Hình Chó Khóc / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Con Chó Khóc Đứng Khóc Ngồi

Thổi hồn vào đá – Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Họ hàng nhà chó thật đông đúc. Khắp năm châu bốn bể chỗ nào cũng có chó. Chó kiểng, chó săn, chó chân dài, chó tí hon. Chó Bắc Kinh, chó Chihuahua, chó Phú Quốc…

Nước ta có ba giống chó quý là chó sủa gâu gâu, chó đá ngồi trơ trơ nhìn thiên hạ và chó rơm, chó cỏ bị hắt hủi, quăng bỏ ngoài đường.

Số phận con chó bằng xương bằng thịt của ta thì ai cũng đã biết. Thật đáng thương. Ăn thì bữa đói bữa no. Làm thì chẳng từ chuyện gì. Dọn cho thằng cu, liếm cho cái đĩ mỗi lần chúng “bậy” ra nhà. Nào là canh trộm ban đêm, canh người lạ ban ngày.

Thế mà còn bị…

“Một người cưỡi ngựa đi đến đầu làng kia, có con chó đang ngủ giữa đường, bỗng giật mình thức dậy, đuổi theo con ngựa, sủa cắn mãi, làm cho con ngựa sợ, chạy lồng lên.

Người cưỡi ngựa tức giận vô cùng, muốn giết ngay con chó, mới bảo rằng:

– Tao mà có súng, thì cho mày một phát là hết cắn. Nhưng mà được, tao đã có cách làm cho mày chết.

Nói xong, người kia chạy đến giữa làng, kêu to lên rằng:

– Chó dại! Chó dại!

Những người xung quanh đấy, nghe tiếng kêu chó dại, liền vác gậy, vác xẻng ra đuổi đánh chết con chó.

Gớm thay cho lời nói của người ta, có khi giết hại được hơn là đồ binh khí!”(1)

Chó chạy ra đường không xem hướng, xem giờ. Bị chụp mũ, mất mạng. Tuổi thơ há mồm ngồi nghe thầy giảng. Ù ù cạc cạc, không hiểu ý nghĩa bài học. Chỉ thấy sợ chó.

Chó nước ta được sinh ra trên mảnh đất đậm đà ẩm thực. Nhiều quán nhậu. “Con chó nhà kia bị chủ hóa kiếp. Xuống âm phủ, chó bị Diêm Vương gọi ra hỏi tội.

– Đồ chó chết kia, ai cho mi được vinh dự gặp ta? Chó run sợ, mếu máo kể lể:

– Tâu Diêm Vương, con ăn ở hết lòng với vợ chồng chủ con từ tấm bé. Nào trông nhà, nào dọn đồ dơ. Vậy mà con vẫn còn bị chúng nó đánh chửi, hủy hoại cả cái “thú vị” của con. Đau quá Diêm Vương ơi. Đời mà hết động cỡn, sống âm thầm như một hoạn quan, thì còn gì là đời. Tuần vừa qua, nhà chúng nó bỗng vui như mở hội. Nào rượu, nào mẻ, riềng tỏi, lạc rang, rau thơm, rau húng. Thân con bị băm vằm, chia năm xẻ bảy. Tưng bừng lá vông. Rựa mận, tiết canh, dồi, gan. Nướng, xào, luộc, rim…

Diêm Vương nuốt nước miếng, cắt lời chó:

– Đừng nói nữa kẻo… tao thèm. Trông mày hơ hớ thế kia thì ai mà chả muốn “đánh” mày.

Chó bẽn lẽn… toát mồ hôi lạnh.

– Mày bị giết oan, tao cho đi gác Cầu Vòng. Chờ ngày bọn khốn nạn kia xuống đây, cho mày bẻ răng, xẻo lưỡi, móc mắt chúng nó.

Diêm Vương cho chó chơi trò cân phúc, cân tội! Có tiếng xì xào: Phen này chúng mày sẽ biết… mõm ông. Nhưng…

– Con không biết trả thù. Con chỉ xin Diêm Vương bắt chúng nó từ nay phải tôn trọng “cẩu quyền”, “thú vị”, cho con được nhờ.

– Khá khen thay. Hôm nay ta học được bài học Có dung người dưới mới là khuyển trên. Ta sẽ can thiệp…”.

Từ đó, trên dương gian bắt đầu có hội bảo vệ súc vật, có mĩ viện dành cho chó.

