Hoạt Hình Chó Sói Và Cừu Non / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Chó Sói Và Cừu Non

Đây là một truyện ngụ ngôn được La Fontaine viết vào cuối thế kỷ 17, tôi xin chép lại theo trí nhớ, có thể thừa thiếu vài chỗ:“Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: ” Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?…” Cừu non vội đáp: ” Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: ” Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: ” Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: ” Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: ” Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”. Sau đó chuyện gì xẩy ra trong rừng ta thì ta đã thừa biết. Thực ra ngay từ thời La Fontaine truyện này cũng không mới. Chính nhà thơ cổ điển người Pháp đã dựa vào truyện ngụ ngôn của Phaedrus và Esope, những nhà ngụ ngôn Hy Lạp sống cách ta khoảng 2700 năm! Nghĩa là chuyện “lấy thịt đè người” cũng không phải là chuyện lạ. Ỷ vào sức mạnh, coi thường đạo lý đã quá quen thuộc với loài người và xưa như trái đất. Vả lại, thời đại ngày nay đâu phải là thế kỷ 17 của La Fontaine hay thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên của Esope? Nền văn minh Á hay Âu hay Phi bắt nguồn từ thời Chiến Quốc với Khổng Tử, từ cái nôi Hy Lạp, Ai Cập đã có dư vài ngàn năm tuổi. Dù bản chất của lũ sói có thay đổi chậm chạp đến đâu, dù chúng có ngoan cố đến đâu chúng cũng phải nhận rằng chúng đang sống trong thời đại mà không phải bao giờ, không phải ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh như trong truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên.Sói thì có thể vẫn thế, nhưng cừu thì không mãi là con “aigneau” bé bỏng, yếu ớt và ngây thơ như con cừu của Esope hay La Fontaine. Cừu của thời đại ngày nay biết thế nào là sức mạnh của luật pháp cộng đồng quốc tế văn minh, biết giữ phẩm giá làm người, biết phải làm gì để cho ánh sáng lịch sử trên những con sông như Bạch Đằng Giang không bị lu mờ mà mãi ngời sắc đỏ của tình yêu non sông xã tắc.Sức mạnh của luật rừng xem chừng không phải bao giờ cũng là sức mạnh đáng sợ!

Nguồn: TT&VH Chủ Nhật 28/06/2009)

Chó Sói Và Chú Cừu Non

Chó sói và chú cừu non

Một chú cừu non uống nước bên sông, chó sói ở gần đấy và nhìn thấy. Chó sói muốn ăn thịt cừu non, thế là nó liền hoạnh họe cừu. Nó nói:

– Mày làm đục nước của tao, không cho tao uống.Chú cừu con cãi lại :– Ông sói ơi! Cháu làm sao có thể làm đục nước của ông? Bởi vì cháu đứng ở cuối dòng nước, hơn nữa lại chỉ chúm miệng uống nước bằng đầu môi mà thôi.Nhưng sói lại nói :– Được, thế tại sao mùa hè năm ngoái mày chửi bố tao?Cừu non đáp :– Thưa ông sói, nhưng hè năm ngoái mẹ cháu còn chưa đẻ cháu.Sói nổi cáu nói át :– Không cần lý sự với mày. Tao đang đói bụng đây, vì thế mà tao ăn thịt mày.

Thế là con Sói cắp chú Cừu non vào tận rừng sâu rồi ăn thịt chú ta không cần phải phân rõ lý lẽ thiệt hơn.

Con sư tử, con chó sói và con cáo. Con sư tử già ốm nằm trong hang. Tất cả mọi con thú đều đến thăm vị chúa, chỉ có cáo là chưa. Thế là chó sói vui mừng được dịp đặt điều cho cáo trớc mặt sư tử. Sói nói:– Mụ ta chẳng coi ngài vào đâu, mụ không đến thăm chúa lấy một bận.Vừa lúc đó thì cáo chạy đến. Nó nghe thấy điều sói nói, liền nghĩ bụng: “Đợi đấy, sói ạ, ta sẽ trả thù mày”.Sư tử quát mắng cáo, cáo liền thưa:– Xin chúa đừng vội xử tội kẻ bầy tôi xin cho kẻ bầy tôi được nói một lời. Kẻ bầy tôi không đến đây được là bởi vì không còn có lúc nào.Mà không có lúc nào là bởi vì kẻ bầy tôi phải chạy khắp thế gian đi hỏi thuốc cho chúa. Mãi bây giờ mới tìm ra, thế là vội chạy đến đây ngay.Sư tử bèn hỏi:– Thuốc gì kia?– Dạ thưa thuốc thế này ạ: nếu lột da một con sói đang sống, rồi chúa khoác bộ da ấm áp của nó vào…Sư tử căng bộ da sói ra, cáo bật cười và bảo:– Thế đấy người anh em ạ: không nên xui chúa làm điều ác, mà phải xui làm điều lành kia

Chó Sói Và Con Cừu Non

Le loup et l’agneau

Jean De La Fontaine(Pháp)

La raison du plus fort est toujours la meilleure : Nous l’allons montrer tout à l’heure.

