Con Ve Chó Sống Bao Lâu / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tìm Hiểu Ve Chó Sống Được Bao Lâu?

Ve chó sống được bao lâu? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ, bởi ve chó có thể sống rất lâu và số lượng trứng mà ve cái có thể đẻ lên đến 5000 trứng. Có nhiều loài ve chó khác nhau, nhưng chúng đều nguy hiểm và sinh sôi nhanh chóng.

TÌM HIỂU VE CHÓ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Ve chó là loại ký dinh vật nguy hiểm, chúng không chỉ hút máu trên chó mèo, khiến cho luôn trong trạng thái bị kích thích, dễ cắn người mà ve chó còn có thể cắn người, chui vào tai người gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm. Ve còn có thể truyền nhiều bệnh ký sinh trùng máu như bệnh Lyme, Ehrlichiosis (bệnh biên dạng trùng) và Babesiosis (bệnh lê dạng trùng) nguy hiểm.

Có nhiều loại ve chó khác nhau, chúng sinh sản rất nhanh và gây hại cho thú cưng cũng như con người. Phổ biến nhất là loại ve Rhipicephalus Sanguineus hay còn gọi là ve nâu phát triển qua nhiều giai đoạn và nhiều ký chủ.

VÒNG ĐỜI CỦA VE CHÓ

Một vòng đời của ve trải qua nhiều giai đoạn và ký sinh trên nhiều vật chủ khác nhau.

Đầu tiên, ve cái giao phối và đẻ trứng đến chết, một con vé cái có thể đẻ 4-5000 trứng.

Tiếp đến, trứng sẽ nở thành ấu trùng, ấu trừng này sẽ bám vào một vật chủ và sống trên đáo 3 ngày trước khi rơi xuống.

Sau đó, ấu trùng sẽ tiếp tục phát triển thành nhộng 8 chân, nhộng này sẽ bám vào một chủ thể khác và hút máu 4-9 ngày. Sau đó, nhộng phát triển thành ve trưởng thành, những con ve này bám vào chó và hút máu 6-9 ngày trước khi bắt đầu giao phối.

Vậy nên chúng ta nên thường xuyên tắm rửa cho chó và kiểm tra tình trạng của chó, nếu bị dính ve chó, bạn nên nhờ đến các dịch vụ diệt ve chó và bọ chét hiệu quả để loại bỏ vê hoàn toàn cũng như ngăn ngừa chúng tái phát.

Chó Mèo Bị Bệnh Dại Sống Được Bao Lâu?

Virus bệnh dại (Rhabdovirus) là một loại virus truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có tốc độ tiến triển rất nhanh. Như vậy, chó bị bệnh dại sống được bao lâu hay virus dại sống bao lâu trong cơ thể đến khi phát bệnh? Virus dại sống bao lâu?

1. Virus dại sống bao lâu?

Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở động vật chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc chó/mèo mang mầm bệnh. Virus bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, thông qua qua nước bọt tại vết cắn. Virus bệnh dại có thể tồn tại trong cơ thể từ 2-8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu virus bệnh dại được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.

Đặc điểm của bệnh là virus sẽ tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó (90%), mèo nuôi (5%) và còn lại ở động vật hoang dã (5%). Dấu hiệu bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh thường thấy đó là thể điên cuồng và thể dại câm.

Hàng năm, căn bệnh này đã gây ra cái chết cho hơn 50.000 người và hàng triệu loài động vật trên toàn thế giới. Nó là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều động vật và con người nói chung, những chủ nuôi và thú nuôi nói riêng.

2. Mèo, chó bị bệnh dại sống được bao lâu?

Mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó và mèo? Một con vật mắc bệnh dại có thể sống được bao lâu?

Bệnh dại thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh sẽ phát tác trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Đối với chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường khó phát hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm.

Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, còn ở thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày.

3. Quy trình chẩn đoán bệnh dại ở chó, mèo

Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm virus bệnh dại thì việc đưa chúng đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây vật nuôi sẽ được cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen, thái độ của chúng đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định cho vật nuôi như:

Xét nghiệm máu ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.

Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán virus bệnh dại nhưng lại đòi hỏi phải có mô não, vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.

4. Tiêm phòng bệnh dại ở người

Hàng năm có khoảng 59.000 người (phần lớn là ở trẻ nhỏ) chết và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại vì phơi nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh dại khi đã khởi phát bệnh thì không có cách gì cứu chữa được. 100% trường hợp khi đã khởi phát bệnh dại đều tử vong. Loại virus này có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới, vậy nên việc tiêm vắc-xin phòng dại cho trẻ em và cho cả người lớn cần được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng trước căn bệnh này.

