Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chó chảy máu cam, trong đó có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân chính:
Do di truyềnChó bị chảy máu mũi do di truyền xảy ra ở một vài giống chó nhất định, không phân biệt chó đực hay chó cái, bệnh di truyền từ chó bố mẹ sang chó con. Nguyên nhân này xuất phát từ việc bị khiếm khuyết nhân tố đông máu thứ 8, do đó chức năng tạo sợi Fibrin gắn kết hồng cầu bị ảnh hưởng. Hiện tượng là chó bị chảy máu mũi liên tục với một lượng lớn và đột ngột từ 2 lỗ mũi.
Khi chó bị chảy máu do di truyền thì sẽ rất nguy hiểm vì lượng máu chảy ra rất nhiều, nếu không cứu chữa kịp có thể dẫn đến tử vong. Bệnh này có thể chữa khỏi nhưng sẽ tái phát sau một thời gian và lặp đi lặp lại. Bệnh thường gặp ở một số giống chó nhất định, đặc biệt là Rottweiler và Becgie Đức (GSD), đặc biệt những chú chó nhập có tỷ lệ mắc cao hơn chó nhân giống trong nước.
Do các tác động bên ngoài
Chó bị chấn thương hay va đập ở phần mũi, nguyên nhân này rất dê xác định bằng mắt thường bởi phần mũi của chúng sẽ xuất hiện vết thương.
Chó bị nhiễm nấm, đặc biệt là Aspergillus Fumigatus và Penicillium.
Khí quản tổn thương do các dị vật, các loại côn trùng ký sinh ở khu vực này khiến chó bị dị ứng, hắt hơi nhiều gây vỡ niêm mạc.
Chó ăn trúng bả, thuốc diệt chuột gây vô hiệu hóa sự đông máu.
Hiện tượng sốc nhiệt hoặc say nắng. Chó bị sốc nhiệt chảy máu mũi thường xảy ra ở các giống chó nhập ngoại đã quen sống ở các vùng khí hậu lạnh và đặc biệt là có bộ lông dày, dài.
Sơ cứu cầm máu cho chóThông thường, khi một chú chó đột ngột bị chảy máu mũi sẽ rất dễ khiến chủ nhân của chúng hoảng hốt và không biết xử lý như thế nào. Tuy nhiên lúc này bạn cần phải hết sức bình tĩnh để sơ cứu cho chúng. Các bước sơ cứu đúng cách là:
Giữ chó nằm yên ở địa hình bằng phẳng, ngửa mặt lên, tránh để chúng cựa quậy hay kích động để hạn chế lượng máu chảy ra ngoài. Với những chó bị sốc nhiệt thì cần được nằm ở nơi mát mẻ. Đồng thời vỗ về để chú chó của bạn không bị hoảng hốt.
Dùng thuốc Adrenalin nhỏ vài giọt vào mũi để ngăn máu chảy
Trong trường hợp không có thuốc thì dùng đá bỏ vào khăn sạch hoặc dùng khăn lạnh chườm lên mũi để tăng khả năng đông máu, đồng thời giúp các mạch máu ở mũi co lại, giảm lượng máu chảy ra. Có thể áp dụng cái bài thuốc đông y, sử dụng các loại lá cây có khả năng cầm máu như nhọ nồi. Tuy nhiên không khuyến khích nếu bạn không thực sự chắc chắn biết các bài thuốc này.
Cần bình tĩnh sơ cứu cầm máu cho chó trước khi đưa đến phòng khám thú y
Sau khi đã cầm máu tạm thời cho chó thì điều bạn cần làm tiếp theo là nhanh chóng đưa bé đến phòng khám hoặc cơ sở thú y gần nhất. Bởi vì hiện tượng chó bị chảy máu cam rất nguy hiểm, nếu chó bị mất máu quá nhiều chúng sẽ rất mệt mỏi, tụt huyết áp và nặng hơn là tử vong. Bên cạnh đó nếu chó bị thương thì còn có thể bị nhiễm trùng, do đó phương án tốt nhất là để bé được điều trị bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
3. Một số lưu ý để phòng tránh hiện tượng chảy máu mũi ở chóNếu chó bị chảy máu mũi do di truyền thì đương nhiên không thể tránh được mà chỉ có thể chữa trị và thường xuyên theo dõi để xử lý khi bệnh tái phát. Tuy nhiên với các nguyên nhân từ bên ngoài bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để chó phát triển toàn diện, có sức đề kháng tốt trước các mầm bệnh. Thường xuyên cho chó uống sữa, ăn thêm rau muống, thỉnh thoảng bổ sung thêm vitamin C, tiêm Canxi Clorua (có tác dụng giúp mạch máu vững hơn).
Theo dõi thường xuyên, tránh để chó va chạm, xô xát với các con vật khác hay chơi đùa ở những nơi có nhiều vật nhọn. Có thể mua thêm các loại đồ chơi gặm chuyên dụng để chúng chơi đùa và tập luyện an toàn hơn.
Vệ sinh chuồng nuôi chó, chỗ ở định kỳ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Với những chú chó quen sống ở khí hậu lạnh cần được tỉa long và đảm bảo môi trường sống mát mẻ vào mua nóng.
Tiêm phòng vaccine đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ để tiện theo dõi các vấn đề bất thường. Đặc biệt là với các bé có tiền sử bị chảy máu mũi di truyền.