Loài Chó Không Sủa / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Huấn Luyện Chó Sủa Đúng Lúc Đúng Chỗ Không Sủa Bậy

Nghe tiêu đề của bài huấn luyện này có vẻ hơi kỳ vì sủa là bản năng của chó, không riêng gì chó cảnh mà các loại chó đều sủa nhiều, nhất là chó ta, nhiều khi ngồi trong nhà mà mấy em cứ sủa rất khó chịu . Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể huấn luyện chó sủa đúng lúc đúng chỗ nếu biết cách, nhất là đối với các giống chó thông minh.

Cách huấn luyện

– Nếu nhà bạn nhốt chó thì nên thường xuyên thả hoặc dắt cún đi dạo nhé! Vì tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ giúp cún thân thiện và hoà đồng hơn. Nhất là những chú chó có bản tính hung dữ như: Rottweiler, Pitbull, Becgie,…

– Bạn nên xích chó lại và khi đến gần nó thường sẽ gọi bạn bằng cách sủa hoặc khi bạn đang ăn hoặc trộn thức ăn chó sẽ sủa, ngay lúc chó sủa bạn ra lệnh “sủa” (có thể ra thêm hiệu lệnh bằng cử chỉ tay) và cho chó ăn, lặp lại nhiều lần như vậy.

– Khi cún đã quen với hiệu lệnh “sủa” bạn cũng làm như vậy nhưng lần này không cho cún ăn khi bảo nó “sủa” nữa mà ra thêm hiệu lệnh “không” hoặc “im” và chỉ vào mặt nó nếu chó ngừng sủa thì thưởng thức ăn. Còn không bóp miệng nó lại không cho sủa kết hợp nói “im” rồi thả tay ra nếu chó không sủa nữa cho ăn. Lặp lại nhiều lần như vậy cho đến khi cún thành thạo.

Nếu nhà bạn có khách mà ra hiệu lệnh cún ngoan ngoãn nghe theo nên thưởng cho cún ngay. Một vài lần như vậy cún sẽ hiểu chuyện hơn.

Lúc huấn luyện cho cún bạn phải thật nghiêm khắc với chúng. Vuốt ve, âu yếm kết hợp với khen ngợi và thưởng thức ăn khi chúng làm đúng. Còn khi chúng làm sai nên quyết liệt và cứng rắn dạy bảo. Dùng từ “không” và chỉ vào cún để chúng biết chúng làm sai. Hành động của bạn góp phần rất quan trọng vào tính cách của chúng.

Có Một Seoul Không Tiếng Chó Sủa

Anh bạn đồng nghiệp đi cùng tôi trong hành trình trải nghiệm 6 ngày ở đất nước Hàn Quốc thốt lên: “Em thấy trên phố có rất nhiều người dắt chó. Nhưng đi cả tuần chả thấy một tiếng chó sủa”.

Sau này hỏi ra mới biết, con chó ở đất nước này cũng được học cách im lặng. Họ nuôi chó để làm bạn, chứ không phải để trông nhà. Nên có điều hơi buồn cười là chó rất ít khi cất tiếng sủa. Nói câu chuyện vui đó để thấy rằng, người Hàn Quốc đề cao và tôn trọng văn hóa công cộng.

Ở thủ đô Seoul, hay ở bất cứ thành phố nào của Hàn Quốc, khi tham gia giao thông, người dân rất ít khi nhấn còi xe trừ trường hợp bất khả kháng và cảnh báo cần thiết.

Khi xảy ra va quệt họ cũng ứng xử rất văn hoá, không có tình trạng cãi nhau, gây lộn trên đường mà việc đầu tiên họ làm là gọi cho các hãng bảo hiểm. Nếu tai nạn nghiêm trọng mới gọi cảnh sát và người đi đường sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn, chứ không ngó lơ hay xúm vào để nhìn ngó và bàn tán gây tắc đường.

Đất nước Hàn Quốc có 50 triệu dân thì thủ đô Seoul có tới 12 triệu người.

Dù đường phố đông đúc, vùng nội đô cũng xảy ra cảnh tắc đường nhưng tịnh không có tiếng còi xe, không có cảnh vượt đèn đỏ hay đi sai làn đường, lấn đường…

Ngay cả người đi bộ trên vỉa hè cũng chấp hành luật giao thông rất nghiêm túc. Họ không lấn xuống lòng đường dành cho xe cơ giới hay băng qua đường một cách tuỳ tiện mà thường sang đường tại nơi có hệ thống đèn hiệu giao thông theo hiệu lệnh. Vì thế, rất hiếm gặp hình ảnh cảnh sát giao thông phải làm nhiệm vụ trên đường hay các ngã ba, ngã tư giao lộ.

