Hình Chó Con Lông Xù / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Hình Ảnh Đáng Yêu Của Giống Chó Lông Xù Phốc Sóc

Giống chó Phốc sóc

Phốc sóc Pomeranian hay còn gọi là chó Pom là giống chó lông xù có kích thước nhỏ, ngoại hình xinh xắn như một chú chó bông gòn. Chó Phốc sóc thông minh, nhanh nhẹn và rất đáng yêu. Chó Pom rất thích chơi đùa với những đứa trẻ lớn và điềm tĩnh hơn, đồng thời thường không thân thiện lắm với các thú cưng khác

NGUỒN GỐC CỦA CHÓ phốc sóc

Chó Phốc sóc hay còn gọi là chó Phốc, chó Pom (Pomeranian) được phát triển ở tỉnh Pomerania – vùng phía bắc lạnh giá của Ba Lan và Đức từ các giống chó Spitz cổ xưa.

Chó Pomeranian trở nên nổi tiếng ở Anh dưới thời của nữ hoàng Victoria, những năm cuối đời bà cực kỳ thích những con chó Pomeranian, một chú chó Pom yêu thích của bà tên là Marco chỉ nặng gần 6kg, bé hơn nhiều so với kích thước của chó Phốc sóc thời đó. Tuy nhiên, sau đó chính Marco là nguồn cảm hứng để các nhà lai tạo ra các chú chó Pom có kích thước mini, đồng thời cũng đa dạng hơn về màu lông.

Năm 1892, chú chó Pom đầu tiên được tham gia một buổi biểu diễn dành cho chó ở New York, và năm 1900, chó Phốc sóc được chính thức công nhận bởi AKC và sau đó giống chó này nhanh chóng trở thành một trong những giống chó phổ biến ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

Các THÔNG TIN CƠ BẢN

Nhóm chó Companion – Chó đồng hành

Tuổi đời 12-16 năm

1,9-3,5 kg

18-30 cm

ngoại hình, tính cách của chó Phốc sóc

Đặc điểm ngoại hình của chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc là giống chó lông xù có kích thước bé nhỏ. Ở tuổi trưởng thành chó Phốc có kích thước khoảng 20-25 cm và nặng 1.9–3.5 kg, một số chú chó Phốc có kích thước lớn hơn, chúng lên đến 30cm và nặng khoảng 6kg, nhưng không được ưa chuộng bằng nhóm chó nhỏ hơn.

Pomeranian là một chú chó nhỏ gọn, năng động với một chiếc đuôi bồng bềnh cong vút hướng ra phía sau. Đặc điểm đặc biệt ở chó Pom là đôi tai vểnh và đôi mắt tròn xoe màu đen. Bộ lông xù, dày của chó Pom cũng là một đặc điểm nhận dạng giống chó lông xù này. Chó Phốc có một lớp lông dày quấn quanh cổ nên trông giống chó này càng tròn trịa đáng yêu như một cục bông.

Về màu lông của chó Phốc sóc, Câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ (AKC) công nhận 18 màu với rất nhiều loại chó Phốc sóc khác nhau, bạn sẽ tìm thấy các chú chó Pom với nhiều màu sắc như: trắng, đen, nâu đỏ, cam, kem… và các biến thể màu sắc khác nhau. Nhưng theo thực tế chó Phốc sóc trắng và chó Phốc sóc màu nâu đỏ vẫn được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay.

Đặc điểm tính cách của chó Phốc sóc

Phốc sóc có tính cách hướng ngoại, vui tươi, chúng tò mò với tất cả mọi thứ tuy nhiên nếu không được huấn luyện vâng lời chó Pom có thể phát triển xu hướng hung hăng và sủa quá mức.

Chó Pom là giống chó trung thành, người bạn đồng hành tuyệt vời trong các gia đình, nhưng chúng không thân thiện với tất cả mọi người, chúng khá kiêu kỳ, hách dịch với người lạ. Những gia đình có trẻ nhỏ không phải là ngôi nhà lý tưởng cho chó Pom, chúng chỉ thường hòa thuận với những đứa trẻ lớn hơn, điềm tĩnh hơn.

Tuy có kích thước nhỏ, nhưng Phốc sóc hoàn toàn là giống chó độc lập, dạn dĩ và có tâm trí riêng của chúng, và bất ngờ là trong tâm trí của chúng, chúng lớn hơn nhiều so với thực tế, điều này đôi khi có thể khiến chúng quấy rối và tấn công những con chó khác lớn hơn nhiều. Thế nhưng, nếu chúng lại khá hoà đồng với những con chó sống cùng nhà.

Pomeranian là vật nuôi tuyệt vời cho những người lớn tuổi và những người bận rộn, vì chúng không phải là một giống chó quá phụ thuộc. Một số chú chó Pom đã được huấn luyện như chó trợ thính.

điều kiện thích nghi

– Khả năng thích ứng với các môi trường sống: 

Nhà chung cư có thể nuôi chó Phốc Sóc được không?

Với kích thước nhỏ bé của mình, Phốc sóc có thể phù hợp với bất kỳ môi trường nào dù là không gian rộng, có sân vườn hay căn hộ chung cư nhỏ.

Khả năng chịu nóng/lạnh của chó Phốc Sóc?

Với bộ lông dày và dài, sẽ tốt hơn nếu bạn nuôi chó Pom ở không gian mát mẻ hoặc có máy lạnh vào những mùa cực nóng ở Việt Nam.

Chó Phốc Sóc có thể ở một mình được không?

Pomeranian là giống chó vui vẻ, tình cảm rất quấn chủ, do đó chúng không phù hợp để ở một mình trong thời gian dài.

– Phù hợp với người nuôi chó cảnh lần đầu:

Chó Phốc sóc rất vui tươi, năng động và ngoại hình xinh xắn. Chó Phốc sóc không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt khi chăm sóc nên có thể phù hợp với người nuôi chó lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi nuôi chó Pom bạn cần tìm hiểu về dinh dưỡng cho chó nhỏ và cách chăm sóc, chải chuốt chó lông xù.

– Tình cảm, thân thiện:

Pomeranian là giống chó vui vẻ, tình cảm rất quấn chủ. Tuy nhiên, chó Pom lại thường khó gần đối với người lạ và với trẻ con chó Pomeranian thường chỉ thích chơi với các em bé lớn, điềm tĩnh hơn để có thể nhường nhịn, chiều chuộng chó Pom. Với các thú cưng khác, chó Pom thường có xu hướng muốn bắt nạt mặc dù chúng có ngoại hình rất nhỏ bé, nhưng luôn cho rằng mình là đầu đàn, nên muốn thống trị mọi thú cưng khác.

– Mức năng lượng, nhu cầu vận động: 

Là một giống chó nhỏ, mức năng lượng không quá cao, nên nhu cầu được vận động của chó Pom cũng không quá nhiều, tốt nhất đối với chó Pomeranian là đi bộ 2 lần/ngày trong thời gian ít nhất 20 phút. Đi bộ ra bên ngoài là cách để chó Pom quen với môi trường xung quanh, giúp cho chúng linh hoạt và hoà đồng hơn.

– Thông minh, dễ huấn luyện:

Pomeranian rất thông minh và có khả năng tiếp thu tốt. Huấn luyện vâng lời ngay từ sớm rất tốt cho chó Pom vì chúng có thể nếu không được huấn luyện vâng lời và xã hội hoá thích hợp, chó Phốc sóc có xu hướng hung dữ và muốn thống trị.

– Mức độ rụng lông – nhu cầu chải chuốt:

Phốc sóc có bộ lông dài, dày và rụng khá nhiều nên bạn cần phải thường xuyên chải chuốt cho chúng. Việc chải lông cho chó Pom không chỉ để giảm thiểu lông gãy rụng, mà còn kích thích lớp lông mới mọc lên thẳng và đều. Tắm cho chó Pom từ 2-3 lần/tháng. Đặc biệt với các chú chó Pom trắng cần tắm thường xuyên hơn và cần biết cách để tẩy ố các vùng lông bị vàng dưới mắt và quanh miệng cho chó Pom.

Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh tai, mắt, mũi cho chó Phốc sóc, bấm móng theo định kỳ hoặc khi bạn cảm thấy bị quá dài và chải răng mỗi tuần để tránh các bệnh nha chu.

chó phốc sóc có phù hợp với bạn không?

Khi chọn nuôi bất cứ giống chó cảnh nào bạn cần tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của giống chó đó. Chúng có ưu và nhược điểm như thế nào, có phù hợp với điều kiện và phong cách sống của bạn hay không?

Cụ thể, đối với giống chó Phốc sóc – Pomeranian bạn cần xem xét các yếu tố như:

Nếu bạn đang cần tìm một chú chó:

– Có kích thước to lớn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.

– Tính cách tốt, thân thiện, hoà đồng với tất cả mọi người

– Năng động, nhanh nhẹn, thích tập luyện thể dục và các trò chơi vận động.

– Hoà đồng, thích nghi tốt với các trẻ em hay các thú cưng khác trong nhà.

BẢNG GIÁ CHÓ phốc sóc

Bảng giá chó Phốc sóc tại Việt Nam theo nguồn gốc như sau:

– Từ 6-12 triệu: có thể mua được những chú Phốc sóc sinh ra tại Việt Nam, thuần chủng, khoẻ mạnh, ngoại hình tương đối đẹp, giá thay đổi tuỳ thuộc chó Phốc có giấy tờ hay không.

