Huấn Luyện Chó Cắn Chủ / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Cách Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ

Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ là phương pháp được nhiều người quan tâm hiện nay, bởi việc nuôi chó khi chỉ đơn thuần là giữ nhà, mà chúng còn có thể bảo vệ chủ cũng như các tài sản khác

Phương pháp huấn luyện chó bảo vệ chủ

Mọi giống chó đều có thể huấn luyện thành chó bảo vệ, tuy nhiên một số giống chó đặc biệt có khả năng giữ nhà và khả năng bảo vệ tốt. Do đó tùy vào từng đặc tính của các loại gió mà bạn có phương pháp huấn luyện khác nhau:

Các giống chó có khả năng bảo vệ chủ tốt

Các giống chó có khả năng bảo vệ tốt được ưa chuộng hiện nay như Chow Chow, pug (chó mặt xệ), Sa Bì….Ngoài ra, các giống chó to hơn như Doberman Pinscher, chó béc-giê Đức và Akita cũng có thể là những chú chó có khả năng bảo vệ chủ xuất sắc

Đặc tính của loài chó bảo vệ chủ

Chó bảo vệ thường không được huấn luyện để tấn công chỉ huy hoặc hành động quá hung hăng đối với một người lạ.

Một chú chó có khả năng bảo vệ tốt sẽ có tính quyết đoán, t ự tin trước môi trường mới hoặc người lạ thay vì lảng ra xa. Đặc biệt, chó bảo vệ tốt phải tin vào bản thân và hoàn cảnh xung quanh.

Các cách huấn luyện chó bảo vệ chủ

Trước khi thực hiện huấn luyện chó bảo vệ chủ, bạn cần nên xác định giống chó của bạn thuộc giống chó bảo vệ điển hình hay vừa bảo vệ vừa có thể tấn công?

Tiếp đến thử nghiệm tính cách của chó để hiểu rõ khả năng và lựa chọn phương pháp phù hợp bằng cách bạn dùng đồ chơi hay bất cứ cái gì con chó thích hoặc hứng thú. Đưa vào miệng nó, giả vờ giật lại, nếu chó của bạn nỗ lực lấy lại đồ vật đó bằng cách dùng miệng cắn và kéo lại. Nếu chó có những hành động trên thì khả năng bảo vệ chủ của chúng rất cao

Các bài tập huấn luyện chó bảo vệ chủ Huấn luyện chó sủa

Dùng những thứ mà bình thường chó của bạn thấy là sủa, sau đó đưa khẩu lệnh “sủa”. Hay bạn tìm một người lạ nào đó mà con chó không biết cố tỏ ra hành động thách thức con chó

Khi bạn đưa ra mệnh lệnh và con chó của bạn sủa vào người lạ, người đó cần hành động sợ hãi và chạy đi. Con chó của bạn sẽ trở nên tự tin hơn.

Huấn luyện chó tấn công người lạ

Một người lạ mặt khác tiếp cận con chó của bạn và tạo ra những cử chỉ đe dọa, chó sẽ bắt đầu sủa ngay cả trước khi bạn đưa ra lệnh sủa

Hướng dẫn nghe có vẻ dễ, nhưng thực hành thật sự lại rất khó. Bạn biết đó, bạn không thể kiểm soát toàn bộ hành động của một con chó nếu bạn không phải là huấn luyện viên. Do đó ban đầu bạn nên thực hiện các động tác đơn giản và để đạt được hiệu quả bạn nên đưa chó đến các trung tâm huấn luyện chó uy tín để được hỗ trợ

Huấn Luyện Chó Không Cắn Bậy

Khi chó gây án ví dụ như cắn xé đồ không được phép cắn hay vệ sinh không đúng chỗ. Thì bạn phải bắt ngay tại trận khi nó đang gây án và xử lý. Xử lý ở đây không phải là đánh đòn. Mình chưa thấy chuyên gia nào huấn luyện chó mà lại dùng bạo lực cả. Bạn có thể xử lý bằng cách.

