Giống Chó Cảnh Bé / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

10 Giống Chó Cảnh Nhỏ Màu Trắng, Hơn 13 Giống Chó Bé

Những chú chó cảnh nhỏ bé luôn khiến bất kỳ ai cũng không nỡ chối từ trước vẻ lanh lợi, đáng yêu của mình. Chính vì vậy chúng luôn được người nuôi chó yêu quý và săn đón. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một bé thú cưng nhỏ nhắn thì hãy tham khảo danh sách các loại chó cảnh nhỏ vừa đáng yêu vừa dễ nuôi của Chợ Tốt.

Đang xem: Chó cảnh nhỏ màu trắng

Chó Chihuahua

Chó Chihuahua

Nói về các loại chó cảnh nhỏ thì chắc chắn Chihuahua sẽ là cái tên đứng đầu danh sách. Với chiều cao dưới 25cm, trọng lượng chỉ từ 0,9 – 1,8kg, Chihuahua được ghi nhận là giống chó nhỏ nhất thế giới, kèm theo đó là trí thông minh tuyệt vời. Mặc dù hơi “chảnh” nhưng đây là chú chó nhỏ đáng yêu, dễ nuôi và rất tình cảm với chủ.

Giá chó Chihuahua tại Việt Nam cũng khá mềm, dao động từ 3 – 5 triệu.

Chó Poodle

Chó Poodle

Sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời như thông minh, lanh lợi, hiền lành và cực kỳ dễ chăm sóc, Poodle là giống chó cảnh đẹp được nuôi nhiều nhất nhì tại Việt Nam. Đặc điểm nhận dạng của Poodle là bộ lông xoăn mượt, tai dài cụp, Poodle có 4 size được thừa nhận là Standard, Mini, Toy và Tiny, trong đó phổ biến nhất tại nước ta là dòng Toy, với chiều cao tối đa 25cm và cân nặng 4 – 5kg khi trưởng thành.

Chó Poodle được bán phổ biến từ 5 triệu đồng.

Chó Phốc Sóc (Pomeranian)

Chó Phốc Sóc

Pomeranian là một trong các loại chó cảnh nhỏ được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ vẻ ngoài tí hon, bộ lông xù dài mượt, cặp mắt to tròn long lanh cực kỳ đáng yêu. Bên cạnh đó, nét tính cách tinh nghịch, sôi động nhưng vẫn dễ bảo và tình cảm của chúng có thể làm tan chảy cả những người chủ khó tính nhất.

Mức giá phổ biến của chú chó lông xù này là từ 7 – 9 triệu, nhưng nếu chịu khó tìm kiếm trên các trang rao vặt thú cưng bạn vẫn có thể tìm được những bé tầm 6 triệu.

Chó Boo

Chó Boo

Chó Boo đã từng là một hiện tượng trên mạng xã hội Facebook và nhanh chóng trở nên nổi tiếng, diện mạo nhỏ nhắn và tròn xoe như cục bông khiến Boo được bình chọn là chú chó đáng yêu nhất thế giới. Thực chất đây không phải là một giống chó mới mẻ, Boo chỉ là tên gọi của những bé Pomeranian mặt gấu được cắt tỉa lông gọn gàng, khác với loại Pom mặt cáo truyền thống.

Bạn chỉ cần mua một bé Pom mặt gấu mõm ngắn và chi thêm khoảng 500.000đ mang đi Spa tạo kiểu lông là đã hô biến ra ngay một bé Boo cực xinh.

Chó cảnh nhỏ đáng yêu, giá tốt, tham khảo ngay:

Chó Bắc Kinh

Đã từng là chú chó “quý tộc” nổi tiếng ở Trung Quốc nhưng ngày nay chó Bắc Kinh đã trở thành giống chó nhỏ giá rẻ được nuôi rất phổ biến. Đặc điểm của giống chó nhỏ này là cao tù 13 – 23 cm và nặng 3 – 5kg khi trưởng thành, bộ lông xù khá dài đòi hỏi phải chăm sóc kỹ. Chó Bắc Kinh khá hiền lành, quấn chủ, không kén ăn nên rất thích hợp nuôi để làm bạn trong nhà.

Với khoản chi khoảng 3 triệu bạn đã có thể dễ dàng tìm mua được một em Bắc Kinh thuần chủng sinh tại Việt Nam có chất lượng tốt.

Chó Pug

Chó Pug cũng chiếm được cảm tình của lượng lớn người nuôi chó ở Việt Nam và thường được gọi bằng cái tên thân thiết là chó mặt xệ. Khuôn mặt tròn với những nếp nhăn ngộ nghĩnh, cộng thêm sự năng động, hoạt bát của chúng khiến bất kỳ ai cũng phải bật cười khi ở cạnh. Ngoài ra, các bé Pug không từ chối bất cứ loại đồ ăn nào, lại khỏe mạnh ít bệnh và không cần tốn thời gian để chăm sóc lông.

Chó Pug thuần chủng tại Việt Nam cao từ 26 – 42 cm, nặng 6 – 8 kg và có giá bán từ 5 triệu đồng.

Chó Yorkshire Terrier

Dù chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng Yorkshire luôn thu hút người khác bởi vẻ đẹp điệu đà của mình. Tuy có kích thước khá nhỏ bé, những chú trưởng thành chỉ nặng tối đa khoảng 3kg nhưng vô cùng dũng cảm, hơn nữa chúng còn rất thông minh, nặng động và lanh lẹ, luôn tạo không khí vui vẻ.

Với giá bán từ 7 triệu, Yorkshire cũng là một trong các loại chó cảnh nhỏ đáng yêu nên chọn để nuôi trong nhà.

Vừa rồi Chợ Tốt đã tổng hợp các loại chó cảnh nhỏ mà chúng tôi khuyến khích bạn nên nuôi trong nhà để làm bạn, chúng đều đáng yêu, dễ nuôi và thích hợp với cả những căn hộ chật hẹp. Nếu bạn vẫn chưa chọn được bé nào phù hợp với mình thì có thể danh sách những giống chó đẹp mà rẻ sẽ hữu ích với bạn đấy.

Giống Chó Cảnh Khổng Lồ Ireland

I. Nguồn Gốc Của Chó Irish Wolfhound

Nguồn gốc của chó Irish Wolfhound bắt nguồn từ vùng Ireland. Loài chó này được tìm thấy vào năm 391 trước công nguyên, chúng là chó hoang dã được con người thuần chủng để sử dụng vào mục đích hỗ trợ trong việc săn bắt các loài thú rừng.

Hiện nay tại các vùng ở Châu Âu sử dụng loài chó này vào mục đích bảo vệ đàn gia súc của họ. Với vẻ ngoài ngoài có phần hơi rậm rạp thì có một vài tài liệu cho rằng chúng có lai tạo với giống Kerry Blue Terrier. Việc lai tạo này đã làm mất đi một vài tính cách nguyên bản của chúng như: tính trung thành, khả năng tấn công, sự nhanh nhẹn, và mức độ hung dữ của loài chó này.

Hiện tại trải qua khá nhiều thập kỉ chúng đã được lai tạo với khá nhiều giống chó khác nhau và được mô tả là khá vui vẻ, hòa đồng, thân thiện với mọi người xung quanh. Nhưng cũng rất hung dữ khi bị trêu chọc.

Chó Irish Wolfhound được Hiệp hội chó giống Mỹ công nhận vào năm 1897.

Tuy nhiên hoàng gia đã ban lệnh cấm xuất khẩu với loài chó này từ nhiều năm về trước. Hiện nay chỉ hoàng gia mới có quyên sở hữu giống chó này và dường như chúng dần biến mất vào giữa thế kỷ 19.

Đại úy Graham đã phải lai tạo chúng với Deerhound, Great Dane, Borzoi và 1 số giống chó khác để bảo tồn giống chó này.

II. Đặc Điểm Nhận Diện Chó Irish Wolfhound

Một vài đặc điểm để nhận diện về giống chó Irish Wolfhound này đó là:

Chó Irish Wolfhound là giống chó to lớn, vạm vỡ. Với ngoại hình này thì chúng được coi là giống chó cao nhất thế giới.

