Con Trăn Bị Ve Chó Hút Máu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Hình Ảnh Con Ve Chó Sau Khi Hút Máu No 2022

Côn trùng Ve chó có tên khoa học là Ctenocephalides canis

Côn trùng Ve chó là nỗi ám ảnh của những người nuôi thú cưng. Côn trùng Ve chó không chỉ hút máu, làm hại đến các loài chó, mèo mà còn có khả năng gây bệnh cho con người, nhất là trẻ em. Do đó, hiểu rõ về loài côn trùng gây hại này cùng với cách diệt Côn trùng Ve chó tận gốc là điều mà những người yêu thú cưng nên nắm rõ.

Côn trùng Ve chó thường đẻ trứng trong các khe, kẽ của tường nhà nơi chó thường hay nằm nghỉ ngơi, sau khi đẻ trứng ve cái sẽ chết. Ấu trùng: trứng sau 2-5 tuần tùy điều kiện khí hậu sẽ phát triển thành ấu trùng. Chúng không có chân, màu trắng và dài đến 5mm.

Nhộng: ấu trùng ve chó sẽ tìm ký chủ là chó để hút máu phát triển thành nhộng Ve trưởng thành: Côn trùng Ve chó trưởng thành có chiều dài từ 1 – 10 mm, thân màu nâu nhưng dần chuyển sang màu đen, có hơi hướng đỏ sau khi hút máu từ thú cưng. Khi chúng hút máu từ thú cưng no nê sẽ có kích thước cơ thể tăng lên nhiều lần.

Côn trùng Ve chó hút máu

Vị trí ký sinh của Côn trùng Ve chó chủ yếu gần tai, mắt, vành tai, cổ, kẽ ngón chân. Trường hợp nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể của thú cưng. Vì ve chó có thân dẹt và lông nên có thể di chuyển dễ dàng. Các gai chĩa từ thân của Côn trùng Ve chó ra phía sau giúp nó bám chặt vào vật chủ. Do đó, chó mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm ve. Điều này rất có hại và nguy hiểm, nhất là với những thú cưng có sức đề kháng không tốt.

Trụ sở chính

Công ty diệt côn trùng T&C 106 Đường ĐHT 39 – Trường Chinh P.Tân Hưng Thuận, Quận 12 TP. Hồ Chí Minh

(028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397

tiensonttc@gmail.com

Chi nhánh Hà Nội

Công ty diệt côn trùng T&C Số 69, Phố Giáp Nhị P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai Hà Nội

0906 098 110

tiensonttc@gmail.com

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó – về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?

Chó Mèo Bị Ve Rận, Trị Ve Rận Ngay

Ve chó hay còn gọi là rận, bọ chét, thường sống trên cơ thể chó mèo, hút máu khiến con vật ngứa ngáy. Nếu bị nhiễm ve, rận lâu ngày chó mèo sẽ bị bệnh ngoài da như ghẻ, nấm, nhiễm trùng da, ốm yếu.

Ngoài ký sinh trên cơ thể chó mèo, ve chó còn khiến gia đình bạn gặp nhiều rắc rối, nhất là nhà có cháu nhỏ mà để ve, rận, bọ chét bò lên tay chân, lỗ tai và cắn vào da thì có thể gây bệnh thủy đậu hoặc sốt.

Xử lý thế nào khi có ve, rận ?

Nếu bạn đang nuôi chó và phát hiện thấy chúng có ve, rận thì nên diệt ve, rận càng nhanh càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho chú chó cũng như gia đình mình.

Một số phương pháp tự nhiên giúp giảm bớt ve, bọ chét ở chó mèo tự làm được mà không cần mua thuốc trị ve giận từ cửa hàng bán đồ chó mèo .

1.Nước ép cà chua.

Ve rận sợ mùi cà chua, ta có thể xay 5 quả cà chua lấy nước, dùng bình xịt lên mình của chó mèo, xịt nhiều ở những chỗ có nhiều ve rận trú ẩn.

2.Nước tẩy ve tự chế.

Công thức: đun sôi 2 ly nước, thái nhỏ 2 quả chanh, cam, bưởi chùm, bỏ vào nồi nước đun sôi khoảng 1 phút, sau đó để lửa liu riu khoảng 1 tiếng đồng hồ. Lọc hết bã cam, chanh ra, để nước nguội, đổ vào bình, xịt lên người bạn, trẻ nhỏ, thú cưng, sân vườn, những nơi nghi ngờ có ve rận.

3.Nước ép tỏi. Tỏi có thể diệt ve, rận, bọ chét, nhưng tỏi có thể gây độc cho chó, mèo, vì vậy nên dùng tỏi với số lượng hạn chế.

