Những Kỷ Lục Trong Thế Giới Loài Chó “Đã Có Chủ”, Đó Là Những Chú Chó Nào?

Great Dane – Giống chó cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục này thuộc về giống chó Great Dane, một loài chó cổ đại có xuất xứ từ Đức. Great Dane có thể cao tới 1m (tính đến vai) và nặng tới 100kg. Great Dane không chỉ có thân hình cao lớn, chúng được mệnh danh là “Apollo of Dog” (Apollo – Thần Mặt Trời trong thần thoại Hy Lạp) bởi thân hình oai vệ, body chuẩn mà khó có giống chó nào sánh kịp: Ngực nở sâu, eo thon bụng thắt, chân dài cùng các cơ bắp cực kỳ phát triển.

Kỷ lục chó cao nhất thuộc về chú chó Great Dane tên là Zeus với chiều cao là 1.12m (tính đến vai), tuy nhiên chú chó này đã qua đời khi mới 5 tuổi. Hiện chó Great Dane được nuôi rộng rãi ở Việt Nam với giá bán phổ biến từ 6 – 10 triệu / cún từ 2 – 3 tháng tuổi. Chó Great Dane nuôi ở Việt Nam có thể không đạt kích thước khổng lồ như những chú chó ở phương Tây nhưng vẫn có thể cao tới 1m và nặng tới 80kg.

Chihuahua, một giống chó của Mexico nổi tiếng là giống chó nhỏ nhất thế giới. Chiều cao của chúng thường dưới 20cm và nặng chỉ từ 1.5 – 2.5kg khi trưởng thành. Những chú chó Chihuahua nhỏ nhất chỉ nặng dưới 1kg và cao dưới 15cm. Chihuahua là giống chó rất tình cảm, quấn chủ và thích được cưng chiều. Tuy kích thước nhỏ bé nhưng chúng lại có tuổi thọ rất cao, từ 15 – 20 năm, là 1 trong 10 giống chó sống lâu nhất trên thế giới.

Với kích thước nhỏ gọn, Chihuahua đặc biệt thích hợp với những căn hộ nhỏ tại các thành phố. Hiện chihuahua khá phổ biến ở Việt Nam và thường được bán với giá từ 2 – 4 triệu / em.

Border Collie là giống chó chăn cừu có nguồn gốc từ Scotchland. Đây là giống chó cực kỳ thông minh và có khả năng chăn gia súc tốt nhất trên thế giới. Đặc biệt, chúng có khả năng điều khiển đàn gia súc bằng ánh mắt “thần bí” có một không hai trong thế giới giới chó. Chú chó nổi tiếng nhất của giống Border Collie là Chase có thể phân biệt được 1022 trò chơi theo tên gọi và biết chơi hàng trăm trò trong số đó. Một khả năng đáng kinh ngạc mà thường chỉ được thấy ở những loài linh trưởng thông minh nhất như tinh tinh. Hiện chó Border Collie bắt đầu được biết đến ở Việt Nam, mỗi chú chó Collie có giá từ 8 – 10 triệu nhưng số lượng cũng không nhiều.

Xếp ngay sau Border Collie với trí thông minh tương đương là chó Poodle, một giống chó săn của Pháp. Poodle cũng rất thông minh nhưng đáng yêu hơn, có kích thước nhỏ hơn và cần tập thể dục ít hơn, nên thích hợp hơn với những gia đình thành phố bận rộn. Poodle có 3 kích thước là Standard, Miniature và Toy. Toy Poodle là nhỏ nhất (cao dưới 25cm) và phổ biến nhất ở Việt Nam với giá từ 5 – 8 triệu / em. Ngoài ra còn có Poodle Tiny và Teacup, tuy nhiên kích thước này không được công nhận trên thế giới.

Ngao Tây Tạng, giống chó dũng mãnh bậc nhất thế giới đến từ cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc. Giống chó này từng có thời kỳ được săn lùng trên toàn thế giới bởi kích thước to lớn, thân hình oai phong lẫm liệt và sức mạnh không giống chó nào sánh kịp. Những nhà thám hiếm châu Âu khi lần đầu tiên tận mắt trông thấy giống chó này vào thế kỷ 17 tại cao nguyên Tây Tạng đã nói rằng: chúng to hơn chó sói, mạnh hơn hổ báo và nhanh hơn hươu nai.