Chó Irish Wolfhound trưởng thành có chiều cao từ 70-95cm và nặng từ 40-70kg. Với kích thước này chúng đang ngang với 1 chú ngựa nhỏ.

Chúng có bộ lông thô ráp và lởm chởm, không mượt mà như những giống chó khác. Chúng có lông mày rậm và cứng. Màu lông thường màu xám,trắng, đỏ đen trắng nhưng màu xám là chủ yếu.

Đôi chân được cấu tạo to và rất chắc khỏe, móng chân cong, mõm nhọn, cổ hình vòng cung và cơ bắp. ngực sâu, bụng thót, vai khỏe.

Khi đứng thẳng chó Irish Wolfhound có thể cao khoảng 2 mét hơn.

Đuôi chúng thấp xuống hơi cong, tai chúng rủ xuống về phía sau, chỉ vẩy 1 nửa lên khi phát hiện con mồi

Chó Irish Wolfhound có tuổi thọ trung bình từ: 6- 8 năm.

Những đặc điểm tính cách của chó Irish Wolfhound đáng để chúng ta quan tâm như:

Ở chó Irish Wolfhound, ta có thể thấy được sự bình tĩnh, sâu sắc và thông minh ở chúng được thể hiện qua những nét tính cách hàng ngày và khi đi săn.

Chúng là loài chó rất ngọt ngào và trung thành khi luôn quấn quýt bên chủ nhân của mình, cùng tâm sự và chia sẻ vui buồn với chủ nhân.

Đây cũng là giống chó an toàn và thân thiện với trẻ nhỏ.

Chó Irish Wolfhound luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người chứ không cảnh giác như những loại chó khác.

Bạn hãy huấn luyện chúng không được kéo dây kéo ngay từ lúc nhỏ, cho chúng hòa đồng với các loại chó khác. Huấn luyện cho chúng tham gia các môn thể thao tăng cường sức khỏe. Và nên huấn luyện chúng ở nơi rộng rãi, thoáng mát.

IV. Cách Chăm Sóc Chó Irish Wolfhound

Một vài cách chăm sóc chó Irish Wolfhound mà bạn nên lưu ý đó là:

1. Về việc chăm sóc lông:

Chó Irish Wolfhound có bộ lông thuộc dạng dài trung bình, mọc không theo chiều và cứng nên chúng cần được chải lông thường xuyên. Khoảng 1 năm 4 lần, rứt nhỏ những sợi lông chết. Chúng rụng lông ở mức độ trung bình.

Đối với những em Irish Wolfhound thường được tập luyện hàng ngày thì nên tắm thường xuyên cho chúng để tránh tình trạng bộ lông bị bẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe chó.

Chó Irish wolfhound thường mắc các bệnh về tim và xương nên đây là tình trạng khiến chúng chết sớm do đặc tính ngực sâu của loài chó này.

Ngoài ra bệnh sưng phù cũng là bệnh mà chúng hay bị mắc phải. Tuy nhiên cũng có một vài em mắc các bệnh di truyền do gen mang lại.

Thức ăn ảnh hưởng nhiều tới giống chó này, do đo nên cho chúng ăn theo khẩu phần cho chó con loại lớn đến 18 tháng tuổi sau đó mới thay khẩu phần cho chó khi đến tuổi trưởng thành.

V. Giá Bán Chó Irish Wolfhound Hiện Nay Tại Việt Nam

Đây là một giống chó khá kén chọn người chơi nên chúng cũng ít được ưa chuộng tại Việt Nam.

Giá bán của giống chó Irish Wolfhound tại Việt Nam có thể từ 80 triệu đồng trở lên.

Vậy là chúng tôi đã bật mí về một vài đặc điểm của chó Irish Wolfhound tới bạn rồi đấy. Hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về giống chó Irish Wolfhound này.

Giới Thiệu Giống Chó Cảnh French Mastiff

Nguồn gốc của giống chó cảnh French Mastiff – Chó ngao Pháp Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của giống chó này. Trong lịch sử chúng được dùng trong chiến tranh, bảo vệ, tham gia chiến đấu với bò mộng, gấu và các loài chó khác. Vào những năm cuối thời đại Trung cổ, chúng trở thành chó chăn gia súc và chó vệ sỹ. Trong Cách mạng Pháp, khá nhiều chó mastiff đã chết khi cố sức bảo vệ chủ nhân của mình. Ngày nay chúng được nhân giống một cách bài bản tại CLB chó Mastiff Pháp và chiếm được sự nổi tiếng trên toàn thế giới. có khoảng 3000 chó Mastiff Pháp tại Mỹ.

Đặc điểm hình dáng của giống chó cảnh French Mastiff – Chó ngao Pháp Chó Mastiff Pháp có một dáng vẻ ngoại hình vô cùng ấn tượng. Thân hình ngắn, chắc nịch. Đầu có kích thước ngoại cỡ, rộng, nặng nề và đầy nếp nhăn. Kích thước của đầu chính là cơ sở để phân loại giống chó này. Những con chó đực hạng nhất có chu vi đầu khoảng 68 – 75 cm. Hàm ngắn và mạnh mẽ. Chúng phải có mũi, mép và mi mắt màu đen hoặc đỏ, khác biệt hẳn với các phần lông xung quanh. Mũi hếch, lỗ mũi rộng. Phần mõm ít nhất phải chiếm khoảng 1/3 thể tích đầu. Môi trên dày và rủ xuống che khuất hàm dưới. Da cổ mềm tạo thành nếp nhăn nổi bật. Tai rủ cụp. hai chân trước thẳng, xương to. Đuôi mập thẳng thon dần về chóp và không được dài quá cẳng chân sau. Bộ lông ngắn và mềm có màu từ nâu vàng đến gụ với mảng vá màu đen hoặc đỏ. Vá trắng chỉ được cho phép xuất hiện trên ngực hoặc bàn chân.

Chiều cao, cân nặng Cao: 23 – 30 inches (58 – 75 cm). Cân nặng: 120 – 145 pounds (54 – 65 kg).

Các bệnh có thể gặp Là giống chó khó nuôi và sinh sản. Có số lượng con rất ít. Vì chó con có đầu rất to nên phải mổ khi đẻ. Chó mẹ có bộ ngực to nên khi cho con bú thường nằm lên bụng. Cần thận trọng vì chúng có thể đè lên chó con. Chó mẹ khi cho bú rất dữ.

Điều kiện sống: Có thể sống trong căn hộ nếu được chơi đùa thoải mái. Tương đối thụ động trong nhà và rất thích được chơi ngoài sân.

Đặc điểm tính cách của giống chó cảnh French Mastiff – Chó ngao Pháp Là giống chó tốt bụng và điềm tĩnh. Chúng đặc biệt trung thành, nhẫn nại và yêu quí gia chủ. Can đảm và sẵn sàng đương đầu với người lạ, chúng là một trong những giống chó bảo vệ tốt nhất. Có thể rất hung hãn đối với các giống chó khác, vì vậy cần phải hoà đồng chúng từ khi còn nhỏ. Hay thở khò khè và rỏ nước rãi. Luôn có sự kình địch giữa những con đực. Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ nhưng chó Mastiff Pháp luôn tỏ ra dịu dàng với trẻ nhỏ và thành viên gia đình chủ. Tuy vậy, đây là giống chó khổng lồ nên hoàn toàn không thích hợp với những người chủ chưa có kinh nghiệm. Giá của chúng khá đắt, khoảng từ 1200 – 2000 đô la Mỹ cho 1 chú chó con.

Theo Thế giới Pet

Top 20 Giống Chó Cảnh Đẹp Và Cách Nuôi Chó Cảnh Cho Từng Loại

1.1 Chó Pug

Nguồn gốc thật sự của những chú chó Pug “mặt xệ” hiện nay vẫn chưa được xác định. theo nhiều nguồn thông tin thì chú chó “mặt xệ” này đã xuất hiện từ thời nhà Hán – Trung Quốc vào khoảng những năm 200 TCN. Lúc bấy giờ, chó Pug được xếp vào dòng dõi quý tộc, được hưởng thụ cuộc sống xa hoa và những người nuôi chó Pug chủ yếu là quan lại, hoàng thân, quốc thích Trung Quốc.