Khi chó cắn bậy, bạn giằng món đồ đó ra và nói bằng giọng kiên quyết, rõ ràng: “Không”, “No” hoặc “suỵt” rồi đưa cho nó món đồ chơi mà nó được phép cắn. Sau đó để món đồ mà nó vừa gây án đó, để trước mặt nó. Nếu nó có thái độ định ngoạm lấy món đồ thì lại nói: không, no hoặc suỵt. Nếu nó không ngoạm món đồ đó mà quay ra cắn món đồ chơi mà nó được phép cắn thì bạn phải nói bằng giọng vui vẻ khích lệ, xoa đầu hay thậm chí thưởng cho nó 1 miếng đồ ăn mà nó thích. Lặp đi lặp lại việc này cho đến khi nó không nhận ra là việc cắn món đồ không được phép thì bạn sẽ không vui và nếu cắn món đồ được phép thì bạn rất vui và nó có thể được thưởng. Chó không hiểu tiếng người nên đừng hy vọng nó sẽ hiểu khi bạn giải thích hoặc gào thét hoặc đánh đập, đặc biệt bạn làm những việc đó sau khi nó đã gây án xong.

Khi chó vệ sinh bậy cũng vậy. Thay vì phạt nó bạn nên để dành nhiều thời gian huấn luyện nó đi đúng chỗ. Search google thì sẽ có rất nhiều phương pháp hay.

Khi bạn đánh chó. Gặp phải những con tính thuần nó sẽ cúp đuôi mà chạy trốn bạn. Nhưng lỗi của nó sẽ không sửa được mà sẽ tái phạm tiếp tục. Nhất là khi sự đánh đập diễn ra khi nó đã gây án xong. Lúc đó nó chỉ nghĩ: chả hiểu vì sao bị đánh? Mình có làm gì sai đâu nhỉ? Thôi cứ chạy đã.

Nếu là con chó có cá tính, nó sẽ sủa hoặc cắn lại bạn. Vì nó không hiểu vì sao bị đánh. Nó cắn lại để tự vệ theo bản năng.

Thay vì đánh, thì hãy chú tâm hơn, huấn luyện lại chúng. Anh Cesar Millan có 1 cách dạy chó rất hay. Anh thường nói: phải luôn thể hiện mình là ” thủ lĩnh” mình là ” đầu đàn”. Phải luôn kiên quyết, bình tĩnh và chắc chắn. Khi dạy những con chó cắn đồ. Anh thường nói, không dạy khi nó đã gây án xong. Phải dạy nó trước khi nó gây án. Đó mới là huấn luyện. Với những con chó đã lớn và hung dữ anh thường dùng 1 sợi dây dù thắt ngay sát sau vành tai của chó. Trong quá trình huấn luyện, khi chó phản kháng lại anh sẽ giật ngược sợi dây len cao làm dây thít lại, cùng lúc đó anh dùng 1 ngón tay hoặc gót chân thúc đủ mạnh vào vùng sau tai hoặc ngang xườn như 1 biểu hiện “táp” nhẹ của chó đầu đàn khi dạy con chó trong đàn của mình. Sau đó anh để mấy giây cho con chó đó bình tĩnh lại và huấn luyện tiếp. Trong tất các trường hợp thì đều thành công. Sau 1 vài lần dạy, con chó đó thường sẽ hiểu được món đồ đó có được cắn không và việc đó có được làm không.

Nguồn: vietdog

Phương Pháp Huấn Luyện Chó Alaska Biết Nghe Lời Chủ Nhân

Để huấn luyện một chú chó Alaska không quá khó như bạn nghĩ. Tuy nhiên với giống chó, muốn huấn luyện thành thục các kỹ năng thì đòi hỏi bạn cần phải thật kiên trì.

Việc huấn luyện thể thao cho chú chó Alaska vào mỗi buổi sáng là cách để chú chó có thể sức khỏe tham gia vào các hoạt động trong buổi huấn luyện. Đồng thời việc huấn luyện cho chó Alaska chạy mỗi ngày cũng giúp nó hình kỹ năng kéo xe giống như tổ tiên của nó trước đây.

Bạn sẽ bắt đầu từ những bài tập dễ nhất như: Ngồi, nằm, bắt tay, sủa, lăn, bò…

Mỗi động tác huấn luyện cần phải được luyện tập nhiều lần và duy trì đều trong khoảng 2 tuần để chó có thể ghi nhớ được các câu lệnh.