– Giá từ 15–20 triệu: là giá của những chú Phốc sóc nhập khẩu từ Thái Lan, giá chưa bao gồm các chi phí vận chuyển về Việt Nam, những chú chó này có giấy tờ rõ ràng, khoẻ mạnh, chất lượng tốt và ngoại hình rất đẹp.

– Chó Phốc sóc giá trên 40 triệu đồng: là những chú Phốc sóc được nhập khẩu từ châu Âu, những chú Phốc sóc này thường được mua để nhân giống.

Ngoài ra, giá của chó Phốc sóc có thể thay đổi phụ thuộc vào kích thước, chó Phốc sóc có kích thước càng nhỏ giá càng cao. Trong đó, chó Phốc sóc kích thước tiêu chuẩn sẽ có giá thấp nhấp, tiếp theo là chó Fox mini và chó Teacup Pomeranian có giá cao nhất.

mua chó phốc sóc ở đâu uy tín?

Mức giá của chó Phốc sóc rất đa dạng, và tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như ngân sách của bạn để chọn một chú Phốc sóc phù hợp với mình, nhưng hãy chắc chắn rằng địa chỉ mua chó Fox bạn chọn lựa là thật sự uy tín, có thể chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của Cún và các dịch vụ, chế độ bảo hành sức khoẻ cho Cún đảm bảo.

Chọn một chú chó Pomeranian từ nơi uy tín sẽ là nền tảng cho sự phát triển khoẻ mạnh, tinh khôn của chó Pom sau này.

VuiPet là địa chỉ bán chó cảnh uy tín với thông điệp truyền tải đến khách hàng Muốn vui thử nuôi Pet, tại VuiPet những chú Cún luôn được đảm bảo về nguồn gốc, sức khoẻ, ngoại hình cũng như giá tốt nhất.

tổng hợp cách nuôi chó phốc sóc

Chó Phốc sóc ăn gì?

Cách vệ sinh, chăm sóc chó Phốc sóc

Cách dạy dỗ, huấn luyện chó Phốc sóc

Tạo thói quen luyện tập để giúp cho chó Phốc nhanh nhẹn vui tươi hơn

Huấn luyện chó Phốc sóc

Pomeranian rất thông minh và có khả năng tiếp thu tốt. Huấn luyện vâng lời ngay từ sớm rất tốt cho chó Pom vì chúng có thể nếu không được huấn luyện vâng lời và xã hội hoá thích hợp, chó Phốc sóc có xu hướng hung dữ và muốn thống trị. Bạn sẽ thường thấy Pomeranian đi theo bạn từ phòng này sang phòng khác khi bạn di chuyển quanh nhà. Những chú chó nhỏ này thích chơi đùa với chủ và mọi người trong gia đình, chúng luôn cố gắng để trở thành trung tâm của sự chú ý. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào yếu tố này để huấn luyện chó Pom học những hành vi tốt và biết nghe lời hơn, thiết lập vị trí đầu đàn với chó Pom và tập dần cho chó Pom nghe theo các mệnh lệnh của bạn.

Tuổi thọ, sức khoẻ của chó Phốc sóc

Pomeranian cơ bản là một giống chó rất khỏe mạnh và sống lâu. Tuy nhiên, mặc dù chúng có tương đối ít vấn đề về sức khỏe, chúng vẫn có một số vấn đề sức khỏe phổ biến, tương tự như tất cả các giống chó khác

– Chó Pom là béo phì: Do kích thước nhỏ, chúng không cần nhiều thức ăn, tuy nhiên bạn có thể dễ cho chúng ăn quá nhiều. Nuôi Pomeranian, điều quan trọng là phải biết sức ăn của Cún để cân đối.

Béo phì ở chó Phốc sóc

– Vấn đề về răng: Pomeranian có miệng rất nhỏ so với răng của chúng gây nên tình trạng quá tải. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về răng và nướu, chẳng hạn như cao răng hoặc tích tụ mảng bám, khi thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Nếu mảng bám không được loại bỏ, Cún có thể bị viêm nướu, dẫn đến rụng răng sớm. Do đó, điều rất quan trọng là phải giữ cho răng Pomeranian của bạn sạch sẽ bằng cách đánh răng thường xuyên.

– Thu gọn khí quản: Khí quản bị xẹp là một vấn đề sức khỏe phổ biến do di truyền ở chó Pomeranian. Các dấu hiệu của sự xẹp khí quản bao gồm thở khò khè hoặc khó thở. Sử dụng dây nịt thay vì dây xích khi dắt Pomeranian để giúp ngăn ngừa chấn thương cổ hoặc khí quản bị xẹp.

Chọn nuôi chó Phốc sóc từ nguồn gốc đảm bảo để hạn chế các vấn đề sức khoẻ di truyền

– Hạ đường huyết: Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm đột ngột. Điều này có thể rất nguy hiểm cho chó, thậm chí đôi khi gây tử vong. Tình trạng này thường xảy ra nhất đối với chó con dưới 3 tháng tuổi hoặc các giống chó nhỏ. Các dấu hiệu có thể xuất hiện nhanh chóng và bao gồm suy nhược, chán ăn, thiếu phối hợp, run rẩy, co giật cơ hoặc co giật.

– Đục thủy tinh thể: Chó thuộc nhóm đồ chơi, bao gồm chó Pomeranian, dễ gặp vấn đề sức khỏe này hơn các giống chó lớn hơn. Các triệu chứng bao gồm thay đổi màu mắt (đôi khi xám hoặc trắng), thường va đập vào tường do mờ mắt hoặc sưng hoặc đỏ mắt.

các câu hỏi về chó phốc sóc

Chó Phốc sóc ăn gì? Cách vệ sinh, chăm sóc chó Phốc sóc Cách dạy dỗ, huấn luyện chó Phốc sóc Tuổi thọ, sức khoẻ của chó Phốc sóc

 Chó Phốc sóc có phù hợp chơi với trẻ em không?

Chó Pom lại thường khó gần đối với người lạ và với trẻ con, chó Pomeranian thường chỉ thích chơi với các em bé lớn, điềm tĩnh hơn để có thể nhường nhịn, chiều chuộng chó Pom.

 Chó Phốc sóc có ồn ào, sủa nhiều không?

Chó Phốc sóc là giống chó năng động, vui tươi nhưng cũng khá ồn ào. Chó Phốc sóc thường sủa để thu hút sự chú ý của chủ hoặc nếu nhà có nuôi thú cưng khác, chó Pom rất thường sủa như một cách để chúng thể hiện quyền lực.

 Chó Phốc sóc có màu lông nào đẹp nhất?

Phốc sóc khác nhau, bạn sẽ tìm thấy các chú chó Pom với nhiều màu sắc như: trắng, đen, nâu đỏ, cam, kem … và các biến thể màu sắc khác nhau. Nhưng theo thực tế chó Phốc sóc trắng và chó Phốc sóc màu nâu đỏ vẫn được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay.

Bài viết về chó Phốc sóc

Chó Poodle – Chú Cún Lông Xù Với Tính Cách Và Ngoại Hình Siêu Cute

Chó Poodle với bộ lông xù, tính cách vô cùng đáng yêu đã và đang chinh phục trái của mọi con “sen”. Vậy chó Poodle có nguồn gốc từ đâu? Đặc điểm ngoại hình và tính cách ra sao? Giá Poodle hiện là bao nhiêu? Đây đang những mối quan tâm của rất nhiều người yêu chó nói chung và yêu Poodle nói riêng.

1. Nguồn gốc của chó Poodle 

Chó Poodle hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi chó săn vịt. Poodle cũng được cho là con cháu của 3 giống chó Hungarian Water, French Water Dog và Barbet.

Trong đó cái tên “Poodle” có thể xuất phát từ một từ của tiếng Đức “Pudel”. Sở dĩ người ta có suy luận như vậy là bởi trong tiếng Đức “Pudel” còn có nghĩa là chó lội nước. Nó đúng với đặc điểm bộ lông của Poodle có thể giữ cho cơ thể chúng không bị chìm xuống mặt nước.

Tóm lại, Poodle được cho là đã xuất hiện tại các nước Tây Âu cách đây khoảng 400 năm. Sau đó, người Pháp đã thuần dưỡng chúng. Điều đó dẫn đến việc người ta quen gọi Poodle là “French poodle” nghĩa là Poodle Pháp. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của chúng có xuất phát từ Pháp hay không vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Chỉ biết rằng hiện nay, Poodle đang là một trong những giống chó được yêu thích nhất trên thế giới.

2. Đặc điểm chung của ngoại hình Poodle 

Chó Poodle hiện có khá nhiều dòng nhưng chúng vẫn mang trong mình một số đặc điểm chung về ngoại hình. Trong đó, bộ lông xoăn tít chính điểm dễ phân biệt Poodle với các giống chó khác nhất. Kích thước cơ thể của Poodle thuộc vào dạng trung bình. Tuy nhiên, cũng tùy vào từng dòng Poodle mà kích thước cơ thể lại có đôi chút thay đổi. Chẳng hạn như dòng Teacup Poodle chỉ nhỏ ngang với ly trà. Trong khi dòng Standard Poodle lại có thể nặng đến 40kg.