4.Dùng bột hàn the để điều trị ve rận ?

Dùng bột hàn the sát lên toàn thân vật nuôi, sau 5-10 phút tắm cho boss bằng nước sạch. Ve rất sợ mùi hàn the và khi dính hàn the là chúng sẽ chết. Sau vài tuần, lại làm lại cách trên, chó mèo nhà bạn sẽ sạch ve, bọ chét hoàn toàn.

5.Tắm rửa cho chó mèo thường xuyên.

Vào mùa nóng, bạn tắm cho chó mèo 2 – 3 ngày 1 lần.

Vào mùa lạnh, nên tắm cho chó mèo 1 tuần 1 lần. Tắm theo cách xối nước từ trên cao xuống để ve chó trôi theo dòng nước đi ra ngoài cơ thể vật nuôi.

6.Sử dụng một số loại dầu tắm trị ve rận.

Muốn diệt ve rận đạt kết quả cao hơn, bạn nên sử dụng một số loại dầu tắm diệt ve rận và khử mùi hôi cho chó mèo, cách này hiệu quả và an toàn hơn rất nhiều so với việc tiêm hoặc xịt thuốc trị ve rận. Vì các loại thuốc trị ve có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thú cưng.

Sữa tắm cho chó Olive là dòng sữa tắm bổ sung tinh dầu ôliu, chăm sóc da toàn diện, dưỡng lông cho thú cưng, mang đến cho boss của bạn làn da mềm mại và bộ lông thơm tho, sạch sẽ, khỏe đẹp.

Khử mùi hiệu quả, ngăn ngừa và điều trị rận, ve, bọ chét…

Sữa tắm cho cún K9 diệt trừ ve và rận, dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, chiết xuất thiên nhiên giúp nuôi dưỡng da lông, mang lại cảm giác dễ chịu cho thú cưng.

Trị dứt điểm các ký sinh trùng như ve rận.

Kiểm soát tối đa tất cả nơi ký sinh của ve, rận trên cơ thể chó mèo.

Dòng sữa tắm cho chó mèo trixie với tinh chất yến mạch tự nhiên nuôi dưỡng lông, giảm ngứa do ve rận, các tác nhân từ bên ngoài và bên trong gây ra cho cún.

Sản phẩm khử mùi nhẹ ngàng, được giảm bớt nồng độ hóa chất giúp làm sạch dịu nhẹ cho làn da của thú cưng và để lại hiệu quả dài lâu.

7.Vệ sinh nơi ở của chó mèo.

Ve chó thường ẩn nấp trong nơi ở của chó mèo, những nơi chó hay nằm có thể tồn tại trứng của ve ở đó.

Bạn nên kết hợp tắm cho chó và vệ sinh chuồng trại, chỗ nằm sạch sẽ, việc này giúp thú cưng của bạn nhanh hết ve hơn.

8.Thuốc đặc trị ve rận chó mèo.

Sử dụng đơn giản, nhỏ trực tiếp lên vùng da gáy của thú cưng, nhỏ thuốc lên trên da. Dần dần thuốc thấm thấu vào tuyến bã nhờn, cho dù sau một lúc bạn tắm rửa lại cho thú cưng thì cũng không ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Các loại thuốc dạng này nên được sử dụng định kì hàng tháng, quý để đạt hiệu quả diệt ve rận và phòng ngừa ve rận.

Hiện có khá nhiều sản phẩm thuốc loại này trên thị trường.

9.Vòng trị ve rận.

Sản phẩm thông minh đem lại hiệu quả rất tốt và tiết kiệm nhưng có nhiều tác dụng. Khi bạn kết hợp với chế độ tắm thường xuyên thì mang lại hiệu quả rất cao lại ít có tác dụng phụ.

Các loại vòng có mức giá cao hơn dung dịch nhỏ gáy, tuy hiệu quả trị liệu không mạnh bằng nhưng lại an toàn hơn, không có tác dụng phụ gây hại lâu dài, đây cũng là lí do những chủ nuôi có điều kiện kinh tế thường lựa chọn vòng cổ chứ không sử dụng dung dịch thuốc ve rận.

Sản phẩm này cần sử dụng một cách khoa học để đem lại hiệu quả tốt nhất về kinh tế cũng như kết quả trị liệu.

Sử dụng sản phẩm này bạn nên tham khảo kĩ về cách sử dụng, chú ý cần thiết từ nơi bán.