Chó Alaska cũng là loài chó có thể huấn luyện để trông nhà và bảo vệ chủ nhân. Tuy nhiên việc huấn luyện chó Alaska sủa và tấn công theo khẩu lệnh sẽ có phần vất vả hơn so với khi huấn luyện những giống chó khác.

Để hình thành cho chó Alaska tính vâng lời chủ nhân, sau mỗi đợt huấn luyện tốt, bạn có thể thưởng cho chú chó một phần quà. Tuy nhiên, việc thưởng quà phải diễn ra sau khi chú chó hoàn thành nhiệm vụ. Nếu thời gian thưởng cách xa nhiệm vụ chú chó đã làm, chúng sẽ không biết được vì sao mình được thưởng.

Khi chó Alaska không vâng lời, tăng động, bạn cần phải có biện pháp ngăn cản và trừng trị liền lúc đó. Nếu như bạn chiều chuộng và cho qua, chú chó sẽ không hình thành được thói quen vâng lời chủ nhân.

Giống chó Alaska thuần chủng có bản tính đáng yêu, hiền hòa và không thích sinh sự với những giống chó khác. Đặc biệt giống chó Alaska không hung hăng và sủa “bất chấp” như những loại chó trông nhà khác. Tuy nhiên chính bản tính đáng yêu đó, chó Alaska sẽ có những điểm khó huấn luyện hơn.

Trong quá trình huấn luyện chó Alaska bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Những chú chó Alaska rất thích là theo những gì nó thích, thuộc về bản năng. Vì thế trước khi bắt đầu huấn luyện, bạn cần tìm hiểu rõ về tính cách của chú chó để có những giáo trình phù hợp. Đặc biệt bạn cần xác định rõ ràng mục đích huấn luyện chó Alaska để làm gì để đưa ra phương án huấn luyện tốt nhất.

Trong suốt quá trình huấn luyện chó Alaska, sẽ có lúc chúng không nghe lời hoặc chưa tiếp thu được những gì bạn hướng dẫn. Bạn hãy học cách tôn trọng chú chó của mình, tránh nặng lời hay quát mắng. Khi bạn quát mắng, chú chó Alaska sẽ có thể trở nên ngỗ nghịch hơn.

Lập ra những kỷ luật nhất định với chú chó Alaska trong việc huấn luyện là điều rất cần thiết. Việc phạt chó Alaska khi làm sai giúp nó ghi nhớ tốt hơn. Tuy nhiên hình phạt không cần quá nặng vì có thể khiến cún cưng của bạn bị đau.

Lý do nên huấn luyện chó Alaska tại trung tâm

Bạn đã từng thử rất nhiều cách để huấn luyện chó Alaska các kỹ năng mà mình muốn. Tuy nhiên đợt huấn luyện nào của bạn cũng thất bại vì cún cưng không hiểu các câu lệnh và không chịu làm theo.

Bạn đừng vội bỏ cuộc, việc huấn luyện chó Alaska có thể bàn giao cho trung tâm huấn luyện chó chuyên nghiệp.

Chúng tôi cam kết khi trải qua khóa huấn luyện, cún cưng của bạn sẽ có thể thực hiện các câu lệnh một cách thành thạo và chính xác. Đặc biệt môi trường huấn luyện cún cưng của trung tâm được xây dựng theo tiêu chuẩn. Vì vậy, bạn có thể yên tâm “Boss” của mình sẽ được sống và tập luyện trong điều kiện tốt nhất.

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN DOG

Hotline: 0987095819 – 0933554499

Facebook: huanluyenchosaigondog

Địa chỉ: 987/9 Nguyễn Duy Trinh, Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM

Hướng Dẫn Cách Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ Tốt Nhất

Làm thế nào để chú chó của bạn biết bảo vệ chủ nhân? Quá trình huấn luyện đó không hề dễ dàng. Nhưng nếu bạn có cách huấn luyện chó bảo vệ chủ khoa học, phù hợp thì quá trình đó sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Dưới đây là một số phương pháp huấn luyện mà bạn có thể tham khảo.

Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ cho người mới nuôi chó

Hầu hết các giống chó đều có thể huấn luyện để trở thành chó bảo vệ. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính mỗi giống chó mà bạn nên có phương pháp phù hợp.

Nếu bạn mới bắt đầu nuôi chó thì dưới đây là ba cách huấn luyện chó bảo vệ chủ mà bạn có thể áp dụng.