Đấy là chuyện dưới âm phủ. Chuyện trên trần gian cũng lâm li không kém.

Người Việt nổi tiếng, đúng hơn là bị mang tiếng, hay ăn thịt chó.

Sống trên đời ăn miếng dồi chó,

Chết xuống âm phủ biết có hay không.

Nhưng ai là người khởi xướng phong trào hạ cờ tây?

Sử ký Tư Mã Thiên kể rằng: Thời Xuân Thu (thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên) nước Việt và nước Ngô quyết thôn tính nhau. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai đánh bại, nhờ mưu của Phạm Lãi, Văn Chủng mà nước Việt khỏi mất. Phạm Lãi và Văn Chủng tiếp tục theo giúp Câu Tiễn trong suốt mười lăm năm. Kết quả là Câu Tiễn diệt được nước Ngô và xưng bá.

“Phạm Lãi bèn bỏ đi từ nước Tề, gửi thư về cho đại phu Chủng nói:

– Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu (Điểu tận cung tàng, thỏ tử cẩu phanh). Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu có thể cùng lo lúc hoạn nạn, nhưng không thể cùng vui sướng với ông ta. Sao ông lại không bỏ đi?”(2)

Phạm Lãi cho chúng ta biết người Trung Quốc cũng ăn thịt chó. Rất có thể trước cả người Việt Nam.

Dân nhậu ngồi trong quán nhỏ, xem trời bằng cái vung nồi lẩu, cứ bô bô… tự hào bậy!

Hầu hết chó ở Việt Nam đều an phận sống cuộc sống bình thường của chó. Nghĩa là ăn, ngủ, chạy rông, trừ những lúc nổi hứng… a dua bạn bè:

“Con chó đi gặp con gà trống mới chào, rồi nói:

– Tôi trông cho gặp anh một chuyến, mà hỏi một chuyện. – Con chó mới hỏi: Trời phú tính cho anh hay, chớ phải chơi sao! Sao lại biết canh ba, lại khi gần sáng dậy mà gáy; ngày ngày cũng vậy.

– Cái là trời đã phú tánh hễ tới chừng thì gáy. – Rồi con gà mới hỏi: Còn như anh làm sao anh biết có người đi mà sủa?

– Vốn cái tâm tôi thuộc đất: hễ động đất là động tới tâm tôi, nên tôi biết.

– Mà khi anh nằm dưới đất thì làm vậy, chớ như khi anh nằm trên ván, thì biết sao được mà sủa?

– Chừng tôi ở trên ván, nghe chúng sủa, thì tôi bắt chước sủa hùa theo mà thôi.”(3)

Con chó thành thật, dễ thương. Không biết nó có hùa theo bạn bè cắn càn người lương thiện không?

Chó ở Việt Nam thông minh. Cứ nghe chó giãi bày tâm sự với đám trâu, ngựa, dê, gà, lợn thì đủ hiểu:

Khi sống thì gìn giữ của đời

Khi thác xuống giữ cầu âm giới

Người có phước muông đưa ra khỏi

Ai vô nhơn, qua chẳng đặng đâu

Chủ có lòng suy trước, xét sau

Khi lâm tử, gạo tiền tống táng

Chủ đã có công dày, ngãi rộng

Muông dễ không tiếp rước đãi đưa…

(Lục súc tranh công)

Thật khó tin! Chó chết được chủ lo gạo tiền, tống táng. Nước ta có chủ nào tử tế với chó đến mức như vậy không? Có chứ!

Thành ngữ Tiền cột cổ chó được Tự vị Huỳnh Tịnh Của giải nghĩa là: “Ngu tục hiểu con chó chết rồi, hồn nó xuống giữ cầu âm giái, cho nên phải cột tiền hối lộ mà tống táng, họa ngày sau nó đã không cắn mà lại đưa mình qua cầu âm ti”.

Chủ kia chắc là ăn ở cũng khá lem nhem, sợ bị Diêm Vương chiếu cố. Hắn lo móc nối, sửa soạn đi “đấm mõm” chú chó cai tù tương lai của âm phủ. Người mong được chó rủ lòng thương! Chó ở Việt Nam đáng nể thật!

Trước hiện tượng Tiền cột cổ chó, giới khoa học nước ta tỏ ra lo ngại, tranh cãi sôi nổi. Phe theo thuyết tiến hóa thì cho rằng chó truyền bệnh “cột tiền” sang người. Phe khác phản bác, dựa vào lịch sử xã hội để chứng minh rằng người truyền bệnh “cột tiền” sang chó.