Chó Poodle có tai gần với đầu, khá dài cùng với lớp lông mượt. Bốn chân của Poodle có tỉ lệ cân đối với cơ thể và cái đuôi lúc nào cũng dựng lên. Lúc mới sinh, người ta hãy tỉa lông của Poodle đi chỉ còn ½ để chúng dễ bú mẹ hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ nhận thấy các bé Poodle thường có lòng bàn chân hình trái xoan với các ngón chân hơi cong.

Bên cạnh đó, mông của các bé Poodle thường tròn xinh, nhỏ nhắn chứ không bị chảy xệ như một số giống chó khác. Phần bắp đùi của các chú cún này thường chắc nình nịch. Dáng đi của Poodle lúc nào cũng uyển chuyển giống super model dog vậy. Khi chúng nhún nhảy nhìn cực dễ thương luôn. 

Chó Poodle có khá nhiều các màu lông khác nhau. Trong đó, những chú cún có da trắng sẽ hay cổ màu lông bạc. Đây cũng là một trong những màu lông được nhiều người yêu thích nhất ở Poodle. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những chú Poodle có màu lông đen, chocolate, vàng nhạt, nâu đỏ, màu xám,..

Không giống như các giống chó khác lông sẽ chỉ dài đến một độ dài nhất định rồi dừng lại. Nhưng ở Poodle, bộ lông của chúng lại dài không ngừng. Vì vậy nếu nuôi Poodle, bạn cần thường xuyên cắt tỉa bộ lông cho chúng. Đặc biệt, Poodle hầu như không thay lông theo mùa. Do đó, bạn không phải lo lắng về vấn đề lông lá cún đầy nhà. 

3. Những loại chó Poodle phổ biến nhất hiện nay 

Như đã đề cập ở trên, Poodle hiện có khá nhiều loại. Nếu không kể đến các dòng Poodle lai Bắc Kinh hay lai Nhật thì hiện nay sẽ có 5 loại chó Poodle chính. Bao gồm Teacup Poodle, Tiny Poodle, Toy Poodle, Mini Poodle và Standard Poodle.

3.1. Standard Poodle

Đây chính là dòng chó Poodle lớn nhất hiện nay. Cân nặng của chúng có thể đạt tới 40kg, chiều cao lên đến 50cm. Thường thì bạn sẽ rất khó bắt gặp một chú chó Standard Poodle. Bởi tại Việt Nam các dòng chó Poodle nhỏ vẫn được yêu thích hơn cả. Người ta thường nuôi Standard Poodle bé huấn luyện tham gia các cuộc thi Show Dog.

Tuy nhiên, nếu gia đình bạn sở hữu một khuôn viên rộng rãi thì hãy cân nhắc đón một em Standard Poodle về. Bộ lông dày mượt với thân hình mũm mĩm nhìn các bé cún cực kỳ dễ thương luôn. Thích nhất có lẽ là lúc được ôm các bé Standard Poodle, cái cảm giác mềm mềm, ấm ấm nói chung là cực “phê”.

3.2. Teacup Poodle

Trái ngược hoàn toàn với Standard Poodle có ngoại hình khá cao lớn, Teacup Poodle lại sở hữu thân hình vô cùng nhỏ nhắn. Kích thước cơ thể của giống chó này lúc bé chỉ ngang bằng tách trà. Khi trưởng thành những bé Teacup Poodle cũng chỉ cao dưới 15cm, cân nặng tầm dưới 2kg.

Giống với thân hình nhỏ bé và mỏng manh của chúng, tuổi thọ của các bé Teacup Poodle khá ngắn (3 đến 5 năm). Hơn nữa, Teacup Poodle lại không có sức đề kháng tốt như các giống Poodle khác. Do đó, khi quyết định nuôi Teacup Poodle bạn sẽ phải chấp nhận vất vả hơn khi nuôi các giống chó khác.

3.3. Miniature Poodle

Miniature Poodle cũng thuộc vào dạng chó lớn trong các loại Poodle. Nhưng nếu so với với Standard Poodle thì chúng vẫn nhỏ hơn nhiều. Chiều cao của những chú chó này có thể đạt 40cm nhưng phổ biến nhất vẫn là từ 25cm đến 35cm. Cân nặng trung bình là 9kg.

Miniature Poodle thường không được nuôi nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn thì bạn vẫn hoàn có thể rước một em Miniature Poodle về bầu bạn.

3.4. Toy Poodle

Toy Poodle chính là dòng Poodle nuôi nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Khi trưởng thành, các bé Toy Poodle cũng chỉ nặng từ 4 đến 6kg, chiều cả đạt từ 30 đến 40cm. Với kích thước cơ thể vừa vặn như vậy, bạn sẽ thoải mái mà ôm ấp, cưng nựng.

Mặt khác, Toy Poodle cũng có giá khá phải chăng nếu so với các dòng Poodle cỡ lớn hay Teacup Poodle. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người muốn sở hữu một em Toy Poodle.

3.5. Tiny Poodle

Tiny Poodle vốn không phải là dòng Poodle thuần chủng mà đã trải qua quá trình lai tạo với những giống chó nhỏ hơn. Do đó, chúng chỉ có kích thước cơ thể lớn hơn mỗi dòng Teacup Poodle.

Mỗi bé Tiny Poodle chỉ có chiều cao khoảng 20 đến 25cm, cân nặng từ 2kg đến 3.5kg. Nhìn mấy bé này lúc nào cũng nhỏ nhắn, xinh xắn như mấy em bé vậy. 

4. Đặc điểm tính cách của chó Poodle 

Cũng giống như phần lớn các giống chó khác, Poodle rất trung thành với chủ nhân. Nếu biết cái dạy dỗ, các bé Poodle sẽ học hỏi và tiếp thu rất nhanh. Bạn nên nhớ rằng, người Pháp đã từng thuần chủng giống chó này để phục vụ cho các gánh xiếc. Vì thế mà chúng nó thể thực hiện nhiều động tác khó chỉ sau vài lần huấn luyện. Mặc dù khá thích vận động nhưng tốt nhất bạn nên cho các bé Poodle hoạt động với cường độ vừa phải thôi. Không nên để các bé chạy nhảy quá nhiều, dễ gây mất sức.

Chó Poodle rất thông minh nhưng chúng cũng dễ cáu bẳn và thích sủa nhiều. Khi được yêu thương, chăm sóc, nuông chiều thì những bé Poodle sẽ rất thân thiện, thích chưa đùa với chủ. Nhưng nếu bạn không chịu khó chó bé Poodle nhà mình tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chung sẽ trở nên nhút nhát. Thậm chí khi ở trong nhà quá lâu, các bé Poodle thường rất hay cắn phá đồ đạc, sủa lớn để gây chú ý. 

Tuy nhiên, chỉ cần bạn quan tâm đến các bé một chút là mọi chuyện sẽ ổn trở lại. Nhưng bạn cũng nên chú ý không nên quá chiều chuộng bé, lúc nào chơi là phải ra chơi và khi bé mắc lỗi thì phải nghiêm khắc một chút. Bạn không nhất thiết phải dùng đến vũ lực đâu mà chỉ đơn giản là giả vờ không quan tâm đến bé. Chỉ cần một chút thay đổi về thái độ thôi nhưng cũng đủ giúp các bé Poodle nhận ra lỗi lầm.

Nhìn Poodle có phần nhỏ nhắn vậy thôi nhưng khi bị chọc giận chúng sẽ sẵn sàng tấn công lại. Bởi bản tính của Poodle vốn đã rất nhạy cảm nên khi người lạ trêu đùa quá trớn, Poodle thường không ngần đó mà dạy cho người đó một bài học đâu. 

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chó Poodle 

5.1. Nguồn gốc chó Poodle 

Hiện nay tại Việt Nam, chó Poodle thường có nguồn gốc trong nước, nhập khẩu từ Trung Quốc và Châu Âu 

Chó Poodle trong nước 

Đây là những chú cún được nhân giống và sinh ra tại Việt Nam. Giá chó Poodle trong nước thuộc vào loại trung bình, phù hợp với số đông khách mà. Giá của từng bé cún còn phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Nếu bố mẹ thuần chủng, giá của cún sẽ cao hơn đôi chút.

Chó Poodle nhập khẩu từ Trung Quốc 

Chó Poodle nhập khẩu từ Trung Quốc hiện rất phổ biến tại Việt Nam. Chúng hiện chiếm đến 4/5 chó Poodle đang nuôi trong nước. Các chú cún Poodle này thường vào Việt Nam qua đường nhập lậu, không đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Do đó, giá thành khá rẻ nhưng đi đôi với đó những vấn đề không thể lường trước. 

Khi chọn nuôi Poodle, bạn đương nhiên phải chấp nhận rủi ro. Nếu may mắn, bạn có thể chọn được bé cún đẹp, sức khỏe tốt. Ngược lại nếu không may, bạn lại chọn phải cún chưa tiêm phòng đầy, sức khỏe kém. 

Chó Poodle nhập khẩu từ Châu Âu 

Chó Poodle nhập từ Châu Âu có chất lượng thuộc vào dạng cực tốt. Ngoại hình của các bé đẹp từ chân lên đầu. Cùng với đó là độ thuần chủng cao khi chúng đều được sinh ra từ bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng. Đương nhiên kèm theo đó cũng là mức giá không hề rẻ chút nào. Và thường chỉ những người thuộc vào dân chơi cho chó chuyên nghiệp mới lựa chọn Poodle nhập từ Châu Âu. 

