3 Chú Chó “Huyền Thoại” Trong Lịch Sử Thế Giới

1. Chú chó “phản xạ có điều kiện” của Ivan Pavlov

Theo lời kể, Pavlov và trợ lý thường tiến hành thí nghiệm tiết dịch vị đối với chú chó già thuộc giống chăn cừu Đức. Chú chó đã sống trong phòng thí nghiệm nhiều năm và quen tất cả các nhân viên ở đây. Nó biết Pavlov là lãnh đạo ở đây nên tỏ ra rất quấn quýt với ông.

Một ngày nọ, chú chó được đưa lên đứng trên bục thí nghiệm, từng giọt dịch vị chảy ra và được đưa vào trong một cái khay thông qua một ống dẫn. Dịch vị của chó tiết ra bình thường, mỗi phút khoảng 25 giọt. Bỗng ngoài cửa vọng vào tiếng bước chân của nhân viên nuôi chó, bước chân xa dần rồi mất hẳn.

Lúc đó nhân viên thí nghiệm phát hiện dịch vị của chó tiết ra tăng lên đột biến, mỗi phút khoảng 100 giọt. Hiện tượng này trước đó chưa từng xảy ra nên họ đã báo cáo với Pavlov. Pavlov rất ngạc nhiên và đắm chìm vào suy nghĩ.

Khi sự việc chưa có lời giải thì tiếng bước chân của nhân viên nuôi chó từ xa lại vọng đến. Một lần nữa, dịch vị của chó tiết ra tăng lên rất nhiều. Dường như tiếng bước chân của nhân viên nuôi chó là nguyên nhân khiến dịch vị của chó tiết nhiều lên như vậy.

Để khẳng định điều này, Pavlov đã nói với người nuôi chó cứ 15 phút đi qua lại cửa phòng thí nghiệm một lần, làm 3 lần như thế. Và Pavlov đã vui mừng phát hiện ra rằng cứ mỗi lần nhân viên nuôi chó đi qua trước cửa phòng thí nghiệm là dịch vị của chó lại tăng lên.

Pavlov suy luận: ” Tiếng bước chân của người nuôi chó gắn liền với sự xuất hiện thức ăn, lâu dần nó và thức ăn có một quan hệ đặc biệt thông qua cái đầu của con chó, tức là bước chân của người nuôi chó có thể thay thế cho thức ăn.

Tiếng bước chân ấy vang lên, chó biết ngay là thức ăn sắp được đưa tới, thông qua thần kinh đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết nhiều dịch vị ra”.

Đây chính là cơ sở để Pavlov tiến hành thêm nhiều thí nghiệm, từ đó xây dựng nên định luật cơ bản về hiện tượng phản xạ có điều kiện của động vật – một phát kiến vĩ đại của lịch sử khoa học thế giới.

Điều đáng tiếc nhất trong câu chuyện này là tên của chú chó giúp Pavlov khám phá ra định luật phản xạ có điều kiện đã không được ghi lại. Hậu thế chỉ đơn giản gọi nó là “chú chó của Pavlov”.

2. Laika – “phi hành khuyển” đầu tiên của nhân loại

Ngay sau khi phóng thành công vệ tinh Sputnik-1 vào ngày 4/10/1967, các nhà khoa học Liên Xô nhanh chóng xúc tiến việc phóng tàu vũ trụ Sputnik-2 mang theo sinh vật sống đầu tiên lên vũ trụ.

Loài chó đã được xem là đối tượng thử nghiệm thích hợp nhất vì chúng có khả năng tồn tại trong không gian tương đương như con người.

Và ngay lập tức một đội “phi hành khuyển” đã được thành lập, gồm 3 thành viên là các chú chó có tên Laika, Albina và Mushka.

Để trở thành phi hành gia thực thụ, chúng phải trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện gắt gao để làm quen với cabin chật hẹp, tình trạng không trọng lực và những rung động mạnh và tiếng gầm rú của động cơ Sputnik-2, tập mang quần áo đặc biệt, dùng những loại thức ăn đóng hộp ở dạng lỏng…

Kết thúc khóa huấn luyện, Albina được chuyển sang bộ phận thử nghiệm sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện gia tốc cực lớn khi tên lửa đẩy khởi hành; Mushka được chuyển sang làm ở bộ phận thử nghiệm các thiết bị cứu hộ và khoang đổ bộ của tàu vũ trụ; còn Laika phục vụ nghiên cứu sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện không trọng lực.

