Giáo Án Chó Sói Và Cừu Trong Thơ Ngụ Ngôn Của La

Giáo án Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten giúp giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được ẩn dụ qua hình ảnh con cừu và chó sói.

Giáo án Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

– Qua việc so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.

– Biết cách vận dụng những kiến thức đã học để cảm thụ một tác phẩm văn học nước ngoài.

2. Kỹ năng :

– Biết cách phân tích, hình ảnh, ngôn ngữ văn chương

– Đọc – hiểu thông thạo tác phẩm văn học nước ngoài

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen cảm thụ một tác phẩm văn học nước ngoài

– Cách lập luận của tác giả trong văn bản.

– Đọc- hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.

– Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận( luận điểm, luận cứ, luận chứng.) trong văn bản.

3. Thỏi độ: say mờ sỏng tạo nghệ thuật bằng dấu ấn cỏ nhõn

4. Tích hợp liên môn: GDCD 5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ: 1.Thầy:

– Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK, Sgv

– Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới ( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)

IV: TỔ CHỨC DẠY HỌC

– Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs .

– Phư­ơng án: Kiểm tra qua câu hỏi.

1. Đọc thuộc lũng và diễn cảm khổ thơ em thích nhất trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ.

2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Trình bày mạch cảm xỳc của bài thơ.

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan

+ Thời gian: 1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

– GV cho hs quan sát một số hình ảnh về loài vật chó sói và cừu. Yêu cầu hs nhận xét. – Từ phần nhận xét của hs gv dẫn dắt giới thiệu vào bài mới – Ghi tên bài

Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình – HS nhận xét – HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy – Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 60′)

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian: Dự kiến 9 – 10p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

I. Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích.

I. HS đọc, tìm hiểu chú thích

* GV hướng dẫn học sinh đọc: giọng trầm, triết lý – Gọi HS đọc, gọi nhận xét, GV sửa.

+ Học sinh nghe hướng dẫn – 1-2 Hs đọc văn bản, cả lớp nghe, nhận xét.

H. Nhắc lại một vài nét chính về La phông ten và các truyện ngụ ngôn của ông? H. Nêu một vài nét chính về tác giả Hipôlit Ten? * GV bổ sung tư liệu về tác giả và cho HS quan sát chân dung.

+ Hs nhắc lại kiến thức cũ – Học sinh giới thiệu một vài nét về tác giả Hipôlit Ten. HS khác bổ sung, quan sát trên máy – Hi-pô-lit Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện hàn lâm TK19, ông có những công trình nghiên cứu VH nổi tiếng về La – Phông Ten và thơ ngụ ngôn của ông.

H. Nêu xuất xứ của văn bản? – Gv bổ sung – Gv hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó.

+ Hs nêu xuất xứ của văn bản. -Thuộc chương II phần thứ 2 của công trình nghiên cứu về La Phông Ten. + Hs tìm hiểu các chú thích ( Hs giải nghĩa từ).

II. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. 1. Bước 1. GV HD HS tìm hiểu khái quát.

– Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm II. HS hiểu văn bản. 1. HS tìm hiểu khái quát văn bản.

H.Tác giả đã sử dụng phép lập luận chủ yếu nào? H. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong văn bản này? Tác dụng? * GV chốt rồi chuyển.

+ Hs trả lời cá nhân+ HS khác bổ sung.Nêu nhận xét về cách lập luận – Tác giả dùng phép lập luận chứng minh, đưa ra những dẫn chứng cụ thể về hai con vật: chó sói và cừu qua ngòi bút của La Phông- ten và Buy- phông. Þ Cách lập luận ở cả hai đoạn đều giống nhau. Tác giả đều triển khai mạch lập luận theo trật tự 3 bước: dưới ngòi bút của La Phông-Ten, dưới ngòi bút của Buy-Phông, dưới ngòi bút của La Phông – ten. Nhưng khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông -ten.)

2.Bước 2. HD tìm hiểu chi tiết

2. HS tìm hiểu chi tiết văn bản.

* Gv nêu câu hỏi. H. Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, cừu là con vật như thế nào?

+ Hs trả lời cá nhân – Hs khác bổ sung. + Dưới cách nhìn của Buy- phông cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động không biết trốn tránh nguy hiểm

H. Buy- phông đã lập luận như thế nào cho cách nhìn đó của mình? H. Nhận xét của nhà khoa học có đáng tin cậy không? vì sao? * GV yêu cầu trao đổi trong nhóm bàn.

+ Trao đổi nhóm bàn, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. – ” Chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi…. hoặc bị chó xua đi” – Buy- phông đã dựa trên hoạt động bản năng của cừu do quan sát trực tiếp để nhận xét.

H. Trong cái nhìn của nhà thơ cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không? Vì sao? Ngoài đặc điểm như Buy -Phông tả, cừu của La Phông -Ten có đặc điểm gì khác? * GV yêu cầu HS làm BT2/30/VBT.

+ Phát hiện chi tiết, trả lời cá nhân. Dưới cách nhìn của nhà thơ: – Ngoài những đặc tính trên cừu còn là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. cừu có sợ sệt nhưng không đần độn. Sắp bị chó sói ăn thịt mà vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời. Không phải cừu ý thức được tình huống bất tiện của của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp

H. Qua đoạn thơ của La Phông ten , tác giả đã sử dụng BPNT gì? Qua đó, nêu cảm nhận của em về con cừu? * GV bổ sung: Với đầu óc phóng khoáng và đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn La Phông Ten con cừu đã được nhân cách hoá có suy nghĩ, có nói năng và hành động như người. Nhắc đến tình mẫu tử thân thương cảm động, rút ra bài học ngụ ngôn cho mọi người.)