Chú chó Pug có chiều cao từ 25 – 35 cm và có cân nặng khoảng 6 – 10kg. Sở hữu chiều cao lùn và thân hình to mập nên chó Pug có thân hình vuông. Lưng Pug thẳng, không lõm cũng không căng nên chúng có dáng đi khá oai vệ và vững chắc. Chó Pug có làn da khá mềm và mỗi khi vuốt ve chúng sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu.

Những chú chó Pug thuần chủng sẽ có đầu hình vòng cung khi nhìn ngang. Đặc biệt, chúng hầu như không có xương mũi, vì vậy chúng thường gặp khó khăn khi hít thở. Còn khi nhìn chính diện thì chó Pug có khuôn mặt to tròn với nhiều nếp nhăn xếp chồng lên nhau. Nếu những con chó Pug nào càng nhiều nếp nhăn càng được yêu thích.

Chó Pug sở hữu những đôi mắt to tròn và lồi, những chú chó Pug thuần chủng mắt sẽ có màu sẫm. Tai chúng luôn luôn cụp và to. Khuôn miệng chúng khá rộng, phần xương hàm to và chắc khỏe. Riêng hàm dưới sẽ hơi nhô so với hàm trên. …

Trái với khuôn mặt dữ dằn và nghiêm túc, tính cách chó Pug lại rất hiền lành và hòa đồng. Hơn nữa, chúng cực kỳ thông minh, lanh lợi, trung thành và rất thân thiện với con người và những chú chó khác.

Chăm sóc sức khỏe

– Không gian chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và không bị ẩm ướt

– Chó Pug ham ăn nên rất dễ béo phì, bạn không nên cho chó ăn quá nhiều axit béo. Hơn nữa, chúng lại rất lười nên bạn cần thường xuyên dẫn chúng ra ngoài vận động và vận động, mỗi ngày nên cho chúng chạy nhảy khoảng 15 – 30 phút để có một sức khỏe tốt.

– Trên mặt chúng có rất nhiều nếp nhăn nên bạn phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh nhiễm trùng cho da

– Chó Pug hay bị bệnh răng miệng nên bạn hãy đánh răng cho chúng khoảng 3 lần/tuần.

Chế độ dinh dưỡng

– 1 – 2 tháng tuổi: Nên cho chó Pug ăn các loại thức ăn băm nhuyễn và bổ sung thức ăn khô bán trên thị trường. Nên cho chó Pug ăn nhiều một chút, khoảng 4 – 5 bữa/ngày.

– 2 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn này nên bổ sung cho chó Pug ăn những loại thức ăn giàu calo, protein,… và cho chó Pug tập ăn dần thịt, cá, tôm, rau củ với tần suất ăn là 3 – 4 bữa/ngày

– 6 tháng trở đi: Từ giai đoạn này nên rút bớt lại khẩu phần ăn của Pug và tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn như các thực phẩm giàu protein, chất xơ và đạm cùng các loại rau xanh. Như vậy chó Pug sẽ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển thể lực.

1.2 Chó Poodle

Chó Poodle được biết đến ở Tây Âu vào khoảng 400 năm trước và chúng chính là hậu duệ của các giống chó như French Water Dog, Hungarian Water Hound và Barbet. Ngày nay, con người đã lai tạo giống chó săn vịt này thành một hình tượng quý tộc và xinh xắn, trở thành chú chó được nhiều người yêu thích.

Chó Poodle là giống chó săn vịt cực đáng yêu, loài Poodle hiện phổ biến với 3 loại là Toy Poodle, Mini Poodle và Standard Poodle và đều có tuổi thọ từ 12 – 15 năm. Còn hai kích thước không được công nhận là Tiny và Teacup thì có tuổi thọ khá ngắn, từ 5 – 8 năm.

Những chú chó Poodle luôn khiến người khác đổ gục bởi vẻ ngoài xinh xắn và đáng yêu của mình. Nổi bật hơn hết là bộ lông xoăn đặc trưng với các màu như nâu đỏ, trắng, đen, vàng mơ, kem, xám, trắng, socola.

Về tính cách thì hầu hết nhà Poodle đều là những chú chó thân thiện, nghịch ngợm và thông minh. Đặc biệt, chúng học rất nhanh và khả năng học hỏi của chúng rất tốt.

Chó Poodle là giống chó săn vịt cực đáng yêu, loài Poodle hiện phổ biến với 3 loại là Top Poodle, Mini Poodle và Standard Poodle và đều có tuổi thọ từ 12 – 15 năm. Còn hai kích thước không được công nhận là Tiny và Teacup thì có tuổi thọ khá ngắn, từ 5 – 8 năm.

Chăm sóc sức khỏe cho chó Poodle

Chó Poodle không chịu được khí hậu quá nóng hay quá lạnh. Vì vậy một nơi ở sạch sẽ, rộng rãi và thoáng mát là điều kiện tốt về nơi ở cho chúng. Vào mùa đông bạn nên hạn chế dắt Poodle đi dạo vì thời tiết mùa đông ở ngoài khá lạnh, chúng có bộ lông dày và xù nhưng khả năng giữ ấm cơ thể lại rất kém.

Chó Poodle là loài chó thích vận động, chạy nhảy nên mỗi ngày bạn nên dắt chúng đi dạo và cho chúng giao tiếp với những chú chó khác.

Poodle dễ bị cảm lạnh nên bạn dùng nước ấm để tắm cho chúng

Sở hữu bộ lông dày nên phải tắm cho Poodle thường xuyên, khoảng 2 -3 lần một tuần.

Poodle mọc lông rất nhanh nên cứ 1 tháng bạn tỉa lông cho Poodle 1 lần

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của Poodle thay đổi theo từng độ tuổi của chúng. Bạn có thể học nấu thức ăn cho chó cảnh Poodle hoặc mua thức ăn ở những địa chỉ uy tín, tin cậy.

Từ 1 – 2 tháng tuổi: Ở độ tuổi này bạn nên cho chúng ăn các loại thức ăn mềm như cháo xay nhuyễn, sữa ấm và nhớ chia nhỏ thành 4 – 5 bữa ăn

Từ 3 – 6 tháng tuổi: Poodle giai đoạn này đã cứng cáp hơn rồi nên bạn có thể cho chúng ăn cháo gà, cháo bò,… và uống nhiều sữa.

Từ 7 tháng tuổi trở lên: Bổ sung nhiều thức ăn nhiều canxi, đạm, protein và rau củ. Bạn nên cho Poodle ăn 2 – 3 bữa 1 ngày, thực đơn nên thay đổi để Poodle không thấy nhàm chán.

Lưu ý:

Chó Poodle rất hay bị cảm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp, chó Poodle cũng hay gặp các vấn đề như bệnh về lông, bệnh xương khớp, đường ruột và các bệnh ngoài ra,… Một bộ lông dày rậm sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh nấm, gàu trắng. Vì vậy hãy chăm sóc Poodle thật sạch sẽ và cẩn thận, luôn đảm bảo cho chúng một cơ thể khỏe mạnh.

Khi phát hiện ra chú chó Poodle gặp các vấn đề về đường hô hấp bạn nên cho chúng uống thuốc phế quản hoặc nước gừng để giữ ấm cơ thể chúng.

Cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để tẩy giun định kỳ và tiêm vắc-xin ngừa bệnh.

1.3 Chó Beagle

Chó Beagle xuất hiện cách đây từ khoảng 2400 năm về trước và đó là kết quả của sự lai tạo giữa chó bản địa Anh và chó săn thỏ Talbot. Khoảng thế kỷ XIX, Beagle du nhập đến Anh Quốc và dần trở nên phổ biến khắp châu Âu.

Sở hữu một ngoại hình đáng yêu và thu hút nên chó Beagle được rất nhiều người yêu thích và muốn sở hữu chúng để là thú cưng. Chúng có chiều cao khoảng 33 – 41cm ở độ tuổi trưởng thành và cân nặng từ 10 – 11kg với chó đực, 9 – 10kg với chó cái. Chúng có thân hình vuông vắn, cứng cáp và nổi bật với bộ lông tam thể mượt mà cùng đôi tai cụp đặc trưng.

