Mèo Bị Chó Cắn Sưng Bụng / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Côn Trùng Cắn Sưng Phù Có Nguy Hiểm Không?

Côn trùng có rất nhiều loại. Do đó những vết côn trùng cắn cũng khác nhau. Các biểu hiện phổ biến trong trường hợp này bao gồm: ngứa rát, đau, tê, phỏng da, sưng phồng hoặc tấy đỏ. Chi tiết dấu hiệu nhận biết vết cắn của từng loại côn trùng hay gặp như sau:

Nếu bạn thấy da xuất hiện một vết sưng duy nhất, trong đó có một điểm nhỏ ở chính giữa thì có thể là do ruồi hoặc muỗi cắn.

Khi bị bọ chét cắn, da sẽ bị ngứa và sưng nhỏ thành các nốt. Những vị trí bọ chét đốt chủ yếu là những vùng da mà quần áo tiếp xúc nhiều nhất với da như quanh eo.

Trường hợp bạn thấy da có những nốt sưng đỏ, phồng rộp và ngứa tạo thành hàng thì đây là vết cắn của rệp giường.

Vết chích của kiến lửa làm da sưng lên, có mủ, sau vài ngày sẽ bị phồng rộp.

Dấu hiệu nhận biết vết cắn của bọ cạp là da bị sưng, đỏ và có thể bị đau, tê. Vết cắn của loại côn trùng này rất nguy hiểm, nếu bạn nghi ngờ mình bị bọ cạp cắn thì nên tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Vùng da bị ve cắn có màu đỏ tươi nhưng không gây cảm giác đau, rát.

Vết cắn của chấy là những nốt mẩn đỏ nhỏ, thường hay gặp ở vùng da đầu, trên cổ hoặc đằng sau mang tai.

Bị côn trùng cắn sưng phù có nguy hiểm không?

Với người bình thường, phần lớn các vết cắn của côn trùng sẽ không gây hại tới sức khỏe, các triệu chứng này có thể tự phục hồi sau thời gian ngắn và không để lại biến chứng khác lạ. Tuy nhiên nếu bạn bị côn trùng cắn ở mức độ nặng thì có thể khiến da đau nhức, bứt rứt khó chịu.

Những người có da nhạy cảm thì khi bị côn trùng cắn sưng phù có tỷ lệ cao dẫn tới tình trạng sốc phản vệ hoặc dị ứng. Lúc này toàn thân hoặc một số vị trí nhất định trên da sẽ bị nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa, đau nhức. Thậm chí có người còn cảm thấy khó thở, phù nề. Những triệu chứng này được đánh giá là nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, nếu không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời thì sau 6 tiếng đồng hồ từ khi bị côn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn da là khá cao. Đây cũng là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt với những hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người cao tuổi.

Bị côn trùng cắn sưng phù ngứa chữa thế nào?

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, khi bị côn trùng cắn thì bạn nên có những bước xử lý ban đầu càng sớm càng tốt. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này:

Gắp bỏ côn trùng ra khỏi da

Sát trùng vết chích, vết cắn

Sau khi đã loại bỏ côn trùng ra khỏi da, bạn cần rửa vùng da bị thương bằng nước sạch để loại bỏ bớt vi khuẩn. Song song với đó, bạn nên rửa thêm da với xà phòng, thuốc sát khuẩn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Người bị côn trùng cắn tuyệt đối không được băng kín vết thương mà chỉ cần rửa sạch vùng da tổn thương là được.

Khắc phục vùng da bị côn trùng cắn sưng phù.

Những mẹo nhỏ sau có thể giúp vùng da bị côn trùng cắn mau chóng phục hồi trạng thái ban đầu:

Dùng một cục đá chườm lên vết cắn để giảm tình trạng sưng đỏ.

Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh côn trùng cắn

Để phòng tránh côn trùng cắn, bạn có thể tham khảo những chỉ dẫn hữu ích sau đây:

Vệ sinh môi trường sống xung quanh

Một trong những điều kiện lý tưởng để côn trùng sinh sôi, phát triển là môi trường ẩm thấp, bẩn. Do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ nhà ở, vườn ao xung quanh hoặc dùng thêm thuốc diệt côn trùng.