Un Agneau se désaltérait Dans le courant d’une onde pure. Un Loup survient à jeun qui cherchait aventure, Et que la faim en ces lieux attirait. Qui te rend si hardi de troubler mon breuvage ? Dit cet animal plein de rage : Tu seras châtié de ta témérité. – Sire, répond l’Agneau, que votre Majesté Ne se mette pas en colère ; Mais plutôt qu’elle considère Que je me vas désaltérant Dans le courant, Plus de vingt pas au-dessous d’Elle, Et que par conséquent, en aucune façon, Je ne puis troubler sa boisson. – Tu la troubles, reprit cette bête cruelle, Et je sais que de moi tu médis l’an passé. – Comment l’aurais-je fait si je n’étais pas né ? Reprit l’Agneau, je tette encor ma mère. – Si ce n’est toi, c’est donc ton frère. – Je n’en ai point. – C’est donc quelqu’un des tiens : Car vous ne m’épargnez guère, Vous, vos bergers, et vos chiens. On me l’a dit : il faut que je me venge. Là-dessus, au fond des forêts Le Loup l’emporte, et puis le mange, Sans autre forme de procès

Lý kẻ mạnh bao giờ cũng nhất Xin chứng minh lập tức châm ngôn

Chó sói và con cừu non

Chuyển ngữ:Lê Trọng Bổng

Một hôm có chú cừu non Ung dung uống nước trên dòng suối trong Nơi lão sói đói thường mò đến Lúc này đây xuất hiện bất thần: “Tên kia sao dám táo gan Nước của ta, mày tới làm đục lên? – Tiếng sói thét giữa cơn điên Táo gan ta phải trị liền mới xong” Cừu thưa: “Xin Đức Ông chớ giận Mà xét cho thực trạng như vầy Nơi con đang giải khát đây Nằm dưới nơi uống của Ngài rất xa Vậy không thể nói là làm đục” “Chính mày vầy bẩn nước đây mà Ta còn biết được năm qua Miệng mày từng nói xấu ta rồi còn” “Nói chi khi má con chưa đẻ Nay con còn bú mẹ hàng ngày?” “Chẳng mày thì thằng anh mày” “Nhưng con đâu có” “Lũ bay rành rành: Mày này, mấy thằng chăn, lũ chó Chẳng tha ta, ta rõ hết rồi Chuyến này phải báo thù thôi” Sói già vừa nói dứt lời Đã lao lên quật tơi bời cừu con Cắn chết tha lên non ăn thịt Mà chẳng cần xét xử gì hơn

Jean de La Fontaine (8 tháng 7 năm 1621 – 13 tháng 4 năm 1695) là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng củaPháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. Một bộ phim nói về cuộc sống của ông đã được phát hành tại Pháp vào tháng 4 năm 2007 (Jean de La Fontaine – le défi).(wikipedia)

Phân tích bài thơ Chó sói và cừu non

Đây là một truyện ngụ ngôn được La Fontaine viết vào cuối thế kỷ 17, tôi xin chép lại theo trí nhớ, có thể thừa thiếu vài chỗ:

“Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: “ Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?…” Cừu non vội đáp: “ Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: “ Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: “ Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: “ Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: “ Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”.

Sau đó chuyện gì xẩy ra trong rừng ta thì ta đã thừa biết.

Thực ra ngay từ thời La Fontaine truyện này cũng không mới. Chính nhà thơ cổ điển người Pháp đã dựa vào truyện ngụ ngôn của Phaedrus và Esope, những nhà ngụ ngôn Hy Lạp sống cách ta khoảng 2700 năm! Nghĩa là chuyện “lấy thịt đè người” cũng không phải là chuyện lạ.

