Làm Thế Nào Khi Trẻ Bị Chó Cắn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

– Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

– Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…) rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút

– Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.

Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Việt An (theo tài liệu của Bệnh viện Nhi đồng I)

Phải Làm Gì Khi Trẻ Em Bị Chó Cắn?

Khi trẻ nhỏ nhà bạn bị chó cắn gia đình lo lắng không biết con mình có bị bệnh dại không. Bệnh dại truyền nhiễm gây ảnh hưởng tính mạng con người do virut dại gây ra nên tỷ lệ tử vong rất cao.

1. Phải làm gì khi trẻ em bị chó cắn?

Mẹ nhanh chóng, đưa con khu vực xử lý vết thương nhanh tại chỗ bằng việc rửa vết thương ở dưới vòi nước chảy với xà phòng diệt khuẩn trong thời gian 15 phút.

Nếu như mẹ không có đồ dùng rửa thì có thể rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước, nhưng cần phải dùng một miếng bông chấm vết thương cho con vì chạm trực tiếp sẽ làm vết thương đau hơn.

Sau đó mẹ nên sử dụng cồn 70% không nên dùng quá nhiều để tránh làm bỏng da. hoặc nước muối pha loãng để rửa sạch vết thương một lần nữa cho con. Mẹ lưu ý tuyệt đối không chà xát mạnh, nếu không tình trạng vết cắn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi có máu chảy mẹ nên cầm máu cho bé, mẹ đưa cao vết thương lên càng cao càng tốt để tránh việc máu chảy ra quá nhiều. Sau đó mẹ hãy dùng một miếng bông sạch để băng vết thương lại.

Trong vòng 48h. Mẹ đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Đối với những vết thương do chó cắn gây ra, và gia đình nên chú ý à theo dõi con chó đã con bạn, trong vòng 7-15 ngày để có được thông tin hữu ích cho việc điều trị.như chó biểu hiện nước dãi nhiều, giọng sủa khàn, liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

Mẹ nên hỏi con có cảm thấy đau nhức nơi vết cắn không? đồng thời kiểm tra vết cắn bị sưng tấy và có biểu hiện khác thường gì không như sốt, đau đầu, co cứng, co giật, co thắt hô hấp, sùi bọt mép,…Rất có thể con bạn đang có biểu hiện của bệnh dại. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thể trạng con bạn suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và có thể là gây tử vong.

Mẹ cũng phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng, nước muối, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn.

Sau đó mẹ đưa bé đến ngay trung tâm y tế dự phòng quận,huyện để được khám và điều trị tiêm phòng bằng kháng huyết thanh hay vắcxin dại.

Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm văcxin. Khi tiêm văcxin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại văcxin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Có thể đến Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại, riêng huyết thanh kháng dại chỉ đến Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mới có.

2. Biện pháp phòng chống bệnh dại

Gia đình hạn chế nuôi chó mèo trong nhà

Nếu có nuôi chó mèo, gia đình nên tiêm phòng dại cho chúng, không cho chạy loanh quanh trong nhà hay ngoài sân.

Chó nuôi phải xích, nhốt. không nên cho ra ngoài.

Khi thả chó ra đường, gia đình phải có rọ mõm đeo cho nó.

Người bị chó, mèo nghi bị chó dại cắn phải đi tiêm phòng dại sớm, đầy đủ.

Phải luôn để mắt đến các bé ngay cả khi chó đã đươc xích.

3. Triệu chứng dại ở động vật

– Hung dữ khác thường.

– Nước dãi nhiều.

– Giọng sủa khàn.

– Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

– Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.

Khi Bị Mèo Cắn Nên Xử Lý Thế Nào?

Đa phần mọi người đều nghĩ rằng mèo cắn không nghiêm trọng như bị chó cắn nên hay coi thường. Song dù bị chó cắn hay mèo cắn thì đều nguy hiểm như nhau. Vậy nên xử lý như thế nào khi bị mèo cắn.

Khi bị mèo cắn cần xử lý như thế nào?

Khi bị mèo cắn bạn cần nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng xà phòng rồi dùng thuốc bôi khử khuẩn. Nếu muốn an toàn hơn thì bạn có thể uống thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Đồng thời bạn cũng cần quan sát xem từ lúc mèo bị cắn cho đến khi mèo chết nếu trên 15 ngày thì người bị mèo cắn không phải đi tiêm phòng. Còn trong trường hợp từ lúc bị cắn cho đến khi mèo chết dưới 14 ngày thì cần phải đi tiêm phòng ngay. Đặc biệt, nếu nghi ngờ mèo chết do dại thì cần phải đi tiêm huyết thanh kháng dại ngay.

Những trường hợp mèo có thể bị mắc dại

Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.

Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.

Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.

Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.