Chó Bị Chảy Máu Mũi

Trong quá trình chăm sóc và nuôi nấng cún cưng, chắc hẳn bạn đã từng gặp không ít vấn đề đau đầu như cún bị ốm vặt rồi phải không ạ? Tuy nhiên, một số người lại quan niệm rằng, ốm vặt là tình trạng không thể tránh khỏi, bệnh thường chỉ xảy ra ở thể nhẹ nên không cần quan tâm nhiều. Nhưng các bạn có biết, nếu chó cưng bị chảy máu mũi, ho hay thở gấp lại rất có thể là những triệu chứng đầu tiên của một bệnh nào đó vô cùng nguy hiểm không? Hiểu rõ tình trạng này, Siêu Pet sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh.

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHI CHÓ BỊ CHẢY MÁU MŨI

Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chú chó cưng bị chảy máu mũi, như:

– Bị va đập mạnh, khiến vùng mũi chấn thương.

– Dị ứng với lông thú.

– Chó đã bị nhiễm nấm, do Aspergillus fumigatus với Penicillium gây nên.

– Khí quản bị tổn thương.

– Ve chó sinh sôi trên mũi, làm mao mạch bị vỡ.

– Ăn trúng bả.

– Do khiếm khuyết nhân tố tụ máu thứ 8, khiến sợi Fibrin không thể gắn kết hồng cầu.

– Chó bị sống nhiệt hoặc bị say nắng

Với tình trạng chó chảy máu mũi liên tục trong thời gian dài. Bạn nên nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y gần đó nhất để khám. Vì mất máu quá nhiều cũng rất nguy hiểm.

Còn nếu thú cưng của bạn mới bị gần đây, thì sau đây Siêu Pet sẽ chỉ ra một vài cách có thể cầm cự cũng như phòng tránh:

– Cho chó nằm xuống, ngửa mặt lên.

– Lấy thuốc Adrenalin nhỏ vài giọt ở mũi để ngăn máu chảy tiếp.

– Tìm kiếm khăn, nhúng nước lạnh rồi chườm lên chỗ đang chảy máu mũi.

– Khẩu phần ăn nên thêm rau muống.

– Thường xuyên cho chó cưng uống các loại sữa dành cho chúng.

– Thỉnh thoảng thêm vài Vitamin C (có thể dạng sủi như của người), tiêm Canxi Clorua để mạch máu vững hơn.

Bên cạnh tình trạng cún cưng bị chảy máu mũi đó là tình trạng chúng bị chảy nước mũi thường xuyên, không kiểm soát được. Có khá nhiều lý do khác nhau khiến cho thú cưng của bạn có hiện tượng hắt xì, mũi bị nghẹt.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này phần lớn vì đường hô hấp có vấn đề. Ngoài ra, tác động của ngoại cảnh cũng có thể làm cún bị chảy nước mũi.

Sổ mũi cũng được xem như triệu chứng của bệnh viêm mũi, hoặc chó bị viêm phổi.

Nếu chó của bạn bị bệnh viêm mũi thì cách chữa trị như sau:

– Rửa sạch mũi và phần rỉ bám quanh chóp mũi bằng nước cho hết.

– Dùng dung dịch tên Natri Cacbonat, nhỏ xung quanh. Nếu bạn không có dụng dịch này thì có thể thay thế bằng muối ăn pha loãng.

– Bạn nên nhỏ dung dịch axit boric mỗi ngày khoảng từ 2-3 lần, mỗi lần 6-8 giọt.

– Lấy Vaseline để bôi quanh chóp 2 lỗ mũi của chó bạn để giữ độ ẩm cho mũi.

Khi bạn nhận thấy chó cưng không phải bị bệnh viêm mũi, nên quan sát vài ngày. Nếu thấy thân nhiệt của chúng tăng cao tới 40 độ, chất nhầy từ mũi chảy dài, chó có những cơn ho đứt quãng thì rất có thể chúng đã bị viêm phổi.

– Bạn nên cho cún uống Penixiline, Sunfadimezin (ở các tiệm thuốc) cùng sữa nóng. Để một ngày từ 2 đến 3 cốc.

– Thay đổi khẩu phần ăn, chỉ nên cho cún ăn thịt hầm nhuyễn hoặc xay chín. Tuyệt đối không được cho cún ăn đồ sống. Vì hiện tại chúng đang rất yếu, sức đề kháng hoàn toàn không có khả năng phòng bị.

Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, bạn tốt nhất nên đưa thú cưng của mình đến các bác sĩ để kịp thời chữa trị.

Ho khạc là một tình trạng xảy ra tương đối phổ biến. Nhiều chủ nuôi chưa có kinh nghiệm thường cho rằng đây là một tình trạng bình thường và chúng hoàn toàn vô hại. Thế nhưng họ không biết rằng, hiện tượng ho khạc kéo dài lâu ngày sẽ trở thành một căn bệnh nguy hiểm đối với thú cưng.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ho khạc ở thú cưng rất có thể là do bạn chưa cho cún tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine định kỳ. Hoặc cún cưng bị nhiễm khuẩn tai, mũi, họng hay mắc các bệnh như viêm amidan, bị thiếu vitamin A.