Lợi ích của việc tiêm phòng dại đầy đủ mũi trước phơi nhiễm là sau khi tiếp xúc với virus bệnh dại, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vắc-xin và không cần sử dụng huyết thanh kháng dại. Việc này giúp đơn giản hóa việc chăm sóc sức khỏe sau phơi nhiễm.

Người được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ do tạo được tế bào nhớ miễn dịch, đáp ứng miễn dịch tăng lên rất nhanh khi được tiêm nhắc lại. Đây chính là lý do tại sao các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại bởi vì phần lớn trẻ em là nạn nhân của chó cắn và vết thương thường rất sâu và nguy hiểm.

Video đề xuất:

Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có vắc-xin phòng dại.

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Chó Golden Retriever Thuần Chủng Nặng Bao Nhiêu Kg Sống Được Bao Lâu

Như các bạn biết Golden Retriever giống chó cảnh được nuôi phổ biến trong các gia đình hiện nay với bản tính thông minh nhẹ nhàng, tình cảm, trung thành với chủ nhân…. mặc dù rât là yêu mến giống chó này nhưng nhiều người nuôi vẫn còn rất băn khoăn về các các chi tiết như Chó Golden Retriever thuần chủng nặng bao nhiêu kg và sống được bao lâu . Bài viết sau ra đời nhằm giải đáp giúp các bạn các thắc mắc này .

Chó Golden Retriever thuần chủng nặng bao nhiêu kg

Golden Retriever thuần chủng có kích thước lớn, nặng từ 25 – 34kg, chiều cao (tính đến vai) từ 51 – 61cm. Thân hình cân đối, mạnh mẽ những không cơ bắp. Bộ lông dày 2 lớp, lớp ngoài dài và dày, có khả năng chống thấm cực tốt, giúp bảo vệ chó Golden khỏi nước lạnh khi ngụp lặn trong các đầm lầy lạnh giá. Lớp trong mỏng hơn, nhưng rất mềm, mịn và giữ nhiệt tốt. Lông Golden có thể có màu vàng, vàng kem hoặc vàng cam, màu đỏ không được công nhận là Golden thuần chủng.

Golden có cái đầu to, mõm hơi vát nhưng bộ hàm khỏe cùng hàm răng sắc bén, có khả năng ngoạm và tha những con mồi (hoặc đồ vật) nặng. Mũi có màu đen và cực kỳ nhạy mùi, có khả năng phát hiện ra còn mồi ở cách xa hàng trăm mét. Vì chiếc mũi cực kỳ “vi diệu” nên chó Golden thường được biên chế trong các lực lượng cảnh sát để đánh hơi ma túy và chất nổ. Mắt Golden sâu và có màu đen, viền sẫm, trông hơi buồn. Đôi tai dài và cụp xuống 2 bên má. Cổ dài, khỏe và rất cơ bắp (so với các phần khác của cơ thể). Đuôi dài, nhiều lông và thường buông thõng.

Chó Golden Retriever chia thành nhiều loại, bao gồm: Golden Anh (rất phổ biến ở Anh, châu Âu và Úc), Mỹ (được nuôi nhiều ở Mỹ và cũng phổ biến nhất trong 3 loại trên toàn thế giới) và Canada (chủ yếu được nuôi ở Canada), mỗi loại lại có những đặc điểm đặc trưng khác nhau. Golden Retriever Mỹ là giống phổ biến nhất và nuôi nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay, nên bài viết này mình sẽ chỉ bàn đến loại này.

Cũng như các dòng chó khác , giống chó Golden Retriever thuần chủng có tuổi thọ trung bình từ 10 – 12 năm nếu như được chăm sóc tốt không dính phải bệnh tật nguy hiểm như care pravo thậm chí chúng có thể sống lâu hơn mức bình thường là từ 14-16 năm nếu được chăm sóc tận tình chu đáo và với chế độ thăm khám chữa bệnh như con người . Do đó để có được một chú chó Golden khỏe mạnh và sống lâu các bạn nên làm theo những lời khuyên có ích sau đây

Chỗ ở: giống chó Golden có lông dày nên cần quan tâm nên nơi ở phải thông thoáng, mát mẻ, có những biện pháp phòng ngừa nắng nóng mùa hè.

