Tìm Hiểu Chó Husky Mặt Ngáo Ăn Gì?

Husky là giống chó kéo xe nổi tiếng vùng Cực Bắc. Tại Việt Nam chúng rất được mọi người yêu thích và dần trở lên phổ biến. Tuy nhiên do thay đổi môi trường sống nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của giống chó này. Nếu bạn đang quan tâm đến chó Husky, tìm hiểu chó Husky ăn gì để mau lớn và khỏe mạnh thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.

Chó Husky ăn gì?

Chăm sóc những chú chó là cả một quá trình, để các bé mau lớn khôn và khỏe mạnh đòi hỏi chủ nhân phải thật sự quan tâm,  chăm lo từ bữa ăn đến giấc ngủ của các bé. Một trong những vấn đề mà khách hàng thường gặp phải khi nuôi chó Husky đó là không biết nên cho chúng ăn gì, chế độ ăn ra sao? Nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi chó và chưa có kinh nghiệm thì việc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho Husky là điều thực sự cần thiết. Bởi hơn ai hết, chúng mình hiểu chế độ ăn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của chú chó đó như thế nào.

Vậy, nên cho Husky ăn gì? Chó Husky được cho là có tổ tiên là loài chó sói nên phần nào cũng ảnh hưởng đến mặt di truyền. Dinh dưỡng chủ yếu trong các bữa ăn của Husky đến từ thịt động vật và đây cũng là nguồn cung protein chính của chúng. Nhưng chỉ riêng thịt thôi thì không đủ, Husky cũng cần được bổ sung thêm những thực phẩm khác giàu chất xơ, tinh bột, vitamin,… Dưới đấy là danh sách những thức ăn tốt nhất cho chó Husky.

Rau củ quả (vitamin và chất xơ): Bổ sung chất xơ góp phần hỗ trợ tiêu hóa rất tốt mà các chủ nuôi tuyệt đối không nên bỏ qua. Các loại rau, củ điển hình là cà rốt, bắp cải, đậu,…

Cơm (tinh bột): Góp phần vào sự phát triển dinh dưỡng toàn diện của chó Husky.

Bên cạnh thức ăn tươi tự nấu kể trên thì thức ăn khô đóng gói, hộp cũng là nguồn cung dinh dưỡng của Husky. Không mất nhiều thời gian chế biến lại đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết nên thức ăn khô được đại đa số chủ nuôi sử dụng. Lưu ý khi dùng đồ ăn khô đó là nên mua các loại thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu tránh mua đồ ăn bày bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây nguy hại sức khỏe lâu dài đến Husky.

Cho chó Husky ăn như thế nào?

Chó từ 1-2 tháng tuổi: Đây là lúc chó Husky còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa ổn định. Thức ăn cho bé ở độ tuổi này chủ yếu là cháo thị xay nhuyễn hay các loại hạt khô đã ngâm mềm cộng với sữa uống kèm. Nên chia ra thành các bữa nhỏ tầm 4-5 bữa một ngày (tốt nhất là 3 bữa chính: sáng, trưa, tối và 2 bữa phụ nửa buổi sáng và nửa nuổi chiều). Cho ăn vừa đủ, không để bé ăn quá no có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Chó từ 3-6 tháng tuổi: Thời điểm này cực kì phải chú ý đến chế độ ăn của chó Husky. Bởi đây là lúc chó cần được nhận sự chăm sóc để phát triển thể chất trong tuổi mới lớn. Bổ sung nhiều thịt, rau củ vào trong các bữa ăn và giảm khẩu phẩn ăn mỗi ngày xuống còn 3 bữa (cắt bỏ 2 bữa phụ đi). Vẫn nên cắt nhỏ thức ăn. Ngoài ra, độ tuổi này thích hợp rèn kỷ luật ăn nhất, mỗi bữa nên cho các bé thời gian ăn nhất định khoảng 20-30 phút rồi cất đi, tránh để thức ăn thừa ở đó vì để ở ngoài thức ăn nhanh nấm mốc phòng khi các bé ăn phải.

Chó từ 6 tháng tuổi trở lên: Chó Husky 6 tháng tuổi trở lên ăn gì? Ở giai đoạn này chó Husky sẽ phát triển rất nhanh nên tiêu thụ một lượng thức ăn lớn để đáp ứng năng lượng hoạt động. Ngoài việc tăng cường khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng thì cần bổ sung thực phẩm giàu canxi hỗ trợ phát triển xương cứng cáp. Mỗi tuần cho chó ăn thêm vài quả trứng cút lộn, vịt lộn hoặc trứng gà luộc. Lúc này, nếu quá bận rộn, bạn có thể cho Husky ăn 2 bữa sáng và tối thôi, trong đó lượng bữa ăn sáng bằng 2 bữa thường cộng lại.

Những lưu ý khi cho Husky ăn

Nhìn chung chó Husky trao đổi chất cực kì hiệu quả, do đó, dù trọng lượng khá lớn nhưng Husky lại hấp thụ lượng thức ăn tương đối nhỏ so với cơ thể. Mặt khác, các bé có đường tiêu hóa rất nhạy cảm nên đòi hỏi bạn phải quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Thứ nhất, đảm bảo nguồn thức ăn tươi ngon đặc biệt là các loại thịt tránh mua thịt ôi thiu như vậy sẽ khiến các bé bị bệnh đường ruột. Thứ hai, vệ sinh khay đĩa trước và sau khi ăn, đồ ăn thừa nên cất hoặc đổ đi không để lại trong đĩa. Nước uống cũng thế, khuyến cáo các chủ nuôi nên thay 3 lần một ngày để tránh bụi bẩn. Thứ ba, thức ăn cho Husky phải được nấu chín, tuyệt đối không cho các bé ăn đồ tanh sống vừa mất vệ sinh lại chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, các loại thức ăn cho chó Husky trong một ngày bạn nên thay đổi mới để tạo cảm giác ngon miệng cho các bé. Đừng bắt bé ăn 1 loại thức ăn quá nhiều sẽ khiến Husky không có cảm giác thèm ăn.

Các loại thực phẩm cần tránh:

Hành tây và tỏi: Ăn hành tây sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở Husky. Chỉ một lượng nhỏ thôi cũng đủ gây ra nguy hiểm cho chúng.

Trứng sống: Nếu như trứng chín cung cấp Protein cho cơ thể cún, thì trứng sống chủ yếu là lòng trắng trứng lại gây đầy bụng, gây ức chế và tiêu hao vitamin H – loại vitamin giúp lông khỏe mạnh và phát triển.

Sô cô la: Ăn nhiều sô cô la sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đặc biệt, gây ra hiện tượng ngộ độc không cẩn thận sẽ dẫn đến tử vong.

Lời kết

Tham khảo bài viết về giá chó Husky tại Việt Nam

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé

chó Husky

 xinh xắn, hoặc tư vấn

dịch vụ phối giống chó Husky

 xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

[Total:

0

Average:

0

]

Chó Bông Husky Lông Mịn Nằm Mặt Ngáo

Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo đang nằm trong danh sách những sản phẩm Chó Bông BÁN CHẠY và đang được các bạn trẻ YÊU THÍCH NHẤT.

Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo được thiết kế với 2 kích thước Gấu Bông lớn nhỏ khác nhau: 1m2, 1m5

Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo•  1m2 : 460k【-10%】➜ 414k •  1m5 : 610k【-10%】➜ 549k

Chất Liệu: Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo được làm từ chất liệu lông cao cấp, bên trong Gấu được nhồi 100% gòn trắng đàn hồi tinh khiết, giúp Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo rất căng bông, êm ái và cực kì an toàn cho sức khỏe.

Hoàn Tiền – Tích Điểm: Các Sản Phẩm Chó Bông khi mua hàng bạn sẽ được đăng ký thông tin vào hệ thống, ngay lập tức bạn sẽ được tích lũy điểm = 3% giá trị đơn hàng đã mua cho lần mua kế tiếp.

Bảo Hành: Đặc biệt, với số điện thoại đã đăng ký, Gấu Bông của bạn mua sẽ được bảo hành đường chỉ may trọn đời tại Shop. Gấu của bạn bị bung chỉ? bạn cứ mang gấu đến cửa hàng & cung cấp số di động là xong. Shop sẽ chăm sóc Gấu của bạn tận tình.

Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo sẽ là món quà tặng vô cùng Dễ Thương dành cho người thân yêu của bạn!

Hình ảnh Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo, hình ảnh này là hình THẬT do Shop TỰ CHỤP.

Chó Bông Husky lông mịn nằm mặt Ngáo

GẤU BÔNG CAO CẤP – chúng tôi – Chuyên Gấu Bông Nhập

TÍCH ĐIỂM HOÀN TIỀN【3%】KHI MUA HÀNG

GÓI QUÀ MIỄN PHÍ – GIAO HÀNG 60 PHÚT

• Cửa Hàng: 219 Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận, HCM• Hotline:

• Cửa Hàng: 219 Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận, HCM• Hotline: 0967.110.738 • Giờ làm việc: 9h Sáng – 9h30 Tối

Hãy gọi Hotline nếu bạn cần Mua Hàng Gấp:

0967.110.738

Chó Husky Sibir Ngáo: Hồ Sơ Giống Và Giá Cả

Nói về Husky (Husky Siberia) chắc hẳn không ít thì nhiều bạn đã rất trầm trò về giống chó này, không chỉ vì vẻ ngoài to lớn kiêu hãnh có những nét hao hao giống loài sói tuyết lạnh lùng mà còn về tính cách “ngáo ngơ”, “sang sảng” của nó? Khoan đã, hình như có gì đó sai sai tại sao lại vừa lạnh lùng, kiêu hãnh mà lại ngáo ngơ (Thật chứ)?