Hiện chó Ngao Tây Tạng đã “hạ sơn” và được nuôi phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chó Ngao Tây Tạng cũng đang dần được nuôi rộng rãi và được bán với giá từ 12 – 20 triệu / ngao cún từ 2 – 3 tháng tuổi.

Không một giống chó nào sánh kịp về tốc độ với Greyhound, giống chó săn có nguồn gốc từ vùng Trung Đông và Bắc Phi. Chúng là giống chó nhanh nhất thế giới và có thể đạt tốc độ 20.8m/giây hay 75km/h, trở thành một trong những sinh vật nhanh nhất trên hành tinh. Những sinh vật duy nhất nhanh hơn chó Greyhound trên mặt đất là báo gêpa (109km/h), sư tử (81km/h) nhưng chỉ duy trì được tốc độ này trong vài chục mét, trong khi đó Greyhound có thể duy trì tốc độ tối đa trong 250m.

Chó Greyhound từng có một quá khứ huy hoàng ở châu Âu và Bắc Phi, chúng được dùng như những chú chó săn, chuyên săn đuổi thỏ, cáo, hươu nai. Chúng có một thân hình “sinh ra để chạy” với kết cấu hoàn hảo cho việc bùng nổ tốc độ. Bụng thắt, ngực nở, chân cao và đặc biệt các cơ bắp đùi, hông và vai cực kỳ phát triển giúp chúng đạt tốc độ tối đa chỉ sau vài mét chạy đầu tiên. Lông chúng ngắn, mượt và sát da, cùng với đầu nhỏ, mõm nhọn giúp giảm tối đa ma sát với không khí.

Chó Greyhound đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2000 ở trường đua chó Vũng Tàu, thu hút hàng triệu khán giả mỗi năm. Hiện chó Greyhound ở trường đua Vũng Tàu được bán với giá từ 7 – 12 triệu. Những chú chó này đa phần đã qua thời đỉnh cao phong độ, khó cạnh tranh với những chú chó đua còn sung sức. Còn với những chú chó Greyhound đang đua tốt thì giá bán có thể lên tới 20 – 40 triệu, nhưng không được bán rộng rãi.

Chó Pitbull Cắn Chết Anh Trai Chủ Tại Hà Nội: Pitbull Là Loài Chó Hung Dữ Nhất Thế Giới

Không ngờ, con chó nổi điên xông đến xô ông Th. ngã ra đất rồi ngoạm thẳng vào cổ ông. Người dân xung quanh và cả chủ của con chó tìm cách giải cứu, nhưng con chó Pitbull hung hãn vẫn cắn chặt cổ không chịu nhả ra.

Đến khoảng 6h sáng 20/8, ông Th. được đưa đi cấp cứu, tuy nhiên vết thương ở cổ quá nặng.

Chiều tối 20/9, ông bị bệnh viện trả về, sáng 21/8 ông Th. không qua khỏi.

Đây là vụ việc đau lòng, thương tâm thứ 2 xảy ra tại Hà Nội, sau vụ việc cháu bé 8 tháng tuổi bị chó Ngao Tây Tạng nhà nuôi cắn chết mới đây.

Chó Pitbull hay chó Ngao Tây Tạng và nhiều loại chó cưng khác được “dân chơi” nuôi làm cảnh trong nhà đang dần dần trở thành những “tử thần” sẵn sàng nổi điên cắn chủ, cắn người một cách khó kiểm soát.

Riêng Pitbull, sự hung dữ và nguy hiểm của giống cho này từng được cảnh báo nhiều lần, không chỉ ở nước ta.

Đặc thù giống Pitbull là đã ngoạm vật gì thì ngoạm tới khi đứt lìa ra mới thôi. Vì thế, khi bạn bị giống chó này tấn công, thường vết thương để lại rất sâu và rộng. Đó là những vết thường chí mạng, thường khó cứu chữa.

