Mèo Và Chuột Chó / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chuột Có Làm Hại Chó Và Mèo ?

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis từ chuột

Chuột có thể mang mầm bệnh ký sinh trùng đơn bào, Toxoplasma gondii, gây ra bệnh toxoplasmosis (là một bệnh ký sinh trùng). Mầm bệnh này đến từ việc chuột tiếp xúc với nước hoặc đất bị ô nhiễm. Những con chó ăn chuột bị nhiễm Toxoplasma protozoans có thể gặp các triệu chứng từ tiêu chảy đến các vấn đề về hệ thần kinh. Ngược lại, nếu một con chuột bị nhiễm T. gondii bị nuốt bởi một con mèo khỏe mạnh, có thể không có triệu chứng nhiễm trùng nào được quan sát thấy ở mèo. Tuy nhiên, đường tiêu hóa của mèo có thể bị nhiễm các động vật nguyên sinh, do đó động vật nguyên sinh sẽ ra khỏi cơ thể mèo thông qua đường đại tiện.

Con người có thể bị tổn hại khi tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh ?

Hơn 1 triệu trường hợp mắc bệnh toxoplasmosis ở người được báo cáo tại Hoa Kỳ mỗi năm. Con người có thể bị nhiễm Toxoplasma protozoans bằng cách ăn thịt chưa nấu chín, trái cây chưa rửa và hàu sống. Con người làm sạch chuồng của mèo cũng có thể bị nhiễm protozoan (động vật nguyên sinh).

Toxoplasmosis đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Phụ nữ mang thai bị nhiễm Toxoplasma protozoans có thể gặp biến chứng khi mang thai do nhiễm toxoplasmosis, do đó, phụ nữ mang thai được khuyên không nên xử lý phân mèo. Hiện tại không có vắc-xin được sử dụng để chống lại bệnh toxoplasmosis ở mèo và người .

Thông tin thêm về bệnh toxoplasmosis có thể được tìm thấy từ Hiệp hội Thú y Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Chuột và chim có thể bị nhiễm giun tròn (Toxocara spp.). Nếu thú cưng ăn động vật bị nhiễm giun tròn (hay còn gọi sán), chúng cũng có thể bị nhiễm bệnh. Sán có thể gây ra các vấn đề về đường ruột ở chó và mèo. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, bụng tròn, v.v. Một số nghiên cứu cho thấy chó và mèo có nhiều khả năng bị nhiễm sán nếu chúng đã bị nhiễm Toxoplasma protozoans. Bác sĩ thú y có thể tư vấn nếu bạn nghi ngờ thú cưng của bạn đã tiếp xúc với giun tròn. Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng (tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y của bạn) cho vật nuôi để giúp ngăn ngừa và hoặc điều trị nhiễm trùng với các loại giun khác nhau.

Việc vật nuôi tiếp xúc với chuột và các mầm bệnh tiềm tàng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia kiểm soát dịch hại có thể giúp bạn ngăn ngừa sự xuất hiện của chuột trong nhà.

Tóm lại, chuột có thể làm hại chó và mèo nếu chúng mang mầm bệnh. Cần dịch vụ diệt chuột vui lòng liên hệ công ty Việt Thành để được hỗ trợ kịp thời.

Mèo Bị Ngộ Độc Do Ăn Phải Bả Chuột

Mèo bị ngộ độc Strychnine

Strychnine là chất có độc tính mạnh và rất nguy hiểm, thường có trong bả diệt chuột cống, chuột chũi, chuột túi và các động vật gặm nhấm khác hoặc động vật ăn thịt gây hại. Sau khi ăn phải chất này, các triệu chứng ngộ độc strychnine lâm sàng thường xuất hiện chỉ trong vòng mười phút đến hai giờ, dẫn đến cái chết đột ngột.

Các triệu chứng và phân loại

Cứng chi

Cứng cơ

Co thắt dữ dội dẫn đến đầu, cổ và lưng bị rút cong trong tình trạng các cơ bị kéo căng quá mức (vị trí cơ thể, đầu cổ và cột sống bị cong về phía sau)

Những cơn động kinh nghiêm trọng không thể kiểm soát (đôi khi phản ứng với ánh sáng hoặc tiếng ồn)

Khó thở, không thở được

Nhịp tim tăng

Nhiệt độ cơ thể cao

Nôn mửa

Nguyên nhân

Ngộ độc do có người cố ý trộn thức ăn với strychnine

Tiếp xúc ngẫu nhiên với bả (thường gặp ở chó)

Ăn các loài gặm nhấm và chim bị nhiễm độc

Chẩn đoán

Khi mèo bị ngộ độc strychnine, cần phải được điều trị ngay lập tức. Bạn cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử của con mèo càng nhiều càng tốt, bao gồm các triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này.

Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ mèo đã tiếp xúc với strychnine và có thể đưa mẫu chất nôn hoặc phân đến bác sĩ thú y để xét nghiệm ngay lập tức thì mèo sẽ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bác sĩ sẽ tiến hành thử máu, vì có thể chất độc đã tấn công vào nhiều hệ cơ quan trên cơ thể, gây mất cân bằng và tê liệt. Quá trình điều trị sẽ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, những cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Các loại xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm gồm xét nghiệm máu hoàn chỉnh, hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu. Hồ sơ sinh hóa có thể cho thấy các enzyme như creatine kinase và lactate dehydrogenase tăng bất thường và phân tích nước tiểu giúp xác định protein myglobin (myglobinuria) đã đạt đến mức cao như thế nào. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để xác định các khí máu, thường ở mức bất thường do cơ hô hấp co thắt. Mẫu dạ dày cũng có thể được trích xuất để phân tích và/hoặc để xác định xem có bất kỳ tổn thương nào xảy ra trong niêm mạc dạ dày hay không.

Chữa trị

Đây là trường hợp khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức và không thể điều trị tại nhà. Nếu bạn nghi ngờ mèo không khỏe vì tiếp xúc với bả hoặc bất kỳ vật liệu nào khác có chứa strychnine. Bằng chứng có thể là có bả xuất hiện quanh khu phố hoặc sau khi xác nhận trực quan rằng mèo của bạn đã cắn và ăn động vật gặm nhấm hoặc chim (mà có thể bản thân con mồi đó đã nhiễm độc). Trong những trường hợp như vậy, hãy đưa mèo đến bác sĩ trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Mục tiêu chính của điều trị khẩn cấp là ngăn ngừa tình trạng nghẹt cổ do cơ hô hấp co thắt. Đây là một tác dụng phụ đặc trưng của tình trạng ngộ độc. Nếu mèo không thể thở bình thường thì cần có biện pháp hô hấp nhân tạo. Bác sĩ thú y cũng sẽ cung cấp thuốc giảm hoạt động cơ bắp nhằm tránh co thắt cơ làm mèo khó thở.

Một khi con mèo của bạn được điều trị độc tính strychnine, nó sẽ được đặt trong một căn phòng yên tĩnh và lờ mờ sáng, vì bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài như tiếng ồn hoặc ánh sáng cũng có thể gây co giật. Bác sĩ thú y sẽ khử trùng hệ tiêu hóa của mèo bằng cách rửa dạ dày, tích cực truyền tĩnh mạch và cung cấp các loại thuốc kích tiểu để thải chất độc ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.

Ở một số bệnh nhân, kích nôn cũng là cách để loại bỏ chất độc ra khỏi dạ dày, đặc biệt là khi chủ nuôi thấy mèo ăn phải chất độc. Sau đó, mèo cần phải được đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ sẽ cho mèo uống thuốc để vô hiệu hóa công dụng của chất độc, khiến chất độc không thể tấn công cơ thể. Thuốc kiểm soát co giật cũng sẽ được sử dụng kèm, vì co giật là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ngộ độc strychnine.

Chăm sóc

Tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào thời gian. Nếu điều trị được bắt đầu ngay sau khi ăn phải chất độc, có thể mèo nhà bạn sẽ được cứu sống. Kiểm soát cơn động kinh là yếu tố quan trọng nhất để tiên đoán tình trạng bệnh. Vì vậy, nếu cơn động kinh đã được kiểm soát, mèo nhà bạn sẽ có cơ hội phục hồi. Sau khi điều trị bước đầu, bạn có thể cần phải đưa mèo đi tái khám thêm một vài lần để đánh giá sức khỏe tổng thể và đảm bảo không có tổn thương vĩnh viễn ở thận, hệ thần kinh hoặc bất kỳ cơ quan hoặc hệ cơ quan nào khác.