5.2. Chủng loại chó Poodle 

Như đã nói ở phần 3, chó Poodle hiện có 5 loại chính. Tương ứng với đó là 5 mức giá khác nhau. Trong đó, dòng Standard Poodle và Teacup Poodle là có giá cao hơn cả. Tiếp theo là đến Miniature Poodle, Tiny Poodle và Toy Poodle là có giá rẻ nhất. 

5.3. Dựa vào giấy tờ chứng minh độ thuần chủng của chó Poodle 

Các bé Poodle có đầy các giấy tờ như VKA, AKC và FCI thường có giá cao hơn rất nhiều so với các bé không giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Trong đó FCI sẽ được cấp bởi Hiệp hội chó thuần chủng thế giới, VKA do Hiệp hội chó giống Việt Nam cấp. Còn AKC lại do Hiệp hội chó Hoa Kỳ cấp. 

Thực ra những giấy trên cũng không quá cần thiết nếu bạn bạn chỉ có nhu cầu mua một bé Poodle về bầu bạn. Quan trọng là bé có sức khỏe tốt, thông minh và biết nghe lời. Nhưng nếu bạn mua Poodle với mục đích nhân giống hay tham gia các cuộc thi Show Dog thì những giấy tờ chứng nhận này khá quan trọng.

5.4. Màu sắc lông của chó Poodle 

Chó Poodle có khá nhiều màu lông. Ví dụ như đen, trắng, chocolate, vàng nhạt, xám,.. Tương ứng với màu lại có sự chênh lệch giá nhất định. Đắt nhất vẫn là Poodle có màu lông xám. Các màu lông như chocolate, nâu đỏ, vàng kem sẽ có giá thấp hơn. Thấp nhất là Poodle lông đen vì màu lông này có độ phổ biến nhất. 

5.5. Giới tính của chó Poodle 

Ở tất cả các giống chó thì chó cái luôn có giá cao hơn chó đực một chút. Với chó Poodle cũng không có gì khác. Bởi chó cái có khả năng sinh sản nên người bán thường đánh vào tâm lý của người mua về khả năng sinh lời sau này.

6. Chó Poodle giá bao nhiêu? 

Có thể thấy giá chó Poodle phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy rất khó để đưa ra một con số thực sự chính xác. Trong đó chủng loại và nguồn gốc của Poodle là hai yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiều nhất. Để giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, chúng tôi sẽ tạm cập nhật 2 bảng giá chó Poodle theo nguồn gốc và chủng loại chó.

6.1. Bảng giá chó Poodle theo nguồn gốc 

Nguồn gốc của Poodle hiện gồm Poodle trong nước, Poodle nhập từ Trung Quốc và Poodle nhập từ Châu Âu. Ngoài ra, còn có một số bé Poodle được nhập về từ Thái Lan. Tương ứng với đó là bảng giá cụ thể như sau. 

Nguồn gốc chó Poodle   GiáChó Poodle trong nước  5.000.000 – 7.000.000 vnđ/bé Chó Poodle nhập từ Trung Quốc 2.000.000 – 4.000.000 vnđ/bé Chó Poodle nhập từ Châu Âu 60.000.000 – 80.000.000 vnđ/bé Chó Poodle nhập về từ Thái Lan15.000.000 – 20.000.000 vnđ/bé 

6.2. Bảng giá chó Poodle theo từng loại Poodle 

Chó Poodle gồm có 5 loại chính gồm Teacup Poodle, Tiny Poodle, Toy Poodle, Mini Poodle và Standard Poodle. 

Loại chó Poodle              GiáStandard Poodle  20.000.000vnđ/béMiniature Poodle15.000.000 vnđ/béToy Poodle 4.000.000 – 8.000.000.vnđ/bé Tiny Poodle  5.000.000 – 10.000.000 vnđ/bé Teacup Poodle  8.000.000 – 18.000.000 vnđ/bé 

7. Cách chăm sóc chó Poodle 

Chó Poodle không phải là giống chó quá khó nuôi. Thế nhưng nếu muốn bé khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh thường gặp, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Đồng thời, cần chuẩn bị nơi nghỉ ngơi thích hợp cho Poodle. 

7.1. Chế độ dinh dưỡng của chó Poodle 

Hệ đường ruột của Poodle thường không tốt nên chúng hay kén ăn. Ở mỗi giai đoạn phát triển, các bé Poodle lại cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Chế độ dinh dưỡng từ 1 đến 2 tháng tuổi 

Giai đoạn từ 1 đến 2 là lúc hệ đường ruột của cún chưa thực sự phát triển hoàn thiện, vẫn còn khá non nớt. Lúc này, bạn nên cho cún ăn các thức ăn mềm như cháo hay hạt đã ngâm mềm. Bên cạnh đó, bạn nên cho cún ăn thành nhiều bữa nhỏ, tầm 4 đến 5 bữa/ngày. Cuối cùng là nhớ cho cún dùng thêm sữa đã làm ấm hoặc bú thêm sữa mẹ. 

Chế độ dinh dưỡng từ 3 đến 6 tháng 

Đây là giai đoạn chó Poodle đã có hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn trước. Vì vậy, bạn cần cho cún chuyển sang dùng các loại thức ăn đa dạng hơn. Nhưng vẫn phải nhớ là thức ăn vẫn phải mềm, cháo vẫn là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, hãy bổ sung vào chế độ ăn của cún các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,.. 

Chế độ ăn trên 6 tháng tuổi 

Trên 6 tháng tuổi có nghĩa cơ thể của Poodle đã bước vào giai đoạn trưởng thành. Vậy nên, mỗi ngày bạn chỉ cần cho cún ăn từ 2 đến 3 bữa nhưng lượng thức ăn mỗi bữa sẽ nhiều hơn trước. Khẩu phần ăn mỗi bữa cần đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, chất xơ, protein, vitamin. Nếu có thể, bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm, canxi để giúp cho hệ xương của cún thêm chắc khỏe.

Một số lưu ý khác khi cho chó Poodle ăn 

Khi cho cún Poodle nhà bạn ăn, để cún hấp thụ được tốt nhất các chất dinh dưỡng bạn cần lưu ý đến một số điểm sau:

Cần chuẩn bị sẵn nước sạch, mỗi ngày nên thay nước 3 lần cho cún.

Không nên cho Poodle uống quá nhiều sữa.

Đồ ăn cho Poodle không được quá khô cứng mà nên ưu tiên các loại thức ăn mềm.

Hạn chế cho cún ăn nội tạng động vật hay các loại thức ăn cay nóng, nhiều muối khác. 

Cần cho cún ăn theo thời gian biểu.

Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cho cún ăn. 

7.2. Chuẩn chỗ nghỉ ngơi cho Poodle 

Chó Poodle không ưa nhiệt độ quá cao cũng như quá thấp. Do đó, bạn cần đảm bảo cho nơi ở của cún luôn thoáng mát vào mùa hè nhưng phải ấm áp vào mùa đông. Khi trời trở lạnh cần phải tìm cách giữ ấm cơ thể cho cún để cún không bị mắc cảm lạnh. 

Chú ý, bạn cần vệ sinh thường xuyên nơi ở của cún. Hàng tháng hay mỗi tuần cần giặt giũ chăn, đệm, làm sạch đồ chơi của cún. 

8. Cách chăm sóc lông của chó Poodle 

Chó Poodle sở hữu bộ lông tương đối dày và xoăn vì vậy mà mỗi ngày bạn nên chăm chút kỹ lưỡng cho bộ lông. Với thời tiết bình thường, mỗi tuần Poodle cần tắm ít nhất 1 lần, khi thời tiết trở lạnh thì 2 tuần tắm 1 lần cũng được. 

Vì bộ lông của Poodle khá là dày nên khi tắm cho cún, bạn hãy dùng nước ấm làm sạch qua các bụi bẩn. Sau đó mới thoa sữa tắm dành riêng cho thú cưng và nhẹ nhàng massage bộ lông. Tiếp theo, hãy xả lại bộ lông bằng nước ấm, thoa dầu xả để giúp lông thêm mềm mượt. Sau cùng bạn chỉ cần xả lại lông cho cún bằng nước sạch, lau bớt nước và dùng máy sấy khô lông. 

Khi bộ lông của cún đã được sấy khô, bạn dùng lược chải để loại các sợi lông yếu. Để bộ lông thêm mềm mượt, bạn có thể thoa thêm dầu dừa. Lưu ý sau khi tắm xong, cần cho cún uống thêm chút nước ấm hay sữa nóng để làm ấm lại người.

Bên cạnh việc vệ sinh lông, bạn đừng quên theo dõi sự thay đổi của các bộ phận như tai, mũi, mắt, miệng để phát kịp các chứng bệnh hay gặp.

Lông của chó Poodle thường nhanh dài vì thế cứ 2 tháng là bạn cần tỉa lông cho cún một lần. Mỗi ngày cần chải lông đều đặn để lông không bị rối. Nếu muốn tạo kiểu cho bộ lông thì bạn phải đợi cún được trên 1 tuổi. Bởi khi đó lông của Poodle mới phát triển hoàn thiện. 

9. Một số bệnh thường gặp ở chó Poodle 

Sức đề kháng của Poodle thường không được tốt như các giống chó khác. Vì thế nếu chăm sóc không tốt, cún sẽ rất dễ mắc bệnh. Các bệnh thường gặp ở Poodle phải kể đến như viêm đường ruột cấp, viêm da, bệnh care, bệnh ho cũi.