Pitbull có nguồn gốc từ châu Mỹ, nó có đặc tính dữ dằn, hiếu chiến, bền bỉ, gan lì và mạnh mẽ nên thường được dùng làm chó săn.

Người sành chó gọi chó Pitbull với nhiều cái tên như: “Chiến binh”, “sát thủ máu lạnh”, hung thần của dòng chó chiến, chó săn…

Theo một số chuyên gia nuôi dạy chó, Pitbull không phải vô cớ tấn công người, nó chỉ tấn công khi bị kích động. Lúc này, Pitbull đặc biệt hung dữ và dễ dàng tấn công người ngay lập tức.

Ngoài vấn đề tình cách, còn có một số nguyên nhân sinh ra từ chính những người chủ chó, khiến chó Pitbull tấn công người ngày càng nhiều hơn.

Thực tế hiện nay, những người nuôi chó Pitbull thường cố gắng bổ sung các loại thuốc hoặc thực phẩm có tính kích thích cơ bắp cho Pitbull để chó có một thể hình lý tưởng.

Tuy nhiên, chính việc làm này khiến chó luôn bị hưng phấn, các bó cơ được tích trữ nhiều năng lượng hơn bình thường.

Chó Pitbull vốn rất nặng động, khi cơ thể dư thừa sự hưng phấn và năng lượng sẽ khiến nó muốn vận động một cách tối đa.

Những con chó được nuôi nhốt trong môi trường chật hẹp ở thành phố hoặc bị xích quá lâu khiến nó bức xúc, ức chế thần kinh và gặp nhiều stress và dễ nổi điên cắn người.

Sức mạnh thực sự của Pitbull được ví như lực sĩ hạng nặng

Một con Pitbull bình thường có thể cắn vào một vật và đu mình 30 phút không biết mệt, điều này xuất phát từ điểm …

Người đàn ông chết sau 1 tháng bị chó nhà cắn vì không tiêm phòng dại

Thêm một người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ vừa chết vì bệnh dại do chó nhà cắn.

Tại Sao Chó Lại Cắn Chủ?

Chó là loài vật thông minh nhưng bản tính hoang dã của chó vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác. Bản năng của từng loài cũng khác nhau, đối với những con chó được liệt vào dạng mạnh mẽ, hung dữ và tâm lý khó lường thì nhiều rủi ro nuôi chúng. Hệ thần kinh cao cấp ở chó cho phép chó biết vui, buồn, giận dữ và ghen tỵ. Bởi vậy khi nuôi chó chúng ta cần nuôi từ nhỏ và đối xử với chúng ân cần, quan tâm gần gũi chứ không phải như với gà, vịt. Cần dạy dỗ chó đúng cách và khoa học. Trong quá trình nuôi và dạy cần sự nhất quán để đưa chó vào kỷ luật, thể hiện được cái uy của chó.

Chọn sai giống chó Không nuôi từ nhỏ

Chúng tôi luôn khuyên các gia đình nên nuôi chó từ bé để chó quen hơi, qua quá trình chăm sóc thì nó hiền và yêu mến gia chủ nhất. Nuôi chó từ bé khiến chó ngoan hơn, nghe lời hơn và đến tuổi dạy dỗ cũng dễ dàng hơn. Điều này là hiển nhiên nhưng một số người lại chọn nuôi chó khi nó đã lớn. Các chuyên gia nói rằng, chó trên 2 tuổi khi được nuôi sẽ không thực sự trung thành với chủ và nó không nghe lời là rất cao. Nó chỉ sợ chứ không phục tùng chủ. Do đó, nếu bạn nuôi chó dữ đã có tuổi là một điều rất dại dột.