Tổng quan về giống chó Husky Sibir

– Độ nổi bật của giống theo AKC: 12 trên 195 giống chó – Chiều cao: 53 – 60cm đối với chó đực, 51 – 56 cm đối với chó cái – Trọng lượng: 20.5 – 27kg với chó đực và 16 – 23kg với chó cái – Tuổi thọ: 12 – 14 năm – Nhóm: Chó kéo xe

Những điều bạn chưa biết về nguồn gốc của Husky Siberia

Tổ tiên của Siberia Husky có một cơ thể nhỏ gọn không quá to lớn như ngày nay, bộ lông xù xì, đôi tay dựng đứng và chiếc đuôi hình lưỡi liềm dày đặc trưng. Chúng được nhân giống ở khu vực đông bắc Á bởi người Chukchi và được nuôi làm chó đồng hành củng như chó kéo xe bền bỉ

Siberians bắt đầu lọt vào tầm mắt xanh của công chúng khi giống chó này bắt đầu tham dự và chiến thắng các cuộc đua xe trượt tuyết trong đầu những năm 1900, nhưng bước ngoặc xuất hiện năm 1925 khi huyền thoại Leonhard Seppala dẫn đoàn chó kéo xe của mình vượt 658 dặm chỉ trong 5 ngày rưỡi để đưa huyết thanh từ Nome đến Alaska để cứu một khu bệnh dịch hạch đã bùng phát. Cuộc chạy đua ly kỳ này đã được truyền bá rộng rãi trên khắp các tờ báo tại thời điểm đó, củng là cột mốc mà Husky Siberia để lại ấn tượng trên toàn thế giới và sự nổi tiếng đó tồn tại mãi cho đến hôm nay

Balto, chú chó dẫn đầu đoàn của Seppala trên chặng cuối cùng của cuộc hành trình vẫn là một trong những chú cho anh hùng và được vinh danh cho đến ngày này

Những chú chó oai hùng này được giữ lại và trở thành người bạn khi chơi các môn thể thao dưới tuyết trên khắp khu vực Alaska của Bắc Mỹ. Từ việc nuôi giữ và thích nghi dần với khí hậu và điều kiện sinh hoạt tại khu vực này, và từ đó giống chó Alaska nổi tiếng không kém được ra đời!

Tiêu chuẩn giống của Husky Siberia

Không dài dòng nữa cùng bắt đầu tìm hiểu những tiêu chuẩn của giống chó này nào

Tổng thể về Siberia Husky

Đây là một giống chó có kích thước trung bình, chúng có khả năng di chuyển thanh thoát, nhanh và nhẹ trên đôi chân của mình, nhìn tổng quan có thể nói khá duyên dáng và hài hòa. Cơ thể nhỏ gọn vừa phải, thân hình cân đối, đôi tai dựng đứng và đuôi với lông khá dày thoạt nhìn như cây chổi 🙂

Khả năng mang tải (kéo xe) nhẹ khi di chuyển trên một quãng đường trung bình. Tỷ lệ về cơ thể và hình thể phản ánh sự cân bằng cơ bản giữa ba yếu tố: sức mạnh, tốc độ, sức bền

– Đôi mắt: Mắt của Husky có rất nhiều màu sắc khác nhau như vàng, nâu, xanh dương, xanh lá, đôi khi có những chú Husky có đến tận hai màu mắt khác nhau càng tôn lên vẻ đẹp của chúng. Chúng có hình quả hạnh, hướng hơi xiên xuống và cách đều nhau so với phần sóng mũi ở giữa Lỗi giống: Mắt xiên quá mức hoặc đặt quá gần nhau

– Tai: Đôi tai của Husky có kích thước trung bình, hình tam giác nằm trên cao phần đầu và hướng về phía trước. Phần thịt ở tai khá dày, độ cương cứng mạnh mẽ (bạn có thể sờ hoặc bẻ cong phần tai của Husky để cảm nhận điều này), phần đầu tai hơi tròn và hướng thẳng lên Lỗi giống: Tai quá lớn so với phần đầu, rộng và không cương cứng

– Phần hộp sọ: Hộp sọ có kích thước trung bình và tỷ lệ với phần cơ thể, hơi tròn trên đỉnh và thon dần từ điểm rộng nhất đến khu vực mắt Lỗi giống: Phần đầu vụng hoặc trông có vẻ nặng nề hoặc quá nhọn

– Điểm dừng trên đỉnh sóng mũi: Rõ ràng và sống mũi thẳng từ điểm dừng đến đỉnh mũi Lỗi giống: Điểm dừng nhìn không rõ ràng

– Mõm: Mõm Husky có chiều dài trung bình nghĩa là khoảng cách từ chóp mũi đến điểm dừng phải tương đối với khoảng cách từ điểm dừng đến phần chóp đầu. Để đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu này mõm của Husky phải có chiều rộng trung bình, thon dần về phía mũi, với phần chóp không quá nhọn hoặc quá vuông Lỗi giống: Phần mõm quá nhọn hoặc quá thô, quá ngắn hoặc quá dài

– Mũi: Tương tự với mắt, mũi của Husky củng được phân thành nhiều màu sắc khác nhau như mũi đen ở Husky có lông xám, nâu đỏ hoặc đen. Đối với một số em Husky có bộ lông màu trắng tuyết phần mũi có thể không có màu (màu thịt)

– Phần cổ: Cổ có chiều dài trung bình, hơi cong mang dáng vẻ đầy tự hào khi Husky đứng. Khi di chuyển phần sau cổ được mở rộng để đầu đưa về phía trước một chút Lỗi giống: Cổ ngắn và dày. Cổ quá dài

– Ngực: Husky có phần ngực sâu và khỏe, tuy nhiên lại không quá rộng, với điểm sâu nhất chỉ ở phía sau và ngang với khuỷu tay. Các xương sường bung ra từ phần cột sống nhưng được làm phẳng ở hai bên điều này giúp nâng cao khả năng hoạt động, tự do hơn Lỗi giống: Ngực quá rộng, phần sườn hơi thùng xuống phía dưới, xương sườn yếu hoặc quá phẳng

– Phần lưng: Lưng thẳng và mạnh mẽ, chiều dài trung bình không mập hoặc chùng xuống quá mức. Các thăn thịt căn và nạc, hẹp hơn so với phần lồng xương sườn và một chút nhẹ nhàng. Phần nôi dốc ra giúp bảo vệ cột sống nhưng không dốc quá mức hạn chế lực đẩy về sau của phần chân sau

– Đuôi: Đây có thể xem là phần được chấm điểm nhiều nhất ảnh hưởng nhiều đến sự cảm nhận của chúng ta đối với Husky, phần đuôi với lông dày và xù và thường cong lên khi chúng được chú ý. Khi đưa lên đuôi không cong sang hai bên cơ thể. Phần lông đuôi đều tính từ phân đỉnh đến phần cuối khiên nó xòe ra giống như bàn chải tròn Lỗi giống: đuôi gãy hoặc cuộn chặt, đuôi đặt quá thấp hoặc quá cao

– Chân trước: Xương bả vai được đặt tốt, phần bắp trên hơi nghiêng về phía sau cho đến phần khuỷu và không bao giờ vuông góc với mặt đất. Các cơ và dây chằng giữ vai đến lồng ngực phải vững chắc và phát triển tốt. Khi nhìn từ phía trước hai chân phải có khoảng cách vừa phải, song song và thẳng, phần khuỷu tay sát cơ thể

– Chân sau: Khi đứng nhìn từ phía sau, hai chân có khoảng cách vừa phải và song song. Phần đùi trên có cơ bắp cuồn cuộn và mạnh mẽ, các cơ bắp được uốn cong tốt, khớp háng có thể nhìn thấy rõ ràng và đặt thấp xuống phía mặt đất

Phần lông của Husky Sibirian khá dày và được chia thành hai lớp, phần ngoài có chiều dài gấp đôi phần lông ở bên trong đây là đặc điểm điển hình giúp giữ ấm cơ thể ở khu vực lạnh giá quanh năm. Khiến cho Husky có vẻ ngoài có phần mờ và ảo. Lớp lông lót bên trong mềm và rậm có nhiệm vụ nâng đỡ lớp lông bên ngoài. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu khá nóng như ở Việt Nam bạn nên chú ý cạo lông cho chú chó của mình để tránh tình trạng sốt hoặc sốc nhiệt

“Tuy nhiên” – dĩ nhiên rồi việc gì củng sẽ có một phần không đúng của nó :D. Tại Việt Nam giống chó này đã được nhập về và đã trải qua rất nhiều đời con cháu ở đây nên việc bạn chọn ra một chú chó mang đầy đủ các đặc điểm thuần chủng hoàn toàn là một điều rất hiếm (thường chỉ thấy ở các trại chó lớn chuyên nhân giống với đàn chó nhập trực tiếp).