9.1. Bệnh viêm đường ruột cấp 

Viêm đường ruột cấp là căn bệnh rất hay gặp ở chó Poodle. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện kịp thời căn bệnh này lại khiến cho cún không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Từ đó cún sẽ trở nên còi cọc, kén ăn, chậm lớn. Trường hợp nặng, cún sẽ bị tiêu chảy rồi mất nước dẫn đến kiệt quệ, tử vong. 

Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle. Cụ thể là:

Do vi khuẩn: Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống. Thức ăn chứa các vi khuẩn như Salmonella, E Coli đi vào trong đường ruột. Chúng sinh sôi, nảy nở trong niêm mạc ruột.

Do virus: Virus Parvo, Care được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle. Một khi bệnh xuất phát từ 2 loại virus này thì cún Poodle thực sự đang rơi vào tình trạng rất nguy hiểm. Thực tế cứ 100 chú chó mắc phải viêm ruột do Parvo và Care thì có đến 80, 90 cún bị tử vong.

Do giun móc: Giun móc giống như các loại ký sinh trùng hút máu. Chúng cắm vào thành ruột hút hết các chất dinh dưỡng, gây ra tổn thương vùng ruột. 

Các biểu hiện thường gặp khi Poodle bị viêm đường ruột cấp thường là bỏ ăn, đi không vững, mắt lờ đờ,.. Ở giai đoạn nặng cún sẽ đi ngoài ra máu, không đi lại được. Khi đã trở nặng rồi thì rất khó mà chữa trị. 

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm đường ruột cấp cho Poodle là cho bé cún ăn uống sạch sẽ, tẩy giun định kỳ. 

9.2. Bệnh viêm da 

Bộ lông rậm rạp của Poodle chính là địa điểm ẩn náu yêu thích ve, bọ chét, rận. Các loại ký sinh này thường hút máu và gây ra tình trạng tổn thương trên da Poodle. Ngoài ra nếu trong quá trình cắt tỉa lông, bạn không cẩn thận sẽ làm cho da của cún bị tổn thương. Lâu ngày dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng da.

Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm và có thể phòng tránh được. Đầu tiên nếu muốn phòng bệnh viêm da, bạn cần tắm rửa thường xuyên cho cún. Sau khi tắm gội cần sấy khô lông, khi lông quá dài thì cần cắt tỉa bớt. 

9.3. Bệnh ho cũi

Bệnh ho cũi hay còn gọi là bệnh viêm phế quản. Hầu hết mọi chú chó đều mắc phải căn bệnh này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây bệnh là do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Trong đó, vi khuẩn Parainfluenza và Bordetella tử vi ngoài không khí thâm nhập vào trong cơ thể của cún. Bệnh viêm phế quản có thể lây truyền nên nếu cún nhà bạn tiếp xúc với những chú cún bị mắc bệnh.

Các biểu hiện của cún khi mắc bệnh thường là ho, sốt cao, bỏ ăn, khó thở,.. Khi thấy có những biểu hiện này, bạn cần đưa cún đến cơ sở thú y ngay. 

Để phòng bệnh viêm phế quản ở Poodle, bạn cần cho cún đi tiêm phòng. Mỗi mũi tiêm thường có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Hàng năm, bạn hãy cho cún đi tiêm nhắc lại.

Bên cạnh đó để tăng cường sức khỏe đề kháng cho cún, bạn đừng quên bổ sung đầy đủ nguồn thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng tăng đề kháng.

9.4. Bệnh care

Khi thời tiết ở sự thay đổi chính là điều kiện thuận lợi để bệnh care bùng phát. Nhất là khi trời mưa, độ ẩm không khí lên cao tạo ra môi trường thuận lợi để virus Care, Parvo chó hình thành và phát triển. Các cún Poodle từ 2 đến 12 tuần tuổi luôn là mục tiêu lý tưởng để các loại virus trên xâm nhập và gây bệnh. 

Ban đầu khi mới phát bệnh, bé cún thường có những biểu hiện như sốt, ho, chảy nước mũi, mắt sưng. Khi bệnh trở nặng hơn cún có thể lên co giật, trên mặt nổi nhiều mụn to. Lúc này cún đang trong tình trạng vô cùng nguy kịch.

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần tiêm phòng đầy cho cún. Mặt khác, bạn cũng phải thường xuyên vệ sinh nơi ở của cún, không để ẩm mốc xâm nhập. 

Chó Lông Xù Lớn (31 Ảnh): Giống Chó Có Bộ Lông Xù Xì, Tên Của Những Con Chó Đen Có Lông Dài

Chó

Chó lông lớn: đặc điểm, giống, lựa chọn và chăm sóc

Chia sẻ với bạn bè

Những con chó lông xù lớn – chủ nhân của sự quyến rũ tuyệt vời và lòng tốt vô tận của tâm hồn. Trong nhiều thế kỷ, các giống chó có bộ lông xù xì được lai tạo để chăn thả, bảo vệ các đoàn lữ hành thương mại và mang trọng lượng trong một chiếc xe trượt tuyết. Nhiều người trong số họ có thể ngủ trong tuyết, bơi trong nước băng giá mà vẫn cảm thấy tuyệt vời. Nhưng có một trong số những người khổng lồ và những kẻ yếu đuối này, những người chỉ cần bảo trì nhà cửa.

Sự đa dạng của các giống chó lông xù thực sự tuyệt vời. Nhưng ngay cả trong số họ cũng có những người khổng lồ thực sự, nhìn vào người rất khó tin vào bản chất hòa bình của con vật. Họ là ai – những người khổng lồ lông bông, sở hữu vỏ bọc len lộng lẫy nhất? Ai nên bắt đầu chỉ trong một ngôi nhà nông thôn và những quy tắc nào nên được tính đến?

Tính năng, ưu và nhược điểm

Một con chó lớn trong nhà là một người bảo vệ thực sự, một người bảo vệ vững chắc, và với một trong những loại của nó, nó truyền cảm hứng sợ hãi cho người lạ. Đồng thời, trong số các giống chó khổng lồ, thường có những con vật đờm, cân bằng và điềm tĩnh có thể trở thành người bạn trung thành, vú em tốt, bạn đồng hành đáng tin cậy trong việc đi bộ và đi bộ.

Nội dung của động vật lớn có đặc điểm riêng của nó.

Một con chó lông lớn có thể có lớp lông dồi dào và cần chải răng thường xuyên hoặc thay lông nhiều lần trong năm. Ngoài ra, cô ấy cần trong điều kiện đặc biệt của giam giữ. Con vật cần không gian, điều kiện thoải mái cho cuộc sống. Nhiều giống chó được đặc trưng bởi các vấn đề với xương khớp nặng, cần một chiếc giường mềm mại và chế độ ăn uống đặc biệt. Tất cả điều này là đáng xem xét trước khi con vật xuất hiện trong nhà.

Một trong những lợi thế của việc nuôi một con chó lông lớn là:

lấy len để làm sợi, nhiều người quản lý để xây dựng doanh nghiệp này;

cơ hội nhận được ánh mắt ngưỡng mộ hàng ngày của người khác;

hầu như luôn luôn – tiếp xúc tốt với thú cưng;

tính chất bảo vệ và bảo vệ tốt, khả năng nội dung bị giam cầm;

an toàn trong khi đi dạo – ngay cả những kẻ bắt nạt vô địch cũng không muốn gây rối với người khổng lồ.

Có nhược điểm. Chúng thường bao gồm chi phí đáng kể để bảo trì và thực phẩm. Tăng thời gian chăm sóc một con vật, đi bộ. Ngoài ra, không phải tất cả du khách sẽ muốn liên hệ với một thành viên mới trong gia đình. Có thể khó đến thăm một thợ sửa ống nước hoặc đại diện khác của các tiện ích, gửi thư. Vâng, và khách với một người bảo vệ như vậy, thay vào đó, sẽ đề nghị gặp nhau trên lãnh thổ trung lập.

Giống phổ biến

Tất cả tên của những con chó đen với lông dài, trắng, đỏ và với một màu sắc phức tạp hơn của động vật khó đề cập. Nhưng có thể tạo ra những giống chó phổ biến có bộ lông khá tươi tốt và kích thước lớn.

Xù xì nhất

Con chó lông nhiều nhất có thể được tìm thấy trong số các giống chó chăn gia súc. Ở đây bạn có thể làm nổi bật Chó chăn cừu Hungary – với những lọn tóc xoăn của người Viking, xoắn vào dây và người chăn cừu Nam Nga. Có ngoại hình tương tự và phô trương – Chó chăn cừu Anh cổ trông rất ấn tượng và kiểu tóc tươi tốt của chúng đã trở thành đặc trưng của giống chó này.

Chó chăn cừu Hungary Bussyail

Đen nhất

Trong số những con chó lông xù lớn, danh hiệu đen nhất có thể dễ dàng có được hai giống chó cùng một lúc. Một trong số đó là chó sục đen, có bản chất rất phức tạp và cần giáo dục nghiêm ngặt.Nó thuộc về loại bảo vệ, thường được trồng và duy trì trong các vườn ươm dịch vụ.

