Làm Gì Khi Chó Bị Ghẻ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Làm Thế Nào Khi Chó Bị Ghẻ Ngứa? Nguyên Nhân Chó Bị Ghẻ Do Đâu

1. Ghẻ ở chó là bệnh gì?

Bệnh ghẻ lở ở chó

Ghẻ lở là tình trạng viêm da gây ra bởi loài ve nhỏ sống ký sinh trên chó. Có hai loại ghẻ lở cơ bản được phân loại dựa trên nguyên nhân và triệu chứng. Điều quan trọng là chủ nuôi cần nhận biết được những dấu hiệu và hiểu được sự khác nhau của từng loại. Mặc dù ghẻ lở rất hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng thú cưng, nhưng việc nhận biết căn bệnh phiền toái này sớm sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn sau này.

2. Nhận biết dấu hiệu chó bị ghẻ ngứa2.1 Quan sát dấu hiệu ngứa dữ dội

Ghẻ thường gây ra cơn ngứa dữ dội. Chó có thể không ngừng gãi hay gặm da cho bớt ngứa. Da chó tấy lên do gãi và cắn liên tục nên dễ dàng bị nhiễm trùng. Cảm giác ngứa có thể khó chịu đến mức chó quên cả những nhu cầu thiết yếu như ăn, uống hay nghỉ ngơi.

Những trường hợp ghẻ lở nặng có thể dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm, gây ra những mảng trắng, bong vẩy hình thành trên vùng da bị kích ứng, mặc dù điều này không thường xảy ra trong mọi trường hợp. Ngoài ra, chó mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát cũng thường bị sút cân, sốt, và hoặc xuất hiện hạch bạch huyết sưng to.

2.2 Kiểm tra tình trạng rụng lông

Bệnh ghẻ lở cục bộ do ký sinh trùng Demodectic (dân gian hay gọi là bệnh xà mâu) ít nghiêm trọng hơn, thường gây ra một hoặc hai mảng “lông thưa” hay trụi lông. Thường thì mảng da nhỏ này sẽ không bị viêm hay kích ứng và không gây ngứa nghiêm trọng.

2.3 Lưu ý với tình trạng những vùng lông thưa hoặc trụi lông lan rộng

Tình trạng chó bị ghẻ gây ngứa ngáy và rụng lông

Khi bệnh ghẻ Demodectic cục bộ không tự khỏi, bệnh thậm chí có thể lan rộng ra phần còn lại trên cơ thể chó, dẫn đến ghẻ lở toàn thân. Những mảng lông thưa hoặc trụi sẽ phát triển nhiều hơn trên cơ thể chó với đường kính có khi xấp xỉ 2,5 cm. Da ở những vùng này sẽ trở nên đỏ, có vảy, và hoặc cứng.

Tình trạng viêm da khiến chó gãi nhiều, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Một số bệnh viêm nhiễm thứ phát cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trường hợp mắc cái ghẻ – sốt, sụt cân, sưng hạch bạch huyết,…

2.4 Kiểm tra xem chân chó có bị sưng hay kích ứng không?

Kiểm tra chân cún xem có bị sung tấy không?

Một số trường hợp ghẻ cục bộ do Demodectic gây ra tình trạng viêm chân Demodectic. Tình trạng này xảy ra khi ve bét gây ghẻ lở ăn sâu hơn vào chân chó, vị trí này rất khó xử lý. Chân chó thường sẽ sưng to và tấy rát. Triệu chứng thường nặng hơn quanh gốc móng và thường đi cùng một chứng viêm nhiễm thứ phát khác.

2.5 Tìm kiếm những mảng da sưng rát, tấy đỏ trên cơ thể bạn hay những người khác trong nhà.

Một trong những cách để phát hiện bệnh ghẻ lở ở chó là tìm những vết cắn của ve bét trên cơ thể người nuôi. Khi loài ve bét gây bệnh ghẻ lở Sarcoptic lây truyền sang người, chúng có thể gây ra những nốt sưng đỏ trông như vết muỗi đốt. May mắn thay, triệu chứng này hầu như không bao giờ trở nặng. Tuy nhiên, việc phát hiện những triệu chứng này sau khi ở gần chú chó gãi không ngừng là một dấu hiệu đáng tin của bệnh ghẻ Sarcoptic.