Chú chó Laika trước giờ bay vào vũ trụ

Và chính nhiệm vụ này đã giúp Laika, chú chó 3 tuổi, nặng 16kg trở thành sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngày 3/11/1957, tại sân bay vũ trụ Baikonur, Sputnik-2 được phóng lên quỹ đạo trái đất, mang theo chú chó huyền thoại này.

Lượng thức ăn và ôxy chỉ đủ cho Laika dùng trong 10 ngày, trong khi sứ mệnh của Sputnik-2 sẽ kéo dài tới tháng 4/1958. Điều đó có nghĩa là số phận của Laika đã được định đoạt ngay từ đầu, nó sẽ chết và bị thiêu cháy cùng với con tàu khi quay trở lại bầu khí quyển trái đất.

Các thông tin do Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Liên Xô cung cấp vào thời điểm đó cho thấy Laika đã sống tới ngày thứ 4 của chuyến du hành.

Sau 163 ngày bay liên tục 2.570 vòng quanh quỹ đạo trái đất, ngày 14/4/1958, Sputnik-2 mang theo xác Laika đã rực cháy trên đường trở về trái đất, kết thúc xuất sắc sứ mệnh tiên phong của mình. Sự hy sinh của Laika không hề uổng phí bởi nó đã giúp chứng tỏ một điều: sinh vật sống có thể tồn tại trong tình trạng không trọng lực ngoài không gian.

Để tưởng nhớ Laika, trong suốt nửa thế kỷ qua nhiều nước đã phát hành những bộ tem kỷ niệm và bưu thiếp có hình con vật đáng yêu này. Các mặt hàng tiêu dùng, các ban nhạc lấy cảm hứng từ Laika cũng lần lượt ra đời. Laika cũng trở thành đề tài của rất nhiều tiểu thuyết, phim truyện, bài hát…

3. Hachiko – bức tượng đài về lòng trung thành của loài chó

Hachiko là một chú chó nhỏ, giống bản địa Nhật Bản, chào đời vào tháng 11/1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú chó được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng và coi như con ruột, vì gia đình ông không có con trai.

Cứ mỗi buổi sáng hàng ngày, Hachiko lại đi bộ với giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để tiễn ông lên tàu đi làm. Và cứ đến 3 giờ chiều, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.

Nhưng vào ngày 12/5/1925, giáo sư Ueno đã bị đột quỵ khi đang đứng trên giảng đường ở trường và mãi mãi không thể trở về. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Đã qua 3 giờ rất lâu, trời đã tối mà không thấy giáo sư về, Hachiko không hề nản lòng, vẫn kiên nhẫn chờ đợi.

Chú chó Hachiko

Có lẽ Hachiko hiểu rằng có chuyện chẳng lành đã xảy ra. Nhưng nó vẫn ra ga đợi chủ vào 3h chiều mỗi ngày. Những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình và thay phiên nhau chăm sóc nó.

Câu chuyện cảm động về lòng trung thành của Hachiko bắt đầu lan truyền khắp nơi. Người ta tìm đến Shibuya để được nhìn thấy Hachiko, cho nó ăn, hoặc xoa đầu nó.

Nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và quá già yếu. Điều gì đến cũng phải đến, ngày 8/3/1935, Hachiko gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình, kết thúc 10 năm đợi chờ trong vô vọng.

Nhiều tờ báo đã đăng trên trang nhất về cái chết của Hachiko. Người ta đã quyên góp tiền để thuê nhà điêu khắc Ando Teru làm một bức tượng Hachiko bằng đồng, đặt ngay trong sân ga, nơi chú chó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Bức tượng bị lấy đi để làm vũ khí trong thời chiến tranh thế giới 2, nhưng được con trai nhà điêu khắc Ando Teru làm lại vào năm 1948 và tồn tại ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay. Bức tượng này giờ đây được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình…

Những Chú Chó “Huyền Thoại” Trong Lịch Sử Thế Giới

Chú chó “phản xạ có điều kiện” của Ivan Pavlov

Theo lời kể, Pavlov và trợ lý thường tiến hành thí nghiệm tiết dịch vị đối với chú chó già thuộc giống chăn cừu Đức. Chú chó đã sống trong phòng thí nghiệm nhiều năm và quen tất cả các nhân viên ở đây. Nó biết Pavlov là lãnh đạo ở đây nên tỏ ra rất quấn quýt với ông.

