Trong 2 tuần đầu tiên
Nếu chó mẹ đã mất, hoặc chó mẹ không cung cấp được sữa cho con bú, bạn cần bổ sung sữa để bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch cho chó con:
Các loại sữa cho cún con
Hiện trên thị trường có bán các dòng sữa dành cho cún con như sữa Esbilac PetAg (hộp 190g, giá 500.000đ), sữa Bio milk (gói 100g giá 30.000đ), sữa PetLac (hộp 300g, giá 250.000đ),…tất cả chúng đều chứa chất dinh dưỡng thiết yếu và đầy đủ dành cho cún con của bạn, giúp cún lớn lên khỏe mạnh, nhanh nhẹn mà không cần đến sữa mẹ. Các loại sữa này bạn có thể mua tại các cửa hàng được giới thiệu cuối bài viết để có giá tốt nhất.
Nếu bạn chưa kịp mua sữa cho cún của mình, bạn có thể tự pha sữa cho cún con theo công thức: trộn đều 1 cốc sữa 200ml (sữa bò hoặc sữa dê), 1 ít muối ăn, 3 lòng đỏ trứng (không lấy lòng trắng), 1 muỗng canh dầu bắp và 1 muỗng cà phê vittamin lỏng.
Tuy sữa tự chế không cân bằng được dinh dưỡng như sữa được điều chế nhưng vẫn có thể dùng để “chữa cháy”, vì vẫn đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu cho cún.
Cách cho cún con uống sữa
Bạn nên cho sữa vào bình sữa giống như bình sữa của trẻ em để cún uống sữa dễ dàng hơn. Mỗi lần bạn cho cún uống từ 5 – 6 lần, mỗi lần từ 15ml – 25ml, cứ cách 2 – 3 giờ thì cho uống một lần. Khi cún được 2 tuần tuổi, bạn có thể giãn lịch uống sữa của cún từ 3 – 4 tiếng.
Nếu sữa bạn pha sẵn thì nên bảo quản trong tủ lạnh, mỗi lần cho cún uống thì đem ra hâm nóng lại. Bình sữa cần được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.
Vào tuần thứ 3, bạn cần cho cún làm quen dần với cháo bạn cho thêm 2 muỗng thức ăn khô chất lượng cao dành cho chó vào hỗn hợp sữa pha sẵn, sao cho trộn đều sẽ sền sệt như ngũ cốc của trẻ con. Mỗi ngày xen vào giữa các lần uống sữa từ 1 – 2 lần.
Đến tuần thứ 4, mỗi ngày bạn cho cún ăn cháo đều như vậy cho đến khi đủ 6 tuần tuổi. Mỗi ngày bạn cho cún ăn từ 4 – 5 lần và cắt hẳn việc bú bình.
Bạn nên để chúng tự ăn theo liều lượng chúng muốn, tránh việc cho cún ăn quá nhiều vì sẽ khiến chúng bị chướng bụng.
Khi cún con vừa mới được sinh ra, hệ tiêu hóa của cún còn yếu, chưa có khả năng kiểm soát chức năng này. Nếu cún sống cùng mẹ, chó mẹ sẽ dùng lưỡi liếm vào phần hậu môn để kích thích cún đi vệ sinh. Sau khi cún lớn dần sẽ theo mẹ đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Tuy nhiên, nếu cún mất mẹ, bạn cần thay chó mẹ thực hiện nhiệm vụ này. Công việc này khá đơn giản, sau khi chon cún ăn xong, bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ vào phần hậu môn và bộ phận sinh dục của chúng. Chỉ 1 – 2 phút sau chúng sẽ tự đi vệ sinh. Bạn cần làm việc này cho đến khi cún đủ 3 tuần tuổi.
Trong quá trình này, bạn cần kiểm tra phân và nước tiểu xem cún có bị bệnh hay không để xử lí kịp thời. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt, nếu vàng đậm hoặc cam có nghĩa là cún ăn chưa no, chưa đủ, bạn cần phải tăng thêm thức ăn cho chúng.
Phân phải có màu nâu và sệt, nếu phân màu xanh là cún bị nhiễm khuẫn, bạn cần chú ý đến lịch tiêm vac-xin của cún cũng như vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho ăn cũng như đảm bảo thức ăn sạch cho cún. Nếu phân đặc, cứng thì bạn cần đa dạng nguồn thức ăn và dinh dưỡng cho cún và giản bữa ăn ra thành nhiều lần trong ngày thay vì cho ăn nhiều thức ăn/lần.
Vì cún con còn nhỏ, chúng không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt như với chó trưởng thành. Vì vậy, để chó phát triển khỏe mạnh, môi trường sống của chúng phải được đảm bảo cân bằng về nhiệt độ và độ ẩm.
Khi cún con có mẹ, chúng sẽ được sưởi ấm nhờ cơ thể của chó mẹ. Nếu không, bạn hãy dùng đèn, lò ấp hoặc đệm để sưởi cho cún. Nếu dùng đệm sưởi bằng điện, cần lót một lớp vải dày để tránh làm cún bị bỏng.
Về độ ẩm, bạn chỉ cần đảm bảo môi trường sống của chúng giống như con người chúng ta là ổn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp, bạn bên dùng khăn ẩm đắp lên người hoặc lồng chuồng của chúng để tránh cún bị sốc nhiệt. Cần tránh để cún sống trong môi trường bị ẩm mốc để tránh các bệnh về hô hấp hoặc khiến chúng bị lạnh.
Đồng thời, nên cho cún chạy nhảy, làm quen với tiếng ồn, những chú cún đồng lứa,…để chúng hòa nhập tốt với cuộc sống dù mất mẹ.