2.6 Chú ý rằng những dấu hiệu của bệnh ghẻ lở cũng có khả năng là triệu chứng của một số bệnh (có thể nghiêm trọng) khác ở chó.

Ngứa hoặc mất lông từng mảng cũng là triệu chứng của những bệnh lý dưới da khác như dị ứng, hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát), tiểu đường, cường giáp trạng, và nhiễm ký sinh trùng. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y về tình trạng bệnh nhằm áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp.

3. Tìm kiếm cái ghẻBước 1: Giữ lấy một trong hai tai chó.

Kiểm tra tai chó để tìm cái ghẻ

Nếu nhận thấy chó bắt đầu gãi nhiều hơn bình thường nhưng bạn không chắc liệu chó có bị ghẻ lở Sarcoptic hay không, phép kiểm tra đơn giản này có thể hữu ích. Dùng tay nhẹ nhàng nhấc một bên tai của chó lên. Cầm phần tai mềm, nhẹ của chó giữa ngón cái và ngón trỏ. Nếu lỡ bị cắn bởi những con ve bét gây ghẻ lở trên cơ thể chó, bạn nên mang găng tay loại dùng một lần.

Bước 2: Nhẹ nhàng xoa tai chó giữa các ngón tay.

Dùng ngón cái và ngón trỏ vê hai mép tai chó. Động tác cần chậm rãi, từ tốn và đừng bóp quá mạnh. Trong lúc thực hiện, để ý chân sau cùng phía với bên tai chó mà bạn đang xoa.

Bước 3: Quan sát cử động của chó do ngứa

Quan sát cử động của chân sau như thể chó đang cố vươn lên để gãi tai. Nếu có hiện tượng này, chó của bạn có thể mắc bệnh ghẻ do ve bét Sarcoptic. Trong trường hợp này, bạn nên rửa tay và đem chó đi khám càng sớm càng tốt.

Phép chẩn đoán này (được gọi là kiểm tra phản xạ bàn đạp đối với loa tai) có hiệu quả do trong đại đa số trường hợp ghẻ lở Sarcoptic, cái ghẻ thường trú ngụ bên trong và quanh tai chó. Khi được bạn xoa tai, thú cưng sẽ có cảm giác ngứa do bị kích thích bởi ve bét và cố gắng gãi.

5. Hiểu về các loại ghẻ lở khác nhau

Phân biệt giữa bệnh ghẻ lở Sarcoptic và Demodectic. Chó có thể mắc phải hai loại ghẻ lở – Sarcoptic và Demodectic. Mặc dù đều có khả năng chuyển biến nghiêm trọng, nhưng hình thái của mỗi bệnh có phần khác với triệu chứng mà chúng thể hiện và bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau. Ghẻ lở Sarcoptic là chứng nhiễm trùng gây ra bởi một loại cái ghẻ lây lan từ những động vật nhiễm bệnh khác. Còn ghẻ lở Demodectic do một loại ve bét khác thường ký sinh trên da chó. Mặc dù đa số chó có thể sống chung với động vật ký sinh này, nhưng đôi khi ve bét sinh sôi quá nhiều, gây ra rụng lông và ngứa.

Mặc dù cả ghẻ lở Sarcoptic và ghẻ lở Demodectic diện rộng đều gây ra ngứa, quan trọng là người nuôi cần phân biệt được bệnh – cái ghẻ Sarcoptic thường gây ra cơn ngứa dữ dội và tức thì, trong khi ve bét Demodectic gây ra những mảng da bị kích ứng lan rộng dần, sau đó mới bắt đầu ngứa ngáy.

Mặc dù bản thân bệnh ghẻ Sarcoptic không gây nguy hiểm tính mạng cho chó, nhưng sức khỏe của thú cưng có thể giảm sút nhanh chóng nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng hay mất ăn, mất ngủ, vì thế, trong trường hợp này bạn cần điều trị cho chó ngay lập tức. Điều này là khá rõ ràng – thể trạng một chú chó khi mắc bệnh ghẻ Sarcoptic nặng sẽ giảm sút trông thấy.