Cách chăm sóc chó Husky Siberia

Bài có thể tham khảo bài viết chi tiết về cách chăm sóc Husky đúng cách để trang bị thêm những kiến thức cần thiết cho mình

Chế độ dinh dưỡng cho Husky

Chất dinh dưỡng chính mà Hút-ki cần cho mình chính là Protein (đạm), lượng protein mà bạn cần cung cấp có thể căn chỉnh tùy vào chế độ vận động của nó. Trong những ngày hè nóng nực lượng đạm cần cung cấp thấp khoảng 20% và khoảng 32% cho những ngày đông lạnh giá

Không nên cho ăn quá nhiều để tránh tình trạng béo phì, bạn có thể theo dõi trọng lượng và tính trạng sức khỏe để chọn các chất dinh dưỡng bổ sung

Chế độ tắm rửa và chăm sóc sức khỏe

Chải lông cho Husky hàng tuần để bộ lông của chúng luôn trong tình trạng tốt nhất. Như đã đề cập bên trên bộ lông của giống này gồm phần lông ngoài và lớp lông lót bên trong. Lớp lông lót sẽ rụng 2 lần/năm và điều quan trọng là bạn phải luôn chải để rụng lớp lông cũ có thể sử dụng bàn chải ghim hoặc lược để làm việc này

Bên cạnh đó, hãy chú ý đến chiều dài móng chân của Husky, cắt ngắn chúng để tránh bất kỳ vấn đề gì về phần chân. Đảm bảo được những điều này chắc chắn chú chó của bạn trông sẽ dễ dàng “thu hút mọi ánh nhìn”

Chế độ thể thao và huấn luyện cho Husky

Việc huấn luyện thường mang lại lợi ích lớn cho hầu hết các giống vật nuôi, điều này sẽ giúp chúng ngoan ngoãn nghe lời và cư xử đúng mực hơn (đặc biệt điều này sẽ hạn chế tình trạng ngáo ngơ của chúng). Việc huấn luyện càng đóng vai trò quan trọng đối với giống “chó kéo xe” này. Nhưng ở Việt Nam chúng ta hầu như thích Husky vì vẻ một ngu ngơ của nó nên việc huấn luyện có thể có hay không củng được

Về sức khỏe của Husky

Giá chó Husky là bao nhiêu

Chó Husky được sinh ra tại Việt Nam

Đây có thể xem là giống Husky có giá thành rẻ nhất khoảng giá của chúng có thể dao động từ 7 triệu – 10 triệu tùy thuộc vào ngoại hình củng như bộ lông của chúng. Thông thường, đối với dòng này cả chó bố và mẹ đều được sinh ra và phối giống tại Việt Nam

Trong khoảng giá này bạn có thể tự tin rằng chú Husky của mình sẽ có sức khỏe tốt, vẻ ngoài ổn đẹp và đây củng là dòng Husky được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam vì mức giá hợp lý phù hợp với đại đa số khách hàng

Chó Husky được sinh tại Việt Nam có bố hoặc mẹ nhập ngoại

Nguồn gốc chó bố mẹ có thể khác nhau. Hiện nay, có hai nguồn chó nhập chủ yếu là từ Thái Lan hoặc các khu vực châu Âu chủ yếu là Nga. Tùy vào nguồn gốc của chó bố mẹ và ngoại hình chó con sinh ra, giá có giá giao động trong khoảng từ 10 – 14 triệu

Chó Husky nhập khẩu

Hiện nay, ở thị trường Việt Nam chó Husky thường được nhập khẩu ở hai thị trường chính

Thái Lan: đây có thể được xem là khu vực mà những chú chó Husky đầu tiên được nhập về Việt Nam. Do đó, chọn một chú chó có nguồn gốc từ quốc gia này sẽ đảm bảo cho bạn về các chất lượng củng như nguồn gốc rõ ràng. Đây là một sự lựa chọn tốt cho một số bạn cần một chú Husky để làm giống mức giá giao động trong khoảng từ 12 – 16 triệu đồng

Nga, Canada, Mỹ, châu Âu: trong các khu vực này thì Nga là khu vực cung cấp những chú chó chất lượng nhất đơn giản vì đây chính là nơi mà những chú Husky Siberian đầu tiên được sinh ra mà. Về giá cả loại nhập khẩu cao cấp này thường dao động trên dưới 50 triệu đồng hoặc có thể hơn tùy thuộc vào phả hệ và ngoại hình của chúng

Một số lưu ý khi chọn mua chó Husky

Scr: Tigger Funnies

America kennel club

The Review

Đánh giá Chó Husky Sibir

4.6

Score

PROS

Giống chó đẹp, khỏe phù hợp cho nhiều đối tượng người nuôi

Mức giá của Husky hiện này củng rất phải chăng không quá cao

Được nhân giống tại Việt Nam trong thời gian dài nên khá dễ mua

Khuôn mặt và tính cách vui nhộn giúp giải stress tốt sau khi làm việc

CONS

Kích thước của Husky khá lớn nên cần môi trường rộng rãi thoải mái

Có khả năng bị sốc nhiệt nếu trời quá nóng

Review Breakdown

Mức độ tình cảm

Thân thiện

Cắn xé đồ đạc

Thân thiện với thú cưng khác

Nhu cầu tập thể dục

Tinh nghịch

Mức năng lượng

Khả năng huấn luyện

Sự thông minh

Mức độ rụng lông

Chó Husky Siberian – Thánh Ngáo Siêu Biểu Cảm Của Loài Chó

1/ Lịch sử nguồn gốc và xuất xứ của chó Husky Sibir

1.1/ Chukchi là bộ tộc đầu tiên nuôi dưỡng chó Husky

Nhiều người đều biết rằng chó Husky là giống chó xuất xứ từ Siberia nhưng có thể họ chưa biết rằng bộ tộc du mục Chukchi là những người đầu tiên phát hiện và chăm sóc giống chó này. Chukchi là một bộ tộc cổ xưa sống trên bán đảo Chukchi nằm ở phía Đông Siberia khắc nghiệt và lạnh lẽo.

Là một bộ tộc sinh sống chủ yếu nhờ việc săn bắn nên những “cỗ xe” của họ tại thời điểm bấy giờ chủ yếu là tuần lộc. Tuy nhiên môi trường sống tại nơi cực Bắc Trái Đất này ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, buộc người Chukchi phải đi xa hơn để kiếm sống. Lúc này những chú tuần lộc không đáp ứng được yêu cầu về sức bền của họ nên một giải pháp mới cần phải được tìm ra.

Cũng chính lúc này, chú chó Husky Sibir xuất hiện và chứng minh được cho họ thấy sự mạnh mẽ, sức bền bỉ của hậu duệ loài sói cổ đại là như thế nào. Kể từ đó, chó Husky được sử dụng làm chó kéo xe cho người Chukchi và những chú tuần lộc sẽ hỗ trợ ở phía sau những anh chàng ngáo này.

Khi nhìn thấy ánh sáng chân lý trời ban, người Chukchi đã liên tục nhân giống chó Husky để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (tất nhiên không thịt đâu). Ngoài làm anh phu kéo xe đi săn, Husky thường phải gánh vác kéo những vật nặng nhất, tham gia săn mồi và bảo vệ gia súc.

Nhận thấy Husky là chú chó trung thành và khỏe mạnh nên người Chukchi cũng rất tôn trọng chúng. Chỉ có những người già, trẻ em hoặc người bị bệnh mới được phép ngồi lên xe để chúng kéo đi trong bản làng. Và họ tin rằng, bất kỳ ai hành hạ chó Husky sẽ không được gặp kết quả tốt, không được về với chúa trên cao.

1.2/ Cuộc thanh trừng bộ tộc Chukchi của người Nga

Vào những năm 1742, quân đội Nga tuyên bố mở ra một cuộc chiến tranh nhằm thâu tóm vùng đất và biến người Chukchi thành nô lệ. Sau nhiều năm chiến tranh diễn ra liên miên, người Chukchi cuối cùng bị thất bại và họ buộc phải di tản sang các vùng đất khác.

Tuy nhiên, năm 1764 người Nga ra sắc lệnh ngừng chiến và bình thường hóa quan hệ với người Chukchi. Cho tới năm 1788 đã có những cuộc giao thương đầu tiên ở Kolyma. Và hiện tại đang có hai giả thuyết trái chiều là chó Husky lai tạo bởi người Chukchi đã biến mất hoàn toàn sau cuộc thanh trừng và giả thuyết chúng vẫn còn tồn tại đâu đó trong số những ông ngáo hiện nay.

William Goosak – một lái buôn người Nga được cho là đã mang Husky tới với Châu Mỹ, cụ thể là Alaska. Vào thời điểm đó, những chú Husky của Goosak tại Alaska với thân hình nhỏ con, mảnh khảnh đã bị người dân và lái buôn nơi đây chế giễu và cho rằng chúng làm sao bì được với những giống chó “đỉnh cao” thời điểm đó như Alaska Malamute (bạn thân của Husky đó).

