Parvo Chó Là Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Parvo Trên Chó Là Gì? Khi Chó Bị Parvo Bạn Phải Làm Sao???

Đây là một trong khá nhiều câu hỏi mà khách hàng đến với DreamPet đặt ra cho các bác sĩ tại bệnh viện. Vậy, định nghĩa đúng của bệnh Parvo chó là gì?? Khi chó bị parvo điều đầu tiên bạn phải làm khi chưa thể đưa bé đến kịp bệnh viện là gì? Như thế nào? Bài viết này là một số chia sẻ của bác sĩ thú y tại Dream Pet về bệnh Parvo cũng như cách chăm sóc và điều trị cún trước trong và sau quá trình điều trị.

Parvovirus là tên phổ biến được áp dụng cho tất cả các virus trong họ phân loại Parvoviridae . Parvoviruses là các virus DNA đơn sợi, không phân đoạn, có mật độ gen trung bình là 5000 nucleotide.. Parvoviruses là một trong những vi rút nhỏ nhất (do đó tên, từ parvus Latin có nghĩa là nhỏ) đường kính từ 18-28nm.

Parvovirus có thế gây bệnh ở một số loài động vật, bao gồm cả con người. Parvovirus tấn công vào hệ tiêu hóa cũng như hệ bạch huyết của con vật gây nên một số hiện tượng như nôn mửa, đi ngoài đôi khi có lẫn máu, thậm chí còn làm suy giảm hệ miễn dịch của con vật đây là nguyên nhân chính gây nên một số căn bệnh kế phát chúng ta vẫn thường thấy khi chó bị Parvovirus. Một hình thức nữa của bệnh là virus có thể tấn công vào cơ tim của những động vật nhỏ và thường gây tử vong cao.

Phần lớn các ca bệnh được thống kê và ghi nhận chó bị parvo virus thường trên những chú chó con trong khoảng từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Tỉ lệ giảm dần trên những chú chó được tiêm vaxin phòng bệnh sớm.

Parvovirus lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với một con chó mang mầm bệnh hoặc lây truyền gián tiếp qua chất bài tiết của con vật mang bệnh như phân, nước tiểu hoặc dịch nôn. Parvo virus cũng có thể được đưa vào môi trường và tiếp xúc với con cún khỏe mạnh thông qua giày dép của chủ nuôi khi chúng tiếp xúc với phân của con vật nhiễm bệnh. Có những nghiên cứu và bằng chứng cho thấy parvovirus có thể sống trong nền đất khoảng 1 năm.

Phải làm gì khi thú cưng của bạn bị nhiễm Parvovirus???

Việc đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn nghi ngờ hoặc chắc chắn rằng thú cưng của bạn bị nhiễm Parvo là loại bỏ và bải thải các chất bài tiết của con vật (phân, chất nôn,…) và làm sạch khu vực đó bằng một loại chất tẩy rửa gia dụng (tốt nhất là chất sát trùng mạnh như Javel)

Nếu bạn chưa thể đưa thú cưng của mình đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị vậy bạn có thể hỗ trợ và tăng cường sức đề kháng cho chúng bằng cách:

Luôn giữ ấm cơ thể cho cún

Cho con vật uống nước đường Glucose + Oresol có tác dụng bù nước và điện giải đã mất trong quá trình nôn và đi ngoài

Nếu cún nôn quá nhiều (3-5 lần/ngày) bạn có thể sử dụng một số thuốc chống nôn để dứt cơn (không áp dụng với nghi cún ăn phải dị vật)

Lời khuyên cho bạn: Dù cún của bạn mắc hoặc nghi ngờ mắc Parvo virus bạn cũng nên đưa bé đến cơ sở hoặc bệnh viện thú y một cách sớm nhất để bé có thể được tiếp nhận và hỗ trợ điều trị thích hợp. Việc điều trị tại nhà chỉ giúp đỡ và tăng cường sức khỏe. vậy khi bạn phát hiện thú cưng của mình nhiễm Parvo virus bạn nên đưa bé đến các cơ sở thù y để bé được chẩn đoán và điều trị sớm đồng thời làm tăng cơ hội sống sót cho cún.

BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPET

Bệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !

Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội

0901.203.999 Đặt lịch khám

Bệnh Parvo Ở Chó Là Gì? Có Lây Không? Triệu Chứng, Cách Trị?

Bệnh Parvo, một căn bệnh rất hay gặp ở chó con. Đa phần những chú chó khi mắc bệnh Parvo đều bị tử vong. Vậy, bệnh Parvo là gì? Làm sao để chữa trị cho chó khỏi bệnh Parvo?

Đối với bất cứ người nuôi chó, hầu như ai cũng đã từng nghe thấy bệnh Parvo và bệnh Care.

Đây là 2 chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, chúng dễ dàng cướp đi sinh mạng của một chú cún. Trước khi tìm hiểu việc chữa bệnh, chúng ta cần phải hiểu bệnh Parvo là gì?

Chứng bệnh Parvo xuất hiện ở trên chó chủ yếu là do loại virus Parvoviridea thuộc tuýp 2 xâm nhập vào.

Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể của chó, chúng sẽ phá vỡ niêm mạc dạ dày, đường tiêu hóa và hệ thống miễn dịch của cún.

Căn bệnh Parvo thường xảy ra vào mùa xuân giao với mùa hạ. Nguyên nhân là do thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của virus Parvoviridea.

Đường xâm nhập của virus pravoviridea có 2 con đường chính: là thông qua ăn uống và lây trực tiếp

Sau đó, chúng xâm nhập vào các tế bào máu của hệ tiêu hóa để phá hủy và gây bệnh.

+ Lây truyền trực tiếp: lây truyền trực tiếp nghĩa là lây truyền trực tiếp từ cá thể đang bị bệnh sang quá thể khỏe mạnh (khi 2 cá thể tiếp xúc với nhau).

Chính vì vậy, nếu trong gia đình nhà bạn mà có 1 chú chó mắc bệnh Parvo nên cách ly ra khỏi những con khác, tránh hiện tượng lây lan.

4. Bệnh parvo ở chó có lây sang người không?

Bệnh Parvo là do virus gây lên, khi những chú chó mang trong người căn bệnh này.

Dịch tiết và phân của chúng khi thải ra ngoài môi trường sẽ làm phát tán và lây lan sang những động vật khác và cả con người.

Khi những con virus đã xâm nhập được vào cơ thể của cún. Chúng sẽ dần dần tiến đến các tế bào niêm mạc của hệ tiêu hóa.

Cùng với đó chúng sẽ tìm đến những tế bào thuộc hệ thống miễn dịch để phát triển.

Sau khi chúng làm tổ và phát triển, chúng sẽ tấn công các tế bào gây ra hiện tượng viêm dạ dày và ruột cấp tính. Điều này dẫn đến tình trạng ỉa chảy ở chó.

Sau khi phá hủy tế bào, chúng tiếp tục tiến đến cách tế bào máu, hạch lympho của chó.

Ở đây, chúng bắt đầu nhân bản lên ở các tế bào bạch cầu, cùng với đó là phá hủy các tế bào bạch cầu khiến cho tế bào bạch cầu suy giảm nghiêm trọng.

Tế bào bạch cầu càng bị suy giảm, việc đi ỉa chảy ra máu ở chó càng xuất hiện nhiều (khi chó đã ỉa chảy ra máu thường không thể cứu chữa).

Bệnh Parvo thường không trừ bất cứ giống chó nào hay ở bất cứ một giai đoạn nào. Tuy nhiên, căn bệnh Parvo thường gặp ở chó con (những chú chó từ 1 – 12 tháng tuổi).

Trung bình có khoảng 90% ca mắc bệnh sẽ tử vong.

Bệnh Parvo cũng có xuất hiện ở chó trưởng thành, thường không dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do, chó trưởng thành thường có hệ miễn dịch tốt hơn ở chó con.

Chính vì vậy, khi mắc bệnh chó to có thể tự đào thải loại virus này thông qua đường miệng (nôn) hoặc đường hậu môn.