Chó Beagle là loài chó vui nhộn và năng động, trông chúng lúc nào cũng tràn đầy năng lực và có vẻ như chúng rất thích các hoạt động ngoài trời. Nhưng tuy nhiên chúng có bản tính săn mồi, có thể làm hại những vật nuôi khác như mèo, thỏ, hamster,…

Những chú chó Beagle sôi động, dễ gần và thân thiện với con người có tuổi thọ dao động từ 12 – 15 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Chó Beagle là chú chó hiếu động và tràn đầy năng lượng nên chúng rất hay đi lang thang. Vì vậy bạn nên cẩn thận khi chú ta ra khỏi nhà và chó chúng dạo chơi, tốt nhất là nên xích chúng lại để kiểm soát dễ hơn.

– Vì sở hữu bộ lông ngắn nên chỉ thỉnh thoảng tắm cho chúng mà thôi. Khi tắm nên sử dụng nước ấm vừa, hãy loại bỏ toàn bộ lông rụng của chúng, sau đó làm sạch các nếp nhăn trên khuôn mặt.

– Đến bác sĩ thú ý và tiêm phòng định kỳ

Chế độ dinh dưỡng

– Trong khoản ăn uống thì chó Beagle lại cực kỳ dễ tính, chúng không quá kén ăn và có thể ăn mọi thứ. Bạn có thể cho chúng ăn các món ăn đóng gói, đóng hộp sẵn hoặc tự nấu cho chúng.

1.4 Chó Chihuahua

Chihuahua là chú chó nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới và cũng là giống chó lâu đời nhất ở châu Mỹ. Chú chó này có nguồn gốc từ Mexico nhưng lại được cả thế giới biết đến nhờ Trung Quốc. Tên của chúng được lấy từ tên một bang của Mexico, bang Chihuahuan, là nơi mà chú chó được tìm thấy.

Chó Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Đôi mắt chúng to, tròn và lồi. Đôi tai của Chihuahua to đùng luôn trong trạng thái vểnh lên.

Chihuahua là giống chó nhỏ nhất thế giới hiện nay. Tuổi thọ của chúng khá cao, từ 10 – 18 năm tùy vào khí hậu và môi trường chúng sống. Ví dụ như nếu sống ở châu Âu và Mỹ thì tuổi thọ từ 15 – 18 năm, còn sống tại quê hương Mexico của chúng thì tuổi thọ từ 13 – 16 năm và ở Việt Nam thì Chihuahua có tuổi thọ từ 10 – 15 năm.

Chăm sóc cơ thể

– Những chú chó Chihuahua sở hữu bộ lông mượt tự nhiên nên chúng không cần tắm nhiều, bạn chỉ cần tắm cho chúng 1 tuần/lần là đủ. Khi tắm cho chúng bạn nên nhớ vệ sinh tai, mắt thật kỹ. Hơn nữa, Chihuahua rất hay liếm mặt chủ nên bạn cũng cần vệ sinh răng miệng cho chúng thường xuyên để chúng có hơi thở thơm tho.

– Đến bác sĩ thú ý để tiêm phòng định kỳ và nhớ tiêm vacxin để phòng tránh các bệnh nguy hiểm.

– Chỗ ở của chúng phải thật thoáng và sạch sẽ, những ngày thời tiết mùa đông nên giữ ấm cho chúng vì chúng rất sợ lạnh.

– Bạn nên cho chúng vận động thường xuyên và vận động mỗi ngày khoảng 15 phút để chúng được tự do đi lại, giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Chế độ dinh dưỡng

– Cách nuôi chó Chihuahua trong việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho chúng cũng rất quan trọng, điều này phù hợp vào từng giai đoạn phát triển của chúng:

– 3 – 6 tháng tuổi: Khi Chihuahua đã lớn hơn thì bạn có thể cho chúng ăn những thức ăn giàu đạm, canxi và protein như tôm, thịt, trứng và các loại rau củ. Hãy chế biến thành các món ăn dạng mềm và nấu chín để đảm bảo sức khỏe của chúng.

– từ 6 tháng tuổi trở đi: Đây là giai đoạn cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để Chihuahua có thể phát triển tốt nhất. 2 sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất mà bạn nên cho chúng ăn là trái cây và sữa bột

1.5 Chó Bully

Chó Bully xuất hiện từ những năm 1995 và là hậu duệ của chó Pitbull nhưng chúng sở hữu vẻ ngoài đô hơn và cơ bắp hơn. Đây là giống chó cảnh đang được yêu thích tại Việt Nam.

Chó Bully có ngoại hình săn chắc cùng những khối cơ bắp vạm vỡ và nở nang khiến khuôn mặt chúng có phần hơi dữ dằn. Bully có một chiếc đầu to trông rất hầm hố và đồ sộ. Vầng trán chúng rộng chứng tỏ chú chó này rất thông minh. Hai mắt của chúng cách xa nhau, mõm chúng tương đối rộng cùng với hàm răng sắc nhọn. Nhờ vào hàm răng khỏe mà chúng nhai rất tốt.

Đôi chân của Bully thẳng và khỏe. Hai chân sau có xu hướng chếch ra ngoài nên khiến dáng đi chúng hơi khệnh khạng.

Bộ lông của chúng phổ biến với màu đơn, khoang và màu đốm. Có những chú Bully sở hữu cả 3 màu khác biệt và giá của chúng không hề rẻ.

Bully có tuổi thọ từ 8 đến 12 năm.

– Chăm sóc sức khỏe

– Thường xuyên cho Bully vận động để có một thân hình đẹp

– Chế độ dinh dưỡng

– Khẩu phần ăn của chó Bully đòi hỏi có độ đạm cao như các loại thịt, lòng trắng trứng, gan lợn, cổ gà, phổi bò, nội tạng động vật, sữa, trứng vịt lộn,… Bên cạnh đó, nên kết hợp thức ăn giàu đạm với những thức ăn chứa tinh bột cao.

1.6 Chó Corgi

Corgi là chú chó đến từ Anh quốc và đây là giống chó lùn vô cùng nổi tiếng với đôi chân ngắn ngủn.

Giống chó Corgi có đặc điểm chung là thân hình dài và 4 chân ngắn, những chú chó nào có thân hình càng dài thì càng đẹp. Chó Corgi có đôi tai hình tam giác dựng thẳng rất đáng yêu. Tai và mặt chúng có tỷ lệ hết sức cân đối, mắt to tròn, miệng và khuôn hàm nhỏ cực kỳ sắc nhọn. Nhìn tổng thể chú ta rất giống loài cáo và Corgi còn được gọi với cái tên là Foxy Dog.

Corgi có bộ lông ngắn, mỏng và cực kỳ mềm mượt sẽ giúp cho Corgi giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.

Chó Corgi có hai loại là pembroke corgi và cardigan corgi và tuổi thọ của chúng thì khác nhau. Tuy nhiên, tuổi thọ của chúng cũng không chênh nhau là mấy. Nếu Pembroke corgi có tuổi thọ từ 12 – 14 năm thì Cardigan Corgi cũng chỉ nhỉnh hơn chút là từ 12 – 15 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Nhiệt độ môi trường sống lý tưởng của Corgi là 25 – 30 độ C.

– Hãy cho Corgi được chạy nhảy mỗi ngày vì chúng luôn đòi hỏi được ra ngoài vận động

Chế độ dinh dưỡng

– 1 – 2 tháng tuổi: Giai đoạn sơ sinh nên chó Corgi ăn cháo thịt nạc hoặc cơm nhão say nhuyễn. Ngoài ra nên bổ sung sữa ấm cho chúng. Corgi cần được ăn nhiều bữa trong ngày, khoảng 4 – 5 bữa.

– 3 – 6 tháng tuổi: Bổ sung thêm thịt, cá, tôm, trứng, rau củ, ngũ cốc vào khẩu phần ăn của chúng. Nhưng vẫn nên xay nhuyễn chúng rồi trộn vào cơm. Giai đoạn này Corgi chỉ cần ăn 3 – 4 bữa/ngày

– 6 tháng tuổi trở lên: Bổ sung thêm nhiều protein và canxi để cơ xương phát triển chắc khỏe. Cùng với đó là các chất xơ, vitamin trong các loại rau, củ. Giai đoạn này nên cho Corgi ăn 2-3 bữa/ngày.