Ivan Pavlov cùng cộng sự bên chú chó của phòng thí nghiệm

Một ngày nọ, chú chó được đưa lên đứng trên bục thí nghiệm, từng giọt dịch vị chảy ra và được đưa vào trong một cái khay thông qua một ống dẫn. Dịch vị của chó tiết ra bình thường, mỗi phút khoảng 25 giọt. Bỗng ngoài cửa vọng vào tiếng bước chân của nhân viên nuôi chó, bước chân xa dần rồi mất hẳn.

Lúc đó nhân viên thí nghiệm phát hiện dịch vị của chó tiết ra tăng lên đột biến, mỗi phút khoảng 100 giọt. Hiện tượng này trước đó chưa từng xảy ra nên họ đã báo cáo với Pavlov. Pavlov rất ngạc nhiên và đắm chìm vào suy nghĩ.

Khi sự việc chưa có lời giải thì tiếng bước chân của nhân viên nuôi chó từ xa lại vọng đến. Một lần nữa, dịch vị của chó tiết ra tăng lên rất nhiều. Dường như tiếng bước chân của nhân viên nuôi chó là nguyên nhân khiến dịch vị của chó tiết nhiều lên như vậy.

Để khẳng định điều này, Pavlov đã nói với người nuôi chó cứ 15 phút đi qua lại cửa phòng thí nghiệm một lần, làm 3 lần như thế. Và Pavlov đã vui mừng phát hiện ra rằng cứ mỗi lần nhân viên nuôi chó đi qua trước cửa phòng thí nghiệm là dịch vị của chó lại tăng lên.

Pavlov suy luận: “Tiếng bước chân của người nuôi chó gắn liền với sự xuất hiện thức ăn, lâu dần nó và thức ăn có một quan hệ đặc biệt thông qua cái đầu của con chó, tức là bước chân của người nuôi chó có thể thay thế cho thức ăn. Tiếng bước chân ấy vang lên, chó biết ngay là thức ăn sắp được đưa tới, thông qua thần kinh đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết nhiều dịch vị ra”.

Đây chính là cơ sở để Pavlov tiến hành thêm nhiều thí nghiệm, từ đó xây dựng nên định luật cơ bản về hiện tượng phản xạ có điều kiện của động vật – một phát kiến vĩ đại của lịch sử khoa học thế giới.

Điều đáng tiếc nhất trong câu chuyện này là tên của chú chó giúp Pavlov khám phá ra định luật phản xạ có điều kiện đã không được ghi lại. Hậu thế chỉ đơn giản gọi nó là “chú chó của Pavlov”.

Laika – “phi hành khuyển” đầu tiên của nhân loại

Ngay sau khi phóng thành công vệ tinh Sputnik-1 vào ngày 4/10/1967, các nhà khoa học Liên Xô nhanh chóng xúc tiến việc phóng tàu vũ trụ Sputnik-2 mang theo sinh vật sống đầu tiên lên vũ trụ. Loài chó đã được xem là đối tượng thử nghiệm thích hợp nhất vì chúng có khả năng tồn tại trong không gian tương đương như con người.

Và ngay lập tức một đội “phi hành khuyển ” đã được thành lập, gồm 3 thành viên là các chú chó có tên Laika, Albina và Mushka. Để trở thành phi hành gia thực thụ, chúng phải trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện gắt gao để làm quen với cabin chật hẹp, tình trạng không trọng lực và những rung động mạnh và tiếng gầm rú của động cơ Sputnik-2, tập mang quần áo đặc biệt, dùng những loại thức ăn đóng hộp ở dạng lỏng…

Chú chó Laika trước giờ bay vào vũ trụ

Kết thúc khóa huấn luyện, Albina được chuyển sang bộ phận thử nghiệm sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện gia tốc cực lớn khi tên lửa đẩy khởi hành; Mushka được chuyển sang làm ở bộ phận thử nghiệm các thiết bị cứu hộ và khoang đổ bộ của tàu vũ trụ; còn Laika phục vụ nghiên cứu sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện không trọng lực.