Thời gian phát triển bệnh Parvo ở chó là từ 5 cho đến 7 ngày. Bệnh Parvo thường thể hiện ở 3 dạng sau:

Biểu hiện của cún khi mắc ở dạng này:

Chú cún sẽ có những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn (hoặc bỏ ăn), thường nằm im một chỗ và ít hoạt động.

Khi bệnh chuyển nặng hơn, chó sẽ bị sốt kéo dài đến lúc xuất hiện những triệu chứng rõ ràng của bệnh. (có thể là sốt nóng hoặc sốt lạnh).

Khi bị sốt, cún thường thở khò khè, mắt đỏ và mũi chảy nhiều nước hơn bình thường (hoặc khô không có nước).

Khi bệnh chuyển nặng hơn, chó gần như chỉ nằm một chỗ, không ăn gì nhưng vẫn nôn mửa ra nước.

Sau đó, những chú chó sẽ bị đi ỉa chảy phân lỏng, dần dần trong phân có máu đỏ hồng hoặc máu tươi.

Nặng hơn nữa có lẫn cả niêm mạc của ruột và chất keo nhầy (lúc này phân của cún vô cùng tanh và hôi).

Thông thường, khi cún đã đi ỉa chảy ra máu thường không thể cứu chữa được nữa.

Đi kèm với đi ỉa chảy, nhìn vào hố mắt của cún bạn sẽ thấy trũng sâu, chảy nhiều rỉ và nhắm hờ.

Cuối cùng, cún sẽ bị nhiễm trùng kế phát và tử vong.

Dạng viêm cơ tim là tình trạng virus của bệnh Parvo tấn công trực tiếp vào tim. Khi chúng tấn công sẽ dẫn đến hiện tượng suy tim và gây hoại tử tim.

Bệnh Parvo ở dạng viêm cơ tim thường gặp ở chó trong độ tuổi tử 4 cho đến 8 tuần tuổi.

Bệnh Parvo ở dạng viêm cơ tim thường không có những triệu chứng cụ thể như dạng viêm ruột.

Thông thường, khi cún bị viêm cơ tim sẽ bị chết đột ngột khi chưa kịp biểu hiện bất cứ triệu chứng gì.

Khi bệnh chuyển nặng, cún sẽ lăn ra chết nhiều lúc không rõ nguyên nhân.

Dạng viêm ruột kết hợp là dạng nặng nhất và khó chữa nhất. Thông thường, khi những chú chó mắc phải dạng này thường sẽ tử vong sau 24h kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên.

Triệu chứng của dạng viêm ruột kết hợp: đi ỉa chảy nặng, thiếu máu, sốc tim, phù phổi – khó thở, mất cân bằng lượng điện giải ở trong cơ thể….

Dựa vào những biểu hiện bên ngoài, chúng ta chưa thể xác định chắc chắn là cún bị nhiễm Parvo hay Care. Bởi 2 chứng bệnh này có những biểu hiện khá giống nhau.

Chính vì vậy, các bạn cần đưa cún đi xét nghiệm từ khi có những biểu hiện ban đầu là mệt mỏi.

Việc xét nghiệm tiến hành ở mẫu phân cả cún. Phân của cún sẽ được hòa trong dung môi.

Sau đó dùng que để thử, nếu như 1 vạch là âm tính với Parvo (cún không bị nhiễm Parvo) còn nếu que nhảy 2 vạch là dương tính Parvo (chú cún của bạn đã bị mắc bệnh Parvo).

Bệnh Parvo là căn bệnh rất khó chữa, hầu hết những chú chó khi mắc bệnh thường tử vong. Chính vì vậy công việc phòng và chữa bệnh cho cún cần rất nhiều công sức và hiểu biết.

Bệnh Parvo khó chữa chứ không phải là không chữa được. Nếu như bạn phát hiện sớm, biết chăm sóc đúng cách thì chú chó hoàn toàn có thể qua khỏi.