Ỷ vào sức mạnh, coi thường đạo lý đã quá quen thuộc với loài người và xưa như trái đất. Vả lại, thời đại ngày nay đâu phải là thế kỷ 17 của La Fontaine hay thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên của Esope? Nền văn minh Á hay Âu hay Phi bắt nguồn từ thời Chiến Quốc với Khổng Tử, từ cái nôi Hy Lạp, Ai Cập đã có dư vài ngàn năm tuổi. Dù bản chất của lũ sói có thay đổi chậm chạp đến đâu, dù chúng có ngoan cố đến đâu chúng cũng phải nhận rằng chúng đang sống trong thời đại mà không phải bao giờ, không phải ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh như trong truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên.

Sói thì có thể vẫn thế, nhưng cừu thì không mãi là con “aigneau” bé bỏng, yếu ớt và ngây thơ như con cừu của Esope hay La Fontaine. Cừu của thời đại ngày nay biết thế nào là sức mạnh của luật pháp cộng đồng quốc tế văn minh, biết giữ phẩm giá làm người, biết phải làm gì để cho ánh sáng lịch sử trên những con sông như Bạch Đằng Giang không bị lu mờ mà mãi ngời sắc đỏ của tình yêu non sông xã tắc.

Sức mạnh của luật rừng xem chừng không phải bao giờ cũng là sức mạnh đáng sợ!  

Theo Thethao vanhoa 

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Truyện: Chó Sói Và Cừu Non

CHÓ SÓI VÀ CỪU NON

Một con Sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng mà chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối mới thấy một đàn Cừu xuất hiện ở phía cửa rừng. Cuối đàn, một chú Cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới, áp sát chú Cừu non. Thoáng thấy cặp mắt của Sói đỏ khè như hai hòn lửa, Cừu non hoảng hồn. Nhưng Cừu non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt Sói dữ nói: – Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn Cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng. Sói ta không ngờ mình được trọng vọng như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm, liền cho phép Cừu non trổ tài ca hát. Cừu non ráng hơi, ráng sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm, mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện chó Sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát một trận nên thân. Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn Chó Sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân: – Ai đời Chó Sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu Cừu non, đau thật là đau

Truyện Song Ngữ: Con Sói Và Cừu Non

Once upon a time, a Wolf was lapping at a spring on a hillside, when, looking up, what should he see but a Lamb just beginning to drink a little lower down. “There’s my supper,” thought he, “if only I can find some excuse to seize it.”

Then he called out to the Lamb, “How dare you muddle the water from which I am drinking?”

“Nay, master, nay,” said Lambikin; “if the water is muddy up there, I cannot be the cause of it, for it runs down from you to me.”

“Well, then,” said the Wolf, “why did you call me bad names this time last year?”

“That cannot be,” said the Lamb; “I am only six months old.”

“I don’t care,” snarled the Wolf; “if it was not you it was your father;” and with that he rushed upon the poor little Lamb and ate her all up. But before she died she gasped out:

Any excuse will serve a tyrant

Con sói và cừu non

Vào một sáng sớm, một chú Cừu non đang uống nước bên bờ suối trong rừng. Cùng lúc ấy, một con chó Sói tiến đến con suối để kiếm mồi. Chẳng mấy chốc nó đã nhìn thấy con cừu. Sói nghĩ ngay tới bữa tối. Tuy nhiên, thoáng nghĩ, sói muốn tìm ra một lý do gì đó để ăn thịt cừu.

Nó dữ dằn quát lớn “Sao mày dám vầy vọc con suối của tao làm nó đục ngầu lên hết vậy!” . “Mày đáng bị trừng phạt nặng vì cái tội nghịch ngợm của mày!”

Con Cừu non run rẩy trả lời “Nhưng, thưa ông,” “xin ông đừng nổi giận! Con đâu có thể làm đục nước chỗ ông uống. Ông nhìn xem, ông đứng đầu dòng và con đứng cuối dòng.”

Sói tức giận bẻ lại. “Mà còn nữa, Tao đã nghe mày nói dối tao nhiều lần hồi năm ngoái!”

Cừu non biện hộ: “Làm sao con có thể nói dối ông được như thế?” “Con mới sinh ra được 6 tháng thôi.”

Sói nói “Tao không quan tâm” ,”Nếu không phải là mày, thì là thằng cha mày!”

Và rồi chẳng nói thêm lời nào nữa, Sói liền vồ lấy chú Cừu non tội nghiệp và tha vào trong rừng. Trước khi chết, con cừu non than:

Kẻ bạo ngược luôn tìm được lý lẽ cho hành động của chúng.