Kể Chuyện Chó Sói Và Cừu / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Sói Và Cừu Non – Kể Chuyện Cho Bé

Chó Sói và Cừu Non là truyện ngụ ngôn Ba Tư, ca ngợi trí thông minh, lòng dũng cảm trong cuộc sống, đồng thời không nên dễ dàng cả tin vào lời người khác.

Văn học 6, tập 2, trang 136, NXB Giáo dục – 2001

Một con Sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng và chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối mới thấy một đàn cừu xuất hiện ở phía cuối cửa rừng. Cuối đàn một chú Cừu Non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới áp sát chú Cừu Non.

Thoáng thấy cặp mắt của Sói đỏ khè như hai hòn lửa, Cừu Non hoảng hồn. Nhưng Cừu Non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt Sói dữ, lễ phép nói:

– Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng [1] cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày không quấy nhiễu đàn cừu của chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng.

Sói ta không ngờ mình được trọng đãi [2] như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm, liền cho phép Cừu Non trổ tài ca hát. Cừu Non rán hơi, rán sức be lên thật to. Tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm, mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện [3] cho Sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát, một trận nên thân.

Cừu Non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn Chó Sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân:

– Ai đời Chó Sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu Cừu Non. Đau thật là đau!

Chó Sói Và Cừu Non

Đây là một truyện ngụ ngôn được La Fontaine viết vào cuối thế kỷ 17, tôi xin chép lại theo trí nhớ, có thể thừa thiếu vài chỗ:“Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: ” Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?…” Cừu non vội đáp: ” Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: ” Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: ” Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: ” Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: ” Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”. Sau đó chuyện gì xẩy ra trong rừng ta thì ta đã thừa biết. Thực ra ngay từ thời La Fontaine truyện này cũng không mới. Chính nhà thơ cổ điển người Pháp đã dựa vào truyện ngụ ngôn của Phaedrus và Esope, những nhà ngụ ngôn Hy Lạp sống cách ta khoảng 2700 năm! Nghĩa là chuyện “lấy thịt đè người” cũng không phải là chuyện lạ. Ỷ vào sức mạnh, coi thường đạo lý đã quá quen thuộc với loài người và xưa như trái đất. Vả lại, thời đại ngày nay đâu phải là thế kỷ 17 của La Fontaine hay thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên của Esope? Nền văn minh Á hay Âu hay Phi bắt nguồn từ thời Chiến Quốc với Khổng Tử, từ cái nôi Hy Lạp, Ai Cập đã có dư vài ngàn năm tuổi. Dù bản chất của lũ sói có thay đổi chậm chạp đến đâu, dù chúng có ngoan cố đến đâu chúng cũng phải nhận rằng chúng đang sống trong thời đại mà không phải bao giờ, không phải ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh như trong truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên.Sói thì có thể vẫn thế, nhưng cừu thì không mãi là con “aigneau” bé bỏng, yếu ớt và ngây thơ như con cừu của Esope hay La Fontaine. Cừu của thời đại ngày nay biết thế nào là sức mạnh của luật pháp cộng đồng quốc tế văn minh, biết giữ phẩm giá làm người, biết phải làm gì để cho ánh sáng lịch sử trên những con sông như Bạch Đằng Giang không bị lu mờ mà mãi ngời sắc đỏ của tình yêu non sông xã tắc.Sức mạnh của luật rừng xem chừng không phải bao giờ cũng là sức mạnh đáng sợ!

Nguồn: TT&VH Chủ Nhật 28/06/2009)

Truyện: Chó Sói Và Cừu Non

CHÓ SÓI VÀ CỪU NON

Một con Sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng mà chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối mới thấy một đàn Cừu xuất hiện ở phía cửa rừng. Cuối đàn, một chú Cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới, áp sát chú Cừu non. Thoáng thấy cặp mắt của Sói đỏ khè như hai hòn lửa, Cừu non hoảng hồn. Nhưng Cừu non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt Sói dữ nói: – Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn Cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng. Sói ta không ngờ mình được trọng vọng như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm, liền cho phép Cừu non trổ tài ca hát. Cừu non ráng hơi, ráng sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm, mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện chó Sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát một trận nên thân. Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn Chó Sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân: – Ai đời Chó Sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu Cừu non, đau thật là đau

Nghe Kể Chuyện Cổ Tích

Nghe kể chuyện cổ tích – Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ

Ngày xưa có hai mẹ con một anh chàng nhà nghèo rớt mùng tơi. Anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai thuê cả. Mãi sau có một chủ thuyền buôn thấy anh khỏe mạnh lại biết bơi lội mới thuê làm thủy thủ. Hắn hứa cho anh cơm một ngày ba bữa và bốn mươi quan tiền trả trước. Anh chàng mừng rỡ tưởng không có hạnh phúc nào hơn thế nữa, vội cầm ba mươi quan đem về cho mẹ tiêu, còn mười quan thì mang theo định để dành may mặc.

Thuyền cất hàng, vượt biển luôn năm ngày đến một thị trấn lớn. Trên bến người mua kẻ bán chen chúc như hội. Bọn thủy thủ bảo chàng:

– Ở đây thứ gì cũng buôn được. Cứ mua một ít đưa về quê nhà bán là tự khắc có lãi.

Anh chàng xưa nay không quen buôn bán nên cầm mười quan tiền trong tay chưa biết nên mua thứ hàng gì. Bỗng chốc anh thấy có một người mang ra bến một con chó bị trói toan vứt xuống sông. Lấy làm thương, anh vội ngăn lại và hỏi duyên cớ. Người ấy cho biết chó này là của chủ mình. Hôm nay chủ đi chợ mua thịt về dọn tiệc, không rõ cắt đặt thế nào để chó ăn vụng mất cả. Chủ tức giận trói chó đánh một trận thừa sống thiếu chết rồi sai đi buông sông…