Tuy chưa có kết luận thống nhất nhưng cả hai phe đều đồng ý với nhau trên một điểm là người giống chó, chó giống người, cả hai cùng biết loay hoay kiếm sống.

Dân đen gọi những ông hèn kém mà lại có địa vị cao, hợm hĩnh là Chó nhảy bàn độc. Bàn độc là bàn ngồi đọc sách, còn được hiểu là bàn bày đồ thờ. Có người diễn Nôm: Độc là chất độc, một loại bả. Nghe cũng hay hay.

Ngày xưa, nước ta có Chó đá (Thạch khuyển).

Lần kể xuân thu biết mấy mươi

Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi…

(Hồng Đức quốc âm thi tập)

Người ta đặt chó đá để canh giữ chỗ thờ phụng.

Đời sau, nhiều làng bắt chước chôn chó đá để yểm trừ ma quỷ, bảo vệ dân làng. Ban đầu chôn ở cửa đình, cửa chùa, rồi dần dần chôn cả ở cổng làng, đường làng.

Tiếp theo làng quê, đến lượt các nhà giàu cũng chôn chó đá.

Khi làm nhà, người ta tránh làm cửa ngõ nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng tránh để con đường đâm thẳng vào nhà, tránh có đền chùa ở trước nhà. Nếu không tránh được những điều kị ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí. (4)

Hàng quý tộc chôn chó đá để canh giữ, bảo vệ chỗ thờ vua chúa. Nhà phong thủy chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần. Dân gian chôn chó đá để xua đuổi ma quỷ.

Những con chó kết bằng rơm (sô cẩu) khi chưa bày để cúng thì được cất kĩ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi, người ta liệng chúng ra đường, người đi đường giẫm lên đầu, lên cổ chúng hoặc lượm về để nhóm lửa(5).

Chó rơm bị vứt ra đường, bị người ta giẫm lên, hoặc lượm về để nhóm lửa. Như vậy thì chó rơm không phải là đồ tế lễ của triều đình, vua chúa. Chó rơm là đồ cúng của dân gian. Bên cạnh chó rơm (hay chó cỏ) còn có rồng đất cũng là một đồ cúng.

Thành ngữ Chó cỏ rồng đất được giải nghĩa là:

Xưa kia ta cúng tế thường bện chó bằng cỏ, nắn rồng bằng đất để dùng lễ cúng; chừng cúng xong thì đem đi liệng bỏ. Nghĩa rộng của thành ngữ là: Người hoặc vật mà người ta hết cần dùng. Công thần đã đem mối nước lại cho nhà vua, mà bây giờ bị nhà vua sa thải(6).

Rồng là biểu tượng của vua chúa. Chó là con vật gần gũi dân đen. Tại sao chó cỏ lại nằm cạnh rồng đất trên bàn thờ?

Câu trả lời đơn giản là rồng (long) của dân gian khác rồng của vua chúa. Rồng của dân gian là con long xà (loài rắn lớn), con giao long (cá sấu, loài thủy quái).

Chó cỏ, rồng đất tượng trưng cho chó ngao, thuồng luồng, rắn giải dưới âm phủ. Người ta cúng lễ, cầu xin chó ngao, thuồng luồng, rắn giải đừng sát hại người chết lúc leo Cầu Vòng qua sông Nại Hà.

Văn học thỉnh thoảng cũng mượn hình ảnh con chó để ví von, bàn luận thế sự.

Nguyễn Văn Lạc chửi bọn làm tay sai cho thực dân Pháp:

Sống thì bắt thỏ thỏ kêu rêu

Thác thả dòng sông xác nổi phều…

(Chó chết trôi)

Nguyễn Gia Thiều than vãn cho cuộc đời phù du:

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.

(Cung oán ngâm khúc)

Vân cẩu là đám mây hình con chó. Cuộc đời đổi thay nhanh như đám mây trắng bỗng chốc hóa thành hình chó xanh.

Có người lại muốn được làm chó:

Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông.

Khuyển mã (chó ngựa) là lời tự khiêm của bầy tôi đối với vua hoặc tớ đối với chủ.

