Bạn lựa chọn smartphone để khởi đầu cho công việc quay phim – làm video của mình khi kinh phí còn hạn hẹp. Dù bạn làm youtube, video marketing, phim ngắn hay bất cứ thứ gì, những phụ kiện quay phim cho điện thoại sẽ hỗ trợ bạn tác nghiệp dễ dàng hơn. Từ đó, không còn mất quá nhiều thời gian cho khâu xử lý hậu kỳ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phụ kiện quay phim cho điện thoại. Tuy nhiên, trong bài viết này, mình chỉ đề cập tới những thiết bị – phụ kiện cần thiết để hỗ trợ chúng ta sáng tạo video tốt hơn, song vẫn đảm bảo tiết kiệm. Bởi thực tế có những phụ kiện hữu ích nhưng không thực sự cần thiết với người mới làm phim.
Thêm nữa, những phụ kiện quay phim cho điện thoại mà mình đề cập tới trong bài viết này hiện đều có bán tại Việt Nam để bạn có thể mua được.
Như bạn đã biết, để chấm điểm kỹ thuật quay phim thì tiêu chí đầu tiên là hình ảnh phải ổn định (không rung lắc gây khó chịu cho người xem). Tripod sinh ra để làm việc này.
Bạn có thể sử dụng tripod cho mọi cảnh quay. Tạo ra những thước phim ấn tượng từ các kỹ thuật quay time-lap, slow-motion, quay phỏng vấn nhân vật…
Ngoài ra, có một mẹo mà mình thường xuyên nhắc tới đó là sử dụng tripod như một tay cầm để thao tác dễ dàng hơn khi quay phim – chụp ảnh bằng điện thoại.
Giá của các loại tripod điện thoại cũng rất đa dạng, rẻ thì vài chục cho tới vài trăm nghìn. Tuy nhiên nếu muốn mua sản phẩm thực sự chất lượng, bạn nên chọn những tripod được sản xuất bởi các hãng có thương hiệu như Benro, Xiaomi, Yunteng…
Có thể nói, đây là một trong những phụ kiện điện thoại không thể thiếu nếu bạn thường xuyên chụp ảnh – quay phim bằng smartphone.
Âm thanh bổ sung, làm cho hình ảnh sinh động hơn, chân thực hơn.
Hiện nay chất lượng micro của điện thoại thông minh là khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn làm vlog, phỏng vấn nhân vật, ghi âm trong không gian nhiều tiếng ồn… một micro cho điện thoại là cần thiết.
Micro cho smartphone được thiết kế nhỏ gọn, thường có dây dài khoảng 1 mét và có khuy cài để gắn lên cổ áo, giúp thu âm rõ ràng, trong trẻo và ấm hơn so với micro có sẵn trên điện thoại.
Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các micro cho điện thoại ngày nay có giá rẻ và chất lượng không như kỳ vọng. Do đó, bạn không nên ham rẻ, để rồi khi mua về chỉ làm đồ chơi.
Ít nhất cũng nên mua những micro có giá từ 500k trở lên. Chọn sản phẩm đã có nhiều người dùng và phản hồi tốt.
Nếu bạn cần âm thanh chất lượng chuyên nghiệp, hãy tham khảo micro dành cho máy ảnh DSLR với giá từ hơn 1 triệu trở lên. Nhưng bất lợi của loại micro này là bạn sẽ phải mua thêm rắc chuyển đổi để sử dụng được cho smartphone.
Đó là do họ đã sử dụng một công cụ hỗ trợ trong quay phim là gimbal chống rung.
Gimbal chống rung cho điện thoại hiện có 2 loại chính là: Gimbal chống rung điện tử và gimbal chống rung cơ học. Tuy nhiên gimbal chống rung điện tử được sử dụng phổ biến hơn cả bởi khả năng ổn định hình ảnh cao, sự tiện dụng và hiện đại. Như cái tên của nó, tính năng lớn nhất mà các gimbal đem lại là khả năng chống rung cực kỳ tốt, giúp smartphone có thể quay được những thước phim trơn mượt như trong phim điện ảnh.