Năm 1908, cơn sốt vàng ở khu vực Sitka , Nome , sông Klondike , Fairbanks và Iditarod đã thu hút rất nhiều người tới và phát sinh ra một lượng lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa với khoảng cách rất xa. Lúc này những chú chó kéo xe hiện tại đã gặp rất nhiều khó khăn để đáp ứng lại yêu cầu và Goosak biết rằng thời điểm của mình đã tới.

Những người thuê vận chuyển ở đây sẽ lựa ra một chú chó tốt nhất để đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hóa nên một cuộc đua được diễn ra. GooSak đã thuyết phục Louis Thurstrop (thủy thủ người Đan Mạch) tham gia vào đội của mình. Và lẽ dĩ nhiên, với sức bền bỉ được tôi luyện kèm thân hình nhỏ nhắn, chó Husky đã giành được vị trí thứ ba.

Mùa đông năm 1924 ở thị trấn Nome phía bắc Alaska xuất hiện dịch bệnh bạch hầu diễn biến với tốc độ cao và đã có nhiều người không được ở lại. Không may thay, toàn bộ số vắc xin kháng loại bệnh này tại Bệnh viện Maynard Columbus đều đã quá hạn sử dụng.

Mặc dù trước đó, một lô hàng đã được đặt trước nhưng do sự cố thời tiết nên các loại tàu thủy không thể di chuyển trong điều kiện băng tuyết. Ngay cả các máy bay lúc đó cũng không thể cất cánh do lo ngại vấn đề an toàn khi bay dưới thời tiết giá lạnh.

Lúc này một cuộc chạy đua cấp tốc bằng chó Husky để vận chuyển vắc xin được diễn ra từ Nenana tới Nome với quãng đường gần 1085km. Vào lúc 9 giờ tối ngày 27/1/1925, Wild Bill” Shannon nhận lô vắc xin từ nhà ga và thực hiện cuộc vận chuyển tới Minto bằng 11 chú chó dẫn đoàn bởi Blackie với tiết trời âm 52 độ C. (Sau chuyến đi đã có một vài chú Huski không còn).

Các cuộc vận chuyển tiếp theo được thực hiện bởi Half-Athabaskan Edgar Kalland, George Nollner, Charlie Evans, Leonhard Seppala và cuối cùng tới Gunnar Kaasen. Vào lúc 5:30 sáng ngày 2 tháng 2 năm 1925, lô hàng đã được vận chuyển thành công tới Nome, kịp thời giải cứu cho người dân nơi đây.

Sau cuộc giải cứu này, dù có nhiều tổn thất về những chú Husky và sức khỏe người vận chuyển nhưng kể từ đó cái tên Husky không còn là chú chó chuột nhắt ở Alaska nữa mà chúng đã trở thành “Người anh hùng Alaska”. Tổng thống Calvin Coolidge và Thượng viện đã dừng toàn bộ công việc để gửi thư chúc mừng những vị anh hùng này. Và một bức tượng chó Husky Balto đượng dựng tại Công viên trung tâm NewYork để tưởng niệm và vinh danh toàn bộ thành viên cuộc chạy đua này.

Và sự kiện này đã được đặt tên là cuộc chạy đua huyết thanh 1925 (1925 serum run to Nome) và cũng chính là nguồn gốc của cuộc đua chó kéo xe Iditarod hiện đại ngày nay.

Tìm hiểu thêm: Chó đốm dalmatian giá bao nhiêu tiền?

2/ Đặc điểm ngoại hình và nhận diện chó Husky

Chiều cao: Cái: 50–56 cm, Đực: 54–60 cm

Cân nặng: Cái: 16–23 kg, Đực: 20–27 kg

Tuổi thọ: 12 – 15 năm

http://images.akc.org/pdf/breeds/standards/SiberianHusky.pdf

2.1/ Nhìn tổng quan trông chúng ra sao?

Những chú Husky có khung xương rất chắc chắn và những khối cơ ẩn giấu sau lớp lông dày nên khiến cho một chú đực rất chuẩn men nhưng không hề bị thô như những chú chó Pitbull cơ bắp, và một cô chó nữ tính hơn nhưng lại không hề yếu đuối như một em Bichon.

Như ở phần thông tin nhanh Ngân đã đưa tới cho các bạn, một chú Husky tiêu chuẩn chất lượng cao thường sẽ không vượt qua phạm vi về chiều cao và cân nặng như trên. Một nhà lai tạo có tâm sẽ không bao giờ mang chó Husky của anh ta đi lai tạp với các giống chó khổng lồ khác, bởi nó sẽ mất đi cái chất của 1 em Siberian Husky.

2.2/ Cái đầu và khuôn mặt đặc biệt

Chúng được mệnh danh là Thánh Ngáo cũng bởi biểu cảm trên cái đầu đặc biệt này (Ngân sẽ đề cập ở phần tính cách nha). Mà để biểu cảm được như vậy cần sự hỗ trợ từ các bộ phận rất nhiều.

Một cái đầu có kích thước trung bình, không quá to, không quá nhỏ, cân xứng với toàn bộ cơ thể và có xu hướng bo tròn ở đỉnh đầu.

Một đôi tai hình tam giác cỡ trung bình, dày, và luôn luôn dựng đứng

Đôi mắt có dạng quả hạnh nhân, có xu hướng xếch lên một chút nhưng không được vượt quá góc 30 độ. Chính vì vậy, với nhiều con sen thì cái nhìn của chúng hơi hơi đáng sợ và dữ dằn.

Mõm cũng dài ở mức trung bình, đầu mõm không nhọn mà cũng không vuông

Mũi thì bình thường như các giống chó khác, màu mũi sẽ phụ thuộc vào màu lông. Lông màu nào thì mũi màu đó (Em màu trắng thì có mũi hồng nhạt). Ngoài ra còn có tình trạng giảm sắc tố ở mũi do thời tiết nhưng chỉ thường xảy ra ở những em sống ở vùng băng giá như Alaska thôi. (giảm sắc tố mũi là xuất hiện một màu hồng nhạt dọc sống mũi)

2.3/ Mắt màu xanh là điểm nhấn của chó Husky

Điểm đặc trưng và ấn tượng nhất đối với một chú chó Husky ngoài vẻ ngoại hình giống chó sói nữa là đôi mắt màu xanh. Tuy rằng, chúng vẫn có nhiều cá thể có mắt màu đồng, nâu lục nhạt và hổ phách nhưng mắt xanh thường được gắn liền với tên tuổi của chúng. Không những vậy có một vài chú chó Husky còn có mắt 2 màu nữa cơ.

Lý do chúng có đôi mắt xanh là bởi sự đột biến của nhiễm sắc thể thứ 18, gần gen ALX4. Kết quả này được đưa ra sau khi các nhà khoa học đã tiến hành phân tích trên mẫu của 6070 chú chó Husky. Sự đột biến này tạo ra tình trạng giảm sắc tố trong mắt ở những chú chó Husky, khiến sự ra vào của ánh sáng khác đi so với thông thường và để lại một màu xanh tuyệt đẹp.

2.4/ Bộ lông sắc màu tuyệt vời

Do phải làm việc nặng nhọc, kéo xe trong thời tiết băng giá luôn ở mức âm 50 độ tại Siberian hoặc Alaska nên bộ lông của chó Husky rất dày và có tới 2 lớp cùng chức năng riêng biệt.

Một lớp lông ôm sát cơ thể gọi là lớp lông lót có nhiệm vụ giữ ấm và ổn định thân nhiệt cho chúng. Và một lớp lông bên ngoài gọi là lớp bảo vệ có nhiệm vụ ngăn giá rét ảnh hưởng tới lớp lót, tránh tia UV và bụi bẩn. Lớp lông bảo vệ thường dài và dày nhất.

Tiêu chuẩn lông của Husky là dài vừa phải, tuy nhiên trên thế giới có một loại lông dài khác gọi là Wooly Husky. Đây thường là giống đã lai tạo với nhiều giống chó lông dài khác, trông thì khá đẹp nhưng điều này sẽ rất có hại cho chúng.

Lớp lông dài sẽ khiến chúng bị tồn động băng tuyết, lâu khô hơn khi gặp nước nên khiến chúng có thể gặp nguy hiểm trong tiết trời giá lạnh. Tất nhiên Ngân đang nói tới tiêu chuẩn ở vùng Đông Bắc Á, còn ở Việt Nam thì lấy đâu ra tuyết.

Màu Đen – Trắng: Không xa lạ gì nữa rồi, một lớp lông có sự kết hợp hai màu đen trắng đặc trưng của chú chó này. Thông thường màu mắt xanh sẽ gắn liền với bộ lông đen trắng.

Màu Trắng: là kiểu lông đang được nhiều con sen săn tìm thời gian gần đây, lớp lông toàn thân của chúng có màu trắng tinh khiết nên nhìn rất lạ và bắt mắt.

Màu Xám – Trắng: Cũng gần tương tự với màu đen trắng nhưng các điểm đen sẽ thưa và nhạt hơn. Màu này ở mèo người ta gọi là màu Chinchilla đấy.