Ơ hay! Sao lại vàng thau lẫn lộn như thế? Bầy tôi có bổn phận của bầy tôi. Tớ có phong cách của tớ. Tại sao tôi tớ lại chơi trèo, đòi so sánh mình với chó ngựa? Vô tình hạ thấp uy tín của chó ngựa.

Cao Bá Quát mượn chuyện các quan cãi nhau để chửi khéo triều đình Tự Đức:

Kinh nghiệm sống dạy người dân quê một điều:

Chó đâu chó sủa chỗ không

Chẳng thằng ăn trộm thì ông ăn mày

Ngoài nghĩa đen, nghĩa bóng, câu ca dao còn phản ánh nền đạo lí của ta. Ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, bất kể già hay trẻ, lớn hay bé, tất cả đều là thằng đáng khinh. Ngược lại, ăn mày rách rưới cũng được gọi bằng ông một cách kính trọng.

Ăn mày kiếm ăn giữa thanh thiên bạch nhật. Ăn trộm là phường chỉ thậm thụt, lén lút, bất kể ban ngày hay đêm khuya.

Chó cũng có đạo lí của chó: Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. Chưa chắc chó đã thua người.

Các nước phương Tây ngày nay đã thành công trong việc huấn luyện chó để tìm ma túy, chất nổ. Người ta đang cố gắng dạy chó ngửi được những đồng tiền bẩn.

Chó nước ta thực tế. Không mơ mộng được cưng chiều. Chỉ mong giang sơn gấm vóc này giảm bớt những lò sát sinh treo cờ tây ngất nghểu. Bảy, tám món ăn chơi. Chín, mười món ăn thiệt. Bớt những tấm bảng hiệu chào khách lủng lẳng, cao gần bằng mái đình làng!

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Ông ơi, bớt nhậu cho tôi được nhờ!

Trong ngôn ngữ hàng ngày, mọi người nên thận trọng để tránh ngộ nhận.

– Chó má là lời khen con nít mới đẻ xinh tốt, mà không dám nói ngay. Cây chó đẻ là một loài cỏ dùng làm thuốc chữa bệnh hậu sản (Huỳnh Tịnh Của).

– Đồ chó má là câu chửi, khinh thường người khác. Đồ chó đẻ là câu chửi tục tĩu.

Đúng như các cụ vẫn thường nói, cứ đụng đến đồ là hết trang nghiêm. Nhất là… đồ chó.

Chó Phú Quốc một thời nổi tiếng tại… miền Nam nước ta, nhờ công của Fernand Doceul.

Doceul là một viên chức hành chánh cao cấp hồi đầu thời Pháp thuộc. Ông làm việc tại nhiều tỉnh trong Nam Kì, chuyên phụ trách các vấn đề vệ sinh, chỉnh trang thành phố và các lợi ích công cộng.

Năm 1886, Doceul rời Nam Kì trở về Pháp. Ông mang theo 4 con chó Phú Quốc (2 con đực, 2 con cái) về tặng Vườn bách thảo Paris để thử nuôi. Giống chó Phú Quốc đặc biệt có bờm lông dọc sống lưng. Âu châu không có giống chó này(7).

Nhưng, không thấy Pháp cho biết kết quả nuôi chó Phú Quốc đi đến đâu.

Lyon, 11/2023

(TCSH348/02-2023)

(*). Cờ tây nói lái thành cầy tơ

1. Quốc văn giáo khoa thư, lớp sơ đẳng, 1948.

2. Sử ký Tư Mã Thiên, tập 1, Văn Học, 1988, tr. 261.

3. Trương Vĩnh Ký, Chuyện đời xưa, Sudasie, 1994, tr. 53-54.

4. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Đông Nam Á, 1985, tr. 179.

5. Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử – Đạo đức kinh, Văn Hóa, tr. 171.

6. Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954, tr. 80.

7. Antoine Brebion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale de l’Indochine Française, Paris, 1935.

Nguồn: Tạp chí Sông Hương, ngày 9/2/2023.

Xúc Động Hình Ảnh Chú Chó Khóc Khi Nhận Ra Bị Chủ Nhân Bỏ Rơi

Không ít người hứng thú với việc nuôi thú cưng, nhưng chỉ vì phát hiện ra thú cưng của mình bị rụng lông, tróc da, làm bẩn nhà mà không hề do dự sẵn sàng từ bỏ chúng mà không biết rằng điều này sẽ vô tình gây ra tổn thương cho chúng. Bạn có nhìn thấy sự đau buồn và nước mắt của nó không?