Và chính nhiệm vụ này đã giúp Laika, chú chó 3 tuổi, nặng 16kg trở thành sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngày 3/11/1957, tại sân bay vũ trụ Baikonur, Sputnik-2 được phóng lên quỹ đạo trái đất, mang theo chú chó huyền thoại này.

Lượng thức ăn và ôxy chỉ đủ cho Laika dùng trong 10 ngày, trong khi sứ mệnh của Sputnik-2 sẽ kéo dài tới tháng 4/1958. Điều đó có nghĩa là số phận của Laika đã được định đoạt ngay từ đầu, nó sẽ chết và bị thiêu cháy cùng với con tàu khi quay trở lại bầu khí quyển trái đất.

Các thông tin do Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Liên Xô cung cấp vào thời điểm đó cho thấy Laika đã sống tới ngày thứ 4 của chuyến du hành.

Sau 163 ngày bay liên tục 2.570 vòng quanh quỹ đạo trái đất, ngày 14/4/1958, Sputnik-2 mang theo xác Laika đã rực cháy trên đường trở về trái đất, kết thúc xuất sắc sứ mệnh tiên phong của mình. Sự hy sinh của Laika không hề uổng phí bởi nó đã giúp chứng tỏ một điều: sinh vật sống có thể tồn tại trong tình trạng không trọng lực ngoài không gian.

Để tưởng nhớ Laika, trong suốt nửa thế kỷ qua nhiều nước đã phát hành những bộ tem kỷ niệm và bưu thiếp có hình con vật đáng yêu này. Các mặt hàng tiêu dùng, các ban nhạc lấy cảm hứng từ Laika cũng lần lượt ra đời. Laika cũng trở thành đề tài của rất nhiều tiểu thuyết, phim truyện, bài hát…

Hachiko – bức tượng đài về lòng trung thành của loài chó

Hachiko là một chú chó nhỏ, giống bản địa Nhật Bản, chào đời vào tháng 11/1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú chó được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng và coi như con ruột, vì gia đình ông không có con trai.

Cứ mỗi buổi sáng hàng ngày, Hachiko lại đi bộ với giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để tiễn ông lên tàu đi làm. Và cứ đến 3 giờ chiều, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.

Nhưng vào ngày 12/5/1925, giáo sư Ueno đã bị đột quỵ khi đang đứng trên giảng đường ở trường và mãi mãi không thể trở về. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Đã qua 3 giờ rất lâu, trời đã tối mà không thấy giáo sư về, Hachiko không hề nản lòng, vẫn kiên nhẫn chờ đợi.

Chú chó Hachiko

Có lẽ Hachiko hiểu rằng có chuyện chẳng lành đã xảy ra. Nhưng nó vẫn ra ga đợi chủ vào 3h chiều mỗi ngày. Những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện cảm động về lòng trung thành của Hachiko bắt đầu lan truyền khắp nơi. Người ta tìm đến Shibuya để được nhìn thấy Hachiko, cho nó ăn, hoặc xoa đầu nó.

Nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và quá già yếu. Điều gì đến cũng phải đến, ngày 8/3/1935, Hachiko gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình, kết thúc 10 năm đợi chờ trong vô vọng.

Nhiều tờ báo đã đăng trên trang nhất về cái chết của Hachiko. Người ta đã quyên góp tiền để thuê nhà điêu khắc Ando Teru làm một bức tượng Hachiko bằng đồng, đặt ngay trong sân ga, nơi chú chó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm. Bức tượng bị lấy đi để làm vũ khí trong thời chiến tranh thế giới 2, nhưng được con trai nhà điêu khắc Ando Teru làm lại vào năm 1948 và tồn tại ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.

Bức tượng này giờ đây được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình…

Lịch Sử Giống Chó Golden Retriever

So với nhiều đồng loại, lịch sử giống chó Golden Retriever tương đối mới mẻ, những người bạn thân thiện này xuất hiện lần đầu tại Scotland vào nửa cuối thế kỷ 19.