Màu cát (Sable): Chả biết diễn tả thế nào nữa, nó gần chuyển thành màu trắng và màu như cát sa mạc vậy đó

2.5/ Cái đuôi xù đáng yêu

Đuôi của chó Husky Siberian xù như đuôi của một con cáo và cụp xuống bình thường như những con chó khác. Nhưng khi chơi đùa hay được khen ngợi chiếc đuôi này sẽ cong tớn lên hình lưỡi liềm (nếu đuôi cong nhiều quá thì sẽ không đúng tiêu chuẩn giống nha)

Lớp lông trên chiếc đuôi khá dài và dày nên chúng thường sử dụng để làm ấm mũi khi nằm nghỉ ngơi trong thời tiết giá lạnh.

3/ Đặc điểm tính cách của chó Husky

Do có ngoại hình giống với một con sói và ánh mắt khá “bặm trợn” nên rất nhiều người lần đầu tiếp xúc với chúng thường đặt câu hỏi “Liệu chó Husky có dữ không”. Bạn yên tâm đi, trông mặt chúng khó ở thế thôi còn tính tình hiền khô ấy mà, đọc chậm lại để tìm hiểu nha.

3.1/ Chó Husky hiền lành tới mức hơi khờ

Vẻ mặt bặm trợn của chúng sẽ trái ngược hẳn với tính cách của chúng đối với con người. Husky Siberian luôn có xu hướng thân thiện với tất cả mọi người, đặc biệt là chủ của chúng. Nếu bạn là một người lạ, chỉ cần không có ý làm nguy hiểm tới chúng thì bạn sẽ như người trong nhà vậy.

Thế nhưng điều này lại không thực sự tốt lắm bởi chúng sẽ không phải là giống chó có thể giúp bạn trông nhà, canh chừng kẻ trộm và cũng khó có thể tin tưởng khi gặp tình huống xấu.

3.2/ Chó Husky cực kỳ tăng động

Ưu điểm tuyệt vời của giống chó Siberian Husky chính là khả năng làm việc dai dẳng, không ngại thời tiết khắc nghiệt và có thể nhịn ăn được nhiều ngày. Kết hợp với từ xa xưa chúng cũng luôn phải làm việc nhóm nên cái gen hướng ngoại, năng lượng tràn đầy luôn thường trực trong cơ thể của những chú chó này.

Nếu để ý bạn sẽ thấy đặc điểm chung ở chúng chính là CỰC KỲ NGHỊCH NGỢM. Chúng sẽ không chịu cả ngày nằm yên một chỗ hay chịu ở nhà một mình quá 6 tiếng đồng hồ đâu. Chúng sẽ tìm cách thoát ra ngoài hoặc phá tung căn hộ của bạn lên nếu bị nhốt ở nhà.

Hoặc nếu thoát ra ngoài rồi nếu không được trông chừng cẩn thận chúng cũng sẽ quá khích mà chạy loạn xới xung quanh phố xóm, bới tung thùng rác, đuổi đánh những con mèo, chuột hoặc động vật nhỏ hơn khác (bản năng săn mồi).

Chúng cũng sẽ là người bạn tuyệt vời giúp bạn trông chừng và chơi đùa cùng lũ nhỏ nhưng cần có sự kiểm soát bởi với năng lượng dồi dào kèm cái tính tang động của chúng sẽ dễ làm tổn thương lũ nhóc.

Xem Video về sự tăng động của chúng TẠI ĐÂY

3.3/ Chúng rất lắm mồm

3.4/ Không hề dễ huấn luyện

Rất nhiều nhà huấn luyện chó đã kết luận rằng: “Chó Husky không hề dễ dàng để huấn luyện”. Không phải bởi chúng ngốc nghếch hơn các giống chó khác mà trái lại dường như chúng rất thông minh. Chúng sẽ không mù quáng mà làm theo mệnh lệnh của con người mà sẽ suy nghĩ xem có nhất thiết phải thực hiện hành động đó hay không

3.5/ Là Thánh Ngáo của loài chó

Tuy chưa có nghiên cứu khoa học tại sao lũ Husky có vẻ ngáo ngơ hơn những loài chó khác, nhưng theo Ngân một phần có thể vì chúng quá hướng ngoại, mắt luôn dõi theo những gì đang chuyển động, thay đổi và cơ thể luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động nên đôi khi tay nhanh hơn não gây ra những pha không biết nên cười hay khóc.

Chính vì đặc điểm này mà Husky ở Việt Nam được mệnh danh là Thánh Ngáo, Đại Ngáo,… Bạn có thể tìm được rất nhiều hình ảnh, clip về độ ngáo của chúng trên mạng xã hội. Không những vậy, chúng còn có khả năng biểu cảm tới hàng trăm trạng thái cảm xúc khác nhau nên ngày càng có hàng trăm con sen mong muốn được sở hữu chúng.

4/ Hướng dẫn phân biệt chó Siberian Husky với chó Alaskan Malamute và Alaska Husky.

Ngân thấy có nhiều bạn mới chỉ quan tâm tới cách phân biệt giữa chó Husky chung chung với chó Alaska Malamute mà cũng chưa biết rằng riêng bản thân Husky lại có 2 giống Siberian và Alaska.

4.1/ Phân biệt chó Siberian Husky và Alaskan Malamute

Đầu của Malamute sẽ có xu hướng to và bành hơn so với Husky

Mắt của Malamute chỉ có màu nâu hoặc đen chứ không có màu xanh

Thân hình và cân nặng của Malamute nặng hơn khá nhiều so với Husky, đặc biệt là giống Giant

Đuôi của Malamute luôn trong trạng thái cong vểnh, còn Husky thì lúc nào hắn vui mới cong thôi.

Mặt của Malamute thường hớn hở hơn so với bộ mặt khó chịu của Husky

Mala dễ huấn luyện và đỡ ngáo hơn so với Husky

4.2/ Phân biệt chó Siberian Husky và Alaska Husky

Đầu tiên các bạn cần nhớ rằng Alaska Husky không phải là một giống chó chính thức được các hiệp hội chó quốc tế công nhận giống như Siberian hay Malamute. Chúng thường được người dân Alaska nhân giống với nhiều loại chó khác nhau để phục vụ cho mục đích công việc chứ không hề quan tâm tới ngoại hình của chúng ra sao.

Thuật ngữ Alaska gắn liền với chúng cũng mang ý nghĩa chỉ chung chung những giống chó kéo xe tại vùng đất này như Malamute thôi. Một vài điểm khác biệt của chúng có thể kể đến như sau:

Chúng nặng hơn và cao hơn, gầy hơn so với Siberian Husky nhưng lại không bằng Malamute

Mắt của chúng cũng giống Malamute và không có màu xanh

Chúng nhanh và khỏe hơn so với Siberian Husky

Lông của chúng có xu hướng ngắn hơn giống Siberian

5/ Cách nuôi và chăm sóc chó Siberian Husky

5.1/ Chó husky ăn gì

Tuy được biết đến là giống chó có khả năng nhịn đói trong một khoảng thời gian dài nhưng chúng cũng luôn sẵn sàng xuất hiện ngay tức khắc khi bạn lắc hạt khô hay chiên gà rán đó nha.

Khẩu phần ăn của chúng gồm 2 – 3 bữa một ngày tùy vào độ lười của con sen có dậy sớm để cho chúng ăn sáng không hay để chúng phải lên tận giường gọi dậy. Đối với chó con bạn có thể tách khẩu phần ra thành nhiều bữa một ngày.

Thức ăn ưa thích của chúng bao gồm xúc xích, thịt bò, thịt heo, gà rán, gà quay,…. các món rau xanh có thể chúng sẽ không ưa lắm nhưng bạn cần bổ sung thêm vào khẩu phần. Ngoài ra hạn chế cho chúng ăn các loại nội tạng và tuyệt đối không cho ăn socola hoặc sữa tươi của người.

5.2/ Chăm sóc toàn thân

Husky vốn là giống chó nghịch ngợm và tăng động nên việc lấm bẩn là điều khó tránh khỏi, do đó bạn nên giữ thói quen lôi chúng ra tắm 1 tháng 1 lần, đồng thời cắt móng tay cho chúng để tránh làm tổn thương con vật khác hoặc đồ đạc trong nhà.

Chải răng hàng ngày cũng là điều bạn cần lưu ý để phòng tránh các bệnh về nướu, lợi ở chó. Và nếu có thời gian rảnh hàng ngày, bạn nên dành 15 phút ngồi chải lông cho chúng để loại bỏ lông xấu.

Chúng là giống chó sinh ra ở vùng băng giá nên với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, bạn sẽ cần phải chi ra một khoản kha khá nữa để bật điều hòa cho chúng vào những ngày nắng nóng. Và cũng không nên cắt trụi lông của chúng để tránh bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím.

5.3/ Tăng cường tập thể dục

Chó Husky vốn dĩ không phải là đứa ưa thích việc nằm lỳ trong nhà quá lâu, và chúng cũng rất ưa thích nếu có một khoảng không rộng rãi để chúng tha hồ chạy nhảy. Vì vậy bạn nên dành một chút thời gian trong ngày, đưa chúng ra công viên, dùng xe máy dắt đi dạo hoặc đem chó Husky đi bão để cổ vũ đội tuyển Việt Nam cũng được.

Nếu bạn cứ nhốt chúng lâu trong nhà thì căn hộ của bạn chắc chắn sẽ thành bãi chiến trường tan hoang và chú chó của bạn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe, tâm lý do bị kiềm hãm lâu ngày.