Cách Xử Lý Khi Mèo Dính Phải Keo Dính Chuột!

Mèo dính phải keo dính chuột phải làm sao?

Mèo là loài động vật hiền lành, dễ thương và rất gần gũi với con người. Vậy nên hầu hết các gia đình đều lựa chọn mèo làm thú cưng!

Tuy nhiên không phải chú mèo nào cũng bắt được chuột! Có nhiều lúc bạn thường phải sử dụng các tấm keo để dính chuột, nhằm bắt và loại bỏ loài vật phá hoại này trong gia đình. Với tập tính bắt chuột, kết hợp với cái tính tò mò của mình thì mèo cưng thường vô tình dính phải keo dính chuột. Gây ra khá nhiều tình huống dở khóc dở cười với bộ lông víu, bết rít của chúng. Vậy làm thế nào để làm sạch khi mèo dính phải keo dính chuột?

1. Một số lưu ý quan trọng cho bạn khi bé mèo dính phải keo dính chuột

– Thứ hai, không được sử dụng các loại hóa chất độc hại như xăng, dầu hỏa,.. Để loại bỏ keo dính cho mèo. Bởi những hợp chất này có thể gây ngộ độc, tổn thương cho mèo nếu tiếp xúc trực tiếp vào màu. Thông thường, mèo sẽ bị dính keo vào bộ lông. Những dung dịch có tính ăn mòn tiếp xúc sẽ gây lở loét, bỏng, nhiễm trùng. Gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

– Thứ ba, khi bé mèo dính phải keo dính chuột, tuyệt đối không dùng tay cố gắng kéo, giật mạnh lớp keo khỏi bộ lông. Bởi vì, keo dính chuột bám chắc và cứng vào lông. Nếu kéo mạnh sẽ gây tổn thương cho mèo. Nguy cơ sẽ làm rách da, trụi lông mèo và nhiễm trùng da.

Dụng cụ chuẩn bị 

Hiện nay, có một số loại dầu chuyên dụng được sản xuất và sử dụng cho thú cưng khi bị dính phải một số hợp chất có tính bám dính cao. Trong đó, dầu ăn, dầu dừa và dầu Johnson’s Baby thường được sử dụng rộng rãi. Và nó trở thành phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ:

– Dầu Johnson’s Baby, dầu ăn hoặc dầu dừa

– Kéo, khăn bông, 

– Nước ấm.

Quy trình tiến hành xử lý vết keo dính

Bước 1: Cố định bé mèo lại. 

Bạn có thể dùng dây buộc mèo vào một góc bàn. Hoặc nhờ người ôm, giữ lấy bé để dễ dàng thực hiện các thao tác tẩy vết sau.

Bước 2: Làm sạch và loại bỏ chất độc có trong keo

Sử dụng khăn bông, nhúng vào nước ấm, vắt khô và lau qua vết keo dính trên lông khoảng 2 – 3 lần. Thao tác này nhằm mục đích loại bỏ vết dính ban đầu và các chất độc có trong keo. 

Bước 3: Làm khô lông và kiểm tra vết dính

Dùng khăn bông khô, lau nhẹ nhàng vào bộ lông mèo. Kiểm tra vị trí dính keo và tiến hành lọc tỉa những đám lông dính quá nhiều keo nhưng cách xa da. Cần chú ý cẩn thận khi thao tác kéo lên bộ lông của bé mèo.

Bước 4: Sử dụng dung dịch tẩy cần thiết mà bạn vừa chuẩn bị. 

Bước 5: Tắm cho bé 

Bạn Có Biết Con Chó, Mèo, Chuột Sợ Mùi Gì Nhất Chưa?

Có thể bạn đang quan tâm: lông não đuổi chuột có hại không

Con chó, mèo sợ mùi gì nhất?

Mùi cây họ cam, chanh, quýt

Mèo rất ghét mùi cây họ cam, chanh, quýt. Vì vậy để ngăn lũ mèo bước vào vườn nhà bạn, bạn hãy rải vỏ cam, chanh, quýt quanh khu vực đó.

Người ta thường dùng mùi lộc đề để chế biến nhiều sản phẩm như kẹo cao su, coctail,… Mèo cũng ghét mùi lộc đề, vì vậy bạn có thể tận dụng điều này để ngăn lũ mèo lại gần bằng cách nhúng miếng bông gòn cùng tinh dầu lộc đề và để ở nơi bạn muốn.