+ HS quan sát, chỉ rõ BPNT, nêu cảm nhận, trả lời cá nhân. – Hiền lành, ngây thơ đáng thương, nhỏ bé, yếu ớt, tội nghiệp nhưng tốt bụng -Sự chịu đựng, bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh vì con

H. Qua cách nhìn nhận trên, nhà thơ đã thể hiện cách cảm nhận như thế nào đối với loài vật này?

+ Tự do bộc lộ Lòng thương cảm của của nhà thơ đối với cừu

H. Theo em tại sao cùng phản ánh về một con vật họ lại có cái nhìn khac nhau như trên? * GV chốt: Đó là sự khác nhau của hai nhãn quan, hai loại hình nhận thức. Cách nhận thức của Buy – phông là cách nhận thức duy lí, thực chứng của khoa học, còn nhận thức của La Phông -ten là cách nhận thức thẩm mĩ, nhân văn của nghệ thuật. Không có ai sai trong hai trường hợp trên mà chỉ là sự khác nhau giữa hai con đường phản ánh

* GV gọi đọc đoạn 2 và nêu ND. H. Xây dựng hình tượng chó sói nhà thơ chọn hoàn cảnh nào?

* Đọc đoạn 2 và nêu ND. – Hoàn cảnh chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp cừu non đang uống nước . Hắn muốn ăn thịt cừu non nhưng không che dấu tội ác tâm địa mình bằng cách kiếm cớ, bắt tội “trừng phạt” cừu .

* Nhà khoa học tả và nhận xét một cách chính xác khách quan dựa trên sự quan sát, nghiên cứu ,phân tích để khái quát những đặc tính sinh tồn cơ bản của loài vật. Nhà khoa học không nhắc đến tình mẫu tử thiêng liêng của loài cừu, cũng không nhắc đến nỗi bất hạnh của chó sói vì đấy không phải là nét cơ bản của chúng ở mọi nơi, mọi lúc. – Người nghệ sĩ với sự quan sát tinh tế nhạy cảm từ trái tim, trí tưởng tượng phong phú, không chỉ tả, nhận xét một cách thông thường mà còn hàm nghĩa hình tượng. Đó là một bài học đạo lý, sự đối mặt giữa cái thiện và cái ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Bởi Sói và Cừu đã được nhân hoá có suy nghĩ, nói năng như con người

H. Tác giả Hipôlit Ten đã suy nghĩ như thế nào về hai cách đánh giá trên? – Gv gọi hs trả lời – Gv chốt – Nhà thơ La Phông- ten đã có cách nhìn, cách nghĩ khác nhà khoa học Buy- phông về hai con vật: Chó sói và cừu

– Hs trả lời cá nhân – Hs khác nhận xét bổ sung – Buy – phông nhìn thấy kẻ ác thú khát máu trong con sói đã gieo hoạ cho những con vật yếu hèn để mọi người ghê tởm và sợ hãi. – La phông – ten nhìn thấy ở con vật này những biểu hiện bề ngoài của dã thú nhưng bên trong thì ngu ngốc, tầm thường để người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng.

– Hs trả lời cá nhân(Câu hỏi dành cho HS khá) – Hs khác nhận xét bổ sung – Chó sói có mặt đáng cười, nếu ta suy diễn vì nó ngu ngốc, chẳng kiếm được cái gì ăn nên mới đói meo ( hài kịch của sự ngu ngốc); nhưng chủ yếu ở đây nó là con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu( bi kịch của sự độc ác).

H. Theo em, Buy – phông đã tả hai con vật bằng phương pháp nào, nhằm mục đích gì? Còn La phông – ten, nhà nghệ sĩ, ông cũng tả 2 con vật ấy bằng phương pháp nào, nhằm mục đích gì khác * GV yêu cầu HS TL 2 nhóm. TG: 3p. * Các nhóm TL trình bày, GV chốt KT như bên.

+ HS TL 2 nhóm. TG: 3p. – Các nhóm TL trình bày, nghe GV chốt KT .– Nhà khoa học tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích đặc tính cơ bản của từng loại vật. – Nhà nghệ sĩ tả với quan sát tinh tế nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm bản chất nghệ thuật. Nhà thơ viết về hai con vật để giúp người đọc hiểu thêm đạo lí ở đời.

H. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả? Tác dụng? H. Không phải mục đích của tg là tìm ra sự khác nhau của cừu và chó sói, cũng không phải là rút ra bài học đối với con người trong thái độ với kẻ ác hay với người nhỏ bé, bất hạnh.Vậy mục đích của vb nghị luận này là gì? * GV chốt những nội dung chính của toàn bài và chuyển.

III. Hướng dẫn hs khái quát lại văn bản * GV hỏi câu hỏi khái quát hoặc chuyển thành hệ thống bài tập trắc nghiệm. H. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả? Từ đó rút ra nội dung ý nghĩa văn bản? Theo Buy – Phông loài cừu có tính cách nào sau đây? A. Thân thương B. Ngu ngốc C. Sợ sệt D. Bắt chước Tính cách nào của loài sói trong quan niệm của La -Phông – ten khác với Buy- Phông? A. Hư hỏng. B. Khốn khổ. C. Độc ác. D. Khát máu.

– Đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật: in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sĩ. A. Ngu ngốc B. Khốn khổ.

+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm

+ Thời gian: Dự kiến 10p

+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo

IV. Hướng dẫn HS luyện tập. * GV cho HS làm BTTN trong sách BTTN – Gọi hs lên bảng làm – Nhận xét, sửa chữa H. Theo em văn bản vừa tìm hiểu có gì giống và khác 3 VB nghị luận đầu tiên đã học ( GV tích hợp với bài nghị luận về tác phẩm văn học : đoạn thơ, bài thơ) H. Nếu được phép thay đổi đầu đề của bài nghị luận trên theo em có thể đặt cho nó những cái tên như thế nào? * GV tổ chức hs hoạt động cá nhân – Gọi hs trình bày – Nhận xét, sửa chữa.

Kĩ năng Tư duy, sáng tạo IV. Luyện tập: 1.Bài tập 1: Trắc nghiệm Sách bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 ( từ câu 1 đến câu 10 ) 2. Bài tập 2: 3.Bài tập 3. 4. Bài tập 4. Trình bày cảm nhận của em về hình tượng cừu và chó sói sau khi học xong văn bản trên.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p): 1. Bài vừa học:

– Nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của văn bản và nội dung phần Ghi nhớ.

– Làm lại bài tập 4.

– Ôn lại những đặc trưng cơ bản của một bài nghị luận văn chương.

– Tập đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương.

2. Chuẩn bị bài mới:

– Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu để chuẩn bị soạn bài: Viếng lăng Bác.

Yêu cầu : Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Phiếu bài tập:Đọc trước bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)

Chó Sói Và Cừu Non

Đây là một truyện ngụ ngôn được La Fontaine viết vào cuối thế kỷ 17, tôi xin chép lại theo trí nhớ, có thể thừa thiếu vài chỗ:“Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: ” Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?…” Cừu non vội đáp: ” Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: ” Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: ” Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: ” Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: ” Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”. Sau đó chuyện gì xẩy ra trong rừng ta thì ta đã thừa biết. Thực ra ngay từ thời La Fontaine truyện này cũng không mới. Chính nhà thơ cổ điển người Pháp đã dựa vào truyện ngụ ngôn của Phaedrus và Esope, những nhà ngụ ngôn Hy Lạp sống cách ta khoảng 2700 năm! Nghĩa là chuyện “lấy thịt đè người” cũng không phải là chuyện lạ. Ỷ vào sức mạnh, coi thường đạo lý đã quá quen thuộc với loài người và xưa như trái đất. Vả lại, thời đại ngày nay đâu phải là thế kỷ 17 của La Fontaine hay thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên của Esope? Nền văn minh Á hay Âu hay Phi bắt nguồn từ thời Chiến Quốc với Khổng Tử, từ cái nôi Hy Lạp, Ai Cập đã có dư vài ngàn năm tuổi. Dù bản chất của lũ sói có thay đổi chậm chạp đến đâu, dù chúng có ngoan cố đến đâu chúng cũng phải nhận rằng chúng đang sống trong thời đại mà không phải bao giờ, không phải ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh như trong truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên.Sói thì có thể vẫn thế, nhưng cừu thì không mãi là con “aigneau” bé bỏng, yếu ớt và ngây thơ như con cừu của Esope hay La Fontaine. Cừu của thời đại ngày nay biết thế nào là sức mạnh của luật pháp cộng đồng quốc tế văn minh, biết giữ phẩm giá làm người, biết phải làm gì để cho ánh sáng lịch sử trên những con sông như Bạch Đằng Giang không bị lu mờ mà mãi ngời sắc đỏ của tình yêu non sông xã tắc.Sức mạnh của luật rừng xem chừng không phải bao giờ cũng là sức mạnh đáng sợ!

Nguồn: TT&VH Chủ Nhật 28/06/2009)