6/ Một số bệnh thường gặp ở chó Husky

Tuy Husky là giống chó khỏe mạnh, dẻo dai và có thể sống tới 15 20 năm nhưng chúng cũng có một số vấn đề về sức khỏe có thể gặp phải. Ngoài các bệnh lý phổ biến như dại, cảm lạnh, tiêu chảy,…. Thì Husky còn hay mắc phải 3 chứng bệnh sau

6.1/ Loạn sản xương hông (Hip Dysplasia)

6.2/ Các bệnh về mắt

6.3/ Hội chứng Uveodermatologic

Nếu chú chó nhà bạn gặp phải các triệu chứng này, mang chúng tới bác sĩ để được nhỏ các loại thuốc điều trị mắt cho chó chuyên dụng.

7/ Chó Husky Sibir giá bao nhiêu?

Là một trong những chú chó được săn tìm nhiều nhất tại Việt Nam nên giá chó Husky cũng có mức dao động cực lớn. Tất nhiên nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà tạo thành như độ thuần chủng, nguồn gốc bố mẹ, giấy tờ gia phả, mắt có xanh không, có NGÁO không,…

7.1/ Phân khúc giá rẻ, bình dân

Những chú Husky thuộc tầm giá này thường dao động từ 4 – 9 triệu đồng và đa phần thường là những chú được lai tại Việt Nam với nhiều giống chó khác nhau, không có giấy tờ nguồn gốc nên độ thuần chủng không cao và sẽ có thể không mang nhiều đặc điểm của giống này.

Còn một số em có nguồn gốc tốt hơn một chút như bố mẹ thuần chủng được nhập khẩu từ Châu Âu, ngoại hình đẹp, độ NGÁO cao thì giá sẽ vênh lên một chút, khoảng 10 – 12 triệu đồng.

7.2/ Phân khúc trung bình

Đây là những chú chó husky con được nhập khẩu tại một số nước như Thái Lan, Trung Quốc,… Những em này thường có đầy đủ giấy tờ, độ thuần chủng cao hơn, ngoại hình cũng đẹp hơn,… Và đương nhiên giá cũng sẽ mặn hơn, dao động từ 13 – 15 triệu đồng một chú.

Tính ra thì cộng với chi phí vận chuyển, đặt hàng thì Ngân nghĩ đây là phân khúc đáng mua nhất. Bạn có thể liên hệ với một số shop bán thú cưng uy tín tại Việt Nam nhờ đặt mua nếu chưa có kinh nghiệm hoặc tự mình sang đó rinh một em về.

7.3/ Phân khúc thượng lưu

Là phân khúc của những em Husky giá ngàn đô, những em này thường sở hữu ngoại hình siêu đẹp, độ thuần chủng thuần khiết, giấy tờ đầy đủ có dâu xác nhận của các tổ chức động vật, sức khỏe tốt,…

Những em như này thường sẽ dao động từ 2000 – 3000$ chưa tính chi phí vận chuyển về Việt Nam. Đối tượng chủ yếu của phân khúc này là các nhà lai tạo giống và giới thượng lưu, nhà giàu thôi.

Ngoài ra một số chú Husky màu Agouti như Ngân giới thiệu ở trên sẽ còn có giá cực cao nữa cơ, có thể lên tới hơn 100 triệu đồng đó.

4.7

/

5

(

4

bình chọn

)

Chó Husky – Tiểu Ngáo Đang Lăm Le Xâm Chiếm Thế Giới

Chó Husky hay chó Husky Sibir thuộc vào dòng chó kéo nổi nhất hiện nay. Với kích thước cơ thể vào dạng trung bình cùng với đó là biểu cảm “thiên biến vạn hóa” đã giúp Husky đang ngày được yêu thích hơn. Husky giờ đây còn gắn liền với biệt danh “chó Husky ngáo” vô cùng đáng yêu. Trên khắp các group chó mèo, hình ảnh những chú cún Husky sắc thái gương mặt đa dạng chắc hẳn sẽ khiến bạn phải phì cười ngay lập tức.

Vậy chó Husky có nguồn gốc từ đâu? Chúng có đặc điểm ngoại hình và tính cách ra sao? Cách nuôi chó Husky có khó không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Yeuthucung giải đáp trong phần tổng hợp sau đây.

1. Nguồn gốc của chó Husky 

Chó Husky được cho là có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc Siberia của nước Nga ngày nay. Mà đây lại là một trong vùng có mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Nhiều tài liệu cũng chó biết chính người Chukchi đã thực hiện lai tạo những chú Husky đầu tiên. Với mục đích là tạo ra một giống chó có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết lạnh giá dưới âm độ của vùng Siberia. Cho đến ngày nay, Husky vẫn được xem là hậu duệ của loài sói hoang dã nhưng đã trải qua quá trình thuần dưỡng của con người.

Đến năm 1908, chó Husky bắt đầu được nuôi tại tiểu bang Alaska của Mỹ. Chỉ sau một thời gian ngắn những chú Husky đã trở thành người bạn, người trợ thủ đắc lực của người dân vùng Alaska. Husky cùng với giống chó Alaska Malamute bản địa đã giúp ích rất nhiều cho công việc khai phá những vùng đất còn chưa ai đặt chân tới ở vùng Alaska hoang sơ.

Vào năm 1930, Hiệp hội chó Hoa Kỳ (AKC) đã chính công nhận Husky vào danh sách các giống chó của hiệp hội. Khi ấy Husky vẫn được biết đến như là một giống chó Bắc Cực. Mãi đến năm 1991, tên gọi Husky Bắc Cực mới đổi lại thành Husky Sibir. Tên gọi này cho biết Husky là giống chó có nguồn gốc từ vùng Siberia của nước Nga chứ không chỉ chung chung ở vùng Bắc Cực như trước.

Hiện nay, Husky là tên gọi quen thuộc để chỉ các chú chó Husky thuần chủng. Bên cạnh đó, còn có dòng Wooly Husky. Đây là những chú chó Husky đã từng lai tạo với giống chó Alaska. Chính vì vậy mà Wooly Husky sẽ có ngoại hình pha trộn giữa Husky và Alaska.

Trước kia, người ta nuôi Husky với mục đích chủ yếu để lấy sức kéo. Nhưng ngày nay, công việc kéo xe không còn phổ biến như trước nên Husky lại được nuôi như một giống chó cảnh. Với ngoại hình và tính cách tinh nghịch, dễ thương nên Husky luôn nằm trong danh sách những giống chó được yêu thích nhất thế giới. Tại Việt Nam, trào lưu nuôi Husky cũng đang cực hot trong giới trẻ.

2. Đặc điểm ngoại hình của chó Husky 

Chó Husky thuộc dòng chó kéo nên ngoại hình của chúng cũng có chút tương đồng với những giống chó kéo khác. Tuy nhiên, về cơ bản thì Husky vẫn sở hữu những nét riêng về ngoại hình không lẫn với bất kỳ giống chó nào khác. 

2.1. Chiều cao và cân nặng của chó Husky 

Husky là giống chó có kích thước cơ thể thuộc vào loại trung bình. Mỗi chú cún Husky trưởng thành sẽ có chiều cao từ 53 đến 58cm, cân nặng từ 20 đến 27kg. Thông thường các bé Husky cái sẽ nhỏ hơn các bé Husky đực một chút, khi chiều cao chỉ từ 51 đến 56cm, nặng khoảng 16 đến 23kg.

2.2. Đặc điểm bộ lông của Husky 

Chó Husky sở hữu bộ lông gồm 2 lớp tương đối dày. Trong đó lớp lông lót phía trong ngắn và dày. Còn lớp lông bao phủ bên ngoài sẽ dài và mỏng hơn. Cấu tạo 2 lớp lông giúp Husky giữ ấm cơ thể trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Husky có thể hoạt động tốt ngay cả khi nhiệt độ xuống cực thấp (-50 đến -60 độ C) mà không hề gặp phải vấn đề gì. Ngoài ra, Husky còn rất hay thay lông tơ. Vì thế nếu nuôi một em Husky trong nhà thì bạn cần lưu ý chải lông thường xuyên cho cún.

2.3. Tai của Husky 

Tai của chó Husky có kích thước vừa phải, khá cân đối với gương mặt. Đôi tai của Husky giống như hình tam giác, luôn dựng về đằng trước. Phần lông ở 2 bên tai ngắn, khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mượt như nhung.

2.4. Đuôi của Husky 

Thoạt nhìn, bạn có thể thấy đuôi của Husky hơi to so với phần thân của chúng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng đuôi của Husky không hề to như tưởng tượng mà chủ yếu là do lớp lông khiến đuôi có cảm giác to hơn. Ở phần chỏm đuôi của Husky bao giờ cũng có đốm lông màu trắng nhìn cực yêu.

Một điểm khá đặc biệt là khi những chú cún Husky dù di chuyển hay đứng yên một chỗ, cái đuôi của chúng lúc nào cũng rũ xuống. Ngay cả khi chúng vẫy đuôi thì đuôi cũng chỉ hơi cong lên một chút. Đây là một trong những đặc điểm để nhận biết Husky thuần chủng với chó Husky lai.