Làm thế nào để nhận biết mèo dại

Những chú mèo đực dưới 3 tuổi và đang trong mùa giao phối thường có khả năng dính vi rút cao. Nếu như chó có biểu hiện dại ngay sau khi nhiễm vi rút thì mèo ở giai đoạn đầu lại không có những biểu hiện gì nhiều, kéo dài từ 9 đến 60 ngày.

Những biểu hiện ban đầu không rõ rệt, nếu bạn không phải là người tinh ý thì rất khó nhận biết. Theo đó, khi mèo nhiễm vi rút thường buồn rầu, chậm chạp, có thể sẽ hơi quấn quýt với con người. Song cũng có những trường hợp mèo có biểu hiện cáu kỉnh, kích động khi bị nhiễm vi rút nhưng trường hợp này không nhiều.

Tiếp đến là giai đoạn kích động và điên loạn. Chú mèo lúc này sẽ thường xuyên cắn xé đồ đạc và tỏ ra sợ con người. Đồng thời với đó nó sẽ tránh xa những nơi chúng thường hay đến, gặp người hay những con mèo khác thì bỏ chạy, đờ đẫn và có thể tấn công bất cứ ai.

Đến giai đoạn cuối thì miệng mèo thường chảy dãi, khản tiếng và không kêu nữa, có thể bắt đầu loạng choạng. Và sẽ chết sau 1 đến 2 ngày.

Bị Ve Chó Cắn Có Sao Không, Cách Xử Lý Khi Bị Ve Chó Cắn Như Thế Nào?

Ve chó (bọ chét) có kích thước bằng hạt dưa hấu và thường truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado, ve chó màu nâu, bám vào da và hút máu trong vòng từ 3 tới 6 ngày. Vào thời điểm mùa nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho ve chó tấn công cơ thể người. Nhất là những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Ở nhiệt độ thường, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

2. Bị ve chó cắn có biểu hiện lâm sàng như thế nào?

Vết đỏ hoặc ban ở gần vùng bị cắn.

Đau cơ.

Cảm thấy suy yếu.

Bị tê cổ.

Đau đầu và buồn nôn.

Sốt hoặc cảm thấy lạnh buốt.

Sưng bạch huyết.

Ve chó cắn không nguy hiểm, nhưng chúng lại là những tác nhân gây bệnh và lây truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi ve chó xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan tỏa xung quanh.

3. Bị bọ chét chó cắn có sao không? Những bệnh có thể gặp phải là gì?

Tình trạng viêm da: Nước bọt của ve chó chứa độc tố do đó, khi bị ve chó cắt sẽ bị viêm tấy vùng da nghiêm trọng, cần nhanh chóng xử lý, phòng trường hợp 5 – 7 ngày sau, độc tố này sẽ gây ra các hội chứng liệt và khó nói, đau họng, khó thở cho người lớn. Nếu là trẻ em dưới 2 tuổi, độc tố còn có khả năng gây hôn mê và thậm chí tử vong.

Dị ứng da: Phát hiện thấy ve chó cắn nhưng chỉ dị ứng nhẹ vùng bên ngoài thì có thể đến cơ sở y tế vệ sinh sạch sẽ để tránh côn trùng bám vào gây nhiễm trùng về sau.

Tình trạng sốt cao: Khi ve chó cắn và bám chặt vào vùng da, vết thương sưng đau có thể gây sốt cao, nhất là đối với những người có sức đề kháng kém đặc biệt là trẻ em. Ve chó thường có thể truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado. Ve nai có kích cỡ của đầu kim tăm và loài này truyền bệnh phát ban kinh niên.

4. Cách xử lý khi bị ve chó cắn như thế nào?

Dùng nhíp kẹp chặt phần đầu con ve, sau đó gắp chúng ra một cách từ từ, tránh giật mạnh vì có thể đứt phần đầu hay miệng của ve.

Nếu phần đầu ve vẫn còn dính trên da bạn dùng kim vô trùng loại từng phần của ve trên da.

Sau đó bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn một lần. Vứt ve đi bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu. Lưu ý không dùng tay giết con ve chó để tránh lây lan mầm bệnh.

Rửa tay lại bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.

Ve chó sẽ không nhả kể cả bạn sử dụng dầu, cồn, sơn móng tay hay hơ nóng. Cách tốt nhất là bạn nên đến trung tâm y tế để được gỡ ve ra, tránh việc làm tự ý tại nhà khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

5. Phòng ngừa ve chó cắn

Nếu gia đình có nuôi chó cần thường xuyên chăm sóc và tắm gội cho chó, nếu phát hiện có ve chó cần xử lý ngay.

Hạn chế cho trẻ con vui chơi cùng chó, mèo có nghi ngờ bị nhiều ve chó.

Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày, tất (sản phẩm có chứa permethrin chống ve sẽ có hiệu quả tốt hơn trên áo quần).

Nếu không may bị ve chó cắn cần nhanh chóng xử lý theo hướng dẫn của cơ sở y tế gần nhất.