Dạy sai cách

Nhìn chung, gần như lỗi chó cắn chủ là thuộc về con người. Quyết định chọn nuôi chó như thế nào cho phù hợp và tránh được rủi ro là một vấn đề không nên xem nhẹ. Nếu các bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào thì trung tâm chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Chó Cắn Chủ Và Hướng Dẫn Để Chủ Kết Thân Với Chó

Bất kỳ ai yêu chó cũng vui mừng khi có chó bầu bạn hay thất vọng khi chó cắn chủ. Cái cảm giác khi bạn đang trong một mớ hỗn độn và rồi em chó xuất hiện với đôi mắt như biết nói, vẻ mặt đầy thấu cảm, tựa đầu lên đùi bạn và mang đến sự thư thái bình yên? Nhưng không may làm sao, bạn chợt nhận ra chú chó nhà mình không “dễ chịu” như chú chó trên mạng. Trái ngược với sự hào hứng và gần gũi của bạn, chú chó cứ thờ ơ, xa cách, không chịu vâng lời khi bạn huấn luyện. Thậm chí chó cắn chủ để tỏ thái độ chống đối và sủa inh ỏi khắp nhà.

Nguyên nhân khiến chó cắn chủ

Đôi khi giữa chó và người cũng cần các giai đoạn điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Nên cứ mỗi khi bạn dợm nghĩ “Chú chó này chẳng thích mình gì cả”, hãy tự nhắc bản thân nhớ rằng loài chó chỉ đang cần thêm thời gian để làm quen với chủ. Cần phải kiên nhẫn để gây dựng niềm tin và thói quen. Thế nên, bạn chỉ cần giữ vững vai trò của thủ lĩnh đầu đàn và chú chó sẽ dần nồng nhiệt hơn với bạn.

Nhưng nếu như bạn đã nuôi chó từ lâu, và rồi bỗng dưng bạn nhận thấy “Có vẻ nó không còn thích mình nữa rồi”. Sự thay đổi trong một mối quan hệ gắn bó lâu dài như vậy thì thật đáng lo ngại.Khi đang bị bệnh, chó có thể có những biểu hiện lạ như chán ăn, ủ rũ…nên rất có thể đây là lý do. Đừng ngần ngại mang thú cưng nhà mình đến gặp bác sĩ thú y.

Tuy thế, sức khỏe không phải là xuất phát điểm duy nhất của một mối quan hệ lạnh lùng. Bỗng nhiên, một chú chó cắn chủ sau đó thể hiện sự cách xa đối với bầy đàn có thể đang trải qua một loạt các trạng thái cảm xúc như là sự ghen tị, lo lắng hay trầm cảm. Môi trường nhà bạn dạo gần đây có gì khác biệt không? Có lẽ ai đó đang chuyển về sống chung nhà với bạn chăng (hay rời đi)? Bạn không còn đi dạo với chó nhiều như đó giờ? Bất cứ thay đổi nào trong thói quen, kể cả những gì nhỏ nhặt, có thể là nguồn cơn khiến một chú chó ghét chủ của mình.

Bên cạnh đó, nguyên tắc tối quan trọng là bạn cũng đừng quên tôn trọng cá tính riêng của loài chó. Và đừng chỉ nghĩ “Chắc là nó hết thích mình rồi” trong khi sự thật là bản tính của chúng khác hẳn kỳ vọng của loài người.

Một ví dụ điển hình từ trang Vetstreet: “Vài chú chó thích được cưng nựng và vỗ về nhưng có những loài chỉ chịu được một hai cái đụng chạm. Nếu chú chó nhà bạn không ưng được chiều chuộng mà bạn thì cứ hay chạy xộc đến ôm ấp, lẽ dĩ nhiên là chúng sẽ chừa bạn ra.”

Cuối cùng là, tuổi tác cũng đánh dấu một vai trò quan trọng trong sự xa cách. Một chú cún hoạt bát đang dần bước đến tuổi già có lẽ sẽ ưa nằm ườn trên sàn thay vì chạy nhong nhong theo trái bóng. Một chú chó thay đổi hành vi không có nghĩa là chú ta không còn muốn dành thời gian bên bạn nữa mà có lẽ chú đang tập thích nghi với tuổi già đấy thôi.

