Để chị em yên tâm hơn trong việc chọn lựa thực đơn dinh dưỡng Mabio sẽ giải đáp những thắc mắc đó ngay sau đây.
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thịt chó
Theo y học cổ truyền thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, không độc tác dụng bổ tỳ thận, trừ hàn, nhẹ người, ích khí, thông mạch, tiêu viêm, tốt cho những người bị suy nhược…
Còn theo y học hiện đại thịt chó là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như canxi, lipid, protid, phốt pho, sắt. Đặc biệt thịt chó rất giàu năng lượng, đạm, cứ mỗi 100g thịt chó có 348 calo rất tốt cho những người có máu hàn.
Vậy sau khi sinh ăn thịt chó, chân chó được không?
Ai cũng biết bà đẻ là đối tượng mất rất nhiều máu, sức lực trong quá trình mang thai và “vượt cạn”. Do vậy vấn đề dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu để phục hồi sức khỏe cho chị em.
Đừng quên những lưu ý này khi ăn thịt chó sau khi sinh
– Thịt chó tính nóng nếu ăn quá nhiều sẽ bị khó tiêu, táo bón hay mắc các bệnh gan, gout, suy thận… Vì thế chị em không nên sử dụng thường xuyên. Mối tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần.
– Thịt chó kỵ với chè, tỏi, thịt dê, lòng trâu, thịt gà… làm cho người ăn bị đầy hơi, khó tiêu. Vậy nên chị em cần lưu ý khi chế biến và thưởng thức.
– Thịt chó thường đi kèm với riềng và sả là những gia vị rất nóng vì thế khi chế biến chị em nên loại bỏ những gia vị này ra.
– Một số đối tượng không nên hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng thịt chó là:
Người đang bị táo bón, mất ngủ, khả năng chịu nóng kém;
Phụ nữ sau khi sinh có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc các chứng bệnh về tim mạch;
Những người hay nóng trong, nổi mụn cần hạn chế ăn thịt chó.
– Chó cũng dễ mắc nhiều bệnh dịch, khi sử dụng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc tránh lây lan bệnh tật.
Chị em không nên “thần thánh hóa” việc ăn cháo chân chó. Cơ địa của một số người vốn ít sữa hoặc đang mất sữa thì ăn chân chó cũng không có tác dụng gì mà ăn quá nhiều còn khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm khác bị hạn chế, lâu dần chị em còn cảm thấy “sợ cháo chân chó”.
Hiện Mabio đang được hàng nghìn bà mẹ tin dùng và bày bán trên kệ của nhiều nhà thuốc lớn.