Biểu hiện thường sẽ là chảy nước mũi, chó bị ho khạc như vướng gì trong cuống họng. Dễ xuất hiện vào các thời tiết lạnh, ban đêm, trời mưa.

Bạn có thể phòng ngừa hiện tượng này bằng cách ra các tiệm thuốc thú y mua Bromhexine, Dexamethasone; viên Ambron, Theophylin,.. Cho chó cưng uống theo toa thuốc của bác sĩ và đọc kỹ cách sử dụng của thuốc.

Sau khi cún được uống thuốc mà tình trạng ho khạc vẫn kéo dài. Kết hợp với hiện tượng thở khò khè, chó thở gấp, thường xuyên bỏ ăn, mắt đỏ, thân nhiệt cao, ho nhiều vào ngày với đêm, đi đứng yếu ớt. Thì cách tốt nhất, Siêu Pet khuyên bạn nên nhanh chóng đưa cún tới cơ sở khám bệnh, gặp các bác sĩ thú y.

Đối với trường hợp nhẹ thì bạn cũng có thể chăm sóc ở nhà. Bằng cách giữ ấm cơ thể, cho chó nghỉ ngơi, hạn chế không cho cún vận động quá mạnh khiến nhịp thở rối loạn. Thường xuyên rửa sạch chóp mũi và khoé mắt, lau rỉ mủ đọng bằng nước muối cung cấp gel, vitamin cần thiết cũng như các thuốc Streptomycin, Kanamycin,…

CÁCH PHÒNG TRÁNH KHI CHÓ MẮC BỆNH

Dĩ nhiên chúng ta ai cũng không hề mong muốn thú cưng của mình mắc phải những căn bệnh như trên. Vì vậy, Siêu Pet sẽ đưa ra một số phương pháp phòng bệnh:

Có rất nhiều cách như việc bạn dọn dẹp vệ sinh nơi ở của cún hoặc các trò chơi chúng hay dùng. Thường xuyên dẫn chó đi tiêm vacxin đúng định kỳ. Ngoài ra, bạn cần cung cấp cho cún một chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

Mỗi tháng dẫn chó đi khám, tiện lợi cho việc theo dõi tình trạng của chó cưng. Vào những thời điểm giao mùa, bạn nên chú ý hơn đến biểu hiện của thú cưng.

Phía bên trên là những thông tin cơ bản về tình trạng chảy máu mũi, sổ mũi và ho đối với cún cưng. Siêu Pet hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có những kiến thức cần thiết để xử lý và phòng những bệnh này đối với thú cưng.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-chay-mau-mui.html

Chó Bị Parvo Nôn Ra Máu

Chó bị Parvo nôn ra máu là dấu hiệu bệnh bắt đầu trở nên nguy hiểm đối với tính mạng của thú cưng. Nếu người nuôi chó gặp phải trường hợp này, hãy bình tĩnh và đưa ngay vật nuôi đến các trạm thú y gần nhất để kịp thời xử lý. Life Pet chia sẻ đến bạn cách điều trị cũng như chăm sóc khi chó bị bệnh Parvo nôn ra máu chi tiết sau đây.

1. Chó bị Parvo nôn ra máu có nguy hiểm không?

Bệnh Parvo ở chó có tỷ lệ tử vong rất lớn, lên tới 90% ngay khi thú cưng bị nhiễm virus. Khi chó nôn ra máu nghĩa là giai đoạn bệnh Parvo đang tiến triển xấu đi. Đây là biểu hiện của giai đoạn thứ hai khi mắc bệnh Parvo – giai đoạn nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sự sống của chó.

Virus gây bệnh Parvo xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nơi có virus tồn tại môi trường bên ngoài. Khi đó, virus sẽ nhắm vào niêm mạc ruột gây bong tróc thành ruột, dạ dày khiến hiện tượng xuất huyết nội tạng xảy ra, gây nên tình trạng nôn ra máu.

Một số triệu chứng nôn ra máu khi chó bị Parvo:

Máu trong bãi nôn mửa sẽ có hình dạng như các cục máu đông, máu tươi loãng hoặc máu tiêu hóa có màu bã cà phê.

Đồng thời, kèm theo những dấu hiệu khác như chán ăn, mệt mỏi dẫn đến tình trạng bỏ ăn, phân có màu đen, đau ở vùng bụng,…

Khi chó của bạn bị Parvo với các triệu chứng trên và bắt đầu tới giai đoạn nôn ra máu thì điều cấp thiết nhất là mang đến các cơ sở y tế dành cho thú y càng nhanh càng tốt.

2. Cách điều trị chó