Vào thế kỷ 19, săn chim rừng là một môn thể thao phổ biến trong giới quý tộc giàu có của Scotland, những giống chó tha mồi khi ấy không có những kỹ năng cần để hoạt động cả trên cạn và dưới nước do phần lớn các bãi săn thời đó thường có nhiều đầm, hồ và sông. Kết quả là, giống Spaniel bơi lội giỏi nhất được lai với giống Retriever để tạo ra giống chó Golden Retriever ngày nay. Golden Retriever được phát triển lần đầu tiên ở Glen Affric, Scotland, tại “Guisachan”, điền trang của Dudley Marjoribanks, nam tước Tweedmouth thứ nhất .

Hai cá thể đầu tiên được lai với nhau là Nous, một chú chó Retriever đực màu vàng với chó cái Belle, dòng Tweed Water Spaniel (Một giống chó đã tuyệt chủng, nhưng đã từng rất được ưa chuộng). Nous rất đặc biệt bởi cậu là chú chó lông vàng duy nhất trong bầy chó Retriever màu đen, lượn sóng… không rõ nguồn gốc của bá tước Chichester. Thông thường, các con chó tha mồi không phải màu đen trong thời điểm đó sẽ bị loại khỏi các chương trình nhân giống và Chichester đã gán Nous cho một người thợ sửa giày ở Brighton thay cho một khoản nợ phải trả. Dudley Marjoribanks rõ ràng không để ý đến tiêu chuẩn về màu sắc của dòng Retriever thời đó, ông đã rất hứng thú khi nhìn thấy một chú chó tha mồi màu vàng và đề nghị mua lại, và Nous – chú chó Retriever lỗi màu thay vì ở trong một xưởng giày, đã dọn về điền trang ở Guisachan để sống môt cuộc sống săn bắn quý tộc, trở thành dấu mốc trong lịch sử và nguồn gốc của dòng chó Golden Retriever ngày nay, đó là năm 1865.

Năm 1868, lứa chó đầu tiên của Nous và Belle được lai tạo thành công gồm có bốn con màu vàng được đặt tên là Crocus, Primrose, Ada và Cowslip đã trở thành bước khởi đầu cho quá trình lai tạo ra một giống chó tha mồi hoàn toàn mới. Marjoribank tặng hết chó đực cho bạn bè và người thân, chỉ giữ lại chó cái Cowslip và Primrose để tiếp tục chương trình nhân giống trong suốt 20 năm sau đó. Ông mong muốn một giống chó mạnh mẽ, vạm vỡ hơn, nhưng vẫn hiền lành và dễ huấn luyện. Hồ sơ nhân giống không đề cập đến chó chăn cừu của Nga, cũng như những giống chó làm việc khác. Tổ tiên của Golden Retriever đều là chó thể thao, đúng như mục đích của Marjoribanks. Chúng hoạt bát, mạnh mẽ và miệng chúng đủ mềm để tha mồi về trong các cuộc săn bắn.

Năm 1876, Cowslip được lai tạo với một chú Setter màu đỏ và Jack được sinh ra. Topsy (một hậu duệ khác của Cowslip và một chú chó dòng Tweed Water Spaniel khác) được phối giống với một chú chó dòng Wavy Coated Retriever màu đen tên là Sambo dẫn đến sự ra đời của Zoe. Zoe sau đó được cho phối giống với Jack, và sinh ra cặp đôi Gill và Nous II. Gill sau đó được lai tạo với một chú chó Retriever màu đen có tên Tracer sinh ra Quennie vào năm 1882. Năm 1889, Quennie phối giống với Nous II sinh ra Prim và Rose. Kết quả Prim và Rose mang trong mình sự pha trộn 47% của Setter, 35% St. Johns Newfoundlad, 12% Springer Spaniel và 6% Water Dog; Dòng chó Golden Retriever chính thức được ra đời sau một quá trình lai tạo giống phức tạp có bao gồm cả việc giao phối cận huyêt.