Tổ chức cứu trợ động vật “High Plains Humane Society” (HPHS) mới đây đã đến thăm một trại thu nhận động vật. Có một chú chó thu mình trong góc chuồng, lặng lẽ chảy nước mắt, bộ dạng đau thương của nó thật khiến người khác phải suy ngẫm.

Mỗi năm thậm chí là mỗi ngày đều có không ít chó và mèo bị chủ nuôi đưa đến những trại thu nhận. Trong đó phần lớn là do chủ nhân không muốn tiếp tục nuôi dưỡng chúng nữa. Không gian của mỗi trại thu nhận có giới hạn nên rất nhiều động vật đã bị truyền nhiễm bệnh tật, thậm chí không ít đã bị chết. Hơn nữa trong số những thú cưng bị từ bỏ nuôi dưỡng, có rất nhiều động vật đã xuất hiện vấn đề tâm lí, không còn tin tưởng vào bất kì ai.

Nhân viên của HPHS đã nhìn thấy chú chó đang khóc trong trại thu nhận. Từ góc độ y học mà nói thì chó sẽ không khóc vì đau lòng, rất có thể cơ thể chúng đang có vấn đề gì đó. Nhưng động vật cũng có tình cảm, nó chắc chắn cũng biết rằng đã bị chủ bỏ rơi, sẽ không còn được về nhà nữa. Không còn được nằm trên chiếc nệm cho chó quen thuộc, cũng không được chơi đùa cùng chủ nhân.

Chú chó khóc khi nhận ra mình đã bị chủ nhân bỏ rơi

Nuôi thú cưng không phải là một trò chơi. Nếu đã lựa chọn đưa chúng về nhà thì hãy chăm lo và chịu trách nhiệm cuộc đời của chúng. Nuôi một chú chó không phải chỉ là cung cấp cho chúng đầy đủ đồ dùng và thức ăn cho chó hay mèo, cho nó một chỗ trú chân, mà phải có trách nhiệm khi chúng già yếu hay bệnh tật.

Ánh mắt vô thần, tuyệt vọng của chú chó bị bỏ rơi, có lẽ trong tim chúng vẫn có một chút hi vọng rằng chủ nhân sẽ đón chúng về nhà, nhưng hiện thực phũ phàng lại nói với chúng rằng đó là điều không thể.

Mặc dù được chăm sóc, không phải chịu cảnh sống lang thang, nhưng đối với những chú chó bị bỏ rơi, chủ nhân của chúng vẫn là quan trọng nhất.

Rớt Nước Mắt Trước Hình Ảnh Một Chú Chó Khóc Vì Bị Cắn Nát Đuôi

Ngày 14/4, hình ảnh chú chó với gương mặt đau đớn đang rơi nước mắt khiến nhiều người thương cảm. Theo những gì chủ nhân chú chó chia sẻ, thì chú chó giống Shiba này bị con chó giống Pit bull cắn nát đuôi thành mấy khúc.”Lần đầu tiên mình thấy một con chó khóc…”, chủ chú chó Shiba viết.

Hình ảnh chú chó Shiba rơi nước mắt khiến nhiều người thương cảm.

Phần đuôi của chú chó Shiba bị một con chó khác cắn nát và được đưa đi điều trị gấp.

Những chú chó là người bạn thân nhất của con người và nổi tiếng là loài động vật có tình nghĩa sâu sắc và có cảm xúc. Nhìn thấy ánh mắt đau buồn đến rơi nước mắt của chú chó Shiba, rất nhiều người đã không kiềm được cảm xúc xót xa.

“Tội quá, nhìn ánh mắt bé khóc mà thương lắm. Mình nghĩ chó cũng giống như con người, cũng biết buồn, biết đau. Lần đầu tiên mình thấy chú chó rơi nước mắt, mình cũng muốn khóc theo nữa…”, bạn có nick M.L chia sẻ.

Một bạn khác thì thể hiện sự ngạc nhiên: “Mình nghe rất nhiều về những chú chó không chỉ nổi tiếng bởi sự thông minh và lòng trung thành mà còn là loài động vật sống rất giàu tình cảm. Nhưng chó biết khóc thì mới thấy lần đầu. Dù không nuôi chó nhưng nhìn ảnh này, mình thấy thương quá, chắc chú chó này phải chịu đau lắm nên mới khóc như vậy”.