Dạy chó sủa báo động nguy hiểm

Có nhiều cách để dạy chó sủa báo động. Một số cách huấn luyện chó bảo vệ chủ mang lại hiệu quả cao như:

– Sử dụng những thứ mà chó của bạn sẽ sủa khi nhìn thấy chúng, sau đó đưa ra hiệu lệnh: “Sủa”.

– Khiến chúng trở nên khó chịu bằng việc đưa thức ăn qua mũi chúng. Khi chúng sủa liên tục, bạn đưa ra hiệu lệnh: “Sủa” rồi tỏ ra khen thưởng chúng.

Một lưu ý của cách huấn luyện chó bảo vệ chủ này là bạn cần cho chúng biết hai tín hiệu: bắt đầu và kết thúc. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện rèn luyện mỗi ngày để tạo thành phản xạ cho chúng.

Dạy chó biết khi nào nên tấn công

Một chú chó bảo vệ cũng nên biết tấn công những thứ đang gây nguy hiểm cho chủ. Và cách huấn luyện chó bảo vệ chủ chính là bạn nên dạy chúng biết khi nào tấn công và dừng lại. Trước hết, cần xích chó và kích thích chúng bằng sự có mặt của một người lạ (đã có đầy đủ đồ bảo hộ). Người đó sẽ thực hiện một số hành động đe dọa. Thông thường, chó sẽ sủa trước khi có hiệu lệnh của bạn nhưng bạn chưa nên tháo xích ngay.

Sau đó, bạn ra hiệu lệnh tấn công và khuyến khích chúng cắn người lạ. Còn nếu chú chó không chủ động tấn công. Bạn hãy nhờ người lạ đưa tay đến gần con chó rồi tiếp tục những hành động đe dọa. Và trong lúc đó, bạn nên liên tục khuyến khích chúng tấn công.

Khi thực hiện cách huấn luyện chó bảo vệ chủ, dạy chó ngừng tấn công là phần tương đối quan trọng. Khi chú chó đang chuẩn bị tấn công người lạ, bạn cần đưa ra hiệu lệnh: “Thả ra”, kèm theo đó là lời khen ngợi hoặc thức ăn thưởng khi chúng thả người lạ ra.

Cần chú ý gì khi huấn luyện chó bảo vệ chủ tại nhà Nên huấn luyện chó nhỏ

Bạn nên tiến hành cách huấn luyện chó bảo vệ chủ từ lúc chúng còn nhỏ. Chắc hẳn bạn đang nghĩ: “Một con chó nhỏ thì làm sao có thể bảo vệ chủ được?”. Tuy nhiên, trên thực tế, một trong những cách huấn luyện chó bảo vệ chủ hiệu quả nhất chính là việc lựa chọn chó nhỏ để huấn luyện. Chỉ như vậy, bạn mới có thể rèn luyện cho chúng sự trung thành, tính khuôn khổ cao.

Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn huấn luyện cho chó trưởng thành và chúng đã qua nhiều chủ đào tạo thì rất khó để đảm bảo rằng chúng sẽ tuyệt đối trung thành với bạn.

Huấn luyện từ điều cơ bản nhất

Dù là huấn luyện chó bảo vệ hay tấn công đều phải trải qua quá trình lâu dài, liên tục. Để chúng có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ cao cả sau này thì trước hết, bạn cần huấn luyện chúng từ những bài học cơ bản như: đi vệ sinh đúng chỗ, không tự ý cắn xé đồ đạc,…

Ngoài giống chó có gen di truyền hoặc có nòi để huấn luyện thành chó bảo vệ thì những giống chó khác cần được lựa chọn kỹ lưỡng hơn.

Mặc dù, giống chó là một yếu tố quan trọng quyết định cách huấn luyện chó bảo vệ chủ có thành công hay không. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là quá trình huấn luyện của bạn. Vì vậy, hãy kiên trì và cố gắng thực hiện những cách huấn luyện tối ưu nhất để chúng có đầy đủ kỹ năng bảo vệ chủ.

Giống chó bảo vệ chủ tốt nhất mà bạn nên biết

Một số giống chó được đánh giá là giống chó bảo vệ tốt mà bạn có thể tham khảo:

– Giống chó nhỏ: Pug, Chow Chow. Đây cũng là những giống chó được nuôi tương đối nhiều ở Việt Nam và dễ áp dụng cách huấn luyện chó bảo vệ chủ.