2.5. Các đặc điểm trên gương mặt của Husky 

Chó Husky còn được mệnh danh là “thánh biểu cảm” với những đặc điểm trên gương mặt không lẫn vào đâu.

2.5.1. Đôi mắt của Husky 

Những chú chó Husky sở hữu đôi mắt rất ấn tượng với hình dáng giống như quả hạnh nhân. Hai mắt của chúng hơi xếch lên một chút và cách nhau một khoảng vừa phải. Màu mắt của Husky rất đa dạng với những màu sắc nổi bật như màu xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá hay màu nâu trầm. 

Đặc biệt một chú cún Husky còn có thể sở hữu 2 màu mắt một lúc. Hoặc mỗi bên mắt lại có sự pha trộn màu sắc. Ví dụ mỗi bên mắt có thể có một nửa màu xanh nửa còn lại màu nâu. Dù có đôi chút đột biến thể về màu mắt nhưng những chú cún này vẫn được xếp vào dòng Husky thuần chủng.

2.5.2. Mũi của Husky 

Mũi của Husky có màu sắc thay đổi theo màu lông. Chẳng hạn Husky lông xám sẽ có chiếc mũi màu đen, Husky lông đen lại có mũi màu nâu,.. 

Đặc biệt hơn, mũi của Husky còn có khả năng thay đổi màu sắc theo điều kiện thời tiết. Vào mùa hè mũi của chúng sẽ có màu sắc giống như ban đầu nhưng khi vào mùa đông mũi lại chuyển sang màu nâu hoặc hồng nhạt. Khi sờ vào mũi chúng bạn sẽ thấy hơi ươn ướt.

3. Đặc điểm tính cách của chó Husky 

Không ngẫu nhiên mà Husky lại là dòng chó cảnh được yêu thích nhất hiện nay. Nhiều người khi chưa tiếp xúc với Husky sẽ có phần e ngại bởi ngoại hình hơi giống sói của chúng. Nhưng một khi đã làm quen với những chú cún Husky, đảm bảo bạn sẽ bị những chú “ngáo” này mê hoặc ngay lập tức. 

3.1. Chó Husky – tăng động và nghịch ngợm 

Husky vốn là dòng chó kéo nên cơ thể chúng lúc nào cũng dồi dào năng lượng. Chúng ưa chạy nhảy và khám phá mọi thứ chúng nhìn thấy. Nếu bạn nuôi Husky trong một không gian chật hẹp mà không cho cún ra ngoài thường xuyên, cún có thể dần bị tự kỷ và trở nên phá phách. Vì thế, khi nuôi Husky bạn cần sắp xếp thời gian cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mỗi ngày hãy dắt chúng đi dạo để Husky có cơ hội giải phóng năng lượng. 

3.2. Chó Husky – rất trung thành và thông minh 

Chó Husky có tính bầy đàn rất cao. Một khi bạn đã nuôi chúng từ khi mới tách mẹ, chúng sẽ coi bạn như chủ nhân duy nhất, tuyệt đối trung thành. Mặc dù có đôi lúc Husky hơi quậy phá một chút nhưng chỉ cần bạn nghiêm khắc chấn chỉnh là cún Husky có thể tự điều chỉnh hành vi của mình.

Dù bản tính có phần hơi tăng động, thích quậy phá một chút nhưng chỉ cần dạy cún phương pháp, Husky sẽ trở thành một người bạn tuyệt vời. Husky thường tiếp thu rất nhanh các bài học. Nhưng cũng có đôi lúc chúng lại trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Vậy nên khi huấn luyện Husky, bạn cần phải kiên trì một chút. Tốt nhất là khi cún được tầm 2 tháng tuổi, bạn nên dạy cún một vài bài đơn giản để cún quen dần với nếp sống kỷ luật.

3.3. Chó Husky – sống rất tình cảm và cute vô đối 

Husky là giống chó sống rất tình cảm. Chúng thích được chủ nhân vuốt ve, ôm ấp, khen thưởng và đôi lúc con còn tỏ ra nũng nịu như em bé vậy. Với các thành viên trong gia đình Husky luôn tỏ ra thân thiện, biết nghe lời. Husky cũng rất thích chơi với trẻ nhỏ, dù có vẻ ngoài hơi ngổ ngáo nhưng khi tiếp xúc với các “sen con” thì Husky lại trở nên hiền lành đến lạ thường. Chúng sẵn sàng ngồi yên hàng giờ liền để cho các bé tha hồ chơi đùa. 

Trường hợp bị những loài vật khác chiếm lãnh thổ và tranh giành thức ăn, Husky cũng không ngại mà đáp trả lại. Nhưng để gây nguy hiểm cho con người thì rất là hiếm. Điểm mà nhiều người bị Husky mê hoặc chính biểu cảm “50 sắc thái” của chúng. Khi Husky vui, bạn sẽ thấy gương mặt của chúng như đang mỉm cười. Ngược lại khi buồn, Husky lại có gương mặt như “mất sổ gạo”. Đặc biệt khi Husky phạm lỗi nhưng không biết mình vừa làm cái gì thì gương mặt của chúng lại trở nên “ngáo” hơn bao giờ hết. Nói chung chỉ cần trong nhà bạn có một em Husky, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ luôn tràn ngập màu sắc vui nhộn. 

4. Chó Husky có còn bản tính hoang dã của loài sói không? 

Tổ tiên của chó Husky vốn là giống sói bản địa ở vùng Siberia. Vì vậy mà khi quyết định nuôi giống chó này, nhiều người vẫn còn e ngại về bản tính sói hoang dã có thể còn tồn tại trong Husky. Tuy nhiên, vì đã trải qua quá trình lai tạo trong nhiều thế hệ nên Husky gần như đã được thuần dưỡng hoàn toàn. Đặc điểm duy nhất còn giống với tổ tiên sói của Husky chính là chúng thích thú hơn là sủa. Tiếng sủa của Husky hơi khàn chứ không được rõ như các giống chó khác.

Tiếng hú cũng là phương thức liên lạc chính giữa các cá thể Husky với nhau. Husky rất hay hú vào lúc nửa đêm, tiếng hú rất vang gần giống như tiếng hú của sói vậy. Tiếng hú chính là biểu hiện cho biết chúng đang cô đơn và muốn gây sự chú ý.

Husky khi đến độ tuổi dậy thì thường có xu hướng bỏ nhà đi tìm bạn tình. Chúng thích lang thang ở đâu đó chứ không thích gò bó trong một không gian chật hẹp. Với cơ thể thon gọn và rất nhanh nhẹn nên Husky còn có biệt danh là “thánh vượt rào”. Chúng có thể vượt qua những tường rào, gặm nát cả những đồ vật cao hơn chúng nhiều lần. Hay thậm chí là đào những cái hang cực sâu để trốn thoát. Do đó, khi nuôi Husky bạn cần quản lý chúng chặt một chút. Vì chỉ cần chút lơ là thôi là chú Husky nhà bạn đã có thể bỏ đi chơi mà quên luôn đường về đó.

5. Cách phân biệt chó Husky và chó Alaska 

Husky và Alaska đều là 2 dòng chó kéo có nhiều đặc điểm tương đồng về ngoại hình. Chúng đều có nguồn gốc từ vùng Siberia, tổ tiên chung là giống sói Bắc Cực, màu lông cũng gần tương tự như nhau. Chính vì thế mà đã có rất nhiều bạn bị nhầm lẫn khi phân biệt giữa Husky và Alaska. Thế nhưng chỉ cần tinh ý một chút thôi là bạn sẽ dễ dàng biết đâu là chó Husky đâu là chó Alaska.

Thứ nhất là về đặc điểm ngoại hình của Husky và Alaska. Như đã biết Husky có kích thước cơ thể để thuộc vào dạng trung bình, cân nặng của chúng phổ biến chỉ từ 20 đến 27kg. Trong khi đó, Alaska lại là giống chó cỡ lớn, cân nặng trung bình của chó Alaska là từ 45 đến 50kg. Thậm chí với dòng Alaska Giant cân nặng còn có thể lên đến tới 80kg. Nếu đặt cạnh 2 giống chó này gần nhau bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt về kích thước cơ thể của chúng.

Thứ hai là về đặc điểm của đôi mắt. Mắt của Alaska chỉ có màu đen hoặc màu nâu. Nhìn mắt của Alaska rất hiền chứ không sắc như mắt của Husky. Ngược lại Husky lại sở hữu đôi mắt xếch nhìn rất sắc sảo. Ngoài ra màu mắt của Husky cũng đa dạng hơn Alaska. Các màu sắc phổ biến phải kể như xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá, màu nâu. Bên cạnh đó, dân mạng còn bày cách để phân biệt Husky và Alaska dựa vào biểu cảm trên gương mặt của chúng. Mặt của Alaska nhìn lúc nào cũng “cute hột me” . Còn mặt của Husky thì lại như thể “gọi đòn”. Thực ra chính đặc điểm về đôi mắt đã tạo sự khác biệt giữa biểu cảm của Husky và Alaska.

Thứ ba là về đặc điểm của bộ lông. Lông của Alaska thường dài và dày hơn lông của Husky. Còn lông của Husky tuy ngắn hơn lông của Alaska nhưng khi sờ vào, bạn sẽ thấy lông rất mềm và mịn.