Cho đến tận năm 1952, nguồn gốc và lịch sử lai tạo của giống chó Golden vẫn được cho là bắt nguồn từ một giống chó chăn cừu của Nga, và nam tước Dudley Marjoribanks đã mua toàn bộ số chó giống này từ một gánh xiếc rong khi họ đến vùng đất này biểu diễn. Phải đến khi những tài liệu chi tiết về chương trình nhân giống từ năm 1835 đến năm 1890 của ngài Dubley được công bố, những cuộc tranh luận mới đi đến hồi kết.

Ngày nay, vùng đất năm xưa “Guisachan” vẫn được xem như là quê hương. Có cả một website được lập riêng cho những người bạn của Guisachan, và luôn có những sự kiện giao lưu tại ngồi nhà lịch sử của dòng chó Golden này. Vào năm 2023, hàng trăm chú chó Golden Retriever đã cùng hội họp trong chương trình kỷ niệm 150 năm ngày đàn con đầu tiên của Nous và Belle ra đời.

Sự công nhận bởi các câu lạc bộ chó giống Hiệp hội chó giống Anh Quốc – The Kennel Club:

Golden Retriever lần đầu tiên được đăng ký với The Kennel Club năm 1903, với tên gọi là Flat Coats – Golden (Giống chó lông thẳng màu vàng). Chúng được giới thiệu tại Dog show lần đầu tiên vào năm 1908, và đến năm 1911, được công nhận là một giống chó với tên gọi Retriever (Golden và Yellow).

Câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ – AKC

Mặc dù một vài cá thể có hình dạng giống chó Golden đã được bắt gặp tại Mỹ từ những năm 1880, song phải cho đến tận năm 1925, giống chó này mới được công nhận tại Mỹ. Năm 1938, Câu lạc bộ Golden Retriever của Mỹ được thành lập.

Golden Retriever xếp thứ hai về Số lượng đăng ký với Câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ. Đến năm 1999, 62652 con chó đã được đăng ký chỉ xếp sau Labrador Retriever.

Theo tiêu chuẩn giống chó thuần chủng của AKC, Golden Retriever được đánh giá dựa trên rất nhiều đặc điểm như màu sắc, bộ lông, tai, bàn chân, mũi, cơ thể,…

Câu lạc bộ chó giống Canada

Archie Marjoribanks đã mang một con chó Golden Retriever đến Canada năm 1881 và đăng ký con ‘Lady’ với AKC năm 1894. Đó là những ghi chép đầu tiên của giống chó ở hai quốc gia này. Chúng được đăng ký lần đầu tiên tại Canada năm 1927, và đến năm 1958, Câu lạc bộ Golden Retriever của Ontario (GRCO) được thành lập. Người đồng sáng lập của GRCO là Cliff Drysdale, một người Anh đã mang theo một chú chó Golden Anh, và Jutta Baker, con dâu của Louis Baker, chủ cơ sở chó cảnh Northland. Câu lạc bộ về sau đã phát triển thành Câu lạc bộ Golden Retriever của Canada.

Phong trào nuôi chó Golden Retriever tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của phong trào nuôi chó cảnh, Golden Retriever là dòng chó rất được ưa chuộng tại Việt Nam, tuy vậy phần lớn chó đều chưa có đủ gia phả xuất xứ được công nhận với VKA (Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam), mãi tới những năm gần đây, chó Golden Retriever mới bắt đầu xuất hiện tại các cuộc thi chó đẹp, tranh tài cùng với các dòng chó Nhóm 8.

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Golden Retriever xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Golden xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Địa chỉ trại chó 2: Ngõ 409 An Dương Vương – Quận Tây Hồ – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 (Tại Hà Nội) và 0982880528 (tại TP HCM) hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet. Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Chó Hachiko Ở Nhật, Chú Chó Hachiko, Chú Chó Hachiko Ở Nhật Bản

Có lẽ câu chuyện cảm động được lan truyền nhiều nhất và được nhiều người dân trên thế giới nhớ đến nhất về đất nước mặt trời mọc, chính là câu chuyện về chú chó Hachiko. Năm 1924, giáo sư Hidesaburo Ueno giảng dạy ở khoa nông nghiệp của trường Đại học Tokyo đã mua chú chó nhỏ Hachiko.