Mẹo làm sao để chó quý chủ 1. Dành thời gian giúp chó làm quen chủ mới

Bên cạnh việc cho ăn và săn sóc sức khỏe, điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho chú cún của mình là dành thời gian huấn luyện. Khi bắt đầu nhận nuôi một chú chó hẳn bạn sẽ tự hỏi làm cách nào để chó quen chủ mới? Hãy bắt đầu bằng việc âu yếm và trò chuyện với chú, tắm rửa chải lông. Đừng ngại ngần lăn ra sàn và đùa giỡn cùng chú chó nhà mình để chú dần quen với sự hiện diện của bạn.

Nếu bạn dành cho chó nhà mình sự quan tâm chân thành, bạn sẽ không nhận được gì khác ngoài sự gắn bó mạnh mẽ. Và khi chó nghĩ rằng bạn là một người chủ vui tính tận tình, chú sẽ dần loại bỏ cảm giác “ghét” hay ý định cắn chủ mà càng cố gắng nhiều hơn để làm vui lòng bạn.

Các bài huấn luyện là cơ hội để giống chó chứng tỏ mình thông minh nhường nào. Loài chó vốn thích dùng não để vận động, nhưng đáng buồn thay nhiều chủ lại từ bỏ việc huấn luyện chó ngay khi thú cưng của họ chỉ mới thành thạo các câu lệnh đơn giản. “Giáo dục thường xuyên” thông qua các bài tập thông minh giúp cả chủ và chó cùng đồng lòng hướng về một mục tiêu mà không phải sống dưới áp lực của sự hoàn hảo. Ngoài ra, xét về góc độ cá nhân thì huấn luyện chó mang lại cho bạn cơ hội tuyệt vời để cải thiện khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm.

Có lẽ bạn sẽ không ngừng ngợi khen chú chó nhà khi bạn vừa mới nhận nuôi chó, nhưng còn về sau này thì sao? Khen ngợi một chú cún là cách cực kỳ dễ để chú thấy là bạn trân quý chú ra sao và khuyến khích chú luyện tập các bài huấn luyện tốt hơn.

Có vô số cơ hội thường ngày để bạn có thể khen thưởng bằng đồ chơi hoặc bánh thưởng chó. Khi chú đi vệ sinh đúng chỗ, không nhảy nhót lung tung ở chốn công cộng, đi đứng vừa phải khi dạo bộ với bạn, khi chú không sủa gây với chó hàng xóm, và khi chú lặng yên chờ bạn đổ đầy bát thức ăn cho chú. Lời khen không cần phải “sến” tận chín tầng mây, chỉ một câu đơn giản “Đúng rồi, giỏi lắm!” đi cùng nụ cười rạng rỡ là đã đủ để chó quý chủ.

3. Chơi trò chơi để tạo sự gắn kết

Chơi với chú chó không chỉ là việc cả hai “dần” nhau một trận cho mệt. Hòa vào cuộc vui và chơi như thể cả hai thực sự là bạn bè của nhau. Đừng chơi với tâm lý sợ hãi về khả năng em chó cắn chủ. Đây là một cách tuyệt vời để đẩy nhanh quá trình kết thân và củng cố nhận thức cho chó rằng bạn chính là người đến mang niềm vui. Hãy sáng tạo và làm chó bất ngờ với những trò độc đáo, chú chó của bạn sẽ không biết trò gì sẽ diễn ra tiếp theo đâu.

Nếu chó thích chơi trò ném banh, hãy gia tăng độ thú vị bằng cách sử dụng nhiều loại bóng, hay ném nhiều quả thay vì chỉ một để bóng không ngừng xuất hiện quanh chú chó.

Huấn luyện chó nguyên tắc chơi kéo co (thả và nắm theo lệnh của bạn) và thử nhiều loại đồ chơi kéo co. Nhưng nếu chú chó nhà bạn có phần háo thắng, có lẽ bạn nên bỏ qua và chơi thử trò tiếp theo.

Lắp một dây cót phía sau món đồ chơi ưa thích của chú chó và để chú đuổi theo sau như một con mèo.

Chơi trò trốn tìm, để chú phải tìm kiếm bạn khắp ngôi nhà và trong sân.

Thử giấu một món đồ của chú và khiến chú phải dùng khứu giác của mình để tìm ra chúng.