Ở sân bay, bến tàu điện ngầm, tại các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm mặc dù lúc nào cũng đông đúc nhưng người dân xếp hàng trật tự và yên lặng, không có cảnh chen lấn, xô đẩy.

Một điều thú vị ở đất nước Hàn Quốc là công việc lái xe (xe buýt, du lịch, taxi) chủ yếu dành cho người lớn tuổi đã về hưu. Tuy thế họ lái xe rất an toàn, điềm tĩnh, chắc chắn và tuân thủ luật lệ giao thông. Những người lái xe ở Hàn Quốc không bao giờ uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, cho dù là khách du lịch mời họ cũng khéo léo từ chối với lý do đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Những người uống rượu khi lái xe cũng thường bị phạt rất nặng.

Ở Hàn Quốc, xe ô tô quá niên hạn sử dụng không bao giờ được phép lưu thông trên đường. Khi một chiếc xe được bán và sang tên chủ mới thì biển số xe bắt buộc phải thay đổi, không được dùng lại biển số cũ. Đó là cách để quản lý các phương tiện một cách chặt chẽ nhất và khi xảy ra sự cố người ta cũng dễ dàng truy ra ai đang là chủ sở hữu của chiếc xe đó.

Với hệ thống giao thông công nghệ cao nổi tiếng là thân thiện và tiện ích, Hàn Quốc dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tạo thuận tiện cho người dân khi tham gia giao thông.

Rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã ca ngợi mạng lưới giao thông thông minh ở Hàn Quốc với “Hệ thống tàu điện ngầm kết nối với khu vực vùng thủ đô bằng 16 tuyến phục vụ vận chuyển 6 triệu lượt người dân trong thành phố/ ngày; có tới 17 phương tiện giao thông đăng ký GPS nên người vận hành vừa nhận được thông tin về lượng giao thông theo từng giờ cùng tuyến đường, hệ thống đèn tín hiệu được lắp đặt có thể tự thay đổi từng giờ tùy theo tình trạng của đường cao tốc làm giảm thời gian chờ đợi trên các giao lộ, làm cho luồng giao thông thông thoáng và vận hành nhịp nhàng hơn.

Ở Hàn Quốc khi đi tàu điện ngầm hay xe buýt đều có chỗ ưu tiên dành riêng cho phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người tàn tật. Việc để điện thoại ở chế độ rung, đi nhẹ nói khẽ nơi công cộng, sử dụng tai nghe để không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh dường như đã trở thành một nét văn hóa khi tham gia giao thông của người dân. Và đó cũng là một trong những lý do thu hút du khách đến với đất nước du lịch 4 mùa này.

Cách Làm Cho Chó Không Sủa Bậy

Trước hết, chó sủa bậy, bâng quơ đều có thể xảy ra ở chó nhỏ hoặc chó trưởng thành. Khi nhỏ chúng ta không dạy thì đến khi nó lớn nói nó không nghe. Cũng một phần đây là tập tính giống loài và biểu hiện ở mỗi con một khác, mỗi giống chó mỗi kiểu. Tuy nhiên, chúng ta cùng lạc quan là ta có thể dạy và điều chỉnh được hành vi này của chúng theo ý muốn của bản thân. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân chó sủa bậy đã để có được cách dạy tốt nhất cho cún nhà mình.

Chó sủa là một điều bình thường trong hành vi của chúng. Thông thường chó mà sủa dai hay sủa bậy là các nguyên nhân sau:

Có người lạ đến hoặc đi ngang qua.

Có tiếng động hoặc nó cảm thấy bất an.

Tiếng sủa của con chó khác rồi hùa theo

Do tâm lý buồn chán của chó

Do đòi hỏi mà không được đáp ứng, giận dỗi

Cũng có khi chó sủa bậy mắc một hay nhiều tác nhân này gây ra. Các bạn để ý chó nhà mình hay sủa bậy khi nào để có bước đi đúng đắn trong quá trình điều chỉnh hành vi này của nó.