Mỗi buổi sáng, Hachiko đều đi theo giáo sư Ueno tới nhà ga Shibuya để tiễn ông tới nơi làm việc . Đến chiều, Hachiko lại đi ra sân ga để chờ đón ông Ueno trở về. Những ngày đó cứ diễn ra đều đặn, trở thành một nhịp sinh hoạt quen thuộc đối với Hachiko, cho đến một ngày tháng 5/1925, ông Ueno bị một cơn đau tim đột ngột, và qua đời ngay tại nhà trường.

Sau ngày định mệnh đó, mỗi ngày, Hachiko vẫn tới nhà ga để chờ đón ông chủ trở về theo đúng nhịp cũ. Hachiko xuất hiện đúng lúc tàu vào ga vào cuối buổi chiều để tìm một bóng dáng thân quen giữa dòng người đang hối hả trở về nhà lúc cuối ngày. Từng ngày sau khi ông Ueno qua đời, Hachiko luôn đều đặn có mặt tại nhà ga suốt… 9 năm 9 tháng 15 ngày cho đến khi chết …

Hachiko chú chó trung thành 10 năm đợi chủ

Năm 1932, một sinh viên cũ của ông Ueno được nghe về Hachiko – chú chó trung thành. Anh sinh viên đã đến thăm chú chó và thực hiện những bài viết về sự trung thành tuyệt đối của Hachiko. Một trong những bài viết này đã được đăng tải trên tờ nhật báo Asahi Shimbun – một tờ nhật báo nổi tiếng ở Tokyo và nhận được sự quan tâm rất lớn của độc giả.

Kể từ đó, bắt đầu có nhiều người mang đồ ăn đến cho Hachiko tại nhà ga trong lúc chú chó chờ đợi chủ mỗi ngày. Hachiko trở thành một hiện tượng trên khắp nước Nhật. Lòng trung thành của Hachiko với ông chủ đã khiến người dân Nhật cảm động và là biểu tượng cho lòng trung thành, sự tận tâm đối với gia đình, cũng là điều mà mọi người dân Nhật đều đề cao.

Chó Hachiko – biểu tượng về lòng trung thành của Nhật Bản

Câu chuyện về Hachiko cho tới giờ vẫn có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa Nhật Bản bất kể nhiều thập kỷ đã trôi qua, người lớn vẫn kể câu chuyện về Hachiko cho trẻ nhỏ nghe, các nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng của Nhật đã từng tạc tượng chú.

Cuối cùng, ngày 8/3/1935, Hachiko đã có thể gặp lại người chủ mà chú đã chờ đợi suốt gần 10 năm. Hachiko chết tại chính sân ga – nơi gần 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ rời nhà lần cuối. Xác Hachiko đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia Khoa học Nhật Bản, nằm ở quận Ueno, Tokyo.

Người ta cũng đã dựng tượng Hachiko tại nhà ga Shibuya, ngay tại cửa chính vào nhà ga. Cửa này cũng được đặt tên là “cửa Hachiko”.

Bức tượng chú chó Hachiko trung thành ở Nhật Bản

Trong đời sống văn hóa đại chúng Nhật Bản, Hachiko đã trở nên quen thuộc, chú chó trung thành đã xuất hiện trong những bộ phim, những cuốn truyện tranh, được đặt tên cho những tuyến xe buýt mà trước đây hàng ngày Hachiko đã đi. Câu chuyện về Hachiko còn được khắc họa lại trong bộ phim hợp tác Anh – Mỹ “Hachi: A Dog’s Tale” (2009).

Chú Chó Hachiko Nhật Bản

Hachiko thuộc giống chó Akita – đây là giống chó nổi tiếng tại “đất nước mặt trời mọc”, được ví là ” quốc khuyển“, là biểu tượng của loài chó Nhật Bản. Theo đó, Hachiko đầy đủ những đặc điểm của chó Akita với hình dáng nhỏ, có lông màu trắng.

Chú chó Hachiko chào đời vào tháng 11 năm 1923. Đến năm 1924, khi Hachiko tròn một tuổi, chú được Giáo sư Hidesaburo Ueno nhận nuôi và mang về nuôi ở ngôi nhà nằm gần ga Shibuya Tokyo.