Luôn mắc màn khi đi ngủ, kể cả ban ngày

Thói quen móc màn khi đi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa tình trạng côn trùng cắn, nhất là ở khu vực ẩm thấp hoặc thời tiết giao mùa. Với trẻ nhỏ, bạn nên để bé nằm trong cũi, nôi để chống muỗi và các côn trùng khác cắn. Vào buổi tối, bạn có thể đóng cửa sổ hoặc dùng bao chống muỗi để ngăn chặn côn trùng bay vào trong nhà.

Bôi kem chống muỗi vào da

Một số loại kem bôi da sẽ có tác dụng chống muỗi chích nên bạn có thể tận dụng. Tuy nhiên người dùng không nên bôi kem tại những vùng da nhạy cảm như môi, bẹn… Thêm vào đó, bạn nên tránh để kem bôi da dính vào mắt, miệng vì có thể gây hại cho cơ thể.

Mẹo vặt chống côn trùng đốt

Khi bạn đi phượt hoặc du lịch bụi thì có thể tắm bằng thuốc tẩy có tên Pha chlorine. Mùi của loài thuốc này sẽ khiến các côn trùng cảm thấy khó chịu và chúng sẽ không tiến tới gần bạn. Đây cũng chính là lý do mà các hồ bơi thường được sát trùng bằng chlorine.

Đặc điểm sống của côn trùng là sợ nóng và ưa tối. Tuy nhiên một số loại lại rất thích đèn huỳnh quang. Tận dụng đặc tính này, bạn có thể dùng đèn huỳnh quang để dụ chúng tới và tiêu diệt gọn luôn.

5 Điều Quan Trọng Khi Bé Bị Côn Trùng Cắn Sưng Chân

Bị côn trùng cắn sưng chân tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể khiến trẻ bị ốm sốt, nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Nhất là vào mùa hè, mùa của muỗi và các loại côn trùng, trẻ dễ dàng bị tấn công mỗi khi ra ngoài. Bởi vậy mẹ đừng bỏ qua 5 điều quan trọng sau đây.

1. Xác định vết cắn của côn trùng

Khi thấy trẻ xuất hiện vết côn trùng cắn sưng chân, mẹ đừng quá lo lắng. Việc đầu tiên mẹ cần làm chính là xác định vết đốt của côn trùng nào, để có phương án xử lý thích hợp.

1.1. Bọ chét khiến vết cắn bị nổi mẩn

1.2. Vết cắn do muỗi gây sưng tại chỗ

Tại vết đốt, hình thành các bướu màu trắng với một chấm đỏ ở chính giữa bướu.

Vùng da xung quanh bị ửng đỏ, sưng tấy.

Thậm chí xuất hiện các mụn nước phồng rộp, hoặc các đốm đen trông giống vết thâm.

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị muỗi đốt. Muỗi thường chọn vùng da mặt mỏng và dễ hở như bắp chân, mặt, vùng da cổ để hút máu.

1.3. Rệp giường gây ngứa ngáy

1.6. Nhện cắn gây đau nhức dữ dội

2.Vệ sinh vết côn trùng cắn

Ngay sau đó xác định loại côn trùng cắn sưng chân bé là loại nào, mẹ cần thực hiện ngay các bước sau đây:

Làm sạch vết cắn ngay lập tức sẽ làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết thương và giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn:

2.2. Lấy ngòi độc của côn trùng ra khỏi vết cắn

Đối với loại côn trùng có ngòi độc như ong, kiến… Mẹ nên sử dụng nhíp hoặc kim được xử lý qua với cồn; gắp ngòi độc ra ngoài, rồi rửa sạch bằng dung dịch kháng khuẩn. Sau đó mẹ nên dùng đá chườm lên vết cắn để bé giảm đau ngứa, phù nề.

3. Điều trị khi bị côn trùng cắn sưng chân

3.1. Điều trị côn trùng bằng các mẹo dân gian

Đối với trường hợp bị côn trùng cắn sưng chân ở mức độ nhẹ, vừa phải, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:

Lô hội: có tính sát khuẩn, chống viêm rất tốt, làm dịu da, giảm ngứa, sưng đau. Mẹ nên cắt lá lô hội, rửa sạch, tách lấy phần gel bôi xoa lên khu vực bị cắn, để 5-10 phút rồi rửa sạch bằng nước.