1.7 Chó Doberman

Chó Doberman là giống chó được lai tạo tại Đức những năm 1860 từ giống chó Pinschers với giống chó Rottweiler, Beauceron và Pinschers,… Tên Doberman được lấy từ chính tên của người đã có công lai tạo chú chó này, ông Doberman.

Những chú chó Doberman có thân hình lực lưỡng, cao to khỏe mạnh và rất cứng cáp. Doberman đực sở hữu chiều cao lý tưởng từ 68 đến 72 cm và nặng khoảng 40 – 45cm, còn những chú Doberman cái sở hữu chiều cao từ 63 – 68 cm và nặng khoảng 32 đến 35kg.

Dòng Doberman hiện nay phổ biến với hai màu lông là màu đen viền vàng và màu hung viền đỏ. Đặc biệt, bộ lông của chúng lúc nào cũng bóng bẩy mượt mà trông rất quý ông.

Chó Doberman là giống chó sống thọ nhất trong 4 giống chó huyền thoại của Đức với tuổi thọ từ 10 – 14 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Doberman chịu lạnh rất kém nên khi thời tiết chuyển lạnh cần có biện pháp giữ ấm cho chúng như mặc thêm quần áo ấm, cho chúng nằm gần lò sưởi, trang bị đầy đủ chăn đệm.

– Tập thể dục hằng ngày và tạo cho chúng những trò chơi như đuổi bắt bóng, bắt gậy, nhảy cao hay bắt đĩa trên không.

Chế độ dinh dưỡng

– Những chú chó Doberman ăn rất nhiều nên khá tốn cơm tốn gạo.

– Trung bình một em Doberman nặng 30 – 40kg mỗi ngày sẽ cần tới 1 – 1,5kg thức ăn (tương đương với 3,5 – 4% tổng khối lượng cơ thể), tùy vào độ tuổi và mức độ hoạt động hàng ngày. Trong số 1,5kg thức ăn này sẽ cần 45% khối lượng là thịt hoặc nội tạng (để đảm bảo thành phần dinh dưỡng 30% đạm và 15% chất béo), tức vào khoảng 650 – 700g thịt / ngày. Khối lượng còn lại (khoảng 800g) sẽ là cơm (cháo hoặc bánh), rau củ quả,… để cung cấp tinh bột, chất xơ và vitamin.

1.8 Chó Ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng xuất hiện từ khá lâu và người ta ước tính được khoảng thời gian là 5000 – 6000 năm trước tại vùng cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc.

Chó Ngao Tây Tạng có 4 chân lớn được ví như 4 bàn trụ vững chãi, cắm chặt xuống đất. Một khi đã chạy, chó ngao Tây Tạng có thể vượt qua tốc độ của chó sói, được các nhà thám hiểm phương Tây ví là “to hơn chó sói, mạnh hơn hổ báo và nhanh hơn hươu nai”.

Chó Tây Tạng sở hữu cái đầu lớn và khuôn mặt xệ, nhìn rất lạnh lùng và lì lợm. Phần mõm dài và vuông với một cái miệng rộng. Chúng có hàm răng sắc nhọn và lực cắn rất lớn, vì vậy chúng có thể giết bất kỳ con thú nào chỉ bằng một nhát cắn. Ngao Tây Tạng có đôi mắt nhỏ và sắc, hơi xếch một chút. Bộ lông của chúng thì siêu dày và có cấu tạo như lông cừu, có hai lớp bao phủ toàn bộ cơ thể.

Chó Ngao Tây Tạng có tuổi thọ từ 12 đến 15 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Cố gắng giữ cho nhiệt độ môi trường sống của chúng không quá 35 độ

– Không gian sống của chó Ngao Tây Tạng phải gần gũi với thiên nhiên, sân vườn rộng rãi và có rào chắn xung quanh để bảo đảm chúng không thoát ra bên ngoài.

Chế độ dinh dưỡng

– 2 – 4 tháng tuổi: Giai đoạn sơ sinh bạn nên cho chúng ăn cơm và thịt lợn xay nhuyễn, chia thành 3 bữa/ngày.

– 4 – 8 tháng tuổi: Trong giai đoạn phát triển cần bổ sung nhiều protein thông qua các thức ăn như: thịt bò, thịt nạc, nội tạng động vật và trứng gà, rau củ quả. Lúc này chỉ nên cho chó ăn 2 bữa/ngày

– 8 – 12 tháng: Ở tuổi này cần tăng cường cho chúng các loại thịt dai: thịt bò, thịt dê, thịt trâu vì chúng rất thích nhai và nhai nhiều. Thức ăn cho chó cảnh Ngao Tây Tạng nên để cả khối. Giai đoạn này nên cho ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ.

– Trên 1 tuổi: Giai đoạn này nên cho ăn ít nhất 1 kg thịt 1 ngày

1.9 Chó Pitbull

Chó Pitbull có nguồn gốc từ châu Mỹ và là một trong những hung thần của những loài chó khác trong nhóm chó chiến. Trong những năm gần đây, Pitbull khá phổ biến ở Việt Nam

Chó Pitbull được cho là hậu duệ của chó Bulldog Anh có tuổi thọ từ 12 – 16 năm.

– Chăm sóc sức khỏe

– Pitbull luôn trong trạng thái dư thừa năng lượng, bạn nên cho chúng vận động thường xuyên

– Chế độ dinh dưỡng

– Tránh thức ăn chứa nhiều ngũ cốc như cơm, ngô, khoai

– Nên chọn thức ăn giàu protein như thịt nhưng phải ít mỡ, trứng vịt lộn, thịt bò,…

– Loại thức ăn tốt nhất dành riêng cho Pitbull là loại thức ăn khô dành riêng cho dòng chó cơ bắp của các thương hiệu lớn như Royal Canin, Morando, Smartheart hay Fitmin.

1.10 Chó Yorkshire

Chó sục Yorkshire có nguồn gốc từ nước Anh, chúng là giống chó nhỏ bé có bộ lông dáng óng mượt, là giống chó cảnh được yêu chuộng tại các nước Châu Âu.

Đặc điểm nổi bật của Yorkshire đó chính là kích thước nhỏ nhắn, cân nặng của chúng rơi vào khoảng 3,2kg và chiều cao khoảng 23 cm. Bộ lông phát triển, dài và khá óng mượt.

Giống chó cảnh này bắt chuột rất giỏi, chúng rất tinh nhanh và nhạy bén. Tính cách thân thiện hòa động và gần gũi với mọi người. Vì nhỏ bé nên Yorkshire hợp với làm thú cưng thay vì làm các công việc nặng nhọc khác. Yorkshire thông minh và cũng rất cần sự quan tâm của chủ nhân, nên khi nuôi chúng hãy dành nhiều thời gian bên cạnh chúng.

Chó Yorkshire có tuổi thọ khá cao, từ 13 – 16 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Dùng sữa tắm chuyên dụng để tắm cho Yorkshire đều đặn mỗi tuần 1 – 2 lần. Sau mỗi lần tắm bạn nên sấy khô cho chúng và dùng lược để bỏ bớt những phần lông rụng.

– Những chú Yorkshire thường hay bị tiết dịch nhờn ở mắt. Bạn nên quan sát và vệ sinh mắt cho chúng thật sạch sẽ.

Chế độ dinh dưỡng

– Bổ sung protein để phát triển xương và cơ bắp của chúng. Protein có trong các loại thức ăn như đùi gà, thịt cừu và thịt bò

– Cacbohidrat chắc chắn sẽ tốt cho sức khỏe của Yorkshire như gạo, khoai lang,…

– Yorkshire cần bổ sung các chất béo để bộ lông của chúng luôn mềm mại và óng mượt.

1.11 Chó Husky

Siberian Husky, là giống chó có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Siberia, Nga. Tại đây, từ khoảng hơn 3000 năm trước, chúng đã được tộc người Chukchi nuôi dưỡng và huấn luyện để giúp đỡ con người trong việc di chuyển hay vận chuyển hàng hóa.

Chó Husky tràn đầy năng lượng và tráng kiện. Chúng thường có một bộ lông hai lớp và có thể có màu xám, đen, đồng đỏ hoặc trắng Đôi mắt của chúng thường có màu xanh nhạt, mặc dù chúng có thể có màu nâu, xanh lục, xanh dương, vàng hoặc dị sắc.