Trái ngược hoàn toàn với chó sục đen là newfoundland hoặc thợ lặn. Những con chó màu đen than với bộ lông mượt phát triển đến 74 cm, có tính cách điềm tĩnh, tâm lý cân bằng, dễ dàng hòa đồng với mọi người và bơi tốt. Con vật thích hợp để sử dụng làm bạn đồng hành.

Chó sục đen Newfoundland

Tóc dài nhất

Nếu con chó lớn lông dài nhất được chọn, danh hiệu này sẽ dễ dàng có được Chó săn Afghanistan. Giống chó này với bộ lông dài có vóc dáng tuyệt đẹp, duyên dáng. Trong nhiều năm, cô là người bạn đồng hành không thể thiếu của người đi săn.

Chiều dài len của người Afghanistan hiện đại với sự chăm sóc thích hợp có thể đạt tới nửa mét hoặc hơn, nó thực sự chảy khi con vật di chuyển.

Lớn nhất

Tây Tạng – Một cái tên nổi tiếng ngoài châu Á. Loài chó này là một trong những loài lớn nhất thế giới, chiều cao héo đạt 77 cm, chó không sợ tuyết và lạnh, chúng chịu đựng tốt nội dung đường phố. Chó rất gắn bó với chủ, nhưng gặp khó khăn trong việc chịu đựng xã hội của trẻ em. Họ có một bản năng bảo vệ được phát triển tốt. Bộ lông dồi dào đòi hỏi phải bảo trì cẩn thận.

Đỏ nhất

Danh hiệu màu đỏ nhất của những con chó to và lông chắc chắn xứng đáng chó tha mồi vàng. Giống chó này được phân biệt bởi lông lượn sóng dày, với lớp lông dày đặc không cho nước chảy qua. Chó bơi đẹp, có tính cách thân thiện, vui vẻ. Người bạn đồng hành lý tưởng – chúng phù hợp cho gia đình có trẻ em, người khuyết tật.

Trí thông minh cao và tính cách ngoan ngoãn làm cho chó tha mồi vàng là một lựa chọn tốt để giữ nhà.

Tranh cãi về danh hiệu con chó đỏ nhất với lông cừu trong số các giống chó lớn đã sẵn sàng và collie Chó chăn cừu Scotland có thể có một màu khác của len – đen với nâu, hạt dẻ, đá cẩm thạch. Nhu cầu cao về chăm sóc động vật vẫn không thay đổi.

Về trí thông minh và sự tương tác của con người, collie không thua kém một con chó tha mồi.

Nghiêm trọng nhất

Chắc chắn sẽ có hai nhà lãnh đạo ở đây. Chó lông lớn – Người chăn cừu tuyết và người da trắng – họ được phân biệt bởi tính độc lập của họ, đổ khá nhiều, họ thích hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, bảo vệ. Chúng chỉ thích hợp cho những người nuôi chó có kinh nghiệm, cần một bàn tay vững chắc, một kỷ luật sắt. Thật đáng để chuẩn bị cho thực tế rằng động vật chải đầu sẽ có ít nhất 2 lần một tuần.

Tốt bụng nhất

Khi nói đến việc chọn người khổng lồ lông bông, nó không thể quên về Thánh Bern – Chó với sự quý phái bẩm sinh, tình yêu dành cho con người. Bộ lông tươi tốt của chúng được thiết kế để di chuyển dài qua dãy núi Alps phủ đầy tuyết. Trong thành phố, những con chó không biểu diễn thường được cắt ngắn trong mùa hè, để tránh quá nóng.

Tính cách tốt và tình yêu dành cho trẻ em làm cho vật nuôi gia đình St. Bernards tốt.

Đặc điểm tính cách

Những con chó lông xù lớn thường được chia thành nhiều nhóm nhỏ, tập trung vào phẩm chất làm việc và tính khí của chúng. Một con chó như vậy không nên hèn nhát hoặc quá xấu xa. Đối với các gia đình có trẻ em, một con chó tốt là phù hợp có thể được đào tạo tốt. Những người yêu thích thể thao và hoạt động thể chất giữa những người khổng lồ lông, cũng có những người bạn đồng hành. Việc phân loại chính nó trong trường hợp này sẽ như sau.

Bảo vệ và động vật bảo vệ

Không có nhiều con chó như vậy trong số các chủ sở hữu của len tươi tốt. Nó là Chó chăn cừu da trắng và Nam Nga, chó sục đen, chó ngao Tây Tạng.

Đối với những con chó thuộc loại này được đặc trưng bởi sự mất lòng tin của người lạ, chúng thường chọn một chủ và chỉ lắng nghe anh ta.

Hệ thống phân cấp của giao tiếp giống như hệ thống được xây dựng trong bầy sói – bạn cần liên tục chứng minh với động vật rằng nó không ở vị trí hàng đầu.

Người chăn cừu da trắng Tây Tạng

Giống gia đình

Chúng có tính cách nhẹ nhàng, chúng dễ dàng gắn bó với một người, chúng không bao giờ gây hại cho trẻ em. Trong số các giống hàng đầu trong thể loại này có thể được xác định Newfoundlands và St. Bernards, Golden Retrievers, Leonbergers. Về bản chất, chúng thường lạc quan hoặc đờm, có tâm lý cân bằng, không hung dữ, nhưng có thể bảo vệ một người và một ngôi nhà nếu cần thiết.

Đồng hành tích cực

Với một con chó như vậy sẽ phải chuẩn bị cho những chuyến đi dài – chúng đòi hỏi một collie, Chó săn Afghanistan, chó săn, samoyed. Bản chất của những người bạn đồng hành khác nhau từ choleric đến sanguine, họ bình tĩnh và vui vẻ, nhưng họ có thể làm mệt mỏi chủ nhà với khát khao giao hợp hoặc sủa lớn.

Người chăn cừu độc lập

Komondory, Nam Nga, Chó chăn cừu Anh cổ, đạn và những con chó chăn cừu điển hình khác và bề ngoài giống với những cư dân râu dài của con cừu. Ngoài mặt nạ tốt, họ có một tính cách khá độc lập. Và mặc dù nhiều con chó này được giữ ở nhà mà không gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng cảm thấy tốt nhất trong suốt quá trình chăn gia súc miễn phí.

Chọn như thế nào?

Nếu bạn có kế hoạch chọn một giống chó ngay từ đầu, kết hợp kích thước lớn và bộ lông xù, bạn nên chú ý đến loại điều kiện nào đang chờ đợi thú cưng.

Nếu bạn có kế hoạch nuôi chó ngoài đường, trong chuồng ngoài trời hoặc nhà riêng, bạn nên chọn giống có lớp lông dày, không bị đóng băng bên ngoài, thậm chí nhiệt độ giảm đáng kể.

Thích hợp cho điều kiện như vậy Chó chăn cừu da trắng, Trung Á.

Không phải tất cả những con chó lông dài chịu lạnh tốt.

Chó săn Afghanistan, chó săn, chó sói không có lớp lông phát triển tốt. Với sự khởi đầu của thời tiết lạnh, họ không quá định ở lại trên đường phố. Chó chăn cừu Scotland, St. Bernards và Newfoundlands yêu cầu giữ nhà.

Chó săn Newfoundland

Khi chọn một giống, điều rất quan trọng là phải chú ý đến các đặc điểm của nhà ở.

Những con chó lớn và khổng lồ được khuyến khích nuôi trong nhà ở nông thôn, căn hộ thành phố rộng rãi. Chủ sở hữu của vỏ len phong phú để nó ở khắp mọi nơi và phát triển khá nhanh. Một con chó con hai tháng cảm động sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề lớn nếu bạn không quan tâm đến việc sắp xếp và giáo dục trước.

Một điểm quan trọng khác: gần như tất cả các đại diện của các giống chó lớn là chó làm việc và cần được đào tạo liên tục.

Chà, nếu một con thú cưng như vậy sẽ sử dụng bản năng của chúng như dự định. Nếu không, những con chó sẽ nuôi và nuôi dưỡng gia đình của chủ sở hữu của chúng. Tầm quan trọng lớn ở đây cũng là cách tiếp cận chính xác để đào tạo. Nuôi một con vật cưng và thú cưng của một con vật lớn sẽ không hoạt động.

Quy tắc nội dung cơ bản

Bất kỳ giống chó lông dài nào cũng cần tạo điều kiện giam giữ phù hợp. Trong số các yêu cầu bắt buộc đối với động vật có lông lớn là như sau.

Chải lông thường xuyên. Cắt chó trong hầu hết các trường hợp là không cần thiết. Nhưng bạn sẽ phải thường xuyên sống trong nhà – sau mỗi lần đi bộ, ngoài trời – trong thời kỳ lột xác. Nếu con chó không tham gia triển lãm, hãy để việc chải lông cừu tùy ý theo yêu cầu của chủ sở hữu. Với những con chó săn hay chó săn Afghanistan, bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc.

Theo dõi sức khỏe. Những người khỏe mạnh mịn màng được đặc trưng bởi sự phát triển của viêm khớp, thoái hóa khớp và các bệnh truyền nhiễm của tai. Mắt đối lưu và các quá trình viêm khác có thể phát triển ở những con chó có mắt lồi. Động vật có lông dồi dào không nên dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời để tránh quá nóng và say nắng.