Giáo sư Hidesaburo Ueno là một người vô cùng tốt bụng, lại sống độc thân, vì thế, ông dành hầu hết thời gian rảnh rỗi của mình để chăm sóc, dạy dỗ và trò chuyện với Hachiko. Hàng ngày, giáo sư lên tàu đến giảng đường đại học, Hachiko tiễn giáo sư đến nhà ga và chờ đón ông vào 3 giờ chiều mỗi ngày.

Mọi việc cứ diễn ra đều đặn cho đến một ngày tháng 5/1925, giáo sư Ueno lên tàu điện ngầm đi làm và mãi không trở về nữa. Ông đột ngột qua đời vì xuất huyết não khi đang đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, Hachiko không biết điều này và ngày ngày vẫn ngồi đợi chủ ở nhà ga, ngóng trông một hình bóng thân quen bước xuống từ các chuyến tàu.

Câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko đã được một sinh viên của giáo sư Ueno viết và đăng trên trang nhất tờ báo Tokyo Asahi. Câu chuyện ngay lập tức thu hút sự quan tâm của người dân “xứ anh đào”. Sau đó, có nhiều người đã đến ga Shibuya, chỉ đơn giản là để nhìn Hachiko, cho nó ăn hay xoa đầu để động viên lòng trung thành của chú chó nhỏ.

Sau hơn một thập kỷ chờ đợi, ngày 8/3/1935, chú chó Hachiko đã nằm gục và chết tại nơi mà hàng ngày chú vẫn nằm đợi người chủ của mình. Sự ra đi của Hachiko đã để lại niềm thương tiếc của người dân Nhật Bản và được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo. Thậm chí, người ta còn dành hẳn một ngày để tang chú chó Hachiko trung thành này.

Câu chuyện về chú chó Hachiko trở thành huyền thoại và được xem là biểu tượng về lòng trung thành – điều mà người dân Nhật Bản vô cùng tôn trọng và luôn khao khát đạt được. Tại nhà trường, các giáo viên và những phụ huynh cũng thường xuyên kể về lòng trung thành của Hachiko như một bài học cho các em nhỏ.

Một năm trước ngày Hachiko qua đời, người dân Nhật đã tạc một bức tượng hình chú chó và đặt tại ga Shibuya. Hachiko rất vinh dự vì có mặt trong buổi khánh thành bức tượng của chính mình. Tuy vậy, do ảnh hưởng của thế chiến thứ hai, bức tượng bị gỡ bỏ để lấy nguyên liệu làm đạn dược và được dựng lại vào năm 1948.

Ngày nay, vào ngày 8/4 hàng năm, người dân Nhật Bản lại tổ chức một buổi lễ long trọng tại nhà ga Shibuya để tưởng nhớ đến chú chó Hachiko.

2. Thông tin thú vị xoay quanh chú chó Hachiko Nhật

Tại quê hương của Hachiko, thành phố Oodate tỉnh Akita – nơi được gọi là quê hương của loài chó Akita – cũng có một bức tượng Hachiko y hệt vậy.

Nghĩa trang công lập tại Tokyo không chỉ là nơi yên nghỉ của những người bình thường mà còn của rất nhiều người nổi tiếng. Nơi đây được xây dựng như một công viên và là địa điểm du lịch nổi tiếng.

Đây cũng chính là nơi an nghỉ của người chủ của Hachiko – giáo sư Ueno. Ngôi mộ nằm ngay trên lối đi chính Higashi Dori của nghĩa trang và hiện tại vẫn nhận được nhiều lượt viếng thăm của du khách.

Đây là nơi trưng bày xác của Hachiko đã được nhồi bông. Do Hachiko bị nhiễm giun chỉ nên sau khi mất, xác của chú đã được giải phẫu. Công cuộc giải phẫu được tiến hành tại trường đại học nơi giáo sư Ueno từng làm việc. Nội tạng của của Hachiko được xem như bảo vật quý giá và hiện được trưng bày tại bảo tàng tư liệu nông nghiệp học tại trường đại học Tokyo.

Bên cạnh tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, nội dung hướng dẫn tham quan bảo tàng bằng âm thanh còn có phiên bản ” tiếng Nhật dành cho trẻ em “, vì vậy bảo tàng còn thích hợp với cả người học tiếng Nhật đến tham quan và tìm hiểu.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.