Chăm sóc bộ lông: do chúng có bộ lông dày nên việc chăm sóc sẽ tốn thời gian, chải chuốt 2 ngày 1 lần, tắm rửa hàng tháng. Khi tắm xong phải sấy khô để tránh tình trạng bị nấm mốc. Golden thường rụng lông nhiều vào 2 thời điểm đó là mùa xuân và mùa hè nên nuôi giống này phải chấp nhận tình trạng rụng lông của chúng.

Chăm sóc răng miệng: Chó golden chăm sóc răng miệng như đánh răng 1 tuần lần phòng ngừa bệnh răng miệng.

Chế độ vận động: Golden rất ham vận động và thích chạy nhảy, nếu bạn không có sân vườn rộng phải chăm chỉ dẫn chúng đi vận động, tham gia các trò chơi…nếu bạn lười biếng chắc chắn chúng sẽ béo phì và ảnh hưởng đến tuổi thọ. Trung bình tuổi thọ của giống chó này đạt 10 – 12 năm.

Ngoài ra thì các bạn cũng nên huấn luyện chú chó Golden của mình ngay từ bé để chú đi vào khuôn khổ và có lối sống lành mạnh tích cức không ăn bậy ăn bạ tránh bị đau bụng và dính phải bả như ở môi trường Việt Nam . Bài Viết đến đây xin được kết thúc hi vọng các bạn có những kinh nghiệm quý báu và bổ ích qua bài viết này .

10 Giống Chó Sống Lâu Nhất Thế Giới

Hầu hết những chú chó thường có một tuổi thọ chung, khoảng 10-13 năm. Nhưng một số giống chó có một tuổi thọ dài bất thường.

Trong thực tế, có ghi chép của những con chó sống quá 20 tuổi. Kỷ lục thế giới cho con chó sống lâu nhất là một chú chó Úc tên là Bluey. Bluey qua đời năm 1939 ở tuổi 29! Khá ngạc nhiên khi bạn nghĩ về nó, và nó làm cho chúng ta muốn tất cả các con chó của chúng ta đều có thể sống lâu như vậy.

1. Chihuahua

Tuổi thọ: 15 – 20 năm.

Chihuahua là một trong những giống chó sống lâu nhất, và có lẽ bởi vì chúng là một trong những loài chó nhỏ nhất, thích hợp cho ăn trong nhà, đồng hành cùng người già và trẻ em.

2. Toy Poodle

Tuổi thọ: 14 – 18 năm.

Poodle là một giống cho thông minh, nhanh nhẹn và thanh lịch, được rất nhiều người yêu thích, ưu điểm rõ ràng là không rụng lông, nhưng cần phải chăm sóc sắc đẹp thường xuyên.

3. Pomeranian

Tuổi thọ: 14-16 năm

Pomeranian là một giống chó từ Đức, kích thước nhỏ và quyến rũ, với một ngoại hình đáng yêu, tính cách thân thiện, thích hợp để bầu bạn.

4. Chó chăn bò Úc

Tuổi thọ: 12-16 năm

Chó chăn bò Úc có cơ thể đối xứng, cơ bắp, tạo nêm một cảm giác rất cứng rắn và mạnh mẽ, bình tĩnh và thông minh.

5. Dachshund

Tuổi thọ: 12-16 năm

Dachshund là giống chó chân ngắn, kích thước nhỏ, tính cách độc lập tự chủ, vì vậy rất dễ nuôi.

6. Jack Russell Terrier

Tuổi thọ: 13-15 năm

Một loài chó năng động, đầy nhiệt huyết, thông minh, gần gũi và xinh xắn.

7. Chó Maltese

Tuổi thọ: 13-15 năm

Là một giống chó cổ từ châu Âu, thanh lịch, đáng yêu, màu sắc chủ yếu là màu trắng, màu vàng và màu nâu, tuy nhiên màu thuần trắng rất hiếm.

8. Yorkshire

Tuổi thọ: 12-15 năm

Là một giống chó cảnh nhỏ, thông minh, tự tin, thân thiện với người lạ, dũng cảm nhưng có một chút bướng bỉnh, rất thích làm nũng.

9. Shih Tzu

Tuổi thọ: 12-14 năm

Duyên dáng và quyến rũ, Shih Tzu có tính cách rất nhẹ nhàng, màu sắc có màu đen, trắng, nâu, vàng, và màu xanh xám.

10. Lhasa Apso

Tuổi thọ: 11 – 14 năm

Lhasa là một loại chó hộ vệ, nguồn gốc ở cao nguyên Tây Tạng, hình dáng giống như một con sư tử, kích thước không lớn, nhưng rất dẻo dai, phản ứng nhạy và thính lực tốt.