Cốt lõi của các trò chơi gắn kết đội hình là hai bên cam kết chơi bằng cả sự háo hức và tập trung của mình. Vì vậy hãy cất điện thoại đi và nhào vô chơi nào!

Dù chú chó của bạn trung thành thế nào thì cũng rất có thể chú chó đó cắn chủ của mình. Vậy nên, bí quyết là hãy giữ sự bình tĩnh trong quá trình nuôi dạy và huấn luyện chó. Hãy cho chúng thời gian để thích nghi với môi trường cũng như tìm hiểu lý do thực sự. Không phải vô cớ mà chó có những hành vi xung đột như cắn chủ. Chó cũng như người, luôn có thay đổi tâm lý và cần đến tình yêu thương.

Làm Sao Để Chó Không Cắn Chủ?

Tại sao chó cắn chủ?

Trong thế giới hiện đại và áp lực như hiên nay, nuôi Pet nói chung và nuôi con chó nói riêng đã khá phổ biến, nhất là ở các nước phát triển.

Nuôi được con chó vừa ý sẽ không chỉ giải toả áp lực tâm lý, stress, giải trí, thể thao, phát triển tình cảm và trách nhiệm cho trẻ em, mà đối với nhiều người còn là thể hiện đẳng cấp, mức sống. Trong nhiều trường hợp còn là nguồn thu của nhiều hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp nuôi chó dẫn đến bi kịch: bị chó cắn gây thương tích thậm chí tử vong như trường hợp chó Ngao Tạng cắn chết người ở Hà Nội vừa qua… Qua tổng kết , các chuyên gia về chó hàng đầu trên thế giới đều khẳng định 100% trường hợp tai nạn như vậy xảy ra đều do lỗi của con người.

Các lỗi đó được chỉ ra như sau:

1/ Không có kiến thức tối thiểu về tâm sinh lý chó nhưng vẫn cứ nuôi. Đó là:

Chó là con vật có hệ thần kinh cao cấp, biết buồn vui giận hờn ghen tỵ vv.. như con người, nên chúng ta không thể ứng xử với nó như con gà, con lợn. Chúng  ta cần phải ứng xử với chó gần như với một con người thực sự: yêu quý, quan tâm, dạy dỗ đúng cách một cách nghiêm túc, khoa học, phải nhất quán, không được nửa vời và nhất là phải có uy với nó.

Về dinh dưỡng, chó là động vật ăn thịt, không ăn đạm thực vật, ít ăn rau, ăn nhạt hơn người và luôn cần nước sạch. Chú ý chó đang tuổi lớn thức ăn phải đủ can xi và vitamin cần thiết, lượng thức ăn phải tăng dần cho đến khi chó hết tuổi lớn. Mặt khác cũng không nên cho chó ăn thịt sống vừa không hợp vệ sinh, vừa tăng thêm tính hung dữ của chó.

Chó chịu rét tốt hơn chịu nóng. Mùa hè chó hô hấp rất mạnh. Chuồng chó không nên bị nắng buổi chiều chiếu vào, và cũng không nên bị gió mùa đông bắc lùa qua.

Chó rất cần được vận động phù hợp. Thật bất hạnh cho con chó nào luôn luôn bị nhốt trong cũi hoặc dây xích cổ. Thực tế cho thây hầu hết những con chó thường xuyên bị xích hoặc bị nhốt trong cũi là những con chó rất dữ và có tính nết khó chịu,

Chó rất cần gần gũi, tương tác với chủ. Hàng vạn năm nay chó nhà tiến hoá từ chó sói là vì nó luôn luôn được sống, vui chơi và làm việc cùng với con  người. Vì vậy, chó đặc biệt thích được vui chơi giải trí, nhất là vui chơi với chủ. Những con chó ham chơi là những con chó có thần kinh năng động và rất thông minh.

Chó có tính sở hữu rất cao, kể cả sở hữu chủ (mà biểu hiện của nó là sự trung thành). Biểu hiện của nó là sở hữu thức ăn, đồ chơi, lãnh thổ Nếu không biết đặc điểm này sẽ không thể nuôi dạy con chó của mình tốt được.