Gimbal chuyên nghiệp nhất:
Zhiyun Smooth 4
Nếu như gimbal chống rung ở các dòng máy chuyên nghiệp rất đắt đỏ (có bộ tới vài chục triệu), thì gimbal cho điện thoại lại có giá chấp nhận được và chất lượng cũng rất tốt. Gimbal cho điện thoại rẻ hơn, đơn giản vì nó thiết kế để hoạt động cho một thiết bị có trọng lượng nhỏ.
Đây thực sự là sản phẩm mà trước sau bạn cũng nên sở hữu để hỗ trợ tốt hơn cho công việc làm phim.
Để hiểu thêm về thị trường gimbal hiện nay, xem bài viết này.
Bạn nào đã từng sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp sẽ hiểu được tầm quan trọng của ống kính trong nhiếp ảnh. Một nhược điểm lớn khi quay phim – chụp ảnh bằng smartphone đó chính là không thay được ống kính.
Để khắc phục điều này, người ta đã sản xuất các loại ống kính rời dành riêng cho điện thoại. Chúng có thể gắn được lên smartphone bằng dụng cụ kẹp làm từ nhựa hoặc kim loại.
Cũng như ở các máy ảnh chuyên nghiệp, ống kính rời giúp smartphone có thể tạo ra nhiều tiêu cự đa dạng hơn. Phổ biến là các loại ống kính tele (chụp xa), ống kính mắt cá (góc rộng), ống kính macro (chụp chi tiết nhỏ như côn trùng, hoa lá…)
Hiểu đơn giản, bạn sẽ sử dụng từng loại ống kính cho từng ý đồ nghệ thuật khác nhau. Ví dụ ống kính mắt cá tạo cảm giác không gian rộng lớn, ống kính tele quay – chụp đối tượng vật thể ở xa, ống kính macro làm nổi bật các chi tiết nhỏ như côn trùng, hoa lá…
Dù chất lượng của những ống kính này không được tốt như những ống kính máy ảnh chuyên nghiệp nhưng với giá thành rẻ và sự nhỏ gọn sẽ giúp ích rất nhiều để những ai yêu thích nhiếp ảnh có thể sáng tạo nhiều góc máy lạ. Nhất là trong những chuyến du lịch, thăm thú cùng gia đình và bạn bè.
” Đó là 4 phụ kiện quay phim cho điện thoại mà người mới tập làm video cần có. Ngoài ra, còn có rất nhiều các phụ kiện khác hỗ trợ làm phim – video bằng smartphone. Mình sẽ điểm qua để bạn tham khảo, biết đâu một ngày nào đó sẽ cần.
5. Tay cầm điện thoại Ulanzi U-rig Pro
Khác với máy quay phim chuyên dụng, tính năng quay phim – chụp ảnh chỉ là một phần “gia vị” trong tổng hòa rất nhiều tính năng của một chiếc smartphone. Thiết kế của smartphone không thuận tiện cho quay phim nên khi cầm nắm – thao tác dễ bị rung tay, thậm chí rơi máy.
Tay cầm Ulanzi U-rig Pro thực sự là giải pháp tuyệt vời để bạn khắc phục những nhược điểm trên.
Với cấu tạo bằng nhựa chịu lực trọng lượng nhẹ nhưng khá chắc chắn, Ulanzi U-rig Pro tương thích với hầu hết các loại điện thoại. Điều mình thích nhất là thiết bị có 3 mount theo chuẩn quốc tế để gắn thêm các phụ kiện như micro, đèn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gắn trực tiếp tay cầm này vào tripod theo cả hai chiều ngang và dọc.
Đây đúng là một sản phẩm đơn giản mà lại rất hữu dụng đối với những ai thích quay phim bằng smartphone.
Xem video review sản phẩm:
6. Tay cầm điện thoại Sevenoak SK-PSC1
Tuy nhiên, thiết bị này lại chỉ có 1 mount để gắn phụ kiện. Ví dụ bạn chỉ có thể gắn một trong hai thiết bị đèn hoặc micro.
Bạn cũng có thể tháo rời các bộ phận và gắn nó lên tripod. Ngoài ra, tay cầm còn kèm theo một đoạn dây để phòng khi bạn bị tuột tay làm rơi thiết bị.
7. Túi chống nước cho điện thoại
Những cảnh quay dưới nước hoặc mưa gió, bão bùng thường rất cuốn hút người xem. Tuy nhiên, ngay cả khi điện thoại của bạn có khả năng chống nước thì cũng ko ai dại gì để dầm nước hàng giờ đồng hồ.