Ghẻ lở Sarcoptic thỉnh thoảng được xem như bệnh ghẻ thông thường.

Ghẻ lở Demodectic còn được gọi là bệnh ghẻ Demodex.

Hiểu về sự khác nhau giữa bệnh ghẻ Demodex cục bộ và diện rộng. Đặc điểm tiêu biểu của ghẻ lở Demodex cục bộ là mất lông tại một đến hai vị trí. Nguyên nhân có thể là do suy giảm miễn dịch, dị ứng hay bệnh về nội tiết tố, và nếu không được chữa trị, những vùng da loang lổ (dân gian gọi là xà mâu) có thể gia tăng, bị kích ứng và nhiễm trùng, dẫn đến ngứa và hình thành vảy (mài ghẻ).

Ghẻ lở Demodex cục bộ phổ biến hơn ở chó con. Trong khoảng 90% trường hợp, ghẻ Demodex cục bộ tự khỏi trong một hay hai tháng. Tuy nhiên, với một số ít trường hợp, bệnh chuyển biến nặng hơn thành ghẻ Demodex diện rộng.

Mặc dù bản thân chó không có ký sinh trùng ghẻ Demodex do di truyền, nhưng những con chó bị ghẻ lở Demodex diện rộng thường thừa hưởng tính dễ mắc bệnh từ chó bố/mẹ.

6. Tiến hành điều trị ban đầu và phòng ngừa

Hãy đưa cún của bạn đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời

Mang chó đi khám. Nếu bạn nghĩ chú chó của mình đã mắc loại bệnh ghẻ nào đó, hãy trao đổi với bác sỹ thú y. Chỉ có bác sỹ thú y đã qua huấn luyện và dày dặn kinh nghiệm mới có khả năng tiến hành những phép chẩn đoán thích hợp để xác định loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa vào những chẩn đoán, bác sỹ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Bởi vì bệnh ghẻ lở hầu như dễ điều trị nhất khi chưa chuyển biến xấu, bạn cần đưa chó đi khám càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo thú cưng trở lại bình thường sớm nhất có thể.

Những trường hợp mắc bệnh ghẻ Sarcoptic đòi hỏi sự thăm khám khẩn cấp hơn so với bệnh ghẻ Demodex. Cơn ngứa dữ dội do cái ghẻ có thể khiến chó cưng vô cùng khốn khổ (và quan trọng hơn là bệnh nhanh chuyển biến sang những vấn đề về sức khỏe khác), việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều cấp thiết.

Những trường hợp ghẻ Demodex cục bộ rất nhẹ là ngoại lệ với quy luật chung này. Bởi vì bệnh thường tự khỏi nên việc đi khám không phải lúc nào cũng cần thiết, mặc dù có thể bạn muốn trao đổi với bác sĩ để an tâm hơn và để loại trừ những bệnh khác.

Làm vệ sinh hoặc thay thế tấm lót ổ, vòng cổ chó,… Khi chó bị ghẻ (đặc biệt là ghẻ do Sarcoptes, rất dễ lây), bất kỳ vật thể nào tiếp xúc với lông hoặc da chó gần thời gian đó đều phải được giặt sạch hoặc thay mới ngay (bao gồm tấm lót ổ, vòng cổ, dây xích, áo, nhà cho chó và bàn chải hay vật dụng chăm sóc khác). Việc làm vệ sinh là đặc biệt cấp thiết nếu bạn có thú cưng khác chưa bị lây ghẻ.

Đối với vật dụng bằng vải, bạn cần giặt sạch bằng thuốc tẩy hoặc hàn the và sấy khô ở nhiệt độ cao nhất có thể. Đối với vật dụng hay bề mặt cứng, bạn nên dùng chất khử trùng bệnh viện để làm sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh ghẻ khỏi hoàn toàn.