Husky có tuổi thọ từ 12 – 16 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Chải lông thường xuyên cho Husky. Chải lông thường xuyên sẽ làm giảm bớt hiện tượng rụng lông ở giống chó này và giữ cho chúng luôn được khỏe mạnh.

– Vệ sinh tai mỗi tuần một lần cho Husky bằng dung dịch làm sạch tai cho chó.

– Kiểm tra móng định kỳ và cắt tỉa chúng nếu cần thiết để tránh nhiễm khuẩn.

Chế độ dinh dưỡng

– Thịt, nội tạng, rau củ, trứng và thức ăn dạng hạt là các loại thức ăn nên cung cấp cho Husky. Đặc biệt là nội tạng, món khoái khẩu của Husky.

– Từ 2 – 5 tháng tuổi: 4 bữa/ngày; 5 tháng – 1 năm: 3 bữa/ngày; 1 năm trở lên: 2 bữa/ngày.

– Không cho Husky ăn đồ sống sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa

1.12 Chó Maltese

Maltese xuất thân là chó lao động, xuất hiện nhiều ở khu vực Địa Trung Hải từ trước thế kỷ XV. Mãi cho đến thế kỷ XVI, Maltese chính thức trở thành biểu tượng thú cưng của tầng lớp thượng lưu. Sau đó, Maltese đã trải qua quá trình lai tạo để trở nên nhỏ nhắn và kiêu sa hơn.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra Maltese nhờ những đặc trưng như đầu tròn và nhỏ, khuôn mặt lúc nào cũng toát lên sự kiêu sa và vô cùng đáng yêu. Hai mắt chúng tròn và đen, toát lên sự thông minh và tinh tế. Miệng của Maltese nhỏ, đôi tai dài buông xuống. Đặc biệt nhất là bộ lông dài thướt tha, mềm mại trắng xóa như tuyết của Maltese.

Những chú Maltese rất năng động và tinh nghịch. Lúc nào chúng cũng tràn đầy năng lượng và thích chạy nhảy khắp nơi.

Chó Maltese có thể sống được 12 – 15 năm ở Việt Nam và thậm chí sống lâu hơn nếu ở châu Âu và châu Mỹ, do ở đâu có khí hậu thích hợp và điều kiện chăm sóc tiên tiến hiện đại hơn.

Chăm sóc sức khỏe

– Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 phút – 1 tiếng để đưa chúng đi dạo ở các không gian rộng lớn. Có thể bày các trò chơi vui nhộn cho chúng chơi như đuổi bắt, ném bóng,…

– Tắm cho Maltese 2 lần 1 tháng

– Vào mùa hè bạn nên cắt tỉa lông thường xuyên cho chúng

Chế độ dinh dưỡng

– Bạn nấu cháo gà loãng cho Maltese, cho ăn 1 ngày 3 bữa

– Maltese thích ăn những món ăn được chế biến từ thịt bò, thịt gà và pate gan. Bổ sung thêm vào đó là trứng gà, thịt heo, rau xanh và các loại ra củ,…

– Đường ruột của Maltese khá yếu nên khi ăn bạn nên chế biến thức ăn thành các miếng nhỏ vừa ăn cho Maltese.

Shiba Inu có thể có màu đen, đỏ và màu nâu hoặc màu vừng với một lớp lót lông màu kem, màu da bò hoặc cả màu xám. Shiba Inu cũng có cả màu kem.

1.13 Chó Shiba Inu

Shiba Inu là giống chó vàng nổi tiếng của Nhật Bản và là 1 trong 6 giống chó bản địa nguyên thủy của đất nước mặt trời mọc.

Shiba Inu có ngoại hình nhỏ gọn với cơ bắp phát triển tốt. Chú chó Shiba Inu đực có chiều cao từ 35 đến 43 cm còn con cái là 33 đến 42 cm. Trọng lượng trung bình ở kích thước tương thích là khoảng 10kg đối với con đực và 8kg đối với con cái. Chúng có hai lớp lông với lớp ngoài cứng và thẳng còn lớp bên trong mềm và dày. Tay và chân chúng giống như tay và chân của cáo. Lông và đuôi chúng hơi dài và xù ra.

Tuổi thọ trung bình của chó Shiba Inu từ 12 đến 15 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Môi trường sống mát mẻ và thông thoáng, sạch sẽ

– Chó Shiba Inu cần được đi dạo và vận động hằng ngày. Bạn nên cho chúng tham gia một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay,…

– Chúng có bộ lông ngắn nhưng dày và tương đối nhiều, vào mùa hè bạn nên cắt tỉa lông thường xuyên cho chúng.

– Không nên tắm thường xuyên, chỉ nên tắm 1 tuần/lần

Chế độ dinh dưỡng

– 1 – 2 tháng tuổi: ăn cháo, ăn cơm với thịt xé nhỏ và bổ sung các loại thức ăn khô ngâm mềm khoảng 5 phút. Chia nhỏ thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày

– 2 – 6 tháng tuổi: Bổ sung vào khẩu phần ăn của chúng nhiều thịt, đặc biệt là thịt bò, tim gan heo, bò cắt nhỏ nấu chín, rau củ, thức ăn khô,… Giai đoạn này ăn 3 bữa/ngày và bổ sung thêm sữa

– 6 tháng tuổi trở lên: Tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein, canxi cho chó,…

1.14 Chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc (Pomeranian) là giống chó cảnh có nguồn gốc từ châu Âu. Tên của chúng bắt nguồn từ địa danh Pomeranian, trước là vùng Trung Âu, ngày nay là miền Tây Bắc Ba Lan và Đông Bắc Đức.

Chó Phốc sóc là loại chó cảnh cỡ nhỏ, kích cỡ của chúng chỉ bằng một món đồ chơi, chiều cao từ 18 – 30 cm và có trọng lượng từ 1 – 3kg. Đầu của chúng hình nêm và cân xứng với cơ thể, một số con có gương mặt như loài cáo. Đôi mắt chính hình quả hạnh, to vừa phải và có màu sẫm, trông rất sáng và lóe lên sự thông minh, lanh lợi. Phốc sóc có đôi tai nhỏ nhắn, nhọn và dựng thẳng trên đầy, hàm răng hình kéo và cái mũi be bé cùng màu với bộ lông. Đôi chúng rất xù, mềm mại và uốn cong lên lưng.

Chó Phốc sóc có tuổi thọ từ 12 đến 16 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Chó Phốc chịu nắng rất kém, nhiệt độ môi trường xung quanh không nên quá 30 độ C

– Mỗi ngày bạn chỉ cần dẫn chúng ra ngoài 25 – 30 phút để cho chúng chạy nhảy, nô đùa và giải phóng năng lượng tích tụ

– Hạn chế giữ chó Phốc ở trong nhà quá lâu

– Chó Phốc có bộ lông dày, dài và lông xù vì vậy bạn phải chải lông và gỡ rối cho chúng mỗi ngày

– Tắm gội ít nhất mỗi tuần 2 – 3 lần

Chế độ dinh dưỡng

– Khẩu phần ăn của chó Phốc bao gồm: 20 – 26% protein, 10 – 14% chất béo, ít hơn 10% chất độn, còn lại là chất xơ, chất khoáng và vitamin,…

– Khối lượng thức ăn mỗi bữa chỉ nên bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể. Cho chó Phốc ăn quá no hay quá đói đều không tốt.

1.15 Chó Golden

Chó Golden là một trong những giống chó lý tưởng nhất để nuôi làm cảnh. Không những là người bạn trung thành, đáng yêu, chó Golden còn rất dũng cảm và là giống chó nghiệp vụ tinh khôn, thường được sử dụng làm chó cảnh sát ở nhiều nước trên thế giới

Chó Golden là giống chó đẹp và là giống chó rất thông minh. Giống chó thông minh này có hai màu lông đặc biệt đó là màu vàng sẫm và màu vàng nhạt. Ngoài 2 màu đặc trưng trên chúng còn có màu hung đỏ. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn quốc tế về giống chó Golden, màu hung đỏ không được công nhận với giống chó này.

Hình dáng của chó Golden đầu to, trán hơi phẳng với bộ xương hàm chắc khỏe. Mõm hơi vát và có một chiếc mũi màu đen. Nếu mũi chó khác màu sẽ không được công nhận theo đúng tiêu chuẩn của giống chó Golden. Mắt chúng có màu xanh nâu, xung quanh mắt có viền vàng. Tai chúng cụp, cổ dài và khá cơ bắp

Tuổi thọ trung bình của Chó Golden từ 10 – 12 năm. Cùng tuổi thọ với những giống chó cảnh bình thường khác.

Chăm sóc sức khỏe

– Golden là giống chó lao động, chúng ăn nhiều và cần phải giải tỏa thường xuyên. Vì vậy chúng vần vận động 15 – 30 phút mỗi ngày

– Nên chải chuốt lông hằng ngày còn nếu bận thì 2 – 3 ngày làm 1 lần

– Tắm gội 1 – 2 lần mỗi tuần

Chế độ dinh dưỡng

– Khẩu phần ăn hằng ngày của Golden chủ yếu là thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá,… Ăn thêm cả trứng vịt lộn để bổ sung canxi. Bổ sung thêm rau xanh, vitamin và khoáng chất.

– Khối lượng thức ăn hàng ngày của một bé Golden là từ 1.8 – 3.5% tổng trọng lượng cơ thể. Chẳng hạn một chú chó 10kg sẽ cần khoảng 280g – 350g thức ăn.

– Golden 2 – 3 tháng tuổi nên ăn 4 bữa/ngày; từ 3 – 5 tháng tuổi nên ăn 3 bữa/ngày; từ 6 tháng trở đi chỉ cần ăn 2 bữa/ngày

1.16 Chó Samoyed

Chó Samoyed được mệnh danh là những nàng bạch tuyết của khu rừng Taiga bởi vẻ đẹp kiêu sa, trang nhã cùng sự nhí nhảnh của mình.

Chó Đực thường có chiều cao khoảng 53 đến 60 cm, có cân nặng từ 20 đến 30 kg. Chó cái có chiều cao khoảng 48 đến 53 cm, cân nặng giao động từ 16 đến 20 kg. Chú chó Samoyed nổi bật với bộ lông dày và trắng muốt như tuyết. Ngoài màu trắng tuyết ra thì Samoyed còn sở hữu những màu lông khác như vàng kem, vàng bánh quy,…

Samoyed có thể hình thon gọn và cấu trúc vững chắc, rất khỏe mạnh và dẻo dai. Chúng sở hữu những cái đầu khỏe, mõm chó nhọn và thường có màu đen hoặc màu nâu. Chúng có dáng đi thẳng, luôn ngẩng cao đầu, 2 tai vểnh lên và hướng về phía trước. Tai chú hình tam giác và hơi tù ở phần đỉnh tai, xung quanh tai lông mọc rất tốt và tương đôi mềm mượt. Chúng có đôi chân thẳng, gân guốc.

Chó Samoyed có tuổi đời trung bình trong khoảng từ 12 đến 15 năm

Chăm sóc sức khỏe

– Lông của Samoyed bị rụng khá nhiều và hay bị rụng theo mùa, hãy tắm bằng các loại dầu tắm chuyên dụng để hạn chế bị rụng lông

– Samoyed có xu hướng tự giữ sạch sẽ nên bạn không cần tắm quá nhiều cho chúng, tầm 1 – 2 lần mỗi tháng là đủ.

– Cần đánh răng cho Samoyed ít nhất 2 lần/tuần để ngăn các bệnh về răng miệng và hơi thở có mùi.

Chế độ dinh dưỡng

– Chế độ dinh dưỡng của samoyed cần giàu đạm động vật: thịt bò, thịt gà, cá, thịt lợn hoặc nội tạng động vật

– Các loại thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả

– Canxi: trứng gà, trứng vịt lộn, sữa, phô mai

1.17 Chó Bull Anh

Chó Bull Anh là giống chó chiến cổ có tổ tiên là chó ngao châu Á. Ban đầu, Bull Anh được lai tạo để tham gia các trận đấu với Bò thời trung cổ. Sau đó, vào khoảng thế kỷ XIX, chúng chính thức được lai tạo để trở thành giống chó cảnh có ngoại hình xinh xắn, đáng yêu.

Những chú chó Bull Anh sở hữu ngoại hình rất oai vệ có phần mập mạp. Cơ bắp chúng rất phát triển, chân ngắn và gân guốc. Chúng có phần đầu to, tròn và rộng, da mặt và trán chảy xệ xuống tạo thành nhiều lớp. Mũi chúng ngắn, hếch lên và có màu đen. Đặc biệt chúng có bộ lông ngắn mềm mại mà ai cũng muốn sờ vào.

Chiều cao của Bull Anh dao động từ 31 – 40 cm và cân nặng từ 24 – 25 kg với chó đực, 22 – 23 kg với chó cái.

Chó Bull Anh là loài chó cảnh chỉ thích ăn, nằm và ngủ. Thậm chí chúng có thể nằm 1 chỗ cả ngày và chẳng hề thích ra ngoài vận động như nhiều loài chó cảnh khác.

Chó Bull Anh có tuổi thọ khoảng 8 đến 12 năm khi được nuôi trong môi trường tốt và có sức khỏe tốt.

Chăm sóc sức khỏe

– Luôn giữ các nếp nhăn ở mặt và ở người chúng thật sạch sẽ để tránh các nếp gấp ở da

– Thường xuyên cho chúng vận động và chơi các trò chơi vui nhộn

Chế độ dinh dưỡng

– Chúng là loài ăn thịt nên dễ hấp thụ protein. Bạn có thể cho chúng ăn thịt gà, thịt lợn nhưng ít mỡ, thỉnh thoảng cho ăn thêm trứng vịt lộn và kết hợp với rau củ như bí ngô, cà rốt, bắp cải,…

– Chúng sẽ không thích ăn đồ tanh và nội tạng động vật

1.18 Chó Bull Pháp

Chó Bull Pháp là một trong những loại chó cảnh rất được yêu thích tại Việt Nam. Loài chó mặt xệ này có nguồn gốc từ giống chó Bull Anh nổi tiếng. Từ những năm 1860, khi những người Anh di cư sang Pháp đã mang theo Bulldog Anh và cho lai giống với chó Sục Pháp để tạo ra chó Bull Pháp có kích thước nhỏ nhắn và tính cách hiền lành hơn.

Chó Bull Pháp sở hữu thân hình khá vừa vặn với chiều cao dưới 30cm và nặng từ 8 – 13 kg. Dù có thân hình nhỏ bé hơn chó Bull Anh nhưng chúng lại rất cơ bắp và rắn chắc. Phần vai chúng rất rộng, rộng hơn cả phần hông. Đôi chân chúng ngắn, gân guốc chắc chắn và nhìn có vẻ lớn hơn so với cơ thể chúng.

Bull Pháp có bộ lông ngắn mượt mà, đôi tai to và luôn dựng lên. Đầu chúng tròn, trán rộng và dô cao. Mũi của chúng bị tẹt và luôn hếch lên. Đôi môi chúng dày và lúc nào cũng xệ xuống, che phủ cả phần miệng.

Loài chó Bull rất lười vận động, chỉ thích ở trong nhà và ở bên cạnh chủ. Bull Pháp cũng rất hiền lành, vui vẻ, thân thiện với trẻ em, chúng cũng chẳng cắn ai bao giờ trừ khi bạn trêu chúng quá dai.

Chó Bull Pháp có tuổi thọ lâu hơn chó Bull Anh, từ 10 – 12 năm.

Chăm sóc sức khỏe

– Ngoài nguy cơ béo phì thì chúng cũng gặp vấn đề về bệnh hô hấp. Vì vậy hãy kiểm tra sức khỏe của chúng thường xuyên

– Bạn nên đánh răng và vệ sinh răng miệng cho chúng mỗi ngày để có một hàm răng sạch, khỏe.

Chế độ dinh dưỡng

– Bull Pháp không quá kén chọn thức ăn như những dòng chó khác. Tuy nhiên việc chúng lười vận động dẫn đến béo phì. Vì vậy cần phải dành thời gian chăm sóc bữa ăn cho chúng.

– Chó Bull Pháp thích hợp ăn thức ăn khô và thức ăn đóng hộp

– Chế độ ăn uống thực phẩm khô thường có thịt bò xay, thịt bò, ức gà, tim, gan, thận và xương. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm một phần rau và trái cây cho chúng.

1.18 Chó Phú Quốc

Chó Phú Quốc là loài chó đặc trưng của huyện đảo Phú Quốc với đặc điểm riêng là có các xoáy lông ở trên sống lưng. Vì vậy chúng còn được với cái tên là chó xoáy Phú Quốc. Hiện trên thế giới có 3 loại chó xoáy là: chó xoáy Phú Quốc, chó lông xoáy Rhodesia và chó lông xoáy Thái.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất là vòng xoáy chạy từ vai đến xương hông của chúng với 4 màu cơ bản là đốm, đen, vàng và vện, nhưng hiện nay màu lông đã có ít nhiều sự lai tạp.

Những chú chó Phú Quốc trưởng thành nặng 20 – 25kg và sở hữu đầu nhỏ, cổ mõm dài, tai dài và mỏng cùng những chấm trên lưỡi. Chú còn có biệt tài săn thú giỏi và bơi được dưới nước nhờ vào đôi chân có màng như chân vượt và bộ lông mượt sát.

Tuổi thọ của chó Phú Quốc tối thiểu từ 7 năm trở lên nếu khỏe mạnh và không bệnh tật.

Chăm sóc sức khỏe

– Môi trường sống của chó Phú Quốc phải thật gần gũi với thiên nhiên, không gian rộng rãi để chúng có thể chạy nhảy chơi đùa.

– Chó Phú Quốc thích hợp với khí hậu ấm áp quanh năm như ở miền Nam nên ở miền Bắc chó Phú Quốc không được nuôi phổ biến. Nhưng nếu nuôi chó Phú Quốc ở miền Bắc bạn nên giữ ấm thật tốt cho chúng vào mùa đông và hạn chế ra ngoài.

Chế độ dinh dưỡng

– Tuy mang tiếng chó ta nhưng chó Phú Quốc khá kén ăn. Khẩu phần ăn của chúng thường là hải sản như tôm, cua, cá,… Ngoài ra bạn cũng có thể cho chúng ăn thịt, xương như bình thường

– Không nên cho chó Phú Quốc ăn quá nhiều và không nên cho chúng ăn trong thời gian quá lâu. Mỗi bữa chỉ nên để đồ ăn từ 15 – 20 phút sau đó cất đi nhằm mục đích phải ăn ngay khi đến bữa.

1.19 Chó Lạp Xưởng

Chó Lạp xưởng hay còn được gọi với tên tiếng Anh là chó Dachshund, là giống chó có nguồn gốc từ Đức và được biết đến như một loài chó săn có kích thước nhỏ.

Chó Lạp xưởng có thân hình dài và đôi chân ngắn. Chúng có 3 kiểu lông phổ biến là lông ngắn, lông xoăn và lông dài cùng các màu sắc như đen, nâu, xám, đỏ, kem,…

Ngoại hình không được cân đối có lẽ đã làm chú chó này trở nên thú vị và ngộ nghĩnh trong mắt nhiều người. Cùng với đó là đôi tai dài, cụp hẳn xuống giúp ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn và côn trùng.

Chó Lạp xưởng có 3 loại kích cỡ khác nhau. Hai kích cỡ phổ biến là Standard ( những chú chó cao từ 20 – 27 cm và cân nặng trên 4,9kg), Miniature ( Có chiều cao không vượt quá 13 – 18cm, cân nặng dưới 5kg) và bên châu Âu có bổ sung thêm 1 kích cỡ là Toy ( chiều cao từ 30cm trở lên và cân nặng khoảng 3,5kg).

Đặc trưng của giống chó này là thích đào bới, chạy nhảy, rượt đuổi và săn bắt. Chúng cũng rất thích làm thân với con người và cũng khá thân thiện.

Chó Lạp Xưởng là giống chó săn của Đức và được xếp và giống chó sống thọ. Tuổi thọ của giống chó này là từ 14 – 17 năm nếu được chăm sóc tốt và không mắc bệnh.

Chăm sóc sức khỏe

Thường xuyên cho chúng ra ngoài vận động, dạo chơi ít nhất nửa tiếng mỗi ngày

– Chúng rất thích đào bới nên nếu không muốn tắm nhiều cho chúng hãy hạn chế dẫn Lạp xưởng đến những nơi có đất cát

– Đôi lúc chúng rất hung hăng, chúng có thể đuổi theo và tấn công những con vật khác khi bản năng săn mồi trỗi dậy. Hãy để ý tới chúng và nên có dây dắt khi đi ra ngoài.

Chế độ dinh dưỡng

– Lạp xưởng là giống chó lao động nên không kén ăn. Bạn chú ý bổ sung cho chúng thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein.

– Protein chiếm 22 – 28% tổng khối lượng thức ăn hằng ngày; chất xơ, tinh bột, nước và vitamin là 58 – 66 %; chất béo chiếm từ 12 – 15%

2. Cách chăm sóc chó cảnh ai cũng nên biết

Cách chăm sóc chó cảnh không đơn giản như nuôi chó bình thường, đòi hỏi bạn phải có những kiến thức cần thiết về cách chăm sóc chó cảnh lĩnh vực sức khỏe, lựa chọn thức ăn cho chó và chế độ dinh dưỡng:

Sử dụng thức ăn chất lượng cao

Lựa chọn bác sĩ thú y đáng tin cậy

Tiêm phòng cho chó cảnh đầy đủ

Chải lông và luôn giữ sạch lông cho chó cảnh

Thường xuyên rèn luyện thân thể cho chó cảnh

Ở Việt Nam hiện nay, nuôi chó cảnh đang diễn ra rất phổ biến và thậm chí trở thành trào lưu. Có lẽ, trước những chú chó cảnh đáng yêu, tinh nghịch và hoạt bát, thông minh, nhiều người đã không cưỡng lại được và rất thích thú muốn có một chú chó cảnh để nuôi. Đối với nhiều người nuôi chó cảnh, chó cảnh như là một người bạn luôn ở bên cạnh họ và lắng nghe những tâm sự của họ, giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp và phong phú hơn.

3. Tổng hợp cửa hàng chó cảnh uy tín tại Bắc – Nam

Chó Chihuahua: 1,5 đến 3 triệu

Chó Pug mặt xệ: từ 6 triệu

Chó Lạp xưởng: 2 – 3 triệu

Chó Golden: 6 – 7 triệu

Chó Maltese: 6 – 7 triệu

3.1 Cửa hàng chó cảnh miền Bắc

Địa chỉ: 168 Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Số điện thoại: 0939.86.36.96

Địa chỉ: 543 Giải Phóng, Hà Nội

Số điện thoại: 0966 669 125 – 0968 669 125

Địa chỉ: Xóm Mới, Nguyên Xá, Bắc Từ Liêm, HN

Số điện thoại: 0948 485 555

Địa chỉ: Ngõ 192, ngách 164, hẻm 7, Lê Trọng Tấn, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội (tại mỗi đầu ngõ, ngách đều có biển chỉ dẫn)

Số điện thoại: 090 223 8685 (số hotline duy nhất)

Địa chỉ:

Ngõ 192, ngách 164, hẻm 7, Lê Trọng Tấn, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Ngõ 176, Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Thôn Nhồi Dưới, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

Cửa hàng:

Địa chỉ: 860 đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Số điện thoại: 0916 299 911

Địa chỉ: Ngõ 1, Xóm 2, Thôn 3, Xã Vạn Phúc, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội

3.2 Cửa hàng chó cảnh miền Nam

Địa chỉ: Đường Bình, Bình Chánh, Long An

Số điện thoại: 0909 909 832

Địa chỉ: 724/4 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, Tp HCM

Số điện thoại: 0908 369 622

Địa chỉ:

22/5 Đường 65, phường Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

175 Đường 26 Bình Phú, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0859 853 946

Địa chỉ: 213/41/35A Tân Thới Hiệp 07, phường Tân Hiệp Thới, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0934 068 670