Bộ ba tác phẩm kinh điển Sống Mòn, Chí Phèo và Lão Hạc đã hợp lại thành bộ phim đỉnh cao của điện ảnh nước nhà những năm 1980: Làng Vũ Đại ngày ấy. Phân đoạn Lão Hạc bán Cậu Vàng là một trong những phân đoạn khắc nghiệt, dữ dội và đau thương nhất bộ phim.
Cậu Vàng, ở trong tác phẩm Lão Hạc hay như trong những bộ phim đã cũ ấy, là một chú chó ta, thuộc giống chó Bắc Hà.
Nhưng ở một số người cuồng chó, chính xác hơn là cuồng chó Tây, họ gọi “cậu” bằng một cái tên khinh miệt và phân biệt: chó cỏ. Trong một cuộc thi chó khỏe chó đẹp nào đó trong TP HCM, BTC đã cấm không cho chó ta, chó cỏ dự thi. Tấm biển ở sự kiện ấy, đã ghi một dòng chữ thủng thẳng: “Không giải quyết cho chó cỏ vào lễ hội cún cưng”. Theo lý thuyết của đội ấy, thì chó ta và chó cỏ làm sao đứng cùng chó Tây được, phải vậy không?
Khi một số dựa thảo luật về việc cấm dắt chó, mèo vào phố đi bộ, có rất nhiều người phản đối, những người này bảo là chó mèo Tây ngoan lắm hiền lắm, được dạy dỗ nhiều lắm và chỉ cầm cấm chó ta, chó cỏ là được rồi. Rồi một số quy định về việc phải rọ mõm các chú chó nếu đưa chó đi dạo hay ra ngoài, thì các bạn này vào chửi với um sùm, chỉ cần cho chó ta, chó cỏ đeo rọ mõm. “Vì mấy con Phốc, Pug, Shiba… hiền khô, ngoan và thông minh lắm. Không ngu như chó cỏ”.
Chú chó giống Shiba được chọn đóng trong phim “Cậu Vàng”. Ảnh Vnexpress. First-look phim ”Cậu Vàng”. Phim khởi quay từ tháng 9/2019, dự kiến công chiếu đầu ngày 8/1/2021. Video: Galaxy.
Lão Hạc, một tác phẩm văn học hiện thực được Nam Cao viết vào năm 1943, nó phản ánh đời sống nhân dân miền Bắc vào những ngày trước cách mạng tháng Tám. Bấy giờ, đó là sự đói khổ, khốn cùng và tha hóa.
Cậu Vàng, được Lão Hạc coi như là đứa con đứa cháu trong nhà, lão coi cậu như người con, là người bạn. Lão vốn cô đơn, vợ mất, con đi làm đồn điền cao su chưa biết bao giờ về. Nhưng, nếu cứ sống thế mãi, lão sẽ ăn phạm vào tiền cưới vợ của thằng con lão, lão đành bán cậu Vàng, hình ảnh cậu Vàng mắt ừng ực nhìn lão, nó ám ảnh độc giả gần như cả tác phẩm. Rồi lão cũng quyết định đi theo cậu Vàng, để lại tiền gửi ông giáo, mảnh đất và ngôi nhà.
Một tác phẩm có ý nghĩa như vậy, một tác phẩm văn học hiện thực kinh điển, nó phản ánh tính thời sự hồi ấy. Nhưng các nhà đạo diễn, nhà sản xuất hay lại muốn đưa một con chó ngoại vào đóng vai cậu Vàng, những người này nói rằng, chó Việt quen sống hoang dã, không quy củ, không huấn luyện được.
Nhiều bạn sính ngoại nói rằng, miễn là cậu Vàng dễ thương, đáng yêu là được? Nhiều bạn “cuồng chó” lý luận rằng chó ta “ngu”, không diễn được. Ơ, đánh bỏ m* các bạn bây giờ, lý thuyết kiểu gì thế? “Phân biệt chủng tộc” giờ còn xuất hiện cả trên loài chó à
Vậy thì em Vàng trong Làng Vũ Đại ngày ấy, như Phèn trong Đất Phương Nam hay như Kiki trong Hotboy nổi loạn, đều là chó ta cả đấy thôi.
