại thường được chia làm hai thể, thể dại điên cuồng (hay thể dại điên) và thể dại câm (bại liệt hay im lặng). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. Nói chung, chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân, chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Nhưng chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi, nhất là chó con.

Bệnh dại là một bệnh do virus từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại như chó, mèo qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Virus dại là loại Ribovirut hình viên đạn, có thể nuôi cấy được. Sau khi xâm nhập nó tồn tại, nhân lên tại vết thương từ vài giờ cho tới vài tuần, sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên, rồi chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương. Đây là bệnh chung của tất cả các loài động vật máu nóng, một số động vật ăn cỏ; người không đóng vai trò làm lan truyền bệnh. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Bị chó mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh?

Sau khi bị chó, mèo dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2 – 8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng virus dại được truyền sang người. Nếu bị cắn ở mặt, cổ, tay thì có thể phát bệnh chỉ sau 10 ngày.

Những biểu hiện của người bị chó dại cắn

Lúc đầu, người bị chó dại cắn sẽ cảm thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Đồng thời, còn có các triệu chứng kèm theo: sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

Tiếp đến là tình trạng co cứng, co thắt, co giật, run các cơ, kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản gây khó thở. Sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.

Bệnh tiến triển đến liệt, bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới, rồi lan lên trên. Có thể kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo. Vì vậy, thường có những hành vi không bình thường như chống lại những người xung quanh. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.

Cách xử lý khi bị chó dại cắn

Bạn có thể dự phòng bằng vacxin khi chưa bị cắn, do vacxin có khả năng miễn dịch mạnh, có thể phòng trước được bệnh dại. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng rộng rãi vì tốn kém và phức tạp, thường chỉ dùng cho những người có nguy cơ bị mắc bệnh do nghề nghiệp (như thú y, chăn nuôi, lâm nghiệp).

Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể người. Sau khi xử lý xong vết thương, người bị chó dại cắn cần đến ngay trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vac-xin dại.

Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại:

Khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ.

Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi triệu chứng biểu hiện của súc vật cắn người từ 7 – 15 ngày để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 – 7 ngày sau khi cắn với những biểu hiện thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc bị liệt và chết.

Lưu ý: Nhiều trường hợp sau khi bị chó dại cắn, bệnh nhân sử dụng các biện pháp được đồn đại trong dân gian như: bôi dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt hiểm, đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam để xử lý vết thương,… Những biện pháp này chưa chứng tỏ là cứu được bệnh nhân trong trường hợp nhiễm virus, mà đôi khi còn mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác do làm bẩn vết thương. Vì vậy người bị chó dại cắn cần được điều trị đặc hiệu tại cơ sở chuyên khoa khi thấy có khả năng lây bệnh để đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Bài viết trên giúp các bạn giải đáp thắc mắc chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh cũng như biết được cách xử lý, điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn. Khi bị chó, mèo dại cào, cắn, cần rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn iốt, đi tiêm vắc-xin ngay trong những giờ đầu tiên là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn cản virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình bạn.

Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Chích Ngừa Bị Sưng. Tiêm Phòng Làm Sao Giảm Sưng

Trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng là do Vacxin gây ra: Vacxin thường có liều lượng và phản ứng cao. Đó là phản ứng bình thường sau khi tiêm, nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi có các dấu hiệu như sốt cao trên 38 độ, hiện tượng co giật, nổi hạch to,… thì bố mẹ mới cần đưa con đi kiểm tra lại.

Do cơ địa của trẻ quá nhạy cảm sẽ khiến con bị sưng ở vùng da tiêm phòng đó. Đối với người lớn thì việc tiêm phòng chỉ như kiến căn bởi lớp da dày hơn, sức chịu đau tốt hơn. Còn đối với trẻ sơ sinh, chúng có làn da mỏng nên rất nhạy cảm. Khi tiêm xong, cộng thêm thành phần của vacxin cao gây ra sưng tấy,…

Tại sao trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng?

Mỗi một đợt tiêm phòng là lại thêm một nỗi lo đối với các ông bố bà mẹ xót con vì sợ con đau, vết tiêm bị sưng. Không may thì còn có thể bị những phản ứng phụ gây nguy hiểm cho con. Vậy bố mẹ có biết tại sao trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng và đau không? Có lẽ nhiều người không để ý đến nó mà chỉ nghĩ tới giải pháp để giảm đau và sưng cho con. Để bố mẹ biết rõ hơn thì Mabio xin chỉ ra 3 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng:

Làm sao để giảm sưng cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng?

Chườm mát cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chích ngừa bị sưng

Trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng là điều không thể không tránh khỏi. Bố mẹ có thể áp dụng ngay biện pháp cứu cánh để làm dịu đau và giảm sưng bằng cách chườm mát. Vừa tiêm xong bố mẹ có thể thực hiện cách này luôn. Hãy sử dụng một miếng vải sạch, rồi làm lạnh nó, đắp xung quanh vùng da vừa tiêm xong. Nên đặc biệt chú ý là vải phải thật sạch, nếu không sẽ làm nhiễm trùng ở mũi tiêm của bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng túi chườm đá. Thực hiện bằng cách đặt túi chườm lên vết thương 30s thì lại nhấc lên khoảng 5s sẽ thấy giảm sưng tấy sau khi tiêm phòng nhanh chóng.