Cách làm cho chó không sủa bậy và sủa dai

Thông thường khi thấy chó sủa dai thì chúng ta hay la mắng nó, đuổi nó đi chỗ khác, hoặc bực bội quá thì tìm cái gì ném nó. Chúng tôi cũng nói rõ là nhiều con hết được bệnh sủa dai bằng những cách đơn giản thế này. Bởi tâm lý loài chó nhiều lúc rất khó đoán biết. Khi mà nó sủa đã thành thói quen thì ta chắc chắn phải dạy nó mới được.

Chấm dứt chó sủa bậy khi có người lạ đến nhà

Hãy xích nó lại và nhờ một người lạ đến nhà mình. Hãy cứ để cho chó của bạn sủa mà không nên la mắng nó. Cho nó thức ăn để làm nó sao nhãng và quên sủa. Bạn nên cho nó một ít thức ăn. Khi nó ăn xong mà còn tiếp tục sủa thì bạn đưa thức ăn ra mà ra lệnh “IM”. Dĩ nhiên bạn không đưa cho nó ăn ngay mà mục đích để nó quen khẩu lệnh và giúp nó nhận biết nếu yên thì sẽ được ăn. Khi nó mừng rỡ thì bạn hãy cho nó ăn.

Tập một ngày khoảng 3 lần trong 4 ngày liên tục là chó nhà bạn sẽ không còn sủa bậy nữa. Bạn kết hợp với việc cho người lạ đi ngang ngoài đường để khiến nó sủa thì khi dạy sẽ hiệu quả hơn.

Ở nước ngoài người ta dùng hành động gọi tên để kêu chó ngừng sủa hoặc đến gần. Cái quan trọng là giúp chó nhận biết được những người đến nhà mình mà có chủ là một người an toàn thì lập tức ngừng sủa. Điều này với những con chó khôn thì bạn chỉ cần dạy như vậy là nó nhận thức được.

Sủa bậy khi nó thấy buồn chán

Chó có nhiều con sẽ sủa khi nó thấy buồn chán trong lòng. Bạn nên cho nó thức ăn hoặc chơi đùa với nó lúc ấy. Cho nó tự do và nơi có ánh sáng để nó thấy vui vẻ hơn thì tự nhiên nó hết.

Sủa khi mong muốn của nó không được đáp ứng

Nhiều cún cưng do được chiều nên hay có thói quen đòi hỏi. Như bị nhốt cũng sủa, đòi thức ăn cũng sủa. Sủa khi nào nó thấy vừa lòng thì thôi. Không ít chú chó mắc căn bệnh này. Bạn phải thật nghiêm khắc và làm lơ với nó.

Thông thường thì khi nó đòi thức ăn mà sủa cũng là một trò vui, tuy nhiên khi bị nhốt mà sủa hoài cũng bực. Bạn nên làm lơ và đi chỗ khác. Ít bữa là nó sẽ không sủa để đòi nữa vì nó cảm thấy không có tác dụng. Thay vào đó, khi nó có biểu hiện bớt sủa thì bạn cho nó thức ăn nhiều hơn bình thường.

Sủa khi nghe tiếng chó hàng xóm sủa

Đây là một bản năng bầy đàn của chó. Tiếng sủa vừa để thể hiện cái uy cũng như là lời đe dọa. Bạn hãy kêu tên nó thật to và ra lệnh im và quăng thức ăn để nó sao nhãng việc này. Lâu nó sẽ hiểu được hiệu lệnh của bạn.

Các bạn thân mến, dạy chó không sủa bậy là bạn phải là người thể hiện được cái uy của nó. Hãy cho nó sự tin tưởng và cảm thấy an toàn khi nghe được tiếng nói của bạn và các thành viên trong gia đình. Tập tính của chó là phục tùng mệnh lệnh nên bạn khéo léo kỷ luật và khen thưởng nó một cách hợp lý. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng chó cũng cần được quan tâm. Càng gắn kết thì bạn càng dễ sai bảo nó nghe lời.

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Nguyên Nhân Khiến Chó Sủa Nhiều Không Ngừng

Chó sủa là hành vi rất quen thuộc, nhưng chó sủa nhiều và dai dẳng là những dấu hiệu bất thường. Tiếng sủa ở chó là một cách để chúng giao tiếp với chủ. Cũng tương tự như tiếng khóc ở trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu ý nghĩa của hành vi này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về chú chó của mình.