Không gây giống chó đang bị ghẻ Demodex. Như đã lưu ý bên trên, chó mắc bệnh ghẻ Demodex nặng đôi khi bị suy yếu hệ thống miễn dịch do di truyền từ chó bố/mẹ. Chính vì điều này, người nuôi đang tiến hành quá trình điều trị bệnh ghẻ lở Demodex lâu dài và gian nan cho chó thường được khuyến cáo không nên gây giống chó của mình. Đối với những con chó chỉ bị ghẻ Demodex cục bộ nhẹ, việc gây giống đôi khi có thể chấp nhận được, đặc biệt là nếu bệnh ghẻ xảy ra khi chó còn nhỏ và đã tự khỏi.

Tuy nhiên, lưu ý rằng một số bác sỹ thú y vẫn sẽ khuyến cáo không nên gây giống cho chó đang mắc bất kỳ loại ghẻ Demodex nào. Nếu không chắc liệu có nên gây giống cho chó hay không, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y biết rõ bạn và chú chó để xin lời khuyên. Thường thì vị bác sĩ sẽ có thể đề nghị phương án đáp ứng được nhu cầu của bạn cũng như sức khoẻ cho chó con trong tương lai.

Tách những vật nuôi khác ra khỏi chú chó đang bị ghẻ Sarcoptic. việc cách ly là rất cần thiết vì cái ghẻ có khả năng lây lan rất cao, điều này đảm bảo cho những vật nuôi khác không mắc bệnh. Nếu chú chó mắc bệnh ghẻ Sarcoptic, bạn cần tách riêng nó ngay. Đừng để chó ngủ, ăn hay chơi gần các con vật khác. Nếu bạn cho rằng con chó hàng xóm bị nhiễm cái ghẻ thì không nên cho chó của mình đến gần. Sau khi khỏi ghẻ hoàn toàn, chú chó có thể hòa nhập với những vật nuôi khác như bình thường.

Làm Gì Khi Chó Bị Tiêu Chảy?

Những lời khuyên sau đây dành cho các trường hợp tiêu chảy đột ngột và tạm thời, do rối loạn tiêu hóa thông thường. Các trường hợp tiêu chảy nặng và kéo dài cần có sự can thiệp chuyên môn của bác sĩ thú y để tìm ra nguyên nhân bên trong.

Chuyên gia về thảo dược Greg Tilford Đồng tác giả quyển Herbs for Pets – The Natural Way to Enhance Your Pet’s Life

Hãy kiên nhẫn và các bạn nên biết rằng tiêu chảy dù nghe qua có vẻ rất tệ nhưng thực ra là một quá trình tự chữa trị và hồi phục tự nhiên. Nó giúp tống hết các tác nhân gây tiêu chảy ra khỏi cơ thể. Cho nên nếu bé cún nhà bạn bị tiêu chảy, bạn nên chuẩn bị tinh thần là tình trạng đó có thể kéo dài một đến hai hôm. Hãy cố khuyến khích chó uống nhiều nước, hạn chế ăn muối và cứ để mọi việc tự nhiên.

Nhưng có thể sẽ cần một chút trợ giúp, nên ông cũng giới thiệu một số thảo dược mà chúng ta có thể sử dụng như cúc La Mã, lá dâu tằm, cây du trơn hoặc mã đề, giúp làm giảm lượng nước trong đường ruột, nhớ đó mà kềm chế bệnh tiêu chảy.

Bác sĩ thú y Marty Goldstein Tác giả quyển The Nature of Animal Healing

Các bước cần thiết để xử lý bệnh tiêu chảy chính là ngưng cho chó ăn 12 – 24 tiếng, chỉ cho uống nhiều nước.

Ông cho biết hệ tiêu hóa có một phản xạ tự nhiên là khi dạ dày đầy thì đại tràng sẽ co thắt và tống những gì bên trong ra. Để phá vỡ cài vòng luẩn quẩn này khi bị tiêu chảy thì chúng ta đơn giản là ngưng cho ăn, hoặc cho ăn càng ít càng tốt.

Thực đơn do ông đề xuất sau khoảng thời gian nhịn ăn gồm có 50% khoai tây và 50% khoai lang lột vỏ luộc chín kỹ với vài lát củ cải trắng, sau đó trộn chung với thịt gà luộc, để nguội và cho chó ăn.