Tinh dầu tràm trà: có khả năng kháng khuẩn, làm dịu nhẹ, giúp da bớt cảm giác sưng ngứa. Mẹ sử dụng miếng bông, thấm tinh dầu trà rồi bôi lên vết cắn của bé.

Bột yến mạch: có các đặc tính làm dịu, giảm kích ứng và mẩn ngứa. Mẹ hãy trộn lẫn bột yến mạch với nước, sau đó thoa lên vết cắn, để yên 10 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.

Chanh: có khả năng kháng viêm và gây tê, thường sử dụng trong điều trị các bệnh về da bao gồm cả côn trùng cắn nhằm bớt sưng và ngứa. Mẹ hãy trộn một vài giọt nước cốt chanh cùng lá húng quế giã nhỏ, rồi đắp lên vết côn trùng cắn.

Kem đánh răng: Với kem chứa thành phần bạc hà có tác dụng làm mát da, giảm đau, kháng viêm giúp cho bạn bớt cảm giác ngứa rát và sưng tấy. Thoa trực tiếp lên vết cắn, để một lúc rồi lau sạch.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý, chỉ sử dụng các mẹo dân gian trong trường hợp vết cắn ở mức độ không nghiêm trọng, vừa mới bị cắn. Trong trường hợp làn da quá mỏng hay mẫn cảm thì không nên sử dụng tránh hiện tượng lở loét, bội nhiễm vết thương.

3.2 Điều trị côn trùng cắn sưng chân bằng thuốc bôi

Hiện nay trên thị trường có không ít loại kem đặc trị côn trùng cắn, vừa an toàn hiệu quả, được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng như:

Kem EmBé có 100% thành phần thiên nhiên an toàn lành tính với tinh chất nghệ vàng (nano curcumin), cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin E, dầu hạnh nhân, … Không chứa corticoid, paraben, hoàn toàn nhẹ dịu và an toàn cho trẻ sơ sinh.

Hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn vượt trội

Giúp giảm nhanh tức thì các triệu chứng khó chịu ngứa ngáy, sưng tấy do côn trùng gây ra.

Tái tạo các tế bào da, làm săn se da

Duy trì độ ẩm giúp da luôn mềm mại, săn chắc và không để lại thâm sẹo.

Kem có mùi dễ chịu, không bết dính, khả năng thấm tốt nên cực kỳ tiện dụng, đặc biệt trong thời tiết mùa hè.

Là dòng kem nổi tiếng tại Đức, chuyên đặc trị muỗi đốt, côn trùng cắn. Thành phần chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên, lành tính, có thể sử dụng được trẻ sơ sinh.

Đây là dòng sản phẩm giúp chữa lành vết thương trên da do côn trùng cắn, thành phần tự nhiên và lành tính, có xuất xứ từ Israel.

Đây là dòng kem thảo dược không màu, không mùi và không chứa chất bảo quản, an toàn với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng, nhẹ nhàng lên vị trí vết đốt, có thể bôi nhiều lần trong ngày đảm bảo hiệu quả . Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng trong trường hợp bé bị côn trùng cắn, rôm sảy, ban mẩn, mề đay ở mức độ nhẹ. Không nên sử dụng trường hợp xây xát, vết thương hở, chảy máu.

3.3. Điều trị côn trùng cắn sưng chân có phản ứng nặng

Đối với trường hợp vết công trùng cắn sưng chân đau tấy, mưng mủ, hoặc xuất hiện các phản ứng nặng như nổi ban đỏ, phù nề toàn thân, đau họng, khó thở, nhịp tim nhanh, sốt cao. Mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để có thể xử trí kịp thời tránh biến chứng.

Bác sĩ có thể điều trị khẩn cấp bằng epinephrine để điều trị shock phản vệ; hồi sức tích cực bằng máy thở; sử dụng phối hợp thuốc kháng histamin, corticoid hay biện pháp khác. Sau khi ổn định, trẻ cần theo dõi thêm một thời gian.

4. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng chân

5. Phòng tránh côn trùng cắn

5.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thảm, sàn nhà, giặt chiếu, chăn gối thường xuyên.

Sử dụng tinh dầu đuổi côn trùng sả, quế, bưởi, tràm …. để xông phòng, chăn màn.

Vệ sinh, tắm rửa thường xuyên, khi ngủ cần mắc màn tránh côn trùng cắn.