Giáo Án Mầm Non Lớp 5 Tuổi

Chủ đề nhánh 1: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thực hiện 1 tuần ( Từ ngày 10/ 12 đến 14/12) MỞ CHỦ ĐỀ 1. Chuẩn bị: 1.1: Cô: Bút, viết; bảng mở 1.2: Trẻ: -Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con; Bài Thơ: Em vẽ * Câu hỏi hứng thú: - Cháu hãy kể về một số con vật nuôi trong gia đình. - Cháu hãy kể về một số đặc điểm của con vật nuôi trong gia đình. * Câu hỏi khám phá: - Con vật thuộc nhóm gia súc? - Con vật thuộc nhóm gia cầm? KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi của các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết phân biệt được tiếng kêu của các con vật. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết đặc câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: + Đây là con gì? Tiếng kêu của nó như thế nào? có những đặc điểm nào? - Trẻ phân biệt được nhóm gia súc, nhóm gia cầm. 3. Giáo dục: - Biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. II. MẠNG NỘI DUNG - MẠNG HOẠT ĐỘNG * Nhóm gia súc - Cô cùng trẻ trò chuyện về con vật thuộc nhóm gia súc; có 4 chân và đẻ con. - Cô cho trẻ quan sát tranh về các con vật thuộc nhóm gia súc. - Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của các con vật - Bài hát: Chú mèo con MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH * Nhóm gia cầm - Cô cùng trẻ trò chuyện về con vật thuộc nhóm gia cầm; có 2 chân và đẻ trứng. - Cô cho trẻ quan sát tranh về các con vật thuộc nhóm gia cầm. - Vẽ con gà trống - Trò chơi: Rồng rắn lên mây - Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con KẾ HOẠCH TUẦN 1: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Không đi theo nhận quà của người là Thể dục sáng - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động - Đi bằng mép ngoài bàn chân * BTPTC: - Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiểng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. - Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, quay sang phải. - Chân: Nhảy lên đưa hai chân sang ngang, nhảy lên đưa một chân về phái trước, một chân về phái sau. - Bật: Chum và tách chân. Hoạt động ngoài trời - TC: Nu na nu nống - TC: Mèo đuổi chuột - TC: Bật qua vật cản - TC: Cây cao cỏ thấp - TC: Lộn cầu vồng. - TC: Rồng rắn lên mây - TC: Chi chi chành chành - TC: Bịt mắt bắt dê Hoạt động chung - TNTV: Gia súc ( t1) - TNTV: Gia súc ( t2) - TNTV: Gia cầm (t1) - TNTV: Gia cầm (t2) - TNTV: Luyện nói câu - LQVH: tập tô nhóm chữ b,d,đ - LQVT: Khối vuông - Khối chữ nhật - HĐTH: Vẽ con gà trống - LQVH: Thơ: Em vẽ - HĐÂN: Gà trống, mèo con và cún con ( t1) Hoạt động góc - Góc XD: Xây nhà, xếp đường về nhà bé (Nhà khói gỗ, hàng rào) - Góc NT: Vẽ con vật nuôi trong gia đình: Gà, mèo, chó, vịt (Giấy, bút màu,hồ dán) - Góc HT: Làm bộ sưu tập gia súc, gia cầm (Tranh, kéo, hồ dán) - Góc PV: Đi chợ nấu ăn, bán hàng mời khách (Bộ nấu ăn, đồ bán hàng) Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa - Không nên ăn một số thức ăn có hại Hoạt động chiều - Ôn TNTV - LQCV: b,d,đ - Luyện viết b,d,đ đúng thư tự từ trái qua phải - Ôn: Toán Khối vuông - Khối chữ nhật - Ôn TNTV SHCM Nghỉ Trả trẻ ĐÓNG CHỦ ĐỀ - Gợi cho trẻ nhớ lại những điều trẻ đã biết về: Đồ dùng chung và đồ dùng riêng trong gia đình. Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2012 Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) (T1) I. Mục tiêu: - Trẻ hiểu và biết sử dụng các từ ngữ chỉ tên gọi của các con vật nuôi: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Trẻ có kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Đây là con gì? (Kia là con gì?Con gì đây?) Tiếng kêu của nó như thế nào? Nó có những đặc điểm gì? - Trẻ nghe, hiểu các câu mệnh lệnh: Cháu hãy kể!Cháu hãy bắt chước tiếng kêu của con! - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị: * Cho cô : - Tranh vẽ các con vật nuôi trong gia đình ( Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) * Cho cháu : - Tranh cho trẻ tô màu, bút màu đủ cho cả lớp. III. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt. - Cô hỏi: Bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Cháu hãy kể tên những con vật sống ở trong gia đình? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ, chăm sóc các con vật sống trong gia đình. *Cung cấp từ ngữ: - Cô sử dụng tranh để cung cấp từ ngữ nói về các con vật sống trong gia đình: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. - Cô giải thích cho trẻ hiểu đặc điểm của từng con vật và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. * Hoạt động 2: Luyện mẫu câu * Cho trẻ chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật - Cô giới thiệu và cho trẻ luyện nói và trả lời theo mẫu câu: Đây là con gì? (Kia là con gì?Con gì đây?) Tiếng kêu của nó như thế nào? Nó có những đặc điểm gì? - Cô hỏi cho cả lớp trả lời theo mẫu câu trên. - Cô cho trẻ hỏi - đáp cùng cô. - Cô cho từng cặp trẻ hỏi- đáp theo mẫu câu trên. - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ. - Trong quá trình tập nói cô nhấn mạnh và cho trẻ nói được đặc điểm chung là : Đều có 4 chân, đẻ con, thuộc nhóm gia súc. - Cô mở rộng cho trẻ biết về nhóm gia cầm. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật. - Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu của từng con vật. - Cô nói tên con vật, trẻ làm tiếng kêu của con vật. - Cô luyện cho tổ, nhóm, cá nhân làm tiếng kêu của con vật. * Kết thúc: - Cho trẻ tô màu tranh con vật nuôi trong gia đình. - Cho trẻ hát và ra chơi. Môn: Làm quen chữ viết Đề tài: TẬP TÔ NHÓM CHỮ: b, d, đ. I. Mục tiêu: - Trẻ ngồi đúng tư thế biết cách cầm bút, tô được chữ cái: b, d, đ. - Rèn cho trẻ kỹ năng tô, cầm bút, tư thế ngồi. Phát triển chú ý, ghi nhớ cho trẻ. - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, trọn câu. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô, bút dạ. - Vở bé tập tô, bút chì đủ cho số trẻ. III. Tổ chức hoạt động: - Cô kể cho trẻ nghe 1 đoạn truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày. - Cô hỏi tên truyện vừa kể? - Câu truyện nói về bánh gì? - Bánh chưng, bánh dày có vào ngày nào? - Cháu hãy kể về quang cảnh ngày tết? - Cô giáo dục trẻ thói quen văn minh trong ngày tết. *Giới thiệu bài: - Cô cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ tranh vẽ gì? - Cho trẻ đọc từ dưới tranh. - Mời trẻ tìm chữ b đã học trong từ: Cái bát, bánh chưng. - Cho trẻ đếm số lượng bát, bánh chưng. - Cô nói: Hôm nay cô cho các cháu tập tô nhóm chữ b, d, đ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô. * Hướng dẫn trẻ tô chữ b: - Cho trẻ chơi trò chơi: Ngửi hoa. - Cô cho trẻ phát âm chữ b. - Cô giới thiệu chữ b viết thường và chữ b in thường - Cô hỏi trẻ hướng tô, cách cầm bút... - Cô nhắc lại và tô mẫu: Vừa tô cô vừa phân tích cách tô: Đặt bút theo chiều mũi tên chỉ, tô trùng khít lên nét in mờ, tô cẩn thận không tô chệch ra ngoài nét in mờ. - Tương tự tô hết hàng và tô chữ trong từ: bánh chưng. - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút lật vở. - Cô nhắc lại và cho trẻ thực hiện tô. - Cô quan sát nhắc trẻ tô đúng. * Hướng dẫn tô chữ d: - Cho trẻ chơi trò chơi: Trốn cô. - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát và hỏi trẻ tranh vẽ gì? - Cho trẻ đọc từ: Quả dứa. - Cho trẻ tìm chữ d trong từ. - Cô giới thiệu chữ đ viết thường và chữ d in thường. - Cô tô mẫu và nói cách tô: Tô theo chiều mũi tên chỉ, tô nét cong trước rồi tô nét sổ từ trên xuống hất sang phải. Tô hết hàng thứ nhất và tô hàng thứ 2. Sau đó tô các chữ còn thiếu trong từ: Quả dứa. - Cho trẻ thực hiện tô. - Cô quan sát nhắc trẻ tô đúng. * Hướng dẫn tô chữ đ: - Tương tự cô cho trẻ quan sát tranh và hỏi tranh vẽ gì? - Cho trẻ đọc từ và tìm chữ đ trong từ. - Cô giới thiệu chữ đ viết thường và chữ đ in thường. - Hướng dẫn trẻ tô theo chiều mũi tên chỉ, tô trùng khít lên nét in mờ. *- Nhận xét bài tô của trẻ: - Cô nhận xét bài tô của trẻ và nhắc nhở một số trẻ tô chưa đẹp Hoạt động 3: Củng cố - Cô hỏi trẻ vừa tô được chữ cái gì? - Nhắc trẻ về nhà tập viết lại chữ cái b, d, đ. - Cho trẻ hát và ra chơi. Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2012 Môn: Tập nói tiếng Việt Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) (T2) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Nhắc lại từ ngữ ở tiết 1. * Trò chuyện về chủ điểm: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt - Cô hỏi: Các cháu vừa hát bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Mèo có lợi ích gì? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi *Nhắc lại từ ngữ ở tiết 1: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ ở tiết 1: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Đây là con gì ? - Con chó có mấy chân ? - Con chó thuộc nhóm gia súc hay gia cầm ?... - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 2: Thực hành theo tình huống. * Cho trẻ đọc bài đồng dao: "Con gà cục tác lá chanh" - Cô làm tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình, trẻ nói tên con vật. - Cô cho trẻ làm tiếng kêu của con vật, trẻ khác nói tên con vật. - Cô theo dõi sửa phát âm cho trẻ. - Cô luyện cho tổ, nhóm, cá nhân chơi. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: "Về đúng con vật" - Cô cho trẻ cầm lô tô con vật trẻ thích. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng con vật của mình, thì trẻ cầm lô tô con gì thì chạy về tranh có con vật đó. Cô đi từng nhóm nhận xét, sửa sai, cho trẻ nói tiếng kêu và đặc điểm của con vật đó. - Cho trẻ đổi lô tô và chơi tiếp. * Hoạt động 4: Củng cố. - Cho trẻ tô màu tranh con vật thuộc nhóm gia súc, viết số tương ứng với số lượng con vật trong khoanh tròn. - Cô đi quan sát và hỏi trẻ về lợi ích của con vật - Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Kết thúc: - Cho trẻ hát và ra chơi. Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2012 Môn: Tập nói tiếng Việt Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con gà, con vịt) (T1) I. Mục tiêu: - Trẻ hiểu và biết sử dụng các từ ngữ chỉ tên gọi của các con vật nuôi: Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng. - Trẻ có kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Nhà bạn có nuôi con gì? Connhà bạn có những đặc điểm gì? - Trẻ nghe, hiểu các câu mệnh lệnh: Cháu hãy kể về con!Cháu hãy bắt chước tiếng kêu của con! - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị: * Cho cô : - Tranh vẽ về gia súc( Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con ) * Cho trẻ : - Tranh cho trẻ tô màu, bút màu đủ cho cả lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt. - Cô hỏi: Bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Cháu hãy kể tên những con vật sống ở trong gia đình? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ, chăm sóc các con vật sống trong gia đình. * Nhắc lại từ ngữ ở bài trước: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 2: Cung cấp từ ngữ - Cô cho trẻ quan sát tranh, cô hỏi trẻ và cung cấp cho trẻ các từ ngữ: Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng, cái mào. - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. - Cô giải thích cho trẻ hiểu đặc điểm của từng con vật và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. * Hoạt động 2: Luyện mẫu câu * Cho trẻ chơi: Trời tối - trời sáng - Cô cho trẻ quan sát tranh và nhận xét: Con gà trống có những đặc điểm gì? Con gà mái có những đặc điểm gì? Tiếng gáy của gà trống như thế nào? Tiếng kêu của gà mái như thế nào? Tiếng kêu của gà con như thế nào? Tiếng kêu của vịt như thế nào? - Cô hỏi cho cả lớp trả lời theo mẫu câu trên. - Cô cho trẻ hỏi - đáp cùng cô. - Cô cho từng cặp trẻ hỏi- đáp theo mẫu câu trên. - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ. - Cô cho trẻ nhắc lại thế nào là nhóm gia cầm và thế nào là nhóm gia súc. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: Bắt chước tiếng kêu của con gà trống, gà mái, con vịt, gà con. - Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu của từng con vật. - Cô nói tên con vật, trẻ làm tiếng kêu của con vật. - Cô luyện cho tổ, nhóm, cá nhân làm tiếng kêu của con vật. * Kết thúc: - Cho trẻ tô màu tranh con vịt, con gà. - Cho trẻ hát và ra chơi. MÔN :TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: VẼ CON GÀ TRỐNG ( Mẫu) I. Mục tiêu: - Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút, vẽ được hình con gà trống theo hướng dẫn của cô. - Rèn cho trẻ kĩ năng vẽ nét cong, nét thẳng . Rèn khả năng chú ý, quan sát cho trẻ. Phát triển trí tưởng tượng , óc sáng tạo cho trẻ. - Trẻ nói và trả lời rõ ràng, trọn câu. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị - Mẫu vẽ của cô. Tranh con gà trống, Giấy vẽ cho cô, trẻ; bút màu đủ cho cả lớp. II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Cho trẻ đọc thơ: Em vẽ. - Cô hỏi: Các cháu vừa đọc bài thơ gì? - Em bé đã vẽ được những gì? - Cháu hãy kể tên những con vật nuôi trong gia đình mà cháu biết? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Hoạt động 2: Quan sát , đàm thoại , làm mẫu - Cô cho trẻ quan sát tranh con gà trống và hỏi: Con gì đây? - Cô đàm thọai về đặc điểm của con gà trống. - Cô giới thiệu đề tài: Vẽ con gà trống - Cho trẻ tìm chữ đã học trong từ. - Cô tóm tắt lại cách vẽ và vẽ mẫu: + Vẽ đầu gà là hình tròn nhỏ, vẽ mỏ nhọn dài, vẽ mào ở trên đầu. +Vẽ mình gà hình bầu dục. + Vẽ đuôi gà là những nét cong dài. + Vẽ hai nét thẳng làm chân, hai chân có các ngón xòe ra ( có 3 ngón phía trước và 1 ngón phía sau), vẽ cựa. - Cô hỏi lại trẻ kỹ năng vẽ. - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút. - Cô nhắc lại và cho trẻ hát lên ghế ngồi vẽ con gà trống. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện vẽ. - Khi trẻ thực hành vẽ, cô đi quan sát, gợi ý giúp trẻ thực hiện đúng, sáng tạo ( vẽ gà đang mổ thóc, vẽ cỏ) * Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm: - Trẻ vẽ xong cho trẻ trưng bày lên giá. Mời trẻ giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn. - Cháu thích sản phẩm nào của bạn ? vì sao - Cháu không thích sản phẩm nào của bạn ? vì sao - Cô nhận xét: Tuyên dương những sản phẩm đẹp, sáng tạo. Nhắc nhở, bổ sung những sản phẩm còn yếu kém. - Giáo dục chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi.. * Kết thúc: - Trẻ hát và ra chơi. Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2012 Môn: Tập nói tiếng Việt Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con gà, con vịt) (T2) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Cho trẻ hát bài: "Một con vịt" - Cô hỏi: Các cháu vừa hát bài hát nói về con gì? - Con vịt sống ở đâu? - Con vịt có lợi ích gì? - Con vịt thuộc nhóm nào? - Cháu hãy kể tên những con vật thuộc nhóm gia cầm? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi *Nhắc lại từ ngữ ở tiết 1: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ ở tiết 1: Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng. nhóm gia cầm. - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 2: Thực hành theo tình huống. * Cho trẻ đọc bài đồng dao: "Con gà cục tác lá chanh" - Cô đọc câu đố: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng - Đố biết con gì? - Cho cả lớp nhắc lại câu đố và giải câu đố. - Cho trẻ vẽ, tô màu hình con vịt và nói tên các bộ phận của con vịt. - Cô theo dõi sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 3: - Cho trẻ quan sát tranh, nêu đặc điểm của các con vật (Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con) nói lên sự khác nhau giữa con gà và con vịt. - Cô giúp trẻ nói được điểm chung giữa gà và vịt đều là những con vật có hai chân, đẻ trứng, thuộc nhóm gia cầm. * Hoạt động 4: Củng cố. - Cho trẻ tô màu tranh con vật thuộc nhóm gia cầm, viết số tương ứng với số lượng con vật trong khoanh tròn. - Cô cho trẻ nói về cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình - Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Kết thúc: - Cho trẻ hát và ra chơi. MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI : EM VẼ I. Mục tiêu: - Cháu hiểu nội dung bài thơ, nhớ được tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ: Em vẽ. - Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ, phát triển chú ý, ghi nhớ cho trẻ. - Trẻ đọc thơ rõ ràng , trọn câu. - Giáo dục trẻ không vẽ bẩn lên tường, lên bàn ghế II. Chuẩn bị: - Tranh: Con gà trống,con mèo, con bướm, mặt trăng, mái trường, cách đồng . - Tranh thơ chữ to có hình ảnh. III. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ vận động bài hát: Con gà trống. - Cô hỏi: Bài hát nói về con gì? - Con gà trống có lợi ích gì? - Con gà trống sống ở đâu? - Con gà trống thuộc nhóm nào? - Cháu hãy kể những con vật thuộc nhóm gia cầm? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi. * Giới thiệu bài: - Hình ảnh con gà trống được thể hiện trong bài thơ: Em vẽ của nhà thơ Hoàng Thanh Hà. - Cô cho trẻ đọc đồng thanh tên bài thơ và tên tác giả * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1. - Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 2. - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát đàm thoại về hình ảnh trên tranh và giảng giải nội dung bài thơ qua tranh. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 3 trên tranh thơ chữ to. - Đàm thoại theo nội dung bài thơ và giải thích từ khó: + Bay tung tăng: Bay từ chỗ này sang chỗ khác. + Đỏ tươi: Màu đỏ sáng rất đẹp. + Toả ánh sáng: Ánh sáng lan rộng ra khắp nơi. - Cô đàm thoại về cách đọc, ngắt nghỉ. * Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ. - Cho trẻ đọc thơ theo cô từng câu 1 đến hết bài thơ 1- 2 lần. - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. - Cô luyện cho lớp, tổ, cá nhân đọc. - Cô quan sát sửa phát âm cho trẻ. * Kết thúc: - Cô cùng trẻ hát bài: Em vẽ và ra chơi. Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2012 Môn: TNTV Đề tài: Luyện nói câu Bài: Gia súc I. Mục tiêu: - Trẻ hiểu và biết sử dụng các từ ngữ chỉ tên gọi của các con vật nuôi: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Trẻ có kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Đây là con gì? (Kia là con gì?Con gì đây?) Tiếng kêu của nó như thế nào? Nó có những đặc điểm gì? - Trẻ nghe, hiểu các câu mệnh lệnh: Cháu hãy kể!Cháu hãy bắt chước tiếng kêu của con! - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các con vật nuôi trong gia đình ( Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) - Tranh cho trẻ tô màu, bút màu đủ cho cả lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt - Cô hỏi: Các cháu vừa hát bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Mèo có lợi ích gì? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Ôn luyện từ ngữ, mẫu câu: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Đây là con gì ? - Con chó có mấy chân ? - Con chó thuộc nhóm gia súc hay gia cầm ?... - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 2: Ôn luyện theo tình huống. * Cho trẻ đọc bài đồng dao: "Con gà cục tác lá chanh" - Cô làm tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình, trẻ nói tên con vật. - Cô cho trẻ làm tiếng kêu của con vật, trẻ khác nói tên con vật. - Cô theo dõi sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: "Về đúng con vật" - Cô cho trẻ cầm lô tô con vật trẻ thích - Cho trẻ đổi lô tô và chơi tiếp. * Hoạt động 4: Củng cố. - Cho trẻ tô màu tranh con vật thuộc nhóm gia súc, viết số tương ứng với số lượng con vật trong khoanh tròn. - Cô đi quan sát và hỏi trẻ về lợi ích của con vật - Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo v

Chó Sói Và Chú Cừu Non

Chó sói và chú cừu non

Một chú cừu non uống nước bên sông, chó sói ở gần đấy và nhìn thấy. Chó sói muốn ăn thịt cừu non, thế là nó liền hoạnh họe cừu. Nó nói:

– Mày làm đục nước của tao, không cho tao uống.Chú cừu con cãi lại :– Ông sói ơi! Cháu làm sao có thể làm đục nước của ông? Bởi vì cháu đứng ở cuối dòng nước, hơn nữa lại chỉ chúm miệng uống nước bằng đầu môi mà thôi.Nhưng sói lại nói :– Được, thế tại sao mùa hè năm ngoái mày chửi bố tao?Cừu non đáp :– Thưa ông sói, nhưng hè năm ngoái mẹ cháu còn chưa đẻ cháu.Sói nổi cáu nói át :– Không cần lý sự với mày. Tao đang đói bụng đây, vì thế mà tao ăn thịt mày.

Thế là con Sói cắp chú Cừu non vào tận rừng sâu rồi ăn thịt chú ta không cần phải phân rõ lý lẽ thiệt hơn.

Con sư tử, con chó sói và con cáo. Con sư tử già ốm nằm trong hang. Tất cả mọi con thú đều đến thăm vị chúa, chỉ có cáo là chưa. Thế là chó sói vui mừng được dịp đặt điều cho cáo trớc mặt sư tử. Sói nói:– Mụ ta chẳng coi ngài vào đâu, mụ không đến thăm chúa lấy một bận.Vừa lúc đó thì cáo chạy đến. Nó nghe thấy điều sói nói, liền nghĩ bụng: “Đợi đấy, sói ạ, ta sẽ trả thù mày”.Sư tử quát mắng cáo, cáo liền thưa:– Xin chúa đừng vội xử tội kẻ bầy tôi xin cho kẻ bầy tôi được nói một lời. Kẻ bầy tôi không đến đây được là bởi vì không còn có lúc nào.Mà không có lúc nào là bởi vì kẻ bầy tôi phải chạy khắp thế gian đi hỏi thuốc cho chúa. Mãi bây giờ mới tìm ra, thế là vội chạy đến đây ngay.Sư tử bèn hỏi:– Thuốc gì kia?– Dạ thưa thuốc thế này ạ: nếu lột da một con sói đang sống, rồi chúa khoác bộ da ấm áp của nó vào…Sư tử căng bộ da sói ra, cáo bật cười và bảo:– Thế đấy người anh em ạ: không nên xui chúa làm điều ác, mà phải xui làm điều lành kia

Chó Sói Và Con Cừu Non

Le loup et l’agneau

Jean De La Fontaine(Pháp)

La raison du plus fort est toujours la meilleure : Nous l’allons montrer tout à l’heure.

Un Agneau se désaltérait Dans le courant d’une onde pure. Un Loup survient à jeun qui cherchait aventure, Et que la faim en ces lieux attirait. Qui te rend si hardi de troubler mon breuvage ? Dit cet animal plein de rage : Tu seras châtié de ta témérité. – Sire, répond l’Agneau, que votre Majesté Ne se mette pas en colère ; Mais plutôt qu’elle considère Que je me vas désaltérant Dans le courant, Plus de vingt pas au-dessous d’Elle, Et que par conséquent, en aucune façon, Je ne puis troubler sa boisson. – Tu la troubles, reprit cette bête cruelle, Et je sais que de moi tu médis l’an passé. – Comment l’aurais-je fait si je n’étais pas né ? Reprit l’Agneau, je tette encor ma mère. – Si ce n’est toi, c’est donc ton frère. – Je n’en ai point. – C’est donc quelqu’un des tiens : Car vous ne m’épargnez guère, Vous, vos bergers, et vos chiens. On me l’a dit : il faut que je me venge. Là-dessus, au fond des forêts Le Loup l’emporte, et puis le mange, Sans autre forme de procès

Lý kẻ mạnh bao giờ cũng nhất Xin chứng minh lập tức châm ngôn

Chó sói và con cừu non

Chuyển ngữ:Lê Trọng Bổng

Một hôm có chú cừu non Ung dung uống nước trên dòng suối trong Nơi lão sói đói thường mò đến Lúc này đây xuất hiện bất thần: “Tên kia sao dám táo gan Nước của ta, mày tới làm đục lên? – Tiếng sói thét giữa cơn điên Táo gan ta phải trị liền mới xong” Cừu thưa: “Xin Đức Ông chớ giận Mà xét cho thực trạng như vầy Nơi con đang giải khát đây Nằm dưới nơi uống của Ngài rất xa Vậy không thể nói là làm đục” “Chính mày vầy bẩn nước đây mà Ta còn biết được năm qua Miệng mày từng nói xấu ta rồi còn” “Nói chi khi má con chưa đẻ Nay con còn bú mẹ hàng ngày?” “Chẳng mày thì thằng anh mày” “Nhưng con đâu có” “Lũ bay rành rành: Mày này, mấy thằng chăn, lũ chó Chẳng tha ta, ta rõ hết rồi Chuyến này phải báo thù thôi” Sói già vừa nói dứt lời Đã lao lên quật tơi bời cừu con Cắn chết tha lên non ăn thịt Mà chẳng cần xét xử gì hơn

Jean de La Fontaine (8 tháng 7 năm 1621 – 13 tháng 4 năm 1695) là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng củaPháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. Một bộ phim nói về cuộc sống của ông đã được phát hành tại Pháp vào tháng 4 năm 2007 (Jean de La Fontaine – le défi).(wikipedia)

Phân tích bài thơ Chó sói và cừu non

Đây là một truyện ngụ ngôn được La Fontaine viết vào cuối thế kỷ 17, tôi xin chép lại theo trí nhớ, có thể thừa thiếu vài chỗ:

“Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: “ Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?…” Cừu non vội đáp: “ Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: “ Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: “ Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: “ Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: “ Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”.

Sau đó chuyện gì xẩy ra trong rừng ta thì ta đã thừa biết.

Thực ra ngay từ thời La Fontaine truyện này cũng không mới. Chính nhà thơ cổ điển người Pháp đã dựa vào truyện ngụ ngôn của Phaedrus và Esope, những nhà ngụ ngôn Hy Lạp sống cách ta khoảng 2700 năm! Nghĩa là chuyện “lấy thịt đè người” cũng không phải là chuyện lạ.

Ỷ vào sức mạnh, coi thường đạo lý đã quá quen thuộc với loài người và xưa như trái đất. Vả lại, thời đại ngày nay đâu phải là thế kỷ 17 của La Fontaine hay thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên của Esope? Nền văn minh Á hay Âu hay Phi bắt nguồn từ thời Chiến Quốc với Khổng Tử, từ cái nôi Hy Lạp, Ai Cập đã có dư vài ngàn năm tuổi. Dù bản chất của lũ sói có thay đổi chậm chạp đến đâu, dù chúng có ngoan cố đến đâu chúng cũng phải nhận rằng chúng đang sống trong thời đại mà không phải bao giờ, không phải ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh như trong truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên.

Sói thì có thể vẫn thế, nhưng cừu thì không mãi là con “aigneau” bé bỏng, yếu ớt và ngây thơ như con cừu của Esope hay La Fontaine. Cừu của thời đại ngày nay biết thế nào là sức mạnh của luật pháp cộng đồng quốc tế văn minh, biết giữ phẩm giá làm người, biết phải làm gì để cho ánh sáng lịch sử trên những con sông như Bạch Đằng Giang không bị lu mờ mà mãi ngời sắc đỏ của tình yêu non sông xã tắc.

Sức mạnh của luật rừng xem chừng không phải bao giờ cũng là sức mạnh đáng sợ!  

Theo Thethao vanhoa 

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…