Khâu này được coi là khâu quan trọng nhất trong việc chăm sóc cún bị bệnh Parvo. Những lưu ý của khâu chăm sóc:

Luôn luôn giữ cho cơ thể của cún được khô ráo: chuồng nhốt cún phải khô thoáng, không được ẩm ướt luôn phải có ánh nắng nhẹ chiếu vào chuồng.

Các tấm và chỗ để đồ ăn, nước uống của cún phải khô thoáng. Đặc biệt, phải có tã hoặc khăn để thấm nước tiểu và phân khi cún thải ra (khi cún bị bệnh, chúng thường đi vệ sinh ngay tại chỗ chúng nằm).

Nếu như cơ thể của cún mắc bệnh không may bị ướt, các bạn cần làm khô bằng máy sấy hoặc máy sưởi cho cún.

Chắc hẳn, trong lúc bị bệnh không tránh khỏi việc chúng bị bẩn do phân, nước tiểu hoặc bãi nôn dính vào luôn.

Lúc này bạn cần làm sạch lông của chúng và chỗ nằm của chúng.

Mùa đông, phải dùng đèn vàng hoặc máy sưởi để sưởi ấm cho chúng. Mùa hè, nên để quạt quay vào chuồng và tránh ánh nắng trực tiếp.

Lưu ý: trong khi làm sạch chuồng cho cún, các bạn nên dùng cloramin B để sát trùng và phải cách ly cún bị bệnh với những chú cún bị bệnh.

Hiện nay căn bệnh Parvo vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, chúng ta chỉ có thể có những biện pháp can thiệp để nâng cao sức đề kháng của cún.

Khi nâng cao được sức đề kháng, cơ thể của cún sẽ tự đào thải con virus gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Khi những virus của bệnh Parvo xâm nhập vào cơ thể, điều làm ảnh hưởng nhất chính là hệ tiêu hóa của cún.

Chúng gây ra những hiện tượng tiêu chảy, mất nước, mất máu. Chính vì vậy, chúng ta cần bổ sung thêm lượng nước điện giải

Khi virus trong cơ thể còn yếu, các bạn nên truyền tĩnh mạch hoặc tiêm cho cún một số dung dịch: đường glucozo, nước muối sinh lý, dung dịch lactate….

Khi số lượng virus trong cơ thể của cún nhiều hơn (tình trạng bệnh của cún nặng hơn).

Lúc này, virus sẽ tấn công toàn bộ hệ miễn dịch của cún làm suy hại gần như toàn bộ hệ tiêu hóa.

Thời điểm này khuẩn E.coli, salmonella, clostridium…(khuẩn có hại cho đường ruột) nhân lên gấp nhiều lần trong hệ tiêu hóa.

Lúc này, các bạn nên sử dụng các loại kháng sinh liều cao như ampixilin để tránh hiện tượng bội nhiễm kế phát.

Bên cạnh việc tiêm kháng sinh, các bạn nên sử dụng một số loại thuốc cầm nôn và hạ sốt cho cún. Thuốc atropin sulphat là một trong những thuốc cầm nôn hiệu quả nhất.

Ngoài việc tiêm và cho uống thuốc điều trị bệnh, các bạn cần kết hợp song song với một số loại thuốc bổ như transamin, vitamin K, cafein, natri benzoat, catosal….

Khi chữa bệnh Parvo cho cún, ngoài việc chăm sóc và tiêm thuốc các bạn cần giữ yên tĩnh tuyệt đối cho cún.

Nếu có điều kiện, các bạn nên cho cún đến bác sĩ thú y để truyền máu và tiêm kháng huyết thanh.

Bệnh Parvo là một trong những căn bệnh nguy hiểm và rất khó chữa. Chính vì vậy, việc phòng chống bệnh cho cún là vô cùng quan trọng.

Cho nên, khi nuôi một chú cún việc đầu tiên các bạn cần làm là vệ sinh chuồng cho chúng đúng cách, chế độ dinh dưỡng – tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.

Không chỉ có vậy, để tránh được 50 – 60% tỷ lệ mắc bệnh Parvo, các bạn nên cho cún đi tiêm phòng.