Chế độ ăn uống hợp lý. Chó cần một chế độ ăn uống cân bằng với tỷ lệ vitamin và khoáng chất tốt, khá nhiều calo, nhưng không béo. Để việc trao đổi nhiệt không bị xáo trộn, động vật phải được tiếp cận miễn phí nước sạch và trong lành.Giải pháp tối ưu cho dinh dưỡng – thức ăn làm sẵn.

Những người khổng lồ tốt bụng mịn màng là một trong những đại diện thú vị nhất của thế giới chó. Dù chọn giống nào, với sự giáo dục đúng đắn, bạn có thể có được một người bạn trung thành trong nhiều năm.

Trong video tiếp theo, bạn có thể xem một nhân viên cứu hộ lông bông lớn.

Giá Chó Lông Xù Đẹp. Chó Nhật Lông Xù, Poodle, Phốc Sóc,…

Các giống chó lông xù (hay chó xù) đang rất được yêu thích ở Việt Nam và cả trên thế giới vì bộ lông kiêu sa của chúng, mặc dù việc chăm sóc chó xù khá vất vả khi phải chải lông, gỡ rối hầu như hàng ngày, tắm hàng tháng, một số giống còn phải thường xuyên spa, cắt tỉa lông và làm đẹp các kiểu. Hiện có rất nhiều giống chó lông xù đẹp trên thế giới, nhưng phổ biến nhất hiện nay phải kể đến các giống: Chó Nhật lông xù, Chó Bắc Kinh (hoặc chó Nhật lông xù lai Bắc Kinh cũng là dòng lai khá nổi tiếng), Poodle và Phốc Sóc.

1. Chó Nhật lông xù – Japanese Chin

Chó Nhật lông xù, tên quốc tế là Japanense Chin. Tổ tiên của giống chó này được cho là xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 732 sau công nguyên, do Triều đình Triều Tiên tặng Hoàng gia Nhật Bạn để thể hiện tình bang giao hai nước. Từ chú chó đầu tiên này, Hoàng gia Nhật đã cho lai tạo với các giống chó Nhật bản địa, qua nhiều thế hệ chọn lọc, chó Nhật lông xù ra đời với hình dáng gần giống như ngày nay. Giống chó này đã được đưa sang phương Tây vào thế kỷ 17, khi Nhật bắt đầu giao thương rộng rãi với các nước phương Tây, và nhanh chóng được ưa chuộng trong giới quý tộc thời kỳ này.

Chó Nhật lông xù có kích thước khá nhỏ, chỉ cao từ 18 – 28cm và cân nặng thường dưới 7 kg, phổ biến từ 3 – 4kg. Một số chú chó Chin Nhật thậm chí còn nhỏ hơn vậy rất nhiều, chỉ cao dưới 15cm và nặng 1.5 – 3kg. Chó Chin Nhật có đầu lớn, mắt tròn và rất to, mõm rộng và ngắn, mũi tẹt, tai cụp và nhiều lông. Lông chó Nhật lông xù có 2 lớp, lớp trong thưa và mềm mại, lớp ngoài dày, dài và cứng hơn. Màu lông chó Chin Nhật có thể là màu đen – trắng hoặc nâu đỏ – trắng, màu đen – trắng là phổ biến nhất. Cũng có những chú chó Chin lông trắng đơn sắc tuy nhiên màu này khá hiếm.

Chó Nhật lông xù nổi tiếng chảnh, do kể từ khi ra đời, chúng đã là giống chó quý tộc, chỉ được nuôi bởi hoàng gia và quý tộc Nhật Bản. Đến khi sang phương Tây và phổ biến ra toàn thế giới, giống chó này vấn thường chỉ được nuôi làm cảnh bởi giới nhà giàu. Chó chin hơi đanh đá, thân thiện nếu được huấn luyện tốt, không ồn ào, rất thích tự chăm sóc và chải chuốt bộ lông của mình. Chúng cũng không hay nghịch bẩn, chạy nhảy lăn lộn như các giống chó thường dân khác mà luôn có xu hướng giữ cho bộ lông của mình sạch sẽ, nên bạn không cần phải tắm và chải lông cho chúng quá nhiều.

Hiện nay chó Nhật lông xù chuẩn (tức Chin Nhật thuần chủng) ở Việt Nam siêu hiếm, mà thường chỉ chó Nhật lông xù lai Bắc Kinh, nhìn khá giống với chó Nhật thuần, thường được bán với giá 500k – 1 triệu, những em đẹp có thể có giá 2 triệu. Nếu bạn mua về nuôi làm cảnh thì những chú chó này khá thích hợp, tuy nhiên để nhân giống thì không nên vì chúng có gen không thuần, nên hình dạng các lứa sau khó đoán trước.

2. Chó Bắc Kinh – Pekingese

Có cơ sở khá vững chắc để tin rằng chó Bắc Kinh chính là tổ tiên của chó Nhật xù. Không có mốc thời gian cụ thể về sự ra đời của chó Bắc Kinh, nhưng chúng đã xuất hiện từ rất lâu, gần 2000 năm trước. Sau đó phổ biến sang các nước trư hầu của nhà Hán, trong đó có Triều Tiên. Sau đó, những chú chó có họ hàng gần với chó Bắc Kinh được Triều Tiên lai tạo và tặng cho Hoàng gia Nhật Bản, từ đó tạo ra chó Nhật lông xù như đã giới thiệu ở trên.

Trong suốt gần 2000 năm, chó Bắc Kinh luôn được coi là giống chó cao quý, thiêng liêng và chỉ được nuôi bởi Hoàng Tộc và Quý tộc giàu có. Chúng được tin là có khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ và được tôn kính như thần thánh suốt thời kỳ phong kiến. Những người không thuộc tầng lớp quý tộc phải cúi chào chúng khi gặp. Những người ăn trộm hoặc đánh đập chó Bắc Kinh sẽ phải chịu án tử hình hoặc khổ sai trung thân.

Chó Bắc Kinh có kích thước tương đương với chó Nhật, nặng phổ biến từ 3 – 5kg, và cao từ 18 – 30cm. Lông xù, dài và thường có màu sáng, phổ biến là màu trắng và kem. Ít phổ biến hơn là những chú chó Bắc Kinh có lông rất dài, mượt và có màu vàng pha trắng – đen, hoặc màu nâu – đen. Đầu chó Bắc Kinh tròn, lớn, mặt gãy khá rõ nét. Thân hình chúng nhỏ nhắn nhưng chắc chắn, chúng có thể ăn cực nhiều mà không thấy no, nên bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn để tránh béo phì.

Chó Bắc Kinh là giống chó rất thân thiện, dũng cảm, gan lì, chúng hơi khó huấn luyện, tuy nhiên độ chảnh thì thấp hơn chó Nhật. Chúng cần được đi dạo hàng ngày, nếu không chúng có thể tăng động và trở nên phá phách, cắn xé các đồ đạc trong nhà. Cần phải huấn luyện chó Bắc Kinh nghiêm khắc từ bé để chúng biết nghe lời chủ, tránh để chúng mắc phải “hội chứng chó chỏ” – hội chứng của những chú chó nhỏ được nuông chiều quá mức khiến chúng tin rằng mình mới là chủ.

Hiện chó Bắc Kinh được coi là thuần chủng ở Việt Nam được bán với giá 3 – 5 triệu / em, tuy nhiên số lượng khá ít. Phổ biến hơn là Bắc Kinh lai Nhật, được bán với giá 500k – 2 triệu / em.

Khác với chó Nhật lông xù và chó Bắc Kinh, chó Poodle xuất thân từ dòng dõi lao động. Tổ tiên chó poodle là giống chó săn vịt trời tại các đầm lầy ở Trung và Bắc Âu suốt thời Trung Cổ và Cận Đại. Chó poodle có bộ lông rất dày, dài, xù và xoăn giúp bảo vệ chúng khi ngụp lặn trong các đầm lầy lạnh giá.

4. Chó Phốc Sóc – Pomeranian

Một giống chó lông xù khác đến từ châu Âu, xuất hiện vào đầu thế kỷ 15. Phốc sóc được coi là giống chó quý và được nuôi bởi những gia đình giàu có, hoặc những người rất nổi tiếng. Có nhiều tác phẩm văn học, điêu khắc, hội họa thời kỳ này nói về chó phốc sóc, tiêu biểu nhất là các tác phẩm của nhà hôi họa điêu khắc Michelangelo, nhà soạn nhạc Mozart. Hay nổi tiếng nhất là các bản thảo nghiên cứu quan trọng của nhà vật lý Issac Newton, không phải nghiên cứu về chó phốc sóc mà bị chú chó phốc sóc cưng của ông cắn nát.

Các Giống Chó Lông Xù Đẹp

Khi trời se se lạnh thì làm gì? Thay cho việc sắm sửa chăn gối mới, bạn có mua một chú chó lông xù với bộ lông mềm mịn và cơ thể luôn ấm áp.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ chó xù bắt nguồn từ chó Bichon ở Miền Trung nước Pháp, chúng là giống chó nhỏ, lông xù dài. Có nhiều lí do xuất phát cho cái tên này, trong đó rất có thể bichon là kết quả khi lược bớt âm tiết trong từ barbichon (có nghĩa là con chó xù nhỏ) hay barbiche (con chó xù xì).

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cũng bạn tổng hợp danh sách các loại chó lông xù nổi tiếng và được nuôi nhiều nhất. Chó lông xù giá bao nhiêu, chia sẻ thêm một số kinh nghiệm khi mua chó lông xù giá rẻ, cũng như những địa điểm bán chó lông xù và cách nuôi chó lông xù…

Chó lông xù trắng Samoyed

Samoyed có kích thước lớn nhưng tính tình thì “hiền khô”. Tại quê hương Siberia, chúng có nhiệm vụ chính là kéo xe trượt tuyết. Bộ lông trắng tinh của Samoyed hoà vào những bông tuyết mịn đã trở thành hình ảnh thơ mộng đến không ngờ.

Chó Samoyed tính tình âu yếm, dịu dàng.

Nếu được nằm dài trên ghế cùng chú cún cưng đầy lông này bạn sẽ chẳng còn biết đến cái lạnh của ngày gió nữa.

Giá chó lông xù giống Samoyed có thể từ 8 – 10 triệu nếu là cún con sinh trong nước. Chó nhập từ Thái Lan là 10 – 20 triệu và từ 30 triệu trở lên với chó nhập từ châu Âu.

Chó lông xù màu nâu Chow chow

Chow chow là giống chó lông xù đến từ Trung Quốc. Tên tiếng Hoa là Songshi Quan – dịch ra có nghĩa là “chó sưng múp”. Cái tên này khá hợp với chúng bởi các chow chó bộ lông xù bông siêu dày tương tự như chiếc bờm.

Thân hình chó chow chow trông bụ bẫm, đáng yêu.

Loài chó này cũng trông giống hệt như một chú gấu bông vì vẻ mập mạp, dễ thương đến mức người ta khó có thể kìm lòng không ôm hoặc đưa tay ra vuốt lông.

Chó chow chow tại Việt Nam thường là chó trong nước (giá 10 – 15 triệu/con) hoặc được nhập từ Thái Lan (15 – 20 triệu/con) nhưng phổ biến nhất là từ Trung Quốc (giá 25 – 30 triệu/con).

Chó lông xù Poodle nhí nhảnh nhí nhảnh

Poodle cùng với chó Nhật lông xù và chó Bắc Kinh đều là những giống chó tương đối phổ biến đối với người Việt. Loài chó cảnh lông xù này có bộ lông xoăn, sợi mỏng, mềm. Tuy nhiên, khác với 2 giống chó còn lại đều từng là chó hoàng tộc, tổ tiên của Poodle là chó săn vịt ở đầm lầy.

Chó lông xù toy poodle là giống chó lông xù mini được yêu thích tại Việt Nam

Poodle kích thước toy là giống chó lông xù kute được nuôi phổ biến nhất tại Việt Nam. Chúng rất khoẻ, dễ nuôi, ngoan, tình cảm và quấn chủ. Tìm hiểu những người bán chó lông xù con, có thế thấy giá của chúng là từ 4 – 7 triệu trở lên.

Chó Nhật lông xù sang chảnh

Giống chó Nhật lông xù có tên tiếng Anh là Japaense Chin. Chúng có đầu lớn, mắt to tròn, mũi tẹt, mõm rộng, ngắn, tai cụp. Đặc biệt, giống chó lông xù Nhật Bản có rất nhiều lông. Bộ lông xù của chúng có 2 lớp, bên trong thưa, mềm; bên ngoài dày, dài và cứng hơn.

Loài chó cảnh lông xù này nổi tiếng với tính “chảnh”. Tuy vậy, khi được huấn luyện tốt, chúng khá thân thiện, sạch sẽ, không ồn ào và biết tự chăm sóc, chải chuốt cho mình.

Chó lông xù Nhật mini được hoàng gia, quý tộc Nhật hay nhà giàu sang nuôi.

Để mua chó Nhật lông xù thuần chủng nhất là chó Nhật lông xù trắng rất hiếm. Vậy, chó Nhật lông xù giá bao nhiêu? Người bán chó Nhật lông xù giá rẻ thường là chó Nhật lông xù lai Bắc Kinh. Giá chó Nhật lông xù lai là 500 nghìn – 1 hoặc 2 triệu tuỳ từng con.

Chó chihuahua lông xù (chihuahua lông dài)

Chihuahua lông xù (chihuahua long coat) là kết quả của chihuahua lông ngắn ghép đôi với một trong những giống chó sau: Papilon (chó bướm), Pomeranian (phốc sóc), chó Bắc Kinh hay Yorkshire Terrier. Giống chó lông xù mini này đã tồn tại và phát triển nhiều thập kỷ qua và đang ngày một phổ biến.

Chó lông xù nhỏ chihuahua

Chihuahua lông xù có giá rẻ nhất là khoảng 1 triệu VNĐ, tuy nhiên những chú chó con lông xù này thường thuộc giống lai, không đảm bảo.

Giá từ 3 – 5 triệu là chihuahua chuẩn, sinh trong nước hoặc nhập Trung Quốc. 5 – 10 triệu là chó nhập từ trại Thái Lan, thuần chủng, khỏe mạnh, đủ giấy tờ. Cuối cùng, chó tai dài lông xù chihuahua nhập từ châu Âu hoặc Mỹ có giá trên 20 triệu, cụ thể giá chưa tính phí vận chuyển luôn từ 1000$ trở lên.

Chó lông xù đen Puli

Puli là giống chó chăn cừu cỡ vừa, được cho rằng đã có mặt cách đây 6.000 năm. Ngoài cái tên Puli, chúng còn được gọi là chó Pulik, Hungarian Water Dog hay Hungarian Puli.

Puli có ngoại hình “dị”, lông chúng bên lại giống như “chổi lau nhà” . Bộ lông đặc biệt giúp chúng giữ ấm, không thấm nước và không lo bị đau nếu gặp va đập mạnh.

Bộ lông hơi “quái dị” của chó puli

Việc tìm mua chó con lông xù puli ở Việt Nam không hề đơn giản. Tìm kiếm trên google, bạn khó lòng biết giá bán của chúng tại Việt Nam.

Đó là bởi giống chó này hầu như chưa được du nhập vào nước ta (có lẽ do bộ lông và khả năng thích nghi với nhiệt độ không phù hợp). Tại nước ngoài, giá một chú cún con giống puli ít nhất là 2000$. Tất nhiên những chú chó đẹp, có ba mẹ.

Chó lông xù dễ thương Border Collie

Là giống chó chăn gia súc có 1 phần nguồn gốc với chó chăn cừu kiểu Anh. Bộ lông của chúng xù nhẹ, trông bên ngoài rất mềm mượt, nổi bật nhất là phần lông bồng bềnh ở trước ngực khiến chúng thêm phần nổi bật.

Hình ảnh chó lông xù Border Collie

Border Collie sống ở nơi lạnh giá nên không được nhiều người nuôi và sinh sản tại Việt Nam. Nhũng chú chó con sinh trong nước hoặc nhập Trung Quốc có giá 7 – 10 triệu (không có giấy tờ) hoặc 14 – 18 triệu (có giấy tờ). Chó nhập từ Thái giá 15 – 25 triệu, nhập từ châu Âu là 1000 – 1500$

Chó lông xù trắng nhỏ Bichon

Bichon là giống chó nhỏ lông xù hết sức nhanh nhẹn. Vì là chó lông xù nên bộ lông chính là một trong những điểm đặc biệt nhất của chúng. Khi chú chó trắng lông xù này đi lại, lắc lư bộ lông bông bông, quăn quăn, mềm mềm của mình, bạn sẽ có cảm tưởng như đang thấy một quả cầu tuyết lăn trong gió.

Bichon luôn dẫn đầu hình ảnh chó lông xù được tìm kiếm nhiều

So với Poodle, chó nhỏ lông xù Bichon kém phổ biến hơn hẳn. Tuy nhiên, khảo sát sẽ thấy 2 giống chó này có giá tương đương nhau. Chó lông xù con Bichon thường có giá dao động từ 5-9 triệu.

Chó phốc lông xù Pomeranian

Được gọi tắt là pom hay phốc sóc, những chú chó con lông xù trắng hoặc nâu này có lông 2 lớp rất dày: ngắn và mềm mại ở trong; dày, dài và cứng ở ngoài. Chó Pomeranian kích thước nhỏ nhưng siêu thông minh và trung thành.

Phốc sóc là con chó lông xù đáng yêu

Giống chó trắng lông xù rất quý, thường được người nổi tiếng hay những gia đình có điều kiện nuôi dưỡng. Ở nước ta, chó Phốc sóc thường được bán với giá 5 – 8 triệu/con.

Chó chân ngắn lông xù Bắc Kinh – Pekingese

Bạn có biết, chó Bắc Kinh chính là tổ tiên của chó Nhật lông xù? Chúng xuất hiện cách đây hơn 2000 năm.

Chó Bắc Kinh có bộ lông sáng màu, thường có màu trắng hay kem; đôi khi có thể là màu pha trắng – đen hoặc nâu – đen. Sợi lông dài, mượt, rủ xuống cơ thể khiến người ta cảm thấy thích thú khi vuốt ve.

Chó Bắc Kinh thân thiện, gan lì và ít chảnh hơn chó Nhật.

Hiện nay, chó Bắc Kinh thuần chủng còn khá hiếm, chúng có giá 3 – 5 triệu/con. Phổ biến hơn cả là chó Bắc Kinh lai Nhật, thuộc loại chó lông xù nhỏ giá rẻ, dễ mua: khoảng 500 nghìn – 2 triệu/con.