Hạn chế mở cửa vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Đối với chó mèo thường xuyên vệ sinh, tiêm phòng hoặc loại bỏ chấy rận, ve, bọ chét trên động vật này.

5.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời

Mẹ nên cho bé mặc áo quần dài tay, đi giầy, đội mũ khi ra ngoài. Tránh sử dụng mùi hương dễ hấp dẫn côn trùng như nước hoa, xà phòng thơm, chất khử mùi.

Khi đi ra ngoài, mẹ nên xịt tinh dầu lên quần áo của bé.

Tránh đến những khu vực nước đọng, ao tù, hoặc khu vực có bụi rậm, cỏ mọc cao

Hạn chế đi ra ngoài vào buổi chiều tối.

Xung quanh nhà cửa nên phát quang bụi rậm, giữ môi trường khô ráo, sạch sẽ.

Cùng với việc nhận dạng, xử lý vết thương, chữa trị khi côn trùng cắn sưng chân, điều quan trọng hơn hết là mẹ cần có những biện pháp phòng chống côn trùng. Áp dụng cách phù hợp để tránh những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ.

Gà Bị Sưng Khớp Chân

Gà bị sưng khớp chân là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là những chú gà đá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng chân ở gà và có thể đi kèm với các vấn đề kế phát ở đây. Bên cạnh đó thì môi trường cũng là một yếu tố làm tác động lên chân gà. Vậy cách khắc phục tình trạng sưng khớp ở gà ra sao. Cùng đi tìm hiểu ngay dưới đây.

Gà bị sưng khớp chân kết hợp với thân bị nổi mụn

Với triệu chứng này thì ngoài việc gà bị kế phát viêm khớp, nhiễm khuẩn ghép với đậu. Thì gà còn bị thiếu chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin B1.

Cách điều trị gà sưng khớp chân, thân nổi mụn như sau:

Cho gà uống nước tỏi hàng ngày với tỉ lệ 10g tỏi giã nhuyễn hòa chung với 1 lít nước sạch

Tiêm liên tục kháng thể GUM trong 3 ngày với liều lượng khuyến cáo

Bổ sung thêm vitamin ADE, B1 và chất khoáng PREMIX trong khẩu phần ăn hàng ngày

Cho gà uống men tiêu hóa và Glucozo KC để tăng sức đề kháng và hấp thụ thức ăn tốt hơn

Sử dụng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm gây viêm khớp AMOXILIN hoặc DOXYCYLIN hoặc AMPI – KANA hoặc GENTAMYXIN

Dùng thêm dung dịch IODINE hoặc POVIDINE 10# bôi vào vùng da nổi mụn liên tục trong khoảng 7-10 ngày

Thường là do môi trường hoặc nhảy quá cao mà tiếp đất sai cách dẫn đến việc sưng khớp chân, khớp gối và sưng cụm bàn chân. Nhưng chủ yếu vẫn là đến từ moi trường chuồng nuôi. Còn đối với gà đá thì là do không được ngâm chân, om bóp khi đá về. Khiến chân bị căng cứng làm các khớp dần bị sưng.Hiện nay thì loại này chưa có thuốc trị triệt để mà chủ yếu phòng bệnh là cách tốt nhất.

Phòng bệnh gà bị sưng khớp gối như sau:

Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại bằng thuốc sát trùng 2 tuần/ lần

Sử dụng thước ENROFLORXACIN hoặc DOXYCILLIN + TYLOSIN uống trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần

Cho gà uống thêm Glucozo C + Vitamin tổng hợp trong 5 ngày

Gà bị sưng khớp chân, bàn chân do vi khuẩn

Với trường hợp gà bị sưng khớp do vi khuẩn thường là do kế phát từ bệnh hen khẹc, CRD, thương hàn, tụ huyết trùng từ họ vi khuẩn Mycoplasma gây lên. Có thể được lây truyền từ gà bố mẹ gây ra những dị tật sưng chân, viêm khớp ở gà con.

Xuất hiện nhiều khớp bị sưng trong cùng một thời điểm. Tập trung nhiều ở đầu gối và mắt cá chân khiến cho gà đi khập khiễng. Các khớp dần viêm cứng lại và gần giống với bệnh bại liệt

Khi mổ khám kiểm tra các khớp bên trong có dịch màu trắng sữa, khớp bị viêm lâu có mủ trắng hoặc bã đậu, phần sau các khớp bị hao mòn.