Sau đó khoảng 21 ngày, các bạn nên đưa cún đi tiêm nhắc lại 1 mũi nữa (nếu như chỉ tiêm một mũi ban đầu mà không tiêm nhắc lại, tỷ lệ mắc bệnh Parvo gần như là 80 – 95%).

Ngoài việc tiêm 2 mũi bắt buộc trên, hàng năm các bạn nên cho cún đi khám định kỳ và tiêm phòng 1 – 2 lần.

Một số loại vắc – xin thường dùng để phòng bệnh Parvo:

Vắc – xin phòng 2 bệnh: Parvovius và Care Virus. Loại vắc – xin này có mức giá khoảng 50 – 100 nghìn đồng/ mũi tiêm.

Vắc – xin phòng 5 bệnh: Parvo, Care, Lepto, viêm gan, cúm. Loại vắc – xin này có giá thành cao hơn khoảng 150 – 200 nghìn đồng/mũi tiêm.

Vắc – xin phòng 7 bệnh: Parvo, Care, Lepto, viêm gan, cúm, ho cũi, viêm phổi. Mũi tiêm này có giá thành cao nhất, dao động trong khoảng 250 nghìn đồng/mũi tiêm.

Thông thường, khi đưa cún đến các bác sĩ để tiêm phòng. Các bạn sẽ được đưa ra 3 loại vắc – xin.

Tuy nhiên , để đảm bảo sức khỏe cho cún các bạn nên cho chúng tiêm phòng vắc – xin phòng 7 bệnh.

Tóm lại, căn bệnh Parvo là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở chó.

Chính vì thế, trước khi nuôi bất cứ một chú chó nào các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này. Từ đó, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra với chú chó thân yêu mà bạn nuôi.

Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ có những hiểu biết và biết cách phòng và chữa bệnh Parvo cho chú chó thân yêu của bạn.

Cẩu Lương Là Gì? Cơm Chó Là Gì? Ăn Cẩu Lương Là Gì?

Cẩu lương là gì?

Cẩu lương (từ Hán Việt) nghĩa là thức ăn chó.

Theo nghĩa đen từ Trung Quốc thì rất ít người sử dụng từ “cẩu lương” cho để gọi “thức ăn cho chó”.

Mà ở Trung Quốc, cẩu lương là một từ lóng dùng để chỉ hành động thân mật, tình cảm ngọt ngào của cặp đôi yêu nhau thể hiện trước những người độc thân.

Tiếng Trung Quốc là: 狗粮, phiên âm là: /gǒu liáng/

Là một từ ghép. Trong đó:

Cẩu (từ Hán Việt): nghĩa Thuần Việt là con chó.

Lương (từ Hán Việt): nằm trong từ Lương thực, có nghĩa Thuần Việt là thức ăn.

Các cụm từ cẩu lương hay dùng

Cẩu độc thân: là từ giới trẻ Trung Quốc gọi đùa người độc thân

Rải/ Phát cẩu lương: thể hiện tình cảm ngọt ngào trước mặt những người độc thân.

Ăn cẩu lương: những người độc thân (phải) nhìn thấy những cảnh tình cảm ngọt ngào của cặp đôi yêu nhau.

Ví dụ: Hôm nay là lễ tình nhân, đừng rải cẩu lương nữa! Cẩu lương này tôi không ăn đâu!

Ngược cẩu: Hành động mà các cặp đôi show tình cảm thân mật được coi là hành động ngược đãi đối với những người độc thân.

Ví dụ: Đừng rải cẩu lương nữa! Thật là ngược cẩu mà

Mua cẩu lương: việc nhìn thấy các cặp đôi thể hiện tình yêu với nhau.

Ví dụ: Hôm nay cậu là đứa mua cẩu lương à! Tội nghiệp quá!

Từ “Cẩu lương” không chỉ được giới trẻ nhắc đến nhiều trong truyện, video trên Tiktok và mạng xã hội.

Một chút cẩu lương trên Tiktok

Mà từ “Cẩu lương” đã thường xuyên xuất hiện trong các Show truyền hình và phim ảnh Trung Quốc.