Sau khi tiêm phòng 24h nên chườm nóng cho trẻ để giảm sưng nhanh hơn

Sau khi tiêm phòng 30 – 40 phút, bố mẹ có thể đưa con về nhà và tiếp tục theo dõi. Tùy vào từng mũi vacxin mà có tác dụng phụ khác nhau. Vì thế, bố mẹ nên hỏi kỹ bác sỹ xem đâu là phản ứng bình thường và bất thường.

Cho trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng, sau khi chích ngừa 24h, bố mẹ có thể áp dụng cách chườm nóng cho con để vết sưng tấy mau biến mất. Việc chườm ấm giúp da dễ trao đổi, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, giúp con nhanh hồi phục.

Lưu ý: Tránh xa các mẹo giảm sưng đau cho trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa

BẠN CÓ BIẾT

Có rất nhiều mẹ do thiếu kinh nghiệm, lại tin vào một số mẹo sử dụng khoai tây, chanh, trứng gà để giảm sưng đau cho trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa. Tuy nhiên, đó là phương pháp mà các bác sỹ nghiêm cấm. Nguyên nhân là v ết tiêm của bé là vết tiêm hở, nếu sau khi tiêm mà đắp hay bôi bất cứ loại chất nào lên đó sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công vào vết thương gây nhiễm trùng.

Lưu ý: Trong trường hợp áp dụng các cách trên không thấy khả quan. Bố mẹ vẫn thấy vết tiêm sưng to và con đau quấy khóc trong 12 – 24 giờ thì nên quay lại bệnh viện để được bác sỹ kiểm tra.

Nguồn: chúng tôi

Ngoài ra để giảm sưng đau cho trẻ khi tiêm phòng thì mẹ nên cho bé bú trong khi tiêm để đánh lạc hướng con hoặc cho bú sau khi tiêm để an ủi, dỗ dành con. Cho trẻ bú mẹ giúp nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch, từ đó phát huy tối đa hiệu quả của vacxin. Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn bổ ích và dồi dào nhất bảo vệ con yêu. Cho nên, đối với các mẹ thiếu sữa hoặc các mẹ muốn nâng cao chất lượng và số lượng sữa, bố mẹ nên sử dụng Viên uống lợi sữa Mabio. Đây là sản phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, giúp bé bú no nê với đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh.

Bị Chó Con Cắn Có Phải Tiêm Chích Ngừa Dại Không?

Chó là loài vật trung thành và thân thiện nên được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc chơi đùa với chó nhà đặc biệt là chó con nếu không chú ý sẽ bị chó cắn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh dại nguy hiểm. Vậy liệu chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không?

Chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật lên vết thương hở trên da người (do virus dại có trong nước bọt), đa số ca lây nhiễm dại là do chó cắn. Việc người nuôi nhất là trẻ em chơi đùa cùng chó và bị chó cắn là việc rất thường xuyên xảy ra.

Lo lắng chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Lo lắng này là điều dễ hiểu bởi bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại mà chỉ có vaccine phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp tốt nhất khi bị chó dại cắn

Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người bị chó con cắn có nguy cơ lây nhiễm dại cao hơn các con chó trưởng thành, đặc biệt là chó con không rõ nguồn gốc thì nguy cơ chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi là hoàn toàn có thể sảy ra. Đối với chó con có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm dại cũng chưa được loại bỏ hoàn toàn vì chó chỉ được tiêm phòng dại khi chó được 3 tháng hoặc 9 tháng. Nếu không may bị chó con cắn thì cần sát trùng vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được khám và tư vấn phác đồ tiêm vaccine phòng dại.

Bên cạnh việc tiêm vaccine thì cần theo dõi chó con cắn người trong vòng 10 đến 15 ngày để đảm bảo loại bỏ nguy cơ chó con cắn có bị dại không, sau thời gian này nếu con chó không xảy ra vấn đề gì thì có thể ngừng tiêm hoặc chuyển phác đồ tiêm sang tiêm phòng trước khi phơi nhiễm.

Có phải cứ bị chó con cắn là tiêm vaccine phòng dại?

Sau khi bị chó con (hoặc các loại súc vật khác) cắn, nạn nhân cần được sơ cứu và đến các trung tâm y tế dự phòng.

Tại trung tâm y tế nạn nhân sẽ được hỏi và thăm khám để quyết định có tiêm vaccine hay không.

Nạn nhân sẽ được chỉ định tiêm vaccine nếu con vật cắn người: lên cơn hoặc có biểu hiện nghi mắc dại; vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục; vết cắn nhiều và sâu; không theo dõi được con vật (do bị bán, giết thịt, bỏ nhà đi,…); tại địa phương có súc vật mắc dại.

Nạn nhân sẽ không được chỉ định tiêm vaccine trong tường hợp: vết cắn nhẹ và xa hệ thần kinh trung ương; con vật cắn người vẫn sống bình thường và khỏe mạnh; không phát hiện có súc vật bị bệnh dại tại địa phương.

Không phải cứ bị chó cắn là cần tiêm phòng dại

Vì bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nên lo lắng chó con cắn có bị dại không là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh dại khi bị cho con cắn hay bất cứ một loại chó nào cắn. Hãy luôn cẩn thận khi chơi đùa cùng chó con, ngay cả chó của gia đình mình.

DS: Ngần/doisongbiz.com