Tiến sĩ – bác sĩ thú y Randy Kidd Tác giả quyển Dr Kidd’s Guide To Herbal Dog Care

Không có gì trị tiêu chảy tốt bằng cây du trơn. Nó giúp làm dịu cơn đau bụng và che phủ bảo vệ niêm mạc ruột đang bị kích ứng và rất nhạy cảm. Một biện pháp tuyệt vời chữa trị rối loạn tiêu hóa.

Sử dụng 1 muỗng cafe bột cây du trơn cho 10kg thể trọng, 4 – 5 lần mỗi ngày. Chúng ta nên pha vào nước và bơm cho chó. Cách này rất hiệu quả đối với các trường hợp rối loạn tiêu hóa sau các chuyến đi xa, thay đổi chổ ở hoặc thói quen ăn uống thông thường.

Tiến sĩ – bác sĩ thú y Richard Pitcairn Tác giả quyển Dr Pitcairn’s Guide to Natural Health for Dogs and Cats

Tiêu chảy chính là cơ chế tự vệ của hệ tiêu hóa, cụ thể là đưởng ruột, trước các tác nhân gây kích ứng bằng cách co bóp và đẩy mọi thứ bên trong chuyển động nhanh hơn bình thường. Các tác nhân này thì rất đa dạng, có thể là giun sán, vi khuẩn, virus, thực phẩm ôi thiu hoặc không hợp, các mảnh xương vỡ và cả những thứ không thể tiêu hóa được như lông tóc, quần áo hoặc dép cao su.

Tiến sĩ Pitcairn cũng khuyến cáo không cho chó ăn bất cứ thức ăn đặc gì trong 24 – 48 tiếng để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. Phải đảm bảo chó luôn có nước sạch và khuyến khích nó uống. Khi chó tiêu chảy quá nhiều, để tránh tình trạng mất nước và chất điện giải thì trong thời gian nhịn ăn, ngoài nước sạch chúng ta có thể cho chó uống nước dùng nấu từ rau, gạo và một ít thịt hay xương, thêm vào đó một chút nước tương để kích thích vị giác cũng như bổ sung axít amin và muối.

Than hoạt tính: Có bán tại các hiệu thuốc ở dạng bột hoặc viên nén, có tác dụng hấp thu chất độc. Sử dụng 1/2 – 1 muỗng cafe nếu là dạng bột hoặc 1 – 3 viên tùy theo thể trọng của chó. Có thể hòa vào nước cho chó uống mỗi 4 tiếng 1 lần trong ngày.

Sau thời gian nhịn ăn, chúng ta có thể cho chó ăn lại dần bằng cách cho ăn kèm các thực phẩm mà ta dùng để nấu nước dùng. Sang hôm sau chó đã có thể ăn sữa chua không đường và sẽ sớm ăn lại bình thường như trước. Chúng ta cũng có thể cho ăn kèm cơm trắng vài ngày sau đó để ngăn tình trạng tiêu chảy quay trở lại.

Bác sĩ Deva Khals Tác giả quyển Dr Khalsa’s Natural Dog

Tất cả các trường hợp tiêu chảy đều xuất phát từ sự mất cân đôi bên trong đường tiêu hóa. Việc đầu tiên cần làm là bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Các bạn có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách thêm sữa chua, kefir vào thức ăn của chó hoặc cũng có thể sử dụng các chế phẩm men vi sinh có bán các hiệu thuốc.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể cung cấp thêm chất xơ trong thực đơn sẽ giúp các lợi khuẩn phát triển hiệu quả hơn nữa, giúp nhanh chóng lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Chất xơ có nhiều trong các loại thức phẩm gốc thực vật như rau củ và ngũ cốc.

Nguồn: Julia Henriques – Tạp chí DogsNaturally

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Pinterest

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Làm Gì Khi Bị Chó, Mèo Cắn?

Khi bị chó, mèo cắn đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iod, nhằm làm giảm tối thiểu lượng virut xâm nhập vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại và lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị.

Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên, nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi… thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 – 5 ngày.

Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virut dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virut dại… cũng cần tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Làm Gì Khi Chó Alaska Bị Tiêu Chảy

Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến ở nhiều dòng chó trong đó có dòng chó alaska nhất là các chú chó con, lý do chủ yếu là vì chúng có thể dễ dàng cho bất cứ thứ gì vào miệng. Đôi khi, nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do các vấn đề nghiêm trọng hơn, đòi hỏi người chủ phải thực sự quan tâm, để ý và gần gũi với cún nhiều hơn, nhất là trong những trường hợp tiêu chảy kéo dài.

Làm gì khi chó alaska bị tiêu chảy

1. Khi nào thì cún nhà bạn đang tiêu chảy? Cún đi ngoài phân lỏng, đấy là dấu hiệu cần và đủ để khẳng định cún đang tiêu chảy. Ngoài ra, có thể kèm theo các vấn đề về đường ruột cũng như nôn mửa. 2. Nguyên nhân chính gây tiêu chảy? Cún có thể tiêu chảy do nguyên nhân bệnh lý hay nhiễm trùng, tuy nhiên nguyên nhân chính lại thường do thói quen nhặt, cắn, ăn rác của cún, thậm chí nhiều khi nuốt cả những vật thể lạ vào bụng. Nguyên nhân chính thứ 2 làm cún hay tiêu chảy nữa là do chế độ ăn uống bị thay đổi đột ngột.

3. Khi thấy cún tiêu chảy, tôi cần làm những gì?Nếu cún không nôn mửa:

Bỏ hết thức ăn trong bát của cún và kiểm soát trong 12 giờ tiếp theo chỉ cho cún uống nước.

Hãy chắc chắn cún có nhiều nước sạch để uống, để tránh bị mất nước.

Sau 12 tiếng đầu tiên, cho cún ăn nhẹ bằng cháo với 1 ít thịt gà nấu nhừ lên. Cứ cho cún ăn cháo như vậy đến khi phân trở lại như bình thường.

Nếu cún vẫn tiêu chảy liên tục trong hơn 24 giờ hoặc bạn bắt đầu thấy phân có máu hay có bọc nhầy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.

Nếu cún nôn nhẹ:

Bỏ hết toàn bộ thức ăn và nước trong vòng 12 giờ kể từ khi thấy cún nôn.

Để tránh bị mất nước, cung cấp cho cún 1 viên đá nhỏ để nó liếm hoặc cho nó uống khoảng 1 thìa nước soda mỗi giờ.

Khi cún ngừng nôn, cho cún ăn nhẹ bằng cháo với 1 ít thịt gà nấu nhừ lên. Ngoài ra, bắt đầu cho cún uống nước lại từ từ mỗi ít một.

Quan sát tiếp khoảng 2 tiếng sau khi cún ngừng nôn để xem cún có bị nôn trở lại không:

Nếu cún không nôn nữa: Tiếp tục cho cún ăn cháo như vậy đến khi phân trở lại như bình thường.

Nếu cún có nôn trở lại: bỏ cháo gà, cho cún ăn cháo trắng với muối và cung cấp nước sạch từ từ cho đến khi thấy cún ngừng nôn và phân trở lại bình thường.

Nếu cún vẫn tiêu chảy liên tục trong hơn 24 giờ hoặc bạn bắt đầu thấy phân có máu hay có bọc nhầy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.

Một số biện pháp giúp hạn chế và ngăn chặn cún bị tiêu chảy:

Không cho phép cún nhặt, cắn, ăn rác.

Không thay đổi chế độ ăn uống của cún đột ngột.

Không nên cho cún gặm xương thật như đồ chơi ( nên chọn đồ chơi cho cún bằng chất liệu nhựa có pha ni lông).

Không cho cún chơi với những đồ vật nhỏ, có thể cún sẽ nuốt chúng.

Không nuôi cún bằng các phế phẩm, thức ăn thừa ôi thiu.

Tẩy giun định kỳ cho cún.

Khi cún có dấu hiệu tiêu chảy, hãy bình tĩnh xử lý như các bước trên. Sự sáng suốt đúng lúc của bạn có thể cứu cún nhưng ngược lại, nếu bạn lúng túng, chậm chạp, thì những tác hại xảy ra với cún đôi khi là không thể lường trước được.