Cũng có một số ý kiến cho rằng những dòng nước nếu có chảy ra từ mắt của chó hay mèo thường là do vấn đề về sức khỏe vì chúng có bụi bẩn trong mắt và tuyến lệ tiết nước để làm sạch mắt mà thôi. Thế nhưng hình ảnh này vẫn thực sự gây xúc động cho người xem, nhất là đối với những người nuôi chó vốn gần gũi và xem chú chó như một người bạn của mình.

Gửi bài viết

Chủ đề:

Cục Thuế Bình Dương đã kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế thu nhập đối với YouTuber Thơ Nguyễn trong 3 năm gần đây, kết quả cho thấy đó là con số rất “khủng”.

Cú lao xe bất chấp nguy hiểm khiến ô tô con đâm kinh hoàng vào đầu xe rơ – moóc và một chiếc xe khác bị liên lụy.

Rơi Nước Mắt Hình Ảnh Những Chú Chó Khóc Khi Bị Chủ Nhân Bỏ Rơi

Những tấm ảnh sau đây sẽ cho bạn thấy loài chó hoàn toàn có cảm xúc và nhận thức được việc mình bị chủ bỏ rơi.

Một báo cáo của tạp chí Current Biology, công bố ngày 20/2/2014 đã so sánh chức năng não bộ giữa người và động vật. Kết quả cho thấy, loài chó có một khu vực tiếng nói riêng trong bộ não giống con người. Bộ não của chó, tương tự như của người, đều rất nhạy cảm với các tín hiệu âm thanh của cảm xúc. Cho nên chúng gần như hiểu được 70% những gì chúng ta muốn truyền tải khi được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên.

Có nhiều người nuôi thú cưng như “phong trào” hay chỉ để cho vui, được dăm ba bữa thì chán, một số người bán chúng đi, nhiều người tàn nhẫn hơn còn bỏ đói vật nuôi của mình cho đến chết. Họ xem điều đó là bình thường, vì chúng làm gì biết suy nghĩ, biết bộc lộ cảm xúc. Nhưng không, chúng cảm nhận được hết đó, chỉ là chúng không biết nói thôi.

Những bức ảnh chụp được khoảnh khắc những chú chó “rơi lệ” khi biết mình bị bỏ rơi.

Ở một số nước, việc những chú chó bị chủ bỏ rơi rất phổ biến. Mỗi ngày đều có không ít chó và mèo bị chủ nuôi đưa đến những trại thu nhận. Không gian của mỗi trại thu nhận có giới hạn nên những động vật có mắc bệnh, nhất là chó thì thường bị cách ly, nhiều trường hợp quá nặng chỉ còn chờ đến ngày chết. Hơn nữa nhiều chú chó từ ngày bị chủ bỏ đã xuất hiện vấn đề tâm lí, chúng liên tục sủa và gào gú, hầm hè khi có người đến gần.

Hình ảnh thu mình vào một góc, mắt đẫm lệ của những chú chó bị bỏ rơi này khiến người xem không khỏi chạnh lòng.

Thử hỏi xem loài chó vừa trung thành, thông minh như thế này thì đâu đáng bị vứt bỏ chứ?

Bạn còn nhớ những lúc bạn về nhà, chú chó nhà bạn luôn là người đầu tiên mừng rỡ quẫy đuôi chào đón bạn bất cứ lúc nào, vậy mà khi “chán”, nhiều người không ngần ngại “tống” chúng đi như một “của nợ”.

Nuôi thú cưng không phải là một trò chơi. Nếu đã quyết định nuôi chúng thì chúng ta phải có chăm lo cho chúng. Bạn nghĩ sao khi nhìn anh mắt vô thần, tuyệt vọng của những chú chó bị bỏ rơi, chắc trong tim chúng vẫn có một chút hi vọng rằng chủ nhân sẽ đón chúng về nhà, nhưng hiện thực phũ phàng lại nói với chúng rằng đó là điều không thể.

Bạn nghĩ sao khi nhìn ánh mắt tuyệt vọng của những chú chó bị bỏ rơi nhưng hi vọng rằng chủ nhân sẽ đón chúng về nhà. Và chúng ta đều biết đó là điều không thể xảy ra.

Nguồn ảnh: Internet.

Chó Có Khóc Không? Tại Sao Chó Của Bạn Lại Khóc

Chúng ta đều biết rằng chó cũng có cảm xúc và thể hiện qua các hành động như hú, vẫy đuôi khi vui mừng, rên rỉ khi đau, ủ rũ, chùn mắt khi buồn… nhưng chó có khóc khi buồn giống như cách chúng ta thường làm không?

