Làm Gì Khi Chó Cắn Chủ / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Cần Làm Gì Khi Bị Chó Cắn

Bị chó cắn là một tai nạn rất thường gặp và có thể gây nguy hiểm. Bạn cần biết cách xử lý nếu không sẽ gây hậu quả đáng tiếc. Các bước sơ cứu khi bị chó cắn.

– Sát trùng vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương bạn dùng khăn bông lau khô, sau đó sát trùng vết thương bằng oxy già hoặc nước muối loãng.

– Trong khi rửa vết thương bạn không nên cầm máu. Nếu như sau khoảng 15 phút mà máu vẫn chảy thì bạn mới thực hiện các biện pháp cầm máu tiếp theo.

– Cầm máu: Bạn dùng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, nếu 7 phút sau má máu vẫn chảy nhiều thì bạn đặt thêm vài miếng gạc lên trên, không gỡ miếng gạc cũ ra vì sẽ làm vết thương chảy máu nhiều hơn. Tiến hành băng vết thương lại khi máu không chảy nữa.

– Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi.

Tiêm huyết thanh và tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

+ Chó khỏe mạnh, không có biểu hiện bị bệnh dại, khu vực xung quanh không có dịch bệnh chó mèo. Sau khi theo dõi 15 ngày mà chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải đi tiêm phòng.

+ Vết cắn nhẹ, vị trí vết cắn không nguy hiểm.

+ Nếu đi tiêm phòng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và lịch trình theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Vết thương sâu hoặc vết thương nhẹ nhưng lại nằm ở những khu vực nguy hiểm như cổ, mặt, gần khu vực trung tâm thần kinh trung ương…

+ Chó cắn có biểu hiện của bệnh dai hoặc khu vực đó đang có dịch bệnh chó mèo… thì bạn cần lập tức đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng dại.

Lưu ý:

Ngay sau khi bị chó cắn không được giữ con chó ngay vì làm vậy sẽ rất nguy hiểm. Không được giết con chó đấy ngay mà cần theo dõi nó trong khoảng 1-2 tuần. Cần tìm cách nhốt con chó lại và theo dõi tình trạng sức khỏe của nó.

Trong mọi trường hợp, phải luôn bình tĩnh để có những cách xử lý một cách chính xác nhất.

Làm Gì Khi Bị Chuột Cắn?

Làm gì khi bị chuột cắn?

Điều gì có thể xảy ra nếu tôi bị chuột cắn?

Nếu bạn bị chuột cắn, mối quan tâm đầu tiên là vấn đề nhiễm trùng.

Nhiễm trùng do chuột cắn biểu hiện bằng tình trạng sốt. Vi khuẩn có thể lây truyền qua vết cắn của chuột hoặc vết cào của chuột bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể được lây truyền bằng cách ăn thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm bởi phân chuột.

Hai vi khuẩn có vai trò gây sốt do chuột cắn là:

Streptobacillus moniliformis (phổ biến nhất ở Hoa Kỳ)

Spirillum (-) (phổ biến nhất ở Châu Á)

Các triệu chứng sốt do chuột cắn thường xuất hiện từ ba đến mười ngày sau khi tiếp xúc hoặc bị cắn, nhưng có thể xảy ra đến ba tuần sau đó. Tin vui là sốt do chuột cắn có thể được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, sốt do chuột cắn có thể gây tử vong.

Theo dõi các triệu chứng sau và đến cơ sở y tế ngay nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng hoặc dấu hiệu sau đây:

Sốt

Đau đầu

Nôn

Đau ở ung và khớp

Phát ban trên bàn tay và bàn chân, thường kèm theo một hoặc nhiều khớp lớn. Phát ban này thường xuất hiện từ hai đến bốn ngày sau khi bị sốt.

Các bước bạn nên thực hiện sau khi bị chuột cắn:

Kiểm soát tình trạng chảy máu và làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Làm sạch bên trong vết thương, hãy chắc chắn rằng bạn đã xả sạch hết xà phòng, nếu không, xà phòng có thể sẽ gây kích ứng.

Băng vết thương bằng băng gạc sạch và khô. Bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương trước khi băng lại. Các vết cắn của chuột thường dẫn đến nhiễm trùng. Nếu vết thương nằm trên một ngón tay, hãy tháo tất cả nhẫn bạn đang đeo trên ngón tay đó trước khi ngón tay sưng lên. Theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng sau đây:

Đỏ

Sưng

Nóng

Chảy mủ

Luôn luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ của bạn. Bạn có thể cần tiêm phòng uốn ván hoặc bạn có thể cần khâu.

Vết thương trên mặt hoặc bàn tay cần được bác sĩ đánh giá vì có thể sẽ để lại sẹo hoặc mất chức năng.

Cẩn thận hơn bạn nên bắt lại con vật cắn bạn sau khi bị chúng cắn để xác định xem con vật đó có bị nhiễm bệnh hay không.

Lời khuyên

Hãy nhớ rằng, nhiễm trùng là mối quan tâm lớn với bất kỳ vết cắn nào do động vật, đặc biệt là từ chuột. Giữ cho khu vực bị cắn càng sạch sẽ càng tốt trong suốt quá trình lành vết thương.

Cũng cần lưu ý rằng chuột không phải là nguồn lây nhiễm bệnh dại chính – đó là một quan niệm sai lầm phổ biến. Trong thực tế, chúng ta bị bệnh dại thường đến từ dơi. Gấu trúc là loài có khả năng gây bệnh dại nhất, tiếp theo là dơi, cá voi và cáo. Việc truyền bệnh từ loài gặm nhấm sang người là rất hiếm, vì vậy ít nhất bạn không phải lo lắng về điều đó!