Chó sủa để giao tiếp với con người

Tiếng sủa ở chó cũng giống như ngôn ngữ của con người. Chúng dùng âm thanh đó để biểu đạt cảm xúc, mong muốn và gây sự chú ý. Những chú chó có xu hướng sủa to và lâu hơn nếu những thông điệp chúng gửi đi chưa được chủ nhân tiếp nhận.

Tiếng sủa dữ dội và dai dẳng là một lời cảnh báo không nên bỏ qua. Bản năng của chó là cảnh báo chủ nhân khi chúng cảm thấy không an toàn và bị đe dọa. Khi thấy chú chó sủa nhiều, hãy nghĩ đến tình huống xấu nhất và tìm cách đề phòng.

Sủa cũng là cách để gây sự chú ý của chủ nhân. Chó sủa khi nhìn bạn, khi bạn đang ăn, hay sủa khi đứng gần cửa. Tất cả những hành động ấy chỉ để khiến bạn chú ý, để nói với bạn chúng muốn làm điều gì đó.

Việc gây sự chú ý thường bắt đầu bằng việc chúng cố gắng dụi đầu, lôi kéo, đụng chạm vào bạn. Sau đó là rên rỉ và cuối cùng là sủa dữ dội.

Chó sủa nhiều để thể hiện cảm xúc

Đôi khi, chó sủa khi chúng cảm thấy sợ hãi. Lúc này chúng thường sủa to và lặp lại không ngừng. Ý nghĩa của tiếng sủa vừa là lời cảnh cáo, vừa để kêu gọi sự giúp đỡ. Những cử chỉ vuốt ve từ chủ nhân có thể làm chú chó bớt sợ hãi hơn. Nhưng hãy cẩn thận nếu chú chó tỏ ra hung dữ.

Ngược lại, chó cũng sủa nhiều nếu chúng vui mừng. Tiếng sủa được coi như sự chào đón khi chủ nhân đi xa trở về nhà. Âm thanh kết hợp động tác vẫy đuôi chứng tỏ chú chó của bạn đang vô cùng phấn khích.

Sủa cũng là một cách thể hiện sự buồn chán ở chó. Những chú chó hiếu động cần được ra ngoài chơi đùa để giải phóng năng lượng. Chúng không thích ở trong nhà cả ngày, và để phản ứng lại chó sẽ sủa liên tục. Một số con sẽ liếm, cắn hoặc cào mọi thứ để đỡ buồn chán hơn.

Một nguyên nhân khác của việc chó sủa nhiều là do tiếng ồn quá lớn. Đây là bản năng tự nhiên của chó từ khi còn là động vật hoang dã. Ví dụ như chó sủa để đáp lại những con chó khác. Hoặc hú lên theo tiếng gọi bầy đàn của mình.

Chó sủa để bảo vệ những gì thuộc về chúng

Tổ tiên của chó nhà là động vật sống bầy đàn. Do đó bản năng của chúng là canh giữ tất cả thành viên trong đàn của chúng. Bao gồm những thành viên trong gia đình bạn, thú cưng khác và cả chủ nhân của chúng.

Chó có thể sủa để bảo vệ đồ chơi, giường ngủ, đồ đạc hoặc bất kì thứ gì chúng cho là quan trọng. Nhờ đặc tính này, loài chó đã được con người sử dụng để canh gác tài sản và bảo vệ chủ nhân. Trong đó có nhiều giống chó được chọn lọc để gia tăng khả năng bảo vệ của chúng.

Tiếng sủa cũng thể hiện sự lo lắng, chia ly, không được gần chủ. Một chú chó khi bị nhốt trong chuồng, hoặc bị bỏ rơi sẽ rên rỉ hoặc ngáp. Chúng sẽ sủa khi cảm thấy thật sự hoang mang, lo lắng. Hành vi này cũng thường thấy ở những chú chó con mới tách đàn.

Chó có thể sủa nếu bị bệnh hoặc bị đau

Phản ứng thường thấy là rên rỉ, thút thít hoặc gầm gừ nếu chúng cảm thấy không khỏe. Nặng hơn là sủa nếu chúng quá đau đớn. Những con chó bị thương có thể trở nên khá nguy hiểm. Chúng cần được điều trị bởi những người có kinh nghiệm.

Nếu chó bắt đầu sủa nhiều và kèm theo một số triệu chứng bất thường, bạn nên chú ý theo dõi. Không nên bỏ qua bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.