6. Cách nuôi chó Husky đúng phương pháp 

6.1. Chế độ dinh dưỡng của chó Husky 

Được biết, tuổi thọ trung bình của mỗi chú chó Husky là khoảng 12 năm. Những để đặt được mức tuổi thọ này, các chủ nuôi cần phải xây dựng cho cún một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất. Trong đó, sẽ có 3 nhóm thực phẩm quan trọng nhất gồm các loại thịt, rau củ và thức ăn dạng hạt.

6.1.1. Các loại thịt 

Trong các loại thịt thường chứa nhiều protein. Mà protein lại là nhóm chất quan trọng nhất giúp thúc đẩy quá trình phát triển cho cơ thể của chó Husky. Trong đó, thịt bò ít mỡ có hàm lượng protein cực cao rất tốt cho sự phát triển toàn diện của Husky. Ngoài ra thịt bò hay thịt lợn cũng chứa nhiều protein nên bạn hãy bổ sung thêm các loại thịt này vào trong khẩu phần ăn của cún. Lưu ý là chỉ nên ưu tiên thịt nạc thôi còn thịt mỡ thì nên cho cún ăn với một lượng hạn chế.

6.1.2. Các loại rau củ quả 

Rau củ quả chính là nguồn bổ sung vitamin và chất xơ dồi dào cho hệ tiêu hóa của cún. Những chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa và còn giúp cún tăng cường được khả năng miễn dịch, làm giảm tình trạng rụng lông. Do đó bên cạnh các loại thịt, bạn cũng nên bổ sung rau củ quả vào các bữa ăn thường ngày của chú cún.

6.1.3. Thức ăn dạng hạt

Đây là loại thức ăn chế biến sẵn đã được cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của cún. Nếu không có thời gian, bạn có thể sử dụng thức ăn dạng hạt thay thế cho thức ăn tươi trong khẩu phần ăn của cún. Nhưng tốt nhất là nên kết hợp thêm các loại rau và nhiều nguồn thực phẩm khác để cún không bị chán ăn. Đồng thời, cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng hơn cho cún

6.2. Chế độ luyện tập cho chó Husky 

Nuôi chó Husky là bạn phải chấp nhận nhận bỏ ra một khoảng thời gian nhất định để chăm sóc và huấn luyện cún. Dù công việc có bận rộn đến đâu thì mỗi ngày bạn cũng nên dành ra tầm nửa tiếng để cho cún thực hiện các bài tập vận động. Việc làm này nhằm hạn chế nguy béo phì và giải phóng nguồn năng lượng cho cún, giúp cún bớt nghịch ngợm và phá phách hơn.

Bạn hãy cho cún thực hiện các bài tập đơn giản như chạy bộ từ 5 đến 10km, cho cún kéo các vật nặng, dắt cún đi dạo vòng quanh nhà. Nếu nhà bạn có hồ bơi thì nên cho cún tập bơi để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. 

Lưu ý là bạn không nên cho cún tập luyện dưới thời tiết trưa nắng nóng mà nên ưu tiên buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau mỗi lần tập, bạn cần cho cún bổ sung đầy đủ nước uống. Khi Husky được tầm 6 tháng tuổi chính lúc mà hệ xương và cơ bắp phát triển mạnh mẽ nhất. Lúc này, bạn hãy cho cún luyện tập thường xuyên hơn.

Các giống chó kéo như Samoyed, Alaska, Husky sẽ không thích những bài tập kiểu ném đồ vật rồi nhặt lại. Vì thế tốt nhất bạn không nên áp dụng những bài tập này, tránh gây nhàm chán cho cún.

7. Một vài lưu ý khi nuôi dạy chó Husky 

Chó Husky nếu không được quan tâm, dạy dỗ đúng cách sẽ rất dễ trở lên hư đốn, khó bảo. Nuôi Husky không khó nhưng lại đòi hỏi ở người nuôi sự kiên nhẫn và lòng yêu thương động vật thật sự.

7.1. Nên nuôi chó Husky từ lúc chúng còn nhỏ 

Để huấn luyện và dạy bảo tốt nhất cho cún, bạn nên nuôi chó Husky con thay vì Husky trưởng thành. Bởi Husky vốn có tính bầy đàn rất cao, chúng chỉ xem người nào là chủ nhân khi người đó nuôi dạy chúng từ nhỏ. Nhưng khi Husky trưởng thành, chúng đã quen chủ cũ mà đột nhiên lại phải đi theo chủ mới thì người chủ mới đó sẽ khó lòng mà dạy dỗ cún như ý muốn được.

7.2. Giữ nhiệt đổ mát mẻ cho môi trường sống của Husky 

Husky vốn là giống chó quen sống ở xứ lạnh. Do đó, khi nuôi Husky bạn cần chú ý giữ nhiệt độ mát mẻ cho môi trường sống của cún. Ở những không gian mà cún ăn ở, nhiệt độ không nên vượt quá 30 độ C. Vào những ngày thời mùa hè, không nên cho cún ra ngoài. Và nên bố trí quạt hoặc điều hòa ở nơi cún nghỉ ngơi.

7.3. Không cho Husky ăn các thức ăn lạ

Nếu muốn chú cún Husky nhà bạn phát triển khỏe mạnh, không bị mắc bệnh thì bạn tuyệt đối không nên cho cún ăn các loại thức ăn lạ. Hiện nay có rất nhiều bạn hay có thói quen hễ mình ăn cái gì là cũng cho cún ăn cái đó. Điều này rất không tốt cho hệ tiêu hóa của những chú chó Husky. Việc làm này cũng gián tiếp làm giảm đi tuổi thọ của cún, khiến cún dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa. 

8. Một số bệnh thường gặp ở chó Husky 

Các căn bệnh thường gặp ở chó Husky phải kể đến như bệnh về đường ruột, bệnh cúm và bệnh dại. Những căn bệnh này đều rất nguy hiểm, diễn biến khó lường.

8.1. Các bệnh về đường ruột 

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh và đường ruột ở chó Husky thường là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Bạn cho cún ăn quá lo, cho ăn các thức ăn ôi thiu sẽ dễ làm cún mắc bệnh.

Những biểu hiện khi cún bị bệnh về đường ruột sẽ là bỏ ăn, phân và nước tiểu có mùi tanh. Thời gian ủ bệnh là 2 đến 5 ngày. Trường hợp không phát hiện và chữa trị kịp thời, cún có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh về đường ruột cho chó Husky là cho cún ăn đầy đủ, đúng giờ. Các thức ăn cần nấu chín, không cho cún ăn đồ ôi thiu hay đã hết hạn sử dụng. Sau mỗi lần ăn cần rửa sạch các dụng cụ.

8.2. Bệnh cúm

Những chú Husky còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên hay có nguy cơ mắc bệnh cúm. Ngay cả với những chú chó trở thành, nếu bạn không chăm sóc đúng cách thì cún cũng rất dễ bị cúm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh cúm là do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Hay khi tắm gội cho cún, bạn không căn chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.

Những biểu hiện nhận biết khi cún bị cảm là nhiệt độ cơ thể tăng cao, cún bỏ ăn nằm yên một chỗ và bắt đầu rên hừ hừ. Lúc mới phát bệnh, nước mũi của cún sẽ có chất nhầy màu vàng, mắt đỏ, nhiệt độ cơ thể không ổn định. Khi bệnh trở nặng, 4 chân của cún bắt lạnh ngắt nhưng cổ thì lại nóng ran. Thậm chí còn xuất hiện cả những cơn co giật.

Để hạn chế cún mắc phải bệnh cúm, bạn nên giữ nhiệt độ môi trường nơi cún ở luôn ổn định. Khi tắm cho cún thì cần căn chỉnh nhiệt độ nước tắm sao cho không quá lạnh cũng không quá nóng. Sau khi tắm xong, bạn hãy sấy khô lông cho cún.

8.3. Bệnh dại 

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với chó Husky. Nguyên nhân dẫn đến bệnh dại chính là do virus rabies gây ra. Khi phát bệnh khả năng chữa trị gần như chỉ bằng 0. Bệnh dại sẽ bùng phát mạnh nhất vào những ngày hè oi nóng.

Những biểu hiện thường gặp khi chó bị bệnh dại do virus dại gây ra sẽ là:

Chó xuất hiện những hành vi bất thường như hay gầm gừ, cắn cả người lạ lẫn người quen. 

Chó thích nằm ở nơi tối tăm.

Tấn công cả người người lạ lẫn người quen, kể cả các loài động vật khác.

Chảy dãi liên tục. 

Đi đứng khó khăn, khi bệnh trở nặng có thể liệt luôn cả 4 chân.

Để phòng tránh bệnh dại, cách duy nhất là bạn phải tiêm phòng cho cún. Cứ mỗi một năm, bạn nên đưa cún đi tiêm phòng dại theo đúng định kỳ.

9. Chó Husky giá bao nhiêu? 

Nguồn gốc của chó Husky  Giá/béHusky sinh tại Việt Nam  9-12 triệu đồngHusky nhập từ Thái Lan12-20 triệu đồngHusky nhập từ Châu Âu Trên 50 triệu đồng

Bảng giá chó Husky thuần chủng theo nguồn gốc