Viện y học ứng dụng Việt Nam

Theo Verywell

Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

– Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

– Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…) rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút

– Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.

Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Việt An (theo tài liệu của Bệnh viện Nhi đồng I)

Làm Gì Khi Bị Chó, Mèo Cắn?

Khi bị chó, mèo cắn đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iod, nhằm làm giảm tối thiểu lượng virut xâm nhập vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại và lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị.

Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên, nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi… thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 – 5 ngày.

Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virut dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virut dại… cũng cần tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Từ Vụ 4 Con Chó Dữ Tấn Công Chủ: Phải Làm Gì Khi Bị Chó Cắn?

Xoay quanh câu chuyện 4 con chó cắn chủ, anh Phan Thanh Long – Huấn luyện viên Trung tâm huấn luyện chó PDS đã phân tích những cái “sai” mà người chủ mắc phải. Đây cũng là những cái “sai” chung của không ít người nuôi chó tại Việt Nam.

Một cảnh quay ghi lại cảnh đàn chó tấn công chủ (Ảnh: Cắt từ video)

Trước tiên, cần phải nhắc lại quy định chung những người nuôi chó cần tuân thủ. Theo Nghị định năm 2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật thì người chủ nuôi chó phải thực hiện các quy định: Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; phải xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh.

Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi người nuôi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt. Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh, tiêm phòng dịch bệnh theo quy định của cơ quan chức năng…

Trong khi đó, người chủ bị tấn công trong video đã đưa chó ra đường mà không rọ mõm, không đeo dây xích cổ cho cả 4 con (chỉ có 3 con đeo xích, 1 con không đeo).

Với các loại dữ dằn như 4 con chó (trong video) giống Dobermann và Rottweiler – 2 loại chó thuộc hàng “cơ bắp”, chuyên để canh gác – điều này càng cần thiết hơn bởi theo anh Long “bất cứ con chó dữ nào khi được rọ mõm và đeo xích đầy đủ, chúng sẽ biết là bị kiềm chế và tự thuần xuống, bớt hung hăng hơn”.

Ngoài ra, một điều sai lầm nữa là người chủ thả chó đi lung tung trong khu dân cư, nơi đông người qua lại và đường hẹp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho những người dân sống quanh khu vực này (con chó đã nhiều lần tấn công người dân trong xóm), đồng thời, mất an toàn cho chính chủ nếu họ không đủ năng lực và kỹ thuật để kiểm soát tình hình.

Ở khía cạnh là người huấn luyện chó lâu năm, anh Long nhận định, khi người chủ bị chó dữ tấn công, có thể xảy ra một số nguyên nhân như: không hiểu về giống chó, tập tính chó, chó không được huấn luyện đến nơi đến chốn hoặc nuôi sai phương pháp…

Câu hỏi đặt ra chó là loài vật cực kì trung thành tại sao lại cắn chủ? Trường hợp này, người chủ đã nuôi 4 con chó cực dữ, lại là hai giống chó khác nhau. Trong khi theo khuyến cáo chung, nếu nuôi chó dữ, người ta chỉ nên nuôi không quá 2 con cùng giống, nuôi ngay từ khi con chó còn nhỏ (từ 1,5 – 4 tháng tuổi) và người chủ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc, dạy dỗ bằng tất cả tình yêu thương của mình.

Xử lý khi bị chó dữ tấn công

Anh Phan Thanh Long cho biết, theo kinh nghiệm từ các đồng nghiệp huấn luyện chó tại nước ngoài, trong trường hợp bị chó tấn công, rất khó để chạy thoát. Tuy nhiên, vẫn có một số phương pháp để hạn chế “thiệt hại”.

Các loại chó dữ cần được huấn luyện bài bản để tránh tấn công người (Ảnh: doginforme)

Đó là, khi bị chó tấn công, bạn không nên chạy mà giữ bình tĩnh – đứng yên tại chỗ bởi càng chạy thì chó càng đuổi.

“Lúc này nếu có bất cứ vật gì thì đưa ra cho chó cắn: túi xách, gậy, thậm chí là áo, quần. Vì chó dữ có bản năng tấn công, ném vật dụng về phía con chó nó sẽ nhảy lên cắn liền. Tuy nhiên, người bị tấn công vẫn phải nắm lấy một đầu gậy hoặc túi để kéo lại cho chó tiếp tục cắn, giằng co, như thế chó sẽ không có cơ hội tấn công tiếp được. Sau đó la hét để được giúp đỡ” – anh Long chia sẻ thêm.

Chó có phản xạ nhảy lên cắn, dễ trúng vào các vùng nguy hiểm như vùng cổ, vùng mặt, vì vậy, trong tình huống xấu không thể chống cự thì người bị tấn công phải trở mình để chó cắn vào những vùng bớt nguy hiểm hơn.

Đó là một số cách phản ứng dành cho nữ giới.

Trong trường hợp người bị tấn công là nam giới thì cách xử lý có phần mạnh bạo hơn, đó là dùng vật cứng để chọc thẳng vào tai hoặc mắt chó để con vật này đau, hạn chế cắn lại.

Nếu “bí” quá, hãy để cho chó cắn vào các vị trí ít nguy hiểm nhất như tay hoặc cổ chân, sau đó dùng tay còn lại để chọc vào mắt, vào tai chó. Tuy nhiên điều này có vẻ chỉ dễ dàng với những người phương Tây có vóc dáng cao lớn. Với người Việt thì sẽ khó khăn hơn trong tình huống này.