Việc tạo điều kiện cho những chú chó ngoại hóa thân vào một nhân vật có gốc là một chú chó ta, trước hết, đó là sự thiếu tôn trọng nguyên tác tác phẩm. Các chú chó được đưa casting là những chú chó có nguồn gốc Nhật Bản, quốc khuyển của Nhật Bản. Một lần nữa, bối cảnh Lão Hạc là trước 1945, thời điểm ấy, Nhật đang đô hộ Việt Nam, gián tiếp hơn 2 triệu người miền Bắc thiệt mạng trong nạn đói kinh khủng nhất lịch sử.
Không biết cụ Nam Cao sẽ nghĩ gì đây? Nhiều bạn có thể nói rằng, thay đổi nguyên tác tác phẩm là điều không mới trong điện ảnh thế giới. Nhưng đây là một tác phẩm chính thống hiện thực, có ý nghĩa lịch sử và xã hội lớn lao, sẽ ra sao nếu thế hệ con cháu chúng ta hỏi rằng: Cậu Vàng là chó Akita hả bố mẹ?
Nhiều bạn lý luận rằng cụ Nam Cao không nói rõ về nguồn gốc của Vàng, vì vậy, không loại trừ Vàng là một con chó Nhật. Đùa, trong thời buổi trước cách mạng, một thời buổi chưa hội nhập, nô lệ, bị lệ thuộc, lại còn có cả chó Nhật? Mà lại được cụ Lão Hạc nuôi một cách truyền thống. Chó Nhật ấy, như trong 1977 nói rồi.
“Chó gì mà lại ăn pate với uống sting thế này”.
Người Mỹ đã từng sử dụng hình ảnh “quốc gấu” của Trung Quốc làm nhân vật chính và hoàn thành chuỗi phim Kungfu Panda nổi tiếng. Hình ảnh chú gấu trúc được tôn trọng tuyệt đối, ăn bánh bao, mặc đồ truyền thống, những cậu bạn của Poo đều là những nhân vật đậm chất Trung Quốc. Sẽ ra sao nếu người Mỹ làm Kunfu Panda mà sử dụng “thỏ” Bắc Cực? Dĩ nhiên, đây chỉ là một phép so sánh vui.
Rồi nói về Mulan, một tác phẩm mới đây chẳng hạn, một bộ phim đậm chất Trung Quốc nhưng lại được đội ngũ kịch bản, nhà sản xuất đưa “chất” Mỹ và phương Tây vào phim, rồi lồng một bối cảnh ở thế kỷ 14, trang phục lại ở thế kỷ 16 – 18, kiến trúc nhà lại như thời thế kỷ 19, bày binh bố trận như trong Troy hoặc 300.
Hay như nhân vật nàng tiên cá Ariel mới đây, khi Disney công bố Halle Bailey vào vai chính này, một làn sóng phản ứng mãnh liệt trỗi dậy, kêu gọi Disney tôn trọng nguyên tác tác phẩm. Hoặc như việc làn da “quá màu đen” của nhân vật Starfire trong show Teen Titans của DC, fan DC đã từng kêu rằng hình ảnh Starfire xa hoàn toàn với nguyên tác trong truyện tranh DC.
Nên nhớ rằng, những câu chuyện và tác phẩm trên đều là hư cấu và mang màu sắc thần tiên, nó không phản ánh hiện thực, không phản ánh bối cảnh xã hội như tác phẩm Lão Hạc mà còn cực kỳ khó được chấp nhận. Hay ví dụ rõ ràng hơn, Bộ Tứ Siêu Đẳng trong phiên bản làm lại năm 2015 đã bị phản đối dữ dội khi để Michael B. Jordan hóa thân vào Human Torch, nguyên tác vốn là một nhân vật da trắng.
Và hài vì người ta luôn miệng chê bai chó Việt, là ngu, là bẩn, là sống không quy củ và hoang dã.
Phú Quốc, Bắc Hà, H’mong cộc đuôi, Là, toàn những em chó Việt thuần chủng, khôn lanh, danh gia vọng tộc chó, đánh giặc cứu nước, cứu hộ cứu nạn, giờ lại bị khinh bỉ như vậy.
Muốn thì người ta sẽ tìm cách, không muốn thì người ta sẽ tìm lý do.