Ở các nước phát triển, những con chó không xác định làm giống thường được người ta cho đi thiến, nhất là đối với những giống chó dữ. Đây là việc làm rất khoa học, chó khoẻ mạnh hơn, an toàn hơn, chó không bị áp lực sinh lý bức xúc mất kiểm soát, và chắc chắn nó không ngu như nhiều người đồn thổi (bọn quan hoạn nó khôn bằng mấy người bình thường).

2/ Không thật sự yêu thương, đối xử tàn tệ với chó của mình.

Là con vật duy nhất chung sống với con người từ xa xưa, con chó đã trở thành con vật có tính người nhất được nuôi trong gia đình.

Yêu quý và chăm sóc chó đúng cách, con người sẽ có một người bạn trung thành vô giá, và ngược lại, nếu ai đối xử tàn tệ với nó, đương nhiên là sẽ gánh chịu hậu quả: chó sẽ mất lòng tin, mất tình cảm, phát sinh những đức tính tiêu cực, và với bản năng sinh tồn nó sẽ chẳng do dự giáng trả hoặc tấn công vào những kẻ mà nó đã coi là kẻ thù.

3/ Không chọn đúng giống chó phù hợp

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng mà rất nhiều người mắc phải. Trong hơn 400 giống chó mà con người lai tạo ra, chúng khác nhau không chỉ về hình thức mà chúng còn khác nhau về nhiều đặc tính: thần kinh, sức mạnh, thói quen, năng lực làm việc, khả năng thích nghi môi trường…

Có những ưu điểm và khuyết điểm không giống nhau. Nhiều giống chó được lai tạo để thực hiện một công việc, một mục đích nhất định của con người nên nó cũng đòi hỏi được nuôi dưỡng, sinh hoạt trong những môi trường phù hợp tâm sinh lý riêng của chúng.

Thực tế, nhất là ở Việt Nam rất nhiều người nuôi chó chỉ nuôi giống chó mà mình thích, không quan tâm đến việc nó có thích nghi, có phù hợp với điều kiện sống mà ta có được, nhất là không phù hợp với không gian sống, mật độ người cùng sinh hoạt…

Ví dụ, con chó đòi hỏi phải được vận động cường độ cao như các loại chó săn lớn, chó làm việc, chó dữ (phú quốc, xoáy thái, Doberman, Great Dane, Malinois, béc giê Đức, Ngao Tạng vv …) lại ở nhà chật hẹp, đông người, nhiều trẻ con hiếu động…thì rất nguy hiểm. Sống trong những điều kiện đó thì người cũng khổ mà chó cũng khổ.

Ở các nước phát triển, muốn nuôi chó người ta thường hỏi tư vấn chuyên nghiệp xem nên nuôi giống chó nào, nuôi như thế nào cho tốt nhất…, thậm chí ở một số nơi còn có những quy định về không gian tối thiểu cho một số giống chó mà nếu người chủ không thực hiện được sẽ bị phạt nặng và không được nuôi.

4/ Không chọn đúng tuổi chó phù hợp để nuôi.

Nuôi một con chó từ nhỏ đương nhiên cũng có một số khó khăn, nhưng sẽ là vô cùng cần thiết, vô cùng đúng đắn nếu đó là những con chó giống dữ.

Nuôi từ nhỏ ta sẽ dễ dàng tạo được mối quan hệ gần gũi thân thiện vì lúc đó tính hung dữ của chó chưa phát triển, chó sẽ có thói quen phục tùng chủ và gia đình, chủ và chó hiểu nhau hơn, chủ dễ dạy dỗ giáo dục chó hơn.

Nếu mua về con chó đã lớn tuổi (1 năm trở lên) nếu là giống chó dữ sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ khó bị chủ mới khuất phục, nghe theo. Thậm chí nhiều trường hợp con chó đó có vấn đề về sức khoẻ, về thần kinh không khắc phục được thì họ mới bán một con chó to đẹp như vậy.

5/ Không nuôi dạy chó đúng cách.