Lúc này phương án an toàn và tiết kiệm là sử dụng túi chống nước.
Có vô vàn mẫu túi chống nước cho điện thoại trên thị trường, nhưng không quá khó để lựa chọn. Về cơ bản, các túi này có thể sử dụng ở độ sâu 20-30 mét nước. Tuy bọc qua một lớp nilon nhưng bạn vẫn sử dụng được màn hình cảm ứng và quay phim – chụp ảnh bình thường.
Tất nhiên bạn không nên mạo hiểm mua loại túi chất lượng quá kém vì nếu không may sẽ phải trả giá gấp nhiều lần. Một chiếc smartphone vài chục triệu có thể “ra đi” chỉ vì một cái túi rẻ tiền bị rò nước.
Nên chọn mua túi chống nước đáp ứng một số tiêu chí như:
Vừa kích cỡ với điện thoại
Có khóa van kín ngăn không cho nước vào
Có dây đeo (có loại vừa đeo được ở trước ngực, ở cổ tay và cánh tay)
8. Dụng cụ gắn nhiều thiết bị lên tripod
Với dụng cụ này bạn có thể gắn nhiều thiết bị lên một tripod như mic, đèn chiếu sáng, hoặc thêm 2-3 chiếc smartphone… Chất liệu có thể bằng nhựa cứng hoặc kim loại (nên chọn kim loại để không bị gãy). Một dụng cụ tuy đơn giản nhưng rất hữu ích để bạn sử dụng trong trường hợp: Gắn thêm đèn chiếu sáng; Gắn thêm micro; làm các video so sánh như so sánh chất lượng camera của 2 dòng điện thoại khác nhau…
9. Dây đeo ngực điện thoại và camera hành trình
Phụ kiện tương thích với hầu hết điện thoại (3.5 – 6.3 inch) và camera hành trình như Hero GoPro, Sjcam, Xiaomi. Thông thường cả bộ sẽ gồm có: Dây đeo ngực + 1 mount gắn + 1 adapter chuyển ren + ốc + khung gắn điện thoại.
Phần khung gắn điện thoại cho phép bạn chỉnh hướng lên xuống để chọn được góc quay theo ý muốn.
So với các loại giá đỡ gắn điện thoại trực tiếp lên đầu xe thì dây đeo ngực điện thoại an toàn và có khả năng chống rung tốt hơn. Tất nhiên sẽ tuyệt hơn nữa nếu camera phone của bạn được tích hợp tính năng ổn định hình ảnh.
10. Đèn led tích hợp kẹp điện thoại
Nếu bạn đã có một chiếc tripod, thay vì mua thêm 1 cái kẹp điện thoại thông thường, bạn có thể mua kẹp điện thoại có tích hợp đèn led như trong hình. Thiết bị này có thể kẹp được điện thoại từ 3,5″ – 6″. Đèn led công suất 3w có thể hoạt động từ 3-4 giờ đồng hồ. Tính năng của chiếc đèn led này là giúp trợ sáng cho camera phone.
Trong khi một chiếc kẹp thông thường có giá chỉ 15k thì chiếc kẹp có trang bị đèn led này được bán với giá hơn 300k – đắt hơn khá nhiều. Theo đánh giá của mình, chiếc đèn này chỉ có tác dụng khi sử dụng chụp selfie ở khoảng cách gần (khỏe hơn đèn flash của điện thoại một chút). Nếu bạn cần chiếu sáng trong một không gian lớn thì nên mua những chiếc đèn led chuyên nghiệp có giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng trở lên.
11. Tay cầm quay video cho điện thoại
Nếu đã có tripod thì sẽ là thừa nếu bạn mua thêm sản phẩm này. Thực chất nó chỉ thêm mỗi lớp đệm cao su để cầm êm tay hơn mà thôi.
12. Video Slider
Bạn có thể đặt nó trên một mặt phẳng hoặc gắn lên tripod như trong hình.
Thực ra nếu bạn đã có Gimbal chống rung thì Video Slider là không cần thiết. Video Slider thiết kế hoàn toàn bằng cơ học nên khó bị hỏng hóc hơn nhưng lại khá cồng kềnh và thiếu tính cơ động.
Hi vọng bạn sẽ luôn lựa chọn được những công cụ tốt để làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí./