Hiện Tượng Chó Cắn Ma / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Nghe Bác Sĩ Thú Y Lý Giải Hiện Tượng Chó Cắn Chủ

Vừa qua, nhiều trường hợp chó cắn chủ gây thương tích nặng, khiến những người yêu động vật hoang mang, đặc biệt chó nổi tiếng là vật nuôi trung thành. Hầu hết chủ nhà bị chó cắn đều đã nuôi chúng từ 2-3 năm và cún cưng lúc nào cũng quấn quýt chủ.

Chị Đ.T.T.H. (48 tuổi, nhà ở Q.Bình Tân, TP.HCM) vừa cúi người xuống lấy dép đi chợ liền bị chó cưng chạy đến tấn công, khiến chị sứt mũi, phải lên bàn mổ 4 lần trong hơn 4 tháng.

Hay như trường hợp của bé P.P.N. (5 tuổi, hiện ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) bị chó cắn nát nửa khuôn mặt phải, lộ toàn bộ tuyến mặt phải, có dấu hiệu bị nhiễm trùng, mưng mủ,… Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi phải tích cực cấp cứu, khâu vá, vệ sinh theo dõi vết thương hơn 3 tuần mới tạm ổn.

Bác sĩ thú y Hoàng Nhơn, Phòng khám Thú y Alpha Pets Clinic, cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến chó nhà nuôi lâu năm đột ngột trở chứng cắn chủ. Đa phần mọi người sẽ nghĩ ngay chú chó của mình bị dại nên mới thay đổi như vậy, nhưng thực tế, chủ nhà thường đã tiêm vắc xin phòng dại cho chó.

Chị H. với chiếc mũi hoại tử do chú chó cưng cắn xé

Bác sĩ Nhơn lưu ý, hầu hết chó đực cũng như chó cái sẽ trở nên trái tính trong thời gian lên giống. Tùy theo đặc tính từng loài mà thời gian chó lên giống khác nhau, thông thường, một năm chúng sẽ lên giống hai lần, rơi vào tháng 7, 8 và khoảng tháng 12 đến cận Tết âm lịch.

Thời gian này, những con chó đực hay cái cũng đều tiết ra các kích thích tố. Kích thích tố này làm tính hăng của chúng tăng lên cao độ. Lúc không kiềm chế được, có khi chúng cắn xé đồ vật, cắn xe lẫn nhau, thậm chí có thể cắn luôn cả chủ. Chính vì vậy, nười nuôi nên tìm hiểu kỹ về thời gian chú chó của mình lên giống.

Dấu hiệu chó cái lên giống thường có biểu hiện âm hộ sưng to chảy máu; còn chó đực sẽ rất hăng, nhiều con đực cắn nhau nếu chúng cùng tìm đến một con cái.

Bác sĩ Hoàng Nhơn cùng chú chó Đô Đô đã được anh giải cứu ở Bình Dương cách đây hai năm. Ngoài việc khám chữa bệnh cho vật nuôi, bác sĩ Hoàng Nhơn và nhóm bạn của mình chuyên đi giải cứu, thuần hóa, nuôi dưỡng nhiều loài động vật bị bỏ rơi.

Chủ nhân của những chú chó này cũng cần xem lại trong thời gian xích, nhốt cún cưng có quá lâu không. Việc bị xích, bị nhốt lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng stress, căng thẳng ở vật nuôi. Điều này khiến chúng trở nên hung dữ, thường sủa nhiều, cào cấu chuồng vì muốn “đi chơi”. Khi thoát ra, chúng có thể cắn người chúng gặp đầu tiên.

Ngoài những nguyên nhân trên, cũng không loại trừ khả năng những con chó này bị chủ hành hạ, đánh đập nhìều lần trong thời gian nuôi. Từ đó, chúng sẽ phản kháng lại bằng cách cắn xé người đã bạo hành chúng.

Bác sĩ Hoàng Nhơn khuyến cáo: “Trường hợp bất ngờ bị chó tấn công, bạn cần bình tĩnh, không dùng gậy, nộ nạt hay đuổi đánh vì như vậy chúng càng kích động, hoặc chúng sẽ cắn xé nạn nhân nhiều hơn, hoặc tấn công luôn những người chúng gặp trên đường tháo chạy.

Điều cần thiết nhất, hãy giữ cho chó của mình không bị kích động thêm rồi tách chú chó đó ra nơi khác. Sau đó rửa sạch vết thương, cầm máu và đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng, xử lý vết thương khác”.

Bên cạnh chó thay đổi “nội tiết tố” trong cơ thể thì người dân cũng cần nhận diện triệu chứng bệnh dại ở chó như: vật nuôi hay trốn tránh, sợ âm thanh, sợ ánh sáng, không phân biệt được người lạ cũng như người quen.

Rõ nhất để ta nhận biết vật nuôi bị bệnh dại khi chúng sùi bọt mép, chảy nước dãi không kiểm soát, có khi động kinh, hai mắt sung huyết, các mạch máu lộ rõ. Nguy hiểm nhất, chúng cắn mọi vật nếu cản đường đi của chúng”.

Khi bị chó cắn tuyệt đối không được nặn máu vết thương, vì làm như vậy sẽ làm các mô bị tổn thương, gây nhiễm trùng.

Hãy rửa trực tiếp vết thương bên dưới vòi nước đang chảy, dùng xà phòng loại mạnh như xà phòng giặt đồ chà rửa vào vết thương. Cách làm này nhằm đẩy trôi phần nào vi trùng, làm giảm sự nhiễm trùng cũng như làm chậm sự nhân lên của virus dại.

Bạn nên đến trung tâm y tế để được tiêm phòng theo đúng quy trình.

Theo dõi con chó cắn mình trong vòng 15-30 ngày xem nó có biểu hiện gì bất thường hay không. Nếu có, bạn phải lập tức đến ngay các trung tâm y tế thông báo để có phác đồ điều trị hợp lý.

Hiện Tượng Chó Bị Chảy Máu Mũi

1. Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chó chảy máu cam, trong đó có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân chính:

Do di truyền

Chó bị chảy máu mũi do di truyền xảy ra ở một vài giống chó nhất định, không phân biệt chó đực hay chó cái, bệnh di truyền từ chó bố mẹ sang chó con. Nguyên nhân này xuất phát từ việc bị khiếm khuyết nhân tố đông máu thứ 8, do đó chức năng tạo sợi Fibrin gắn kết hồng cầu bị ảnh hưởng. Hiện tượng là chó bị chảy máu mũi liên tục với một lượng lớn và đột ngột từ 2 lỗ mũi.

Khi chó bị chảy máu do di truyền thì sẽ rất nguy hiểm vì lượng máu chảy ra rất nhiều, nếu không cứu chữa kịp có thể dẫn đến tử vong. Bệnh này có thể chữa khỏi nhưng sẽ tái phát sau một thời gian và lặp đi lặp lại. Bệnh thường gặp ở một số giống chó nhất định, đặc biệt là Rottweiler và Becgie Đức (GSD), đặc biệt những chú chó nhập có tỷ lệ mắc cao hơn chó nhân giống trong nước.

Do các tác động bên ngoài

Chó bị chấn thương hay va đập ở phần mũi, nguyên nhân này rất dê xác định bằng mắt thường bởi phần mũi của chúng sẽ xuất hiện vết thương.

Chó bị nhiễm nấm, đặc biệt là Aspergillus Fumigatus và Penicillium.

Khí quản tổn thương do các dị vật, các loại côn trùng ký sinh ở khu vực này khiến chó bị dị ứng, hắt hơi nhiều gây vỡ niêm mạc.

Chó ăn trúng bả, thuốc diệt chuột gây vô hiệu hóa sự đông máu.

Hiện tượng sốc nhiệt hoặc say nắng. Chó bị sốc nhiệt chảy máu mũi thường xảy ra ở các giống chó nhập ngoại đã quen sống ở các vùng khí hậu lạnh và đặc biệt là có bộ lông dày, dài.

Sơ cứu cầm máu cho chó

Thông thường, khi một chú chó đột ngột bị chảy máu mũi sẽ rất dễ khiến chủ nhân của chúng hoảng hốt và không biết xử lý như thế nào. Tuy nhiên lúc này bạn cần phải hết sức bình tĩnh để sơ cứu cho chúng. Các bước sơ cứu đúng cách là:

Giữ chó nằm yên ở địa hình bằng phẳng, ngửa mặt lên, tránh để chúng cựa quậy hay kích động để hạn chế lượng máu chảy ra ngoài. Với những chó bị sốc nhiệt thì cần được nằm ở nơi mát mẻ. Đồng thời vỗ về để chú chó của bạn không bị hoảng hốt.

Dùng thuốc Adrenalin nhỏ vài giọt vào mũi để ngăn máu chảy

Trong trường hợp không có thuốc thì dùng đá bỏ vào khăn sạch hoặc dùng khăn lạnh chườm lên mũi để tăng khả năng đông máu, đồng thời giúp các mạch máu ở mũi co lại, giảm lượng máu chảy ra. Có thể áp dụng cái bài thuốc đông y, sử dụng các loại lá cây có khả năng cầm máu như nhọ nồi. Tuy nhiên không khuyến khích nếu bạn không thực sự chắc chắn biết các bài thuốc này.

Cần bình tĩnh sơ cứu cầm máu cho chó trước khi đưa đến phòng khám thú y

Sau khi đã cầm máu tạm thời cho chó thì điều bạn cần làm tiếp theo là nhanh chóng đưa bé đến phòng khám hoặc cơ sở thú y gần nhất. Bởi vì hiện tượng chó bị chảy máu cam rất nguy hiểm, nếu chó bị mất máu quá nhiều chúng sẽ rất mệt mỏi, tụt huyết áp và nặng hơn là tử vong. Bên cạnh đó nếu chó bị thương thì còn có thể bị nhiễm trùng, do đó phương án tốt nhất là để bé được điều trị bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.

3. Một số lưu ý để phòng tránh hiện tượng chảy máu mũi ở chó

Nếu chó bị chảy máu mũi do di truyền thì đương nhiên không thể tránh được mà chỉ có thể chữa trị và thường xuyên theo dõi để xử lý khi bệnh tái phát. Tuy nhiên với các nguyên nhân từ bên ngoài bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để chó phát triển toàn diện, có sức đề kháng tốt trước các mầm bệnh. Thường xuyên cho chó uống sữa, ăn thêm rau muống, thỉnh thoảng bổ sung thêm vitamin C, tiêm Canxi Clorua (có tác dụng giúp mạch máu vững hơn).

Theo dõi thường xuyên, tránh để chó va chạm, xô xát với các con vật khác hay chơi đùa ở những nơi có nhiều vật nhọn. Có thể mua thêm các loại đồ chơi gặm chuyên dụng để chúng chơi đùa và tập luyện an toàn hơn.

Vệ sinh chuồng nuôi chó, chỗ ở định kỳ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Với những chú chó quen sống ở khí hậu lạnh cần được tỉa long và đảm bảo môi trường sống mát mẻ vào mua nóng.

Tiêm phòng vaccine đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ để tiện theo dõi các vấn đề bất thường. Đặc biệt là với các bé có tiền sử bị chảy máu mũi di truyền.

Tìm Hiểu Hiện Tượng Rụng Lông Và Ngứa Ở Chó

Chó bị rụng lông nhiều theo chu kỳ là tình trạng thường thấy tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện như nổi mẩn, ngứa… đó có thể là dấu hiệu bất thường.

Có lẽ với mỗi người nuôi chó đặc biệt là những dòng chó lông dày không còn quá xa lạ với chiếc giường phủ đầy lông cún. Phần lớn các giống chó đều có một chu kỳ rụng lông riêng và liên tục. Đây là điều thường thấy tuy nhiên việc rụng lông đi kèm với những triệu chứng bất thường như ngứa, nổi ban… thì bạn nên xem xét lại. Đó có thể là một dấu hiệu báo trước một căn bệnh nào đó trên cún.

Nguyên nhân khiến chó bị rụng lông

Các giống chó bị rụng lông theo mùa hoặc theo một chu kỳ nhất định. Đây là hiện tượng rụng lông thường gặp và khá bình thường ở cún. Bạn không cần phải quá lo lắng tuy nhiên khi đi kèm với một số biểu hiện như ngứa, đỏ sưng tấy da hoặc rụng lông quá nhiều thì bạn nên bắt đầu lo lắng về chúng.

Chó bị rụng lông do dị ứng

Chó là loài động vật luôn tò mò với mọi thứ xung quanh; chúng luôn nghịch ngợm và khám phá thế giới xung quanh mình bằng việc chui vào bụi cây, bụi cỏ… Những yếu tố này lại là nguy cơ khiến chó bị dị ứng. Bệnh do các loại ký sinh trùng hoặc cá nhân tố bên ngoài gây ra. Ve, bọ chét hoặc phấn hoa, côn trùng… là những tác nhan gây bệnh chính.Khi phát hiện ra chó có những biểu hiện bất thường, bạn nên có những giải pháp để loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra khỏi cún cưng tránh để quá lâu mà ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngay từ khi đón cún về, bạn nên sử dụng các biện pháp phòng tránh để giúp cún có thể tránh được những tác nhân xấu này.

Chó bị rụng lông do ký sinh trùng:

Như đã giới thiệu ở trên, bọ chét hoặc rận đều là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chó bị rụng lông.. Chúng có thể khiến vùng lông trên ngực, cổ, chân, mặt… của cún bị rụng kèm theo đó là viêm ngứa và sưng tấy cục bộ. Chó bị ghẻ còn có dấu hiệu viêm da, xuất hiện những đốm tròn trên da và rụng lông ở khu vực này cùng với sự xuất hiện của vẩy gầu.

Chó bị rụng lông do thiếu dưỡng chất cần thiết:

Khi không được bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và khoáng chất cho lông, móng như Kẽm, vitamin A, B… Chó sẽ rụng lông trên cơ thể. Việc bạn cần làm là sắp xếp một chế độ ăn phù hợp và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng còn đang thiếu hụt cho cún để chúng phát triển tốt nhất.

Chó bị rụng lông do bệnh cushing:

Đây là chứng bệnh thường gặp nhất ở cún lớn tuổi. Chúng thường có những dấu hiệu rụng lông, sạm da hoặc teo cơ yếu đi rõ rệt. Căn bệnh do tác động từ hormone Cortisol được sản sinh ra nhiều hơn bình thường.

Chó bị rụng lông qua di truyền: Khi lại tạo ra những giống chó có những đặc điểm mới lạ hoặc ưu tiên một đặc điểm chính nào đó. Những đặc tính không mong muốn đi kèm những cuộc lai tạo như vậy; và rụng lông là một ví dụ điển hình cho đặc tính không mong muốn này. Thường thì những chú chó có vấn đề khi di truyền thường bị rụng lông loang lổ, thành khoang.

Rụng lông do chịu áp lực ma sát:

Khi nằm quá lâu ở một vị trí hoặc ở những giống chó lười vận động; cơ thể nặng đè lên vùng lông phía dưới ở xương chậu hoặc chân dẫn tới những vết sẹo khi phát triển. Thường thì những vết sẹo này không hề ảnh hưởng tới chó nhưng sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cún. Những giống chó lớn và lười vận động hoặc những chú chó già là đói tượng thường gặp vấn đề này nhất.

Phòng chống chó bị rụng lông

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cún trong các bữa ăn hàng ngày. Cung cấp một thực đơn, chế độ khẩu phần ăn khoa học.

Bổ sung các thực phẩm tốt cho lông như trứng vịt lộn, thịt nạc..

Tránh để cún ăn Thức ăn cho Chó quá mặn gây hại cho lông.

Vệ sinh nơi sinh sống của cún hàng ngày, tránh xa nguồn lây bệnh ngoài da từ bên ngoài như bụi rậm, các loại ký sinh trùng như ve, bọ chét…

Để có một bộ lông khỏe mạnh, bạn cần chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kỳ của cún cưng. Tiêm phòng cho chó đầy đủ và luôn chải lông loại bỏ lông rụng hàng ngày.

Bầm Tím Do Chó Ma Cắn Có Thật Không?

Bị ma chó (chó ma) cắn?

Bị bầm tím mà không rõ nguyên do là một trong những hiện tượng mà người xưa hay quy về tâm linh khi không lời giải đáp. Vì không bị va đập ở đâu, cơ thể cũng hoàn toàn bình thường không ốm yếu.

Ở quê mọi người hay bảo là ma chó, do giặt và phơi đồ (áo quần) ở ngoài qua đêm. Có nghĩa là sau khi mặt trời lặn mà không lấy quần áo vào thì sẽ bị “ma chó” bám vào, cách trừ ma chó là để đồ lên giường hay lên sàn, lấy cán chổi đập lên đồ mấy cái trước khi gấp cất.

Chó ma cắn có thật không?

Vết bầm tím dưới da tự dưng xuất hiện sau một đêm không phải là “vết ma chó cắn” như mọi người thường truyền tai nhau, mà đó là dấu hiệu của khả năng cầm máu có vấn đề, dẫn đến xuất huyết dưới da hoặc hiện tượng thiếu vitamin C trầm trọng.

Thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C nghiêm trọng gây ra: Bầm tím nặng trên da, nướu bị sưng và chảy máu, rụng răn, ăn không ngon miệng, yếu cơ, nổi mẩn đỏ hoặc đốm trên da, tóc khô rụng, giảm cân, chảy máu tự phát, phá hủy hồng cầu, tăng trưởng chậm và biến dạng xương ở trẻ em, bệnh lý thần kinh, tử vong do biến chứng.

Lý do thiếu vitamin C thường là do chế độ ăn uống kém lành mạnh và lạm dụng thực phẩm tinh chế giàu calo nhưng thiếu dưỡng chất. Thiếu vitamin C có thể tránh được bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.

1 ly nước cam: 60 mg

½ chén súp lơ xanh nấu chín: 50 mg

1 chén ớt chuông xanh: 45 mg

1 ly nước ép cà chua: 45 mg

1 quả xoài vừa: 30 mg

1 ly nước chanh: 30 mg

Cũng có thể uống viên bổ sung vitamin C để phòng tránh bệnh thiếu vitamin C.

Tuy nhiên, mọi người nên chú ý không tiêu thụ quá nhiều vitamin C vì nó có thể dẫn đến sỏi thận và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, cũng như quá tải sắt. Quá nhiều chất sắt có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan như tim, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương

Vết bầm tím xuất hiện do bệnh lí về hệ thống huyết quản

Bệnh lí về hệ thống huyết quản là nguyên nhân phổ biến nhất. Chẳng hạn như vách của huyết quản bị tổn thương, hay do tính dễ vỡ và sự thẩm thấu của vách huyết quản tăng cao dẫn đến hồng cầu bị trong máu bị lộ ra ngoài, khiến trên da xuất hiện những vết bầm tím. Hiện tượng này thường xảy ra với các bệnh nhân mắc chứng bệnh: dị ứng da, ung thư máu, xuất huyết da, lão hóa da…

Số lượng tiểu cầu tăng giảm thất thường

Hiện tượng “vết ma cắn” xuất hiện cũng có nguyên nhân do số lượng tiểu cầu trong máu tăng hay giảm đột ngột gây ra (tiểu cầu có chức năng cầm máu khi có vết thương hở và xuất huyết). Chính vì thế, nếu tiểu cầu bị giảm hoặc chức năng tiểu cầu bị suy yếu sẽ dẫn đến việc xuất hiện các vết bầm tím ngoài da. Nếu nặng hơn có thể bị ho ra máu, tiểu tiện, đại tiện ra máu hay kinh nguyệt ra quá nhiều.

Khả năng đông máu có vấn đề

Khi khả năng đông máu gặp trục trặc, nó sẽ biểu hiện ra ngoài như các khớp bị tích máu, cơ bắp sưng tấy, nội tạng xuất huyết… Tuy nhiên, hiếm khi thấy vết bầm tím xuất hiện ở dưới da do chức năng đông máu của cơ thể, trừ khi cơ thể bị những vết bầm lớn.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan bên trong cơ thể thì việc thiếu các dưỡng chất, vitamin C, B12… cũng khiến việc sản xuất tiểu cầu bị chậm lại, từ đó gây ra vết bầm tím vô cớ. Do không rõ nguyên nhân xảy ra và tần suất cũng thường xuyên nên chúng ta khá chủ quan với các vết bầm bất thường. Đa phần những vết bầm tím này đều lành tính nhưng cũng đừng nên xem thường bởi chúng có thể dẫn đến các bệnh lí nguy hiểm khác.

Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín và bệnh viện để kiểm tra, không nên mê tín đổ cho tâm linh hay xem bói, cúng bái tốn kém. Cũng đừng đổ tại ma chó hay chó ma gì đấy, nếu có ma chó thật thì con ma cũng sẽ bảo các bạn này rằng: “chắc t thèm cắn m”

Tamlinh.org