Chiều chó gần như vô điều kiện hoặc quá nghiêm khắc và thô bạo đối với chó đều nhận được các hậu quả tiêu cực.

Nhiều trường hợp do giáo dục sai cách tạo cho chó hiểu sai vị trí của nó trong gia đình, không tôn trọng chủ là nguyên nhân chắc chắn sẽ dẫn đến việc cắn chủ sau này.

6/ Không đủ điều kiện nuôi chó.

Không có kỹ năng và kiến thức tối thiểu để hiểu và nuôi dạy chó con của mình; không đủ điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng chăm sóc chó; không có đủ cơ sở hạ tầng tối thiểu để nuôi dưỡng chó; nuôi chó luộm thuộm, mất vệ sinh. Đặc biệt là không có thời gian để gần gũi chăm sóc chó.

Nếu không đủ điều kiện như vậy mà vẫn nuôi chó thì khó có con chó nào có thể yêu quý tuyệt đối trung thành với chủ, nhất là đối với những giống chó dữ.

Để chó không cắn chủ, chúng tôi có 1 số khuyến cáo sau đây:

Nếu nuôi chó tại gia đình, nên nuôi chó từ nhỏ. Hết sức hạn chế nuôi chó đã trưởng thành, nhất là các giống chó dữ.

Rất không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình nếu không phải là kinh doanh chuyên nghiệp.

Nuôi dạy đúng cách: hết mực yêu thương nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, cho con chó thấy nó được yêu quý, nhưng cũng không được phép làm những việc sai trái, phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chủ. Chủ luôn luôn phải là chủ, chó luôn luôn chỉ là “cấp dưới”. Tuyệt đối không cho phép chó dọa hoặc cắn chủ ngay từ nhỏ. Muốn vậy mệnh lệnh của chủ phải rõ ràng, nghiêm túc, nhất quán (trước sau như 1, không thể lúc thế này, lúc thế khác…). Tóm lại chủ chó phải tạo được uy quyền tuyệt đối trước con chó của mình.

Những giống chó dữ phải cho đi học ở những trung tâm huấn luyện có uy tín. Ở nước ngoài đây là điều bắt buộc.

Phải có những kỹ năng kiểm soát được những giống chó dữ, tuân theo những quy định như đã nêu ở trên.

Cần thiết phải sử dụng 1 số biện pháp để khống chế (rọ mõm, dây cương cổ dề kỷ luật, vòng cổ xung điện…) hoặc như ở Mỹ: hầu hết những con chó không là giống đều bị thiến, chó sẽ khỏe hơn, an toàn hơn mà cũng không giảm độ thông minh như đồn thổi ở VN.

Cũng giống như con người, có 1 số con chó có tính khí côn đồ, hung dữ, đã dạy bảo không được thì phải kiên quyết thải loại, không thể để xảy ra những tai nạn như vừa rồi.

Tuyệt đối không được khuyến khích chó cắn bừa bãi, vô cớ, tạo cho chó những thói quen xấu nguy hiểm.

Trường hợp mua về những con chó đã trưởng thành phải tìm hiểu kỹ: tại sao họ bán? Tính năng tác dụng, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của giống chó này (cần thiết phải hỏi tư vấn chuyên môn)? Mục đích nuôi chó của mình, các điều kiện nuôi dưỡng, quản lý chó có đủ hay không vv… thì hãy mua…

Từ khi đất nước mở cửa, nhiều giống chó quí được nhập khẩu dễ dàng vào VN đã góp phần vào nâng cao tính đa dạng, chất lượng đàn chó tại VN, nhiều trường hợp đã đóng góp nhất định vào công tác An ninh – Quốc phòng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng và giải trí của xã hội.

Tuy nhiên, để có thể phát huy được tốt mặt tích cực, hạn chế tiêu cực đòi hỏi người nuôi phải có những kiến thức và điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, dạy dỗ… cần thiết.

Có những sai lầm lớn mà khó có thể sửa chữa thì tuyệt đối tránh.

(Nguyến Mạnh Hà – Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ – Học viện NNVN)

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina: