Ghẻ Chó Demodex / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Ghẻ Máu Demodex Ở Chó

Bệnh ghẻ máu ở chó hay còn có tên gọi khác là ghẻ Demodex là một căn bệnh ghẻ thường gặp ở chó mèo rất khó chữa trị. Bệnh ghẻ máu này chủ yếu do ve chó gây lên do chúng ký sinh trong da chó mèo lâu ngày hút máu và phá hoại da chó. Vậy làm sao có thể loại bỏ được căn bệnh ghẻ máu – ghẻ Demodex trên cơ thể chó mèo một cách nhanh nhất? Bài viết này https://vietgiftmarket.com/ kết hợp với bác sĩ thú y Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn một vài cách điều trị bệnh ghẻ Demodex – ghẻ máu tốt nhất hiện nay.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ máu – Demodex ở chó mèo

Khi bệnh ghẻ Demodex mới xuất hiện ở chó mèo nó chỉ có thể xuất hiện một vài đốm nhỏ màu đỏ và có rụng một ít lông nhưng rất khó phát hiện ở giai đoạn này. Khi bị nặng lên ghẻ demodex sẽ có các biểu hiện rõ ràng hơn như:

Rụng lông nhiều thành từng mảng

Da đỏ ứng và bị viêm, lở loét

Trên da có nhiều dầu, nước mụn

Xuất hiện các lớp màng, vảy trên da dạng như nấm

Chân bị sưng

Hiện tại ghẻ máu demodex có 3 loại sau:

Ghẻ demodex địa phương: Loại này chỉ ảnh hưởng đến một vài phần trên cơ thể và thường là sẽ bị ở mặt chó. Bệnh chỉ xuất hiện xung quanh mặt hoặc một phần nào đó mà không lây lan sang các vị trí khác với bệnh này bạn có thể sử dụng thuốc xịt, bôi để chữa hoặc nó sẽ tự khỏi khi hệ miễn dịch của chó tốt trở lại.

Loại ghẻ máu demodex tổng quát: Loại ghẻ này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng da hoặc toàn cơ thể chó. Nếu chó bị mắc ghẻ máu demodex tổng quát sẽ bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây lên khiến chó bị ngứa dữ dội và có mùi hôi. Khi chó bị bệnh này sẽ rất khó chữa trị tận gốc.

Ghẻ Pododermatitis demodectic: Loại ghẻ này chỉ ảnh hưởng trên chân của chó mèo và nó gây ra nhiễm trùng thứ phát, loại ghẻ này thường nằm ở giữa các kẽ đệm của bàn chân chó mèo nên rất khó chữa trị.

Nguyên nhân gây lên bệnh ghẻ máu demodex ở chó mèo

Bệnh ghẻ máu demodex gây ra bơi các Demodex canxi chúng là một dạng ký sinh trùng mite sống ở khu vực nang lông của chó. Hầu hết tất cả con chó đều có loại ký sinh này sống trên da nhưng chúng lại không có phản ứng với con ve này do hệ miễn dịch tốt. Khi mà hệ miễn dịch của chó trở nên kém hơn thì chúng sẽ tấn công và phát triển bệnh nặng hơn trên cơ thể vật chủ.

Bệnh ghẻ máu demodex sẽ xuất hiện nhiều ở chó con và chó chưa có hệ miễn dịch trưởng thành. Các con ve chó sẽ sinh sản nhanh chóng khi mà hệ miễn dịch của chó mất kiểm soát hoặc yếu đi. Hầu hết các chú chó trưởng thành sẽ có khả năng chống lại loại ve gây bệnh ghẻ máu demodex chỉ khi hệ miễn dịch của chó trưởng thành kém do tuổi tác thì ghẻ demodex mới có cơ hội tấn công và gây bệnh trên vật chủ.

Chuẩn đoán bệnh ghẻ demotex

Để chuẩn đoán bệnh này các bạn có thể dựa vào các triệu chứng bệnh ở trên để phỏng đoàn bệnh. Còn muốn chắc chắn hơn bạn nên đưa cún đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ hơn và chuẩn đoán bệnh chuẩn nhất.

Cách điều trị bệnh ghẻ máu Demotex

Để điều trị căn bệnh này bạn áp dụng theo cách sau đây:

Cách 1: Áp dụng cho chó mới bị ghẻ thì nên sử dụng thuốc bôi Alkin Mitecyn lên các khu vực chó bị nhiễm ghẻ ngoài da, thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng da và loại bỏ ghẻ Demotex trên da, phòng ngừa ký sinh Demotex sinh sôi và phát triển trên da.

Đặt mua thuốc trị ghẻ chính hãng tại: https://vietgiftmarket.com/shop-cho-cho/thuoc-tri-ghe-cho/

Phục hồi chó bị ghẻ máu Demotex trong quá trình điều trị bệnh và sau khi khỏi bệnh

Bệnh ghẻ Demotex có thể điều trị được 100% nhờ các phương pháp chữa bệnh trên, nhưng chó có thể bị tái nhiễm lại bệnh do hệ thống miễn dịch yếu hoặc chó bị ức chế bệnh + với các điều kiện thích hợp khác sẽ khiến ghẻ Demotex tái phát.

Để giúp chó phục hổi bệnh nhanh các bạn nên áp dụng cho chó một chế độ ăn uống tốt đầy đủ dưỡng chất bao gồm cả rau và thịt. Ngoài ra bạn nên mua thêm các thực phẩm chức năng cho chó như vitamin, thuốc bổ về cho chó sử dụng.

Kiến thức trị ghẻ chó khác:

Ghẻ Demodex Ở Người, Demodex Trên Mặt

Nguyên nhân khiến da bạn bị nhiễm Demodex xuất phát từ chính bệnh ghẻ Demodex ở động vật (đặc biệt là chó). Viêm da Demodex hiện đang là một từ khóa gây hoang mang cho rất nhiều người khi phát hiện làn da có những dấu hiệu lạ. Demodex trên mặt hoành hành làm da mặt xuất hiện rất nhiều các loại mụn kèm theo ửng đỏ và ngứa châm chích kéo dài. Bị viêm da demodex không những gây mất thẩm mỹ khi ngại giao tiếp mà còn làm mất đi hệ sinh thái khỏe mạnh trên da. Những kiến thức về demodex hầu như còn rất ít và rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này: Demodex là con gì? Demodex trên da mặt có chữa khỏi không? Chăm sóc da khi bị demodex như thế nào?,…

Trong bài viết này, Methode Physiodermie sẽ chia sẻ đến các bạn những kiến thức cơ bản về dấu hiệu, tác hại của Demodex để các bạn có những quyết định sáng suốt hơn về cách điều trị.

Ghẻ Demodex là bệnh gì?

Bệnh ghẻ Demodex (bệnh xà mâu) là loại bệnh ngoài da do chính ký sinh trùng Demodex gây ra. Ký sinh trùng này không những ký sinh ở người mà chúng còn sống trên cơ thể động vật, chúng ký sinh ở trong nang lông và tuyến bã nhờn với số lượng lớn. Bệnh này không những làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm da demodex ở người xuất phát từ chính bệnh ghẻ demodex ở động vật, đặc biệt là chó. Vậy bệnh ghẻ demodex là gì?

Ghẻ Demodex ở chó do vi khuẩn Demodex Canis gây nên. Chó bị mắc bệnh khi hệ thống miễn dịch của chúng suy yếu. Một chu kì sống của ghẻ demodex ở chó thường từ 20-35 ngày và truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2-3 ngày đầu bú sữa. Đây là một loại bệnh ngoài da trên chó mèo rất nguy hiểm và phải được chữa trị kịp thời tránh dân đến nhiễm trùng da, máu gây tử vong. Đặc biệt khi nhà bạn đang sinh sống có nuôi động vật bị nhiễm ghẻ demodex rất dễ bị lây lan sang người qua tiếp xúc trực tiếp hàng ngày và các vết thương hở.

1. Demodex trên da

Có một điểm thú vị là những con ký sinh trùng này không có hậu môn, việc tiêu hóa của chúng do đó cũng ảnh hưởng đến chiều dài và kích thước tựa như con giun, do đó mọi thứ chúng ăn vẫn còn tồn tại trong cơ thể trong hai tuần cho đến khi chúng chết. Khi số lượng ký sinh trùng demodex trên da trở nên nhiều hơn, những loại vi khuẩn trong chất thải của loài ký sinh trùng này có thể gây ra những vấn đề về da như bệnh hồng ban – Bệnh Rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt). Ngoài bệnh hồng ban, sự phát triển quá mức của quần thể những con ký sinh trùng này cũng gây ra những vấn đề khác về da như: mụn trứng cá, rụng tóc, ngứa da mặt,..

2. Ký sinh trùng Demodex hoạt động như thế nào?

Do đặc tính không thích ánh sáng, nên vào ban đêm demodex đực sẽ rời lỗ chân lông và tìm kiếm những ký sinh cái để giao phối. Sau đó những con cái sẽ đẻ trứng vào lỗ chân lông, làm cho lỗ chân lông trên da bị giãn ra và trở nên rộng hơn. Vào ban đêm khi những hoạt động của loài ký sinh này trở nên nhộn nhịp, bạn có thể cảm thấy chúng đang bò trên da của mình.

Miệng của những con ký sinh trùng này giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Demodex ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu có trong chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng thích môi trường ẩm ướt, ấm và trở nên hoạt động nhiều nhất trong bóng tối.

3. Các thể ký sinh trùng Demodex ở da

Sự thật có rất nhiều người chưa hề biết đến loại ký sinh trùng này. Demodex là loại ký sinh trùng có mặt trên da của tất cả những người trưởng thành, chỉ cần ở những nơi nào có nang lông và bã nhờn thì sẽ có Demodex. Tuy nhiên, những người có số lượng demodex phân bố trên da nhiều và dày đặc thì sẽ dẫn đến hiện tượng da bị ngứa, sần sùi, mụn nhọt và phát triển thành bệnh viêm da demodex.

Demodex có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn trên da, nang lông hoặc khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Bệnh viêm da do Demodex có 3 thể bệnh chính:

Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác kiến bò trên da;

Viêm da Demodex dạng trứng cá;

Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch).

Ký sinh trùng Demodex “phá hoại” làn da như thế nào?

Khi bị nhiễm Demodex bệnh nhân cực kỳ khó chịu vì có rất nhiều loại mụn “ký gởi” trên da mặt, mụn này chưa khỏi những nốt mụn kia đã mọc lên, cứ liên tiếp như vậy làm cho sức khỏe làn da ngày càng yếu đi, hơn nữa hiện tượng ngứa ngáy, ửng đỏ khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, vừa gây mất thẩm mỹ cho người gặp phải. Nhưng hơn cả những gì chúng ta nhìn thấy bên ngoài là quá trình đào bới “kinh hãi” bên trong chúng ta không thể nhìn thấy được.

Thứ nhất, ký sinh trùng Demodex trú ngụ trong lỗ chân lông, tuyến bã nhờn và nguồn thức ăn chính của chúng cũng lấy từ cơ thể người (bã nhờn, cặn mỹ phẩm…). Mỗi lần lấy thức ăn chúng dùng những chiếc vòi sắc bén của mình đâm vào da. Ngoài ra, nơi trú ngụ chính là lỗ chân lông nên chúng thường xuyên chui ra chui vô (chui ra vào ban đêm và chui vô vào ban ngày) làm cho lỗ chân lông ngày càng dãn rộng ra, tạo cơ hội cho mụn mọc nhiều hơn.

Tập tính sống của loài này thường diễn ra vào ban đêm, vì ban ngày chúng rất sợ ánh sáng. Ban đêm là lúc chúng đi tìm thức ăn và tìm bạn tình để giao phối. Vì thế ban đêm người bệnh cảm thấy ngứa ngáy châm chích, thậm chí còn cảm nhận được những di chuyển ngọ nguậy trên mặt giống như kiến bò, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Mỗi khi con cái đẻ trứng xong thì chúng chết đi, xác và phân của chúng sẽ phân hủy thành dịch, dịch này gây ra dị ứng da, làm da bị đỏ, khô và mất sức sống.

Phục hồi da sau điều trị Demodex thật sự cũng chẳng hề đơn giản vì khả năng để lại thâm sẹo rất cao.

Như vậy, chỉ cần nhắc đến ký sinh trùng Demodex cũng đã đủ làm cho người ta cảm thấy “sợ hãi” vì sức tàn phá kinh khủng của nó. Chỉ có những ai đã hoặc đã từng bị Demodex mới hiểu được “nổi khổ” mang tên viêm da Demodex trên mặt.

Dấu hiệu của ghẻ Demodex ở động vật

Ghẻ Demodex khi mới xuất hiện ở động vật (đặc biệt là chó) thường có một số đốm nhỏ màu đỏ và gây ra tình trạng rụng lông. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Demodex không biểu hiện rõ ràng khiến chúng ta khó nhìn thấy bằng mắt thường bởi da của chó thường được bao phủ bởi lớp lông dày bên ngoài. Đến giai đoạn nặng hơn, ghẻ Demodex sẽ có những biểu hiện rõ ràng như sau:

Lông rụng nhiều và rụng thành từng mảng lớn

Da xuất hiện nhiều lớp màng, vảy tương tự như nấm

Da ửng đỏ, lở loét và tiết dịch

Xuất hiện các mụn nước, mụn mủ

Chân bị sưng và giữ nước

Sốt cao, mắt lờ đờ

Hầu hết tất cả con chó đều có loại ký sinh này sống trên da nhưng chúng lại không có phản ứng với con ve này do hệ miễn dịch tốt. Khi hệ miễn dịch của chó trở nên yếu đi thì ghẻ Demodex sẽ tấn công và phát triển bệnh nặng hơn trên cơ thể vật chủ. Khi thú cưng nhà bạn có những biểu hiện như trên cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh tình trạng để lâu ngày chúng sẽ lây lan sang người, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Demodex không chỉ sống kí sinh trên động vật mà còn sống kí sinh trên cơ thể con người. Số lượng Demodex kí sinh trong giới hạn cho phép thì hầu như không gây hại gì cho làn da. Tuy nhiên, nếu Demodex sinh sôi và phát triển mạnh trên một vùng da nhất định sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng. Vậy dấu hiệu nào nhận biết bạn đang bị viêm da Demodex?

Dấu hiệu của bệnh ghẻ demodex ở người

Ghẻ Demodex ở người thường lây lan rất nhanh, ban đầu chỉ có thể là một đốm đỏ nếu không điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng lây lan trên diện rộng. Những biểu hiện cụ thể của người bị ghẻ Demodex

Da có dấu hiệu bị mẩn đỏ

Ngứa châm chích, đặc biệt là ngứa vào ban đêm

Mụn mọc rất nhiều

Vào ban đêm có cảm giác như có kiến đang bò trên mặt, rất khó chịu.

Vùng da bị mụn thường là vùng da ở hai bên má, cằm và trán, thường ở những nơi có nhiều dầu. Khi phát hiện da có những dấu hiệu bất thường, mụn mọc nhiều thì người bệnh nên nhanh chóng đi bác sĩ để xét nghiệm, nếu được chữa trị sớm sẽ ngăn chặn được bệnh phát tán ra nhiều.

Tập tính sinh hoạt và sinh trưởng của loài ký sinh trùng này diễn ra hoàn toàn trên da người (từ lúc sinh sôi cho đến lúc chết). Loài này rất sợ ánh sáng vì thế chúng thường hoạt động vào ban đêm, nguồn thức ăn chính là bã nhờn và chúng sinh sôi trong nang lông của người. Khi chết, phân và xác bị phân hủy làm cho da bị dị ứng, ngứa ngáy rất khó chịu.

Nguyên nhân viêm da Demodex ở người

Ghẻ Demodex dù không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng ngược lại bệnh lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trước khi tìm hiểu dấu hiệu và giải pháp điều trị của bệnh ghẻ Demodex ở người thì bệnh nhân cần phải biết được nguyên nhân bị nhiễm Demodex là gì?

Theo như nghiên cứu của những chuyên gia đầu ngành thì ký sinh trùng Demodex đều tồn tại trên da của tất cả chúng ta nhưng với số lượng vừa phải và cân bằng với lợi khuẩn. Khi da khỏe mạnh, chúng sống “ôn hòa” với cơ thể chủ và không gây ra bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi sức khỏe của cơ thể chủ bị suy yếu, sức đề kháng của làn da xuống cấp thì đây là cơ hội cho ký sinh trùng demodex “thừa thắng xông lên” và phát triển mạnh gây ra những triệu chứng khó lường.

Như đã nói ở trên, demodex đều có trên da người, tuy nhiên để có khả năng phát triển thành bệnh hay không là do số lượng phân bổ demodex trên da bao nhiêu, nếu như người bình thường chỉ có 1-2 con/cm2 da nhưng nếu xuất hiện 20-30 con/cm2 da thì dễ dàng phát triển thành bệnh.

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến da bị yếu là sử dụng kem trộn hoặc mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ chứa thành phần Corticoid. Da nhiễm corticoid trong thời gian dài dễ dẫn đến da nhạy cảm hơn với tất cả các thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, hàng rào bảo vệ da bị suy yếu và mất nước bề mặt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho demodex phát triển.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ với hiệu quả trị mụn thần tốc, dưỡng trắng da nhanh chóng trong thời gian nhất định. Các loại kem trộn như vậy thường chứa Corticoid – một loại kháng sinh kháng viêm thường dùng trong y học chữa các bệnh về khớp, đường hô hấp. Bởi đặc tính kháng viêm mạnh, Corticoid điều trị được tất cả các vấn đề về mụn rất “nhanh”. Làm da giảm tiết nhờn mạnh do ức chế tạm thời các tuyến bã nhờn, mụn cám, mụn viêm, mụn mủ nhờ vậy giảm cho đến biến mất. Corticoid có tác dụng giữ nước cho da vì thế mang lại làn da căng mọng, trắng hồng, mềm mịn tức thì. Nhưng nếu bôi lên da mặt lâu ngày sẽ gây ra những tác dụng phụ hết sức nguy hại cho làn da làm sức đề kháng của da yếu đi, mất cân bằng tuyến bã nhờn tạo điều kiện cho Demodex phát triển.

Nguyên nhân thứ ba dẫn đến viêm da demodex nhắc đến ở bài viết này chính là sự lây lan của ghẻ demodex từ động vật sang người, đặc biệt là chó.

Cách chữa ghẻ Demodex ở người, Demodex ở da mặt

Bởi vì nguyên nhân chính làm cho số lượng demodex tăng lên là do sự mất cân bằng của hệ vi sinh trên da, chính vì vậy để điều trị trước hết phải chăm sóc sức khỏe làn da thật tốt, cân bằng hệ vi sinh và khôi phục lớp màng bảo vệ da bị tổn thương.

Điều trị ghẻ demodex ở người phải kiên trì vì bệnh thường kéo dài lâu, nhưng những bệnh nhân bị nhiễm demodex có thể yên tâm vì bệnh này có thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn, quan trọng là người bệnh phải điều trị đúng cách và đúng hướng mới hi vọng cải thiện tình hình. Nhưng chăm sóc cho da đang bị nhiễm Demodex cũng không hề đơn giản, trước tiên cần phải xem lại mỹ phẩm đang dùng và tốt nhất nên dừng lại ngay, vì một khi đã bị nhiễm demodex nếu chăm sóc da không đúng cách hoặc sử dụng mỹ phẩm có chứa nhiều dầu thì chẳng khác nào tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở thêm nữa.

1. Làm sạch da đúng cách

Thức ăn của demodex là chất dầu có trong bã nhờn mà tuyến bã nhờn tiết ra. Vì thế, làm sạch da đúng cách để cắt đi nguồn thức ăn của demodex khiến chúng không phát triển và sinh sôi nảy nở thêm. Điều quan trọng bạn phải nhớ dù da có bị demodex hay không đó là bước làm sạch. Làm sạch da và tẩy tế bào chết đúng cách giúp da được thông thoáng và khỏe mạnh, hạn chế tối đa sự hình thành của mụn.

Tẩy trang và rửa sạch da hàng ngày bằng nước ấm. Chọn loại tẩy trang dạng nước, dạng sữa, không dùng tẩy trang dạng dầu hoặc sáp (chứa thành phần mineral oil – dầu khoáng dễ gây bít tắc lỗ chân lông và là thức ăn của demodex. Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ an toàn và có độ pH ổn định với da.

Những lưu ý khi rửa mặt: rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn; dùng nước ấm; không dùng lực và chà xát mạnh tay khi rửa mặt (để tránh mụn bị tổn thương và lây lan).

Tránh xa các sản phẩm có chứa dầu (oil) vì chúng là nguồn thức ăn ưa thích của ký sinh trùng Demodex.

Tẩy tế bào chết định kỳ mỗi 1-2 lần một tuần. Chọn loại tẩy tế bào chết dạng gel, không chà xát và dùng lực mạnh trên bề mặt da.

2. Cải thiện lối sống sinh hoạt và vệ sinh nơi ở

Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ và thông thoáng. Tránh nơi ẩm thấp và thiếu ánh nắng mặt trời.

Thường xuyên giặt giũ chăn ga gối nệm và các vật dụng cá nhân như lược, quần áo, khăn tắm.. Tránh dùng chung với người khác.

Nuôi và chăm sóc thú cưng sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt và vệ sinh nơi ở cho chó, mèo. Xem xét lại việc nuôi thú cưng nếu thực sự không cần thiết.

3. Xây dựng một chu trình chăm sóc da đặc trị Bước 1: Làm sạch da

Hằng ngày vào buổi sáng và tối, hãy nhỏ một lượng sữa rửa mặt vào tay của bạn, kèm theo đó là thêm một giọt tinh dầu tràm trà/trà xanh vào hỗn hợp này. Sau đó trộn đều và rửa sạch lại mặt. Cũng nên nhớ tránh khu vực quanh miệng, sau đó lau khô bằng khăn sạch và làm cho da trở nên nhẹ nhàng hơn. Dầu cây trà có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm có thể chữa lành vết cắt, vết thương, dị ứng, bệnh vẩy nến và các vấn đề về da khác.

Bước 2: Cân bằng độ pH cho da

Hãy thêm một giọt nước hoa hồng (toner) dưỡng ẩm vào một miếng bông nhỏ, thêm vào đó một giọt tinh dầu trà xanh, và làm sạch da bằng cách dùng miếng bông nhỏ này thấm nhẹ lên làn da.

Bước 3: Loại bỏ ký sinh trùng demodex trên da mặt

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy sự di chuyển của demodex trên da mặt của mình, hãy làm sạch khuôn mặt của mình bằng cách dùng bông tẩy trang thấm nước hoa hồng lau sạch lớp dầu nhờn, bụi bẩn trên da và thoa kem trị Demodex Anti-redness

Bước 4: Kiểm soát số lượng demodex không tái phát

Duy trì cách chăm sóc da như trên

Thường xuyên làm sạch các phụ kiện khỏi bụi bẩn và sự tồn tại của nhiều ký sinh trùng gây bệnh. Ngoài ra, trong quá trình giặt giũ, bạn cũng có thể cho thêm khoảng 10 giọt tinh dầu trà cùng với bột giặt, thường xuyên làm sạch khăn tắm và khăn trải giường hơn để có thể đảm bảo làn da của bạn được nghỉ ngơi ở một nơi sạch sẽ trong đêm.

Không nên sử dụng các loại tinh dầu trực tiếp lên da mặt, mà hãy trộn cùng với một số sản phẩm dành riêng cho da/ tóc.

Vệ sinh nơi ở và đồ dùng cá nhân đều đặn mỗi tuần một lần để đảm bảo xung quanh nơi bạn sống là một môi trường sạch sẽ. Môi trường ẩm thấp, nhiều vi khuẩn bụi bẩn cũng là nơi demodex dễ dàng phát triển và lây lan. Hạn chế nuôi thú cưng nếu không cần thiết. Thú cưng như chó mèo là con vật được rất nhiều người nuôi. Demodex kí sinh không chỉ trên người mà phát triển cả trên động vật (đặc biệt là loài chó). Hạn chế tiếp xúc với thú cưng trực tiếp, qua vết thương hở,.. nếu loài vật đó đang hoặc có những dấu hiệu bị ghẻ Demodex.

Điều Trị Ghẻ Demodex Trên Chó

Bệnh ghẻ Demodex (ghẻ xà mâu) là một bệnh ngoài da phổ biến ở chó. Hệ thống miễn dịch suy yếu khiến chó phát bệnh. Ghẻ Demodex do vi khuẩn Demodex canis gây ra, đây là một loại ký sinh trùng cơ hội bình thường trên da chó, thường truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2 – 3 ngày đầu bú sữa. Nếu không có cách điều trị kịp thời, chó dễ bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Những điều cần biết về ghẻ Demodex

Ghẻ Demodex ở chó được phân loại thành 2 dạng: khu trú hoặc toàn thân. Ghẻ Demodex khu trú thường tạo ra những vùng tổn thương nhỏ và riêng biệt, còn ghẻ Demodex toàn thân thường hình thành vùng tổn thương lớn hơn và dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát.

Vùng bị ghẻ Demodex thường rụng lông, da bị đóng vảy và đỏ lên, đôi khi không gây ngứa nhưng đối với ghẻ ở bàn chân và trên toàn thân thì có thể gây đau đớn dữ dội.

Với ghẻ Demodex khu trú thì vùng rụng lông thường ít (5 – 12 điểm), vùng tổn thương nhỏ và hay gặp ở chó con, việc điều trị thường dễ đạt hiệu quả cao.

Ghẻ Demodex toàn thân là tình trạng bệnh trầm trọng, có thể khiến thú cưng bị rụng lông toàn thân, da đóng vảy và tiết dịch. Chó có biểu hiện lờ đờ, sốt và nhiễm trùng máu do nhiễm khuẩn thứ phát. Da đỏ, bị viêm có mụn mủ, tăng sắc tố mô là những tổn thương kế phát của bệnh. Ghẻ Demodex toàn thân có thể xảy ra ở chó con hoặc chó trưởng thành. Chó trưởng thành thường ít bị mắc bệnh hơn nhưng khi mắc bệnh thì việc điều trị rất khó khăn. Để đạt hiệu quả cao, cần kết hợp điều trị kí sinh trùng, nhiễm khuẩn kế phát và các nguyên nhân tiềm ẩn khác, đồng thời sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Cách điều trị ghẻ Demodex ở chó

Khi chó có biểu hiện ngứa, viêm da có mụn mủ, da đóng vảy thì có thể nghi ngờ là bệnh do ghẻ Demodex. Đây là căn bệnh khó chữa và thường có khả năng tái phát. Phát hiện bệnh càng sớm, hiệu quả điều trị càng cao.

Tùy vào tình trạng bệnh và cá thể vật nuôi mà chúng ta lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Một trong những cách điều trị hiệu quả, đó là sử dụng thuốc MITECYN (chính hãng) của công ty Alkin. 

https://shopee.vn/MITECYN-Thu%E1%BB%91c-phun-ve-tr%E1%BB%8B-gh%E1%BA%BB-ch%C3%B3-m%C3%A8o-i.41484308.1435525020

https://www.lazada.vn/products/mitecyn-thuoc-phun-ve-tri-ghe-cho-meo-i253528796-s341058671.html?spm=a2o4n.seller.list.10.7e9b724foIp7ng&mp=1

MITECYN điều trị hiệu quả các bệnh ghẻ (do Demodex, Sarcoptes…), bệnh về da do ve và các bệnh kế phát (bao gồm bệnh về da do nấm, bệnh về da do vi khuẩn…). MITECYN an toàn cho chó mèo từ 12 tuần tuổi trở lên.

Alkin là thương hiệu sản phẩm thuốc thú y nổi tiếng của Anh, được rất nhiều khách hàng tin dùng trên toàn thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam đã xuất hiện hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, khách hàng cần chú ý phân biệt để tránh bị nhầm lẫn.

Nguồn: Trích nội dung từ Alkin.vn

Bệnh Ghẻ Demodex Trên Chó Malinois.

Demodex canis, là một sinh vật hội sinh bình thường trên da chó. Bệnh truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2 – 3 ngày đầu bú sữa. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm. Bệnh ghẻ demodex sẽ được hình thành do sự phát triển mạnh mẽ của con ghẻ.

Ghẻ Demodex thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như nội ký sinh, bệnh rối loạn nội tiết, khối u, dinh dưỡng kém, thuốc điều trị ức chế miễn dịch hoặc stress tạm thời (như động dục, mang thai, phẫu thuật,…).

Ghẻ Demodex được phân loại thành 2 dạng: khu trú hoặc toàn thân dựa vào đánh giá tình trạng bệnh.

Ghẻ Demodex đôi khi không gây ngứa. Tuy nhiên

Ghẻ Demodex khu trú thường có vùng tổn thương nhỏ và riêng biệt, được đặc trưng bởi vùng rụng lông ít (ít hơn 5 – 12 điểm), nhỏ, vùng tổn thương có giới hạn và thường xảy ra trên chó con. Việc điều trị dễ dàng đạt hiệu quả cao.

Ghẻ Demodex toàn thân là dạng bệnh trầm trọng. Nó gây ra tình trạng chó bị rụng lông toàn thân, có những vùng tổn thương lớn hơn và có nhiễm khuẩn thứ phát gây ra hiện tượng sốt. Mụn, mụn mủ, đỏ da, tăng sắc tố mô là tổn thương kế phát của bệnh ghẻ Demodex. Ghẻ Demodex toàn thân có thể xảy ra ở thú non hoặc thú trưởng thành. Thú trưởng thành thường ít bị mắc bệnh hơn nhưng khi mắc bệnh thì việc điều trị rất khó khăn.

Để điều trị đạt hiệu quả cần kết hợp điều trị kí sinh trùng, nhiễm khuẩn kế phát và các nguyên nhân tiềm ẩn khác, đồng thời sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Sử dụng dầu tắm chuyên hỗ trợ điều trị ghẻ, hoặc tắm bằng lá trà xanh, sau khi tắm cần được sấy khô

Trên thị trường hiện nay có thuốc nhỏ gáy Advocate của Bayer điều trị bệnh hiệu quả đối với ghẻ demodex ku trú, còn bệnh ghẻ toàn thân cần được mang đến phòng khám thú y để được tiêm ivermectyn theo liệu trình của bác sĩ thú y.

Thường xuyên tẩy giun sán

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, môi trường nuôi sạch sẽ, thường xuyên vận động tập luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Những địa chỉ có giá chó becgie bỉ malinois có giá cao hơn chút nhưng bạn được lợi nhiều thứ có tiêm chủng đầy đủ để hạn chế mắc những bệnh trên với tỷ lệ thấp nhất. Chúng tôi cung cấp Malinois Béc bỉ chuẩn nhất thị trường

Mèo Bị Rụng Lông Quanh Mắt Do Ghẻ Demodex

Ghẻ demodex là một loại ký sinh trùng ký sinh ở tuyến bã nhờn và nang lông, chúng hút dinh dưỡng từ da, nang lông, gây tổn thương da, rụng lông, da thậm chí lở loét và viêm nhiễm.

Đây là loài ký sinh trùng thường gặp nhiều ở chó, tuy ít gặp ở mèo nhưng khi diễn biến trên mèo, bệnh khá khó điều trị, quá trình điều trị phức tạp và mất thời gian. Mèo bị rụng lông quanh mắt do ghẻ demodex là giai đoạn nhiễm ghẻ khu trú, chúng thường sẽ diễn biến lan toàn thân nếu không được kiểm soát kịp thời.

+ Mèo bị ghẻ rụng lông thì điều trị như thế nào?

+ Mèo bị rụng lông theo mảng có phải là bị ghẻ không?

Mèo bị rụng dần lông quanh mắt, da mẩn đỏ, kèm theo biểu hiện ngứa ngáy dữ dội, cơn ngứa thường xảy ra vào chiều tối và đêm.

Sau đó mèo bị rụng hoàn toàn lông quanh mắt, đây là giai đoạn bệnh trở nặng, phần da quanh mắt dày lên, đóng vả và ngứa, hóa sừng và xuất hiện các vảy gàu, mèo gãi làm các vảy gàu bay mang theo ghẻ và lây lan sang các vùng da khác, thậm chí là các loại động vật khác khi có sự tiếp xúc.

Khi bệnh diễn biến nặng hơn, da mèo sẽ có dấu hiệu lở, chảy dịch, viêm, sưng và có mủ, có mùi hôi.

Nguyên tắc quan trọng trong điều trị là phải loại bỏ ghẻ và chống nhiễm trùng. Vì bệnh diễn biến ở vùng quanh mắt nên rất khó thao tác chữa trị vì mắt mèo nhạy cảm và sẽ bị ảnh hưởng.

Loại bỏ hoàn toàn vùng lông ở quanh mắt mèo để thao tác chữa trị thuận tiện hơn.

Giữ vùng da nhiễm bệnh của mèo luôn an toàn khỏi sự xâm nhập của các tác nhân khác, cách ly mèo tốt để không lây nhiễm sang các loại vật khác cũng như tránh bị làm phiền trong giai đoạn này.

Vệ sinh khu vực sinh sống của mèo sạch sẽ, khô ráo, không được phép ẩm thấp.

Thường xuyên thay băng, gạc hay thảm nằm của mèo, đảm bảo luôn sạch sẽ và an toàn.

Tắm cho mèo bằng loại xà phòng được bác sỹ chỉ định hoặc an toàn hơn là sử dụng tinh dầu bạc hà, tinh dầu trà, tinh dầu bưởi, hòa cùng nước ấm và một chút muối pha thật loãng. Đây là loại hỗn hợp tự nhiên an toàn, mùi hương của nó có thể xua đuổi ký sinh trùng, đồng thời lành tính cho da, muối loãng sẽ giúp sát trùng vi khuẩn.

Giữ vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ, có thể lau bằng nước muối loãng hàng ngày.

Quan sát tình trạng tiến triển của bệnh, chu kỳ sống của ghẻ demodex là 2 đến 3 tuần, vì vậy cần có sự quan sát và ghi chép, cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sỹ thú y khi cần.

Hỏi ý kiến bác sỹ khi cần thiết dung thuốc uống hay tiêm, trường hợp dung thuốc bôi sẽ ít được khuyến cáo vì có thể lan và mắt mèo, đồng thời mèo thường liếm và cọ sau khi bôi thuốc.