Cách trị bệnh gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn

Lưu ý khi điều trị sưng khớp chân ở gà

Sử dụng 1 trong 5 ngày cách trên sẽ khắc phục được triệu chứng gà bị sưng khớp chân, khớp gối. Ở dạng bệnh này thường bắt gặp khá nhiều ở gà con dưới 1 tháng tuổi là chủ yếu. Trong suốt quá trình điều trị nên quan sát để xem có xảy ra các trường hợp kế phát bệnh khác hay không để tìm hướng khắc phục hiệu quả nhất. Tránh sử dụng nhầm lẫn với các bệnh khác dẫn đến hiệu quả điều trị không cao.

Các dạng bệnh gà bị sưng khớp chân đều thấy rất rõ và phân biệt rất đơn giản. Thì tùy vào từng trường hợp sẽ lựa chọn một phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên ở phương pháp nào thì cũng cần chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên để tránh làm hại chân gà và hạn chế tối đa cơ hội cho các vi khuẩn, virus gây bệnh cho cơ thể gà.

Lao Vào Cứu Chủ, Chú Chó Nhỏ Bị Rắn Độc Đuôi Chuông Cắn Sưng Mặt

Paula Godwin đăng câu chuyện của mình lên Facebook, kèm theo đó là khuôn mặt Todd còn sưng vù sau khi bị rắn cắn.

Hoan hô Todd, chú chó nhỏ đã trở nên nổi tiếng sau khi “chân dung” cậu ta được chia sẻ khắp mạng xã hội – Ảnh: Paula Godwin

“Khi chúng tôi từ trên đồi đi xuống, tôi gần như giẫm phải một con rắn đuôi chuông, một loại rắn cực độc, nhưng Todd ‘anh hùng’ đã giải cứu cho tôi”, Paula viết trên Facebook.

Khi đối diện với con rắn trên con đường đi bộ ở Arizona, Paula đã gọi Todd đến cứu, và Todd lập tức lao đến phía con rắn.

“Nó quấn chặt lấy chân tôi khi bị con rắn cắn”, Paula kể lại.

Todd trên đường đi dạo với chủ (trái) và sau khi bị rắn cắn – Ảnh: Paula Godwin

“Todd tru lên, tôi ôm lấy nó chạy xuống đồi cùng con chó khác của tôi tên là Copper. Tôi đưa Todd đến bệnh viện trong vòng 10 phút kể từ khi nó bị rắn cắn”, Paula viết.

“Todd được tiêm ngay một liều chống nọc độc và được tiếp tục chăm sóc trong bệnh viện khoảng 12 tiếng đồng hồ”.

“Rõ ràng nó đã cứu cho tôi khỏi bị rắn cắn, nó là ‘anh hùng’ của tôi”, Paula xác nhận.

Paula giải thích, cô biết ở vùng cô sống có thể gặp rắn đuôi chuông nguy hiểm, nhưng loài bò sát đặc biệt này hầu như rất khó bị phát hiện.

“Tôi là dân Arizona gốc, tôi biết mối nguy hiểm này và tôi rất cảnh giác khi đi lại bên ngoài”, Paula nói. “Rắn đuôi chuông thường không có dấu hiệu gì ở những nơi chúng xuất hiện, thường khi nghe tiếng đuôi rắn phát tiếng kêu thì tôi chú ý tránh đi đường khác”.

“Tôi rất cảnh giác, nhưng không nhìn thấy con rắn vì da nó màu trắng sọc xám giống như màu con đường.

Các bức ảnh của Todd được chia sẻ rộng rãi trên mạng, thậm chí một tài khoản Twitter nổi tiếng tên là WeRateDogs gọi con chó là “anh hùng thực sự”.

Hình ảnh Todd lan truyền trên mạng xã hội – Ảnh: Paula Godwin

Paula nói rằng tin tức về Todd tràn ngập trên mạng, nhưng “Todd xứng đáng được như vậy”.

Cô cho biết bây giờ Todd đang được chữa trị và sự phục hồi tuyệt vời của nó là điều cô trông đợi – Todd hành động như một con chó con bình thường, nhưng với Paula, nó là một con chó “anh hùng”.

Tố Quyên ( Theo BBC/UGC & Social News)