Mùi cây thông, tùng từ những chiếc cũi cho mèo thường hắc khiến mèo khó chịu, vì vậy các bạn lưu ý nên mua những chiếc cũi có mùi trung tính, giúp mèo cưng của mình dễ chịu và tránh những rắc rối.

Hầu hết các loài động vật, kể cả chó và mèo từ khi sinh ra đều ghét mùi tiết ra từ cây có chứa nhiều độc tố, điển hình nhất là cây bạch đàn, vì tinh dầu bạch đàn có chứa độc tố gây hại cho cả chó và mèo.

Nói đến chuột, thì chúng ta ai cũng cảm thấy thật phiền phức và muốn nhanh chóng “tống cổ” chúng ra khỏi nhà, vì chuột là loại động vật gây hại, chúng tàn phá đồ đạc trong nhà, mà nguy hiểm hơn là làm ô nhiễm đồ ăn thức uống, là nguyên nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Có nhiều cách đuổi chuột ra khỏi nhà, và việc dùng bẫy chuột cũng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên cách này không hiệu quả mấy, vì chuột cũng rất khôn ngoan thừa hiểu mối nguy hiểm từ những chiếc bẫy này nên không dễ dàng mắc bẫy… Có một cách khác đơn giản và hiệu quả hơn đó là dùng những thứ, những mùi khó chịu khiến chuột sợ… những nguyên liệu này lại rất dễ tìm kiếm trong đời sống hàng ngày của chúng ta, cụ thể như sau:

Lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà

Chuột và các loại côn trùng, động vật gây hại khác đều rất sợ mùi tinh dầu bạc hà, vì vậy cách dùng tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi, khô giúp đuổi chuột hiệu quả. Đối với tinh dầu bạc hà, các bạn có thể thấm chúng vào miếng bông gòn rồi để vào những nơi chuột trú ẩn hoặc hay qua lại như ngăn đựng thức ăn, tủ quần áo,… Nếu bạn không có tinh dầu bạc hà, thì có thể thay thế bằng lá bạc hà phơi khô hoặc một bó lá bạc hà tươi. Vì vậy, các bạn hãy trồng các khóm bạc hà quanh nhà sẽ giúp đuổi chuột cực hữu hiệu.

Chuột rất sợ mùi quế thơm, vì vậy bạn có thể dùng quế thơm để đuổi chuột, bạn đặt vài thanh quế thơm tại những nơi cất đồ đạc như quần áo, thức ăn mà chuột hay lui tới cắn phá, quế thơm sẽ khiến cho lũ chuột không bao giờ dám bén mảng đến nữa.

Loại dầu mazut này có mùi khó chịu làm cho lũ chuột vô cùng sợ hãi, đặc biệt, nếu chuột chạm phải loại dầu này, chúng sẽ phải liếm lông cho sạch sẽ, việc liếm phải dầu mazut sẽ khiến chuột bị ngộ độc mà chết, vì vậy bạn có thể dùng loại dầu mazut này để đuổi chuột. Để đuổi chuột, bạn đổ dầu mazut xuống chỗ chuột hay đi lại, sinh sống, hang ổ của chúng sẽ làm chúng sợ hãi mà bỏ đi. Bạn có thể dễ dàng tìm được một chút dầu mazut ở những cửa hàng sửa chữa xe máy.

Dùng khoai tây nghiền nát làm mồi nhử chuột cũng là cách giúp đuổi chuột an toàn mà vô cùng hiệu quả, vì trong khoai tây có chứa natri có thể khiến chuột bị chết vì trướng bụng. Để đuổi chuột bằng khoai tây, bạn hãy đặt một ít khoai tây nghiền cùng với một bát nước cạnh hang chuột, chuột sẽ ăn khoai tây rồi uống nước, và khoai tây sẽ nở ra trong dạ dày, khiến chuột bị chết.

Bột giặt cũng có công dụng đuổi chuột vô cùng hiệu quả. Để đuổi chuột, bạn trộn xà phòng bột với bột hoa tiêu và thêm một ít cơm nguội, sau đó đặt ở nơi chuột thường xuyên qua lại hay hang ổ của chuột, khi ngửi thấy mùi này chuột sẽ sợ và bỏ đi ngay.