Đôi khi bạn có thể đã nhìn thấy con chó của bạn với đôi mắt ngấn lệ hoặc thậm chí nhìn thấy con chó của bạn rơi nước mắt. Tuy nhiên, trong khi con người chúng ta có thể khóc vì lý do tình cảm, thì chó sử dụng các phương tiện khác để thể hiện cảm xúc của mình, chẳng hạn như đuôi vẫy vui vẻ hoặc tai bị ghim lại buồn bã.

Giống như con người, chó của bạn có thể bị dị ứng theo mùa hoặc do các yếu tố khác như bột giặt hoặc nguyên liệu thực phẩm. Khi dị ứng thường có các dấu hiệu như hắt hơi, ho, diều này làm cho nước mắt trong tuyến lệ cũng rơi theo và kèm theo các dấu hiệu dị ứng khác bao gồm sưng, nổi mề đay, và nhiều hơn nữa. Nếu bạn thấy các dấu hiệu dị ứng khác, hãy báo cáo cho bác sĩ thú y. Điều này sẽ giúp họ thu hẹp nguyên nhân khiến con chó của bạn rơi nước mắt và kê đơn điều trị.

2. Ống dẫn nước mắt bị tắt (ống dẫn lệ)

Cũng giống như con người, chó có ống dẫn nước mắt để giúp giác mạc mắt không bị khô, hoạt động và khỏe mạnh. Khi tắc ống dẫn lệ khiến cho nước mắt vốn được sản sinh một cách tự nhiên sau mỗi lần chớp mắt, sẽ không được tiết ra đúng cách, do đó, nước mắt tràn ra ngoài mí mắt và chảy xuống mặt của cún cưng thành giọt, đó là nguyên nhân làm chú chó yêu của bạn chảy nước mắt.

Những chú chó thuộc dòng Pug, bull thường gặp những vấn đề này

Dịch mắt này được gọi là epiphora. Nếu con chó của bạn bị bệnh epiphora, lông quanh mắt của chúng sẽ ẩm ướt và có thể dẫn đến kích ứng da hoặc lông màu nâu, đỏ quanh mắt.

Nếu cún của bạn khóc ra nước mắt màu vàng, đầy chất nhầy hoặc máu thay vì nước mắt trong suốt, đó là một dấu hiệu cho thấy chó của bạn bị nhiễm trùng mắt.

Các triệu chứng khác của nhiễm trùng mắt bao gồm sưng ở vùng mắt hoặc đỏ trong mắt.

Nếu con chó của bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, bắt buộc phải đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. để không ảnh hướng tới mắt của chúng.

Một lý do khác khiến cún của bạn có thể khóc đơn giản là vì chúng có chất kích thích như bụi bẩn hoặc bụi trong mắt. Tuyến lệ sẽ tiết ra nước mắt nhiều hơn để làm dịu cơn đau cũng như khó chịu trong mắt, những nước mắt dư thừa này sẽ chảy thành giọt làm cho chó bạn ”khóc”.

Dị ứng mắt cũng là nguyên nhân phổ biến làm chó chảy nước mắt

Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra mắt của cún nhẹ nhàng nâng mí mắt trên và dưới của họ để kiểm tra.

Rửa mắt bằng nước mát hoặc nước rửa mắt được bác sĩ thú y phê duyệt. Nếu con chó của bạn mắt vẫn có dấu hiệu bị kích thích, hãy đến bác sĩ thú y để họ có thể giúp đỡ.

Nếu bạn thấy những mảnh vụn hoặc mảnh vụn lớn hơn đang làm hỏng mắt chó của bạn, đừng cố gắng rửa nó. Băng mắt và đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Hãy giữ cho chó của bạn không dùng chân xoa, chạm vào mắt lúc này.

Một lý do khác khiến con chó của bạn có thể khóc là do giác mạc bị trầy xước. Giác mạc bị trầy xước phổ biến hơn ở những con chó hoạt bát, vui tươi, có thể đã bị một con chó khác quẹt trong khi chơi.

Trầy xước giác mạc ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực

Nếu con chó của bạn mắt bị rách, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để ngăn ngừa tổn thương thị lực nghiêm trọng do giác mạc bị trầy xước.