Bệnh Parvo Ở Chó – Bệnh Viện Thú Y Petcare

•   Mệt mỏi •   Giảm hoặc bỏ ăn •   Đau bụng và chướng bụng •   Sốt cao hoặc thân nhiệt thấp •   Nôn mửa •   Trong trường hợp nặng thường bị tiêu chảy ra phân có máu •   Nôn mửa và tiêu chảy kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất nước, virus gây tổn thương đến ruột và hệ miễn dịch sẽ gây ra sốc do nhiễm khuẩn. Phần lớn chó chết trong vòng 48-72 giờ từ khi có triệu chứng đầu tiên. Nếu chó có các biểu hiện trên, vui lòng đem chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Chẩn đoán và điều trị

Bệnh Parvo thường được chẩn đoán và điều trị dựa trên tiền sử của vật nuôi, chẩn đoán và làm xét nghiệm. Chưa có thuốc đặc hiệu để tiêu diệt virus trên chó bị nhiễm, việc điều trị chỉ giúp hỗ trợ cho đến khi hệ miễn dịch của chó đủ khả năng chống lại bệnh. Chó cần được giữ ấm, điều trị và chăm sóc ngay lập tức để chống mất nước bằng phương pháp truyền dịch, kiểm soát tình trạng ói và tiêu chảy, và ngăn ngừa nhiễm khuẩn kế phát. Việc điều trị bệnh parvo có thể tốn kém, và chó vẫn có thể chết dù được diều trị tích cực. Việc phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị bằng phương pháp đúng có thể đem lại tỉ lệ sống đến 90%. Chó bệnh cần được cách li để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho chó khỏe. Cần làm vệ sinh và sát trùng chuồng nuôi hoặc các khu vực sinh hoạt của chó để hạn chế lây lan virus.

Phòng ngừa bệnh parvovirus

Để phòng ngừa bệnh parvo ở chó, cần tuân thủ đúng lịch chủng ngừa và làm vệ sinh sạch sẽ nơi ở chủa chó. Chó con dễ bị mắc bệnh vì kháng thể tự nhiên trong sữa chó mẹ có thể không đủ để bảo vệ cho đến lúc hệ miễn dịch của chó con đủ mạnh để tự chống lại bệnh hoặc vắc xin chích vào đã bị trung hòa bởi kháng thể chó mẹ. Vì vậy chủ nuôi cần tuân theo lịch chủng ngừa của bác sĩ thú y để phòng bệnh cho vật nuôi một cách tốt nhất.

Cho đến khi chó con hoàn thành lịch tiêm chủng đầu tiên, chủ nuôi nên chú ý khi dắt chó đến công viên, lớp huấn luyện chó, các cửa hàng bán đồ thú cưng, các dịch vụ khách sạn cho chó và các tiệm cắt tỉa lông cho chó.

Chó chưa chủng ngừa không được tiếp xúc với chó bệnh hoặc chó chưa rõ lịch chủng ngừa. Người đã tiếp xúc với chó bệnh không nên tiếp xúc với chó khác, nếu phải tiếp xúc nên rửa tay (và sát khuẩn hoặc thay quần áo) trước khi tiếp xúc.

Mặc dù đã chích ngừa nhưng vẫn có 1 số ít chó không tạo được kháng thể bảo vệ nên vẫn dễ bị mắc bệnh.

Không bao giờ cho chó tiếp xúc ( ngửi, liếm,..) với phân của chó khác ở ngoài đường, công viên, sân chơi,… Hãy dọn phân của thú cưng để tránh lây nhiễm parvovirus cũng như các bệnh khác có thể gây ảnh hưởng tới con người và động vật.

Nếu chó có biểu hiện nôn mửa hoặc tiêu chảy hay đã từng tiếp xúc với chó bệnh, chủ nuôi không nên đem chó đến công viên, tiệm thẩm mỹ cho chó, khách sạn cho chó, công viên,… để tránh virus lây lan gây bệnh cho chó khác. Nguồn: https://www.avma.org/public/PetCare/Pages/canine-parvovirus.aspx