– Giống chó lớn: Becgie, Doberman, Akita.

Đặc biệt, trong số đó, nếu lựa chọn để huấn luyện chó nghiệp vụ thì bạn có thể chọn giống chó Becgie Đức hoặc Doberman.

Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0972 944 624

Email: huanluyenchosaigon@gmail.com

Zalo: 0972 944 624

Cách Huấn Luyện Chó Ngừng Cắn Phá Đồ Đạc

TẠI SAO CHÓ CẮN PHÁ ĐỒ ĐẠC? Chó con mọc răng

Giai đoạn mọc răng chó thường cảm thấy nướu ngứa và khó chịu, nên chúng cần một thứ gì đó để gặm nhằm làm giảm cảm giác khó chịu trong nướu. Thời điểm chó từ 3 – 7 tháng tuổi, chúng thường hay gặm đồ đạc vì ngứa răng.

Cắn vì stress

Việc nhốt chó lâu ngày hoặc không cho chúng ra ngoài vận động thường xuyên có thể khiến chó bị trầm cảm và stress. Do vậy nên chúng cần một vật gì đó có thể gặm và cắn để giải tỏa cảm giác khó chịu và bứt rứt trong người.

Có thể do đói?

Một số chú chó khi đói thường có thói quen gặm các đồ vật xung quanh, tuy nhiên số này rất ít.

Hoặc chúng đang lo lắng?

Khi chó lo lắng vì một lý do nào đó, chúng sẽ tìm cách gặm nhấm những đồ vật xung quanh để cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn.

HƯỚNG DẪN HUẤN LUYỆN CHÓ KHÔNG CẮN PHÁ ĐỒ ĐẠC Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, không để chó tìm được đồ để cắn.

Loại bỏ những đồ vật sắc nhọn có thể gây tổn thương cho chó.

Loại bỏ những cây cảnh trong nhà có thể gây ngộ độc cho chó.

Không để các vật dụng tại những nơi chó có thể nhảy lên lấy về để cắn.

Dùng chuồng hoặc lồng nhốt lại

Sử dụng chuồng hoặc lồng là một trong những cách giữ cho chó không cắn phá đồ đạc khá hiệu quả mà không cần phải giám sát chúng. Chuồng hoặc lồng sẽ tạo ra giới hạn để chó không với được đến những vật dụng trong nhà; nên tập cho chó ở trong lồng hoặc chuồng càng sớm càng tốt.

Cho dùng đồ chơi để gặm

Đồ chơi để gặm được sản xuất với mục đích phục vụ cho những cơn “gặm điên cuồng” của chó, giúp chó cảm thấy dễ chịu hơn khi muốn gặm hay cắn xé một thứ gì đó. Các loại đồ chơi này được thiết kế an toàn và bền để có thể chịu được những cơn gặm của chó.

Ngoài ra bạn có thể bỏ vào đồ chơi một ít đồ ăn khô hoặc thức ăn mà chó yêu thích. Khi chó chơi đùa sẽ rớt ra đồ ăn, điều này sẽ khiến chúng bỏ qua những đôi giày không có gì để ăn.

Cho chúng vận động

Thường xuyên đưa cún cưng ra ngoài đi dạo, vui chơi, chạy nhảy để chúng mệt và không còn sức gặm nhấm đồ đạc nữa. Việc đưa chó đi vận động còn giúp chúng thoải mái, vui vẻ và bình tĩnh hơn. Mỗi ngày bạn nên dành 15 – 20 phút để chơi đùa với chó, từ đó gia tăng tình cảm giữa hai phía.

Đôi khi cắn xe, gặm nhấm không phải là ho chúng ngứa răng hay nhàm chán, mà đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tâm lý nguy hiểm nào đó. Vậy nên bạn cần phải thường xuyên quan tâm cún cưng của mình, khi phát hiện những dấu hiệu lạ thì cần tìm đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp chó không chịu hợp tác và không tuân theo các bài huấn luyện, hãy đưa chó đến trường huấn luyện Cảnh Khuyển 24h để rèn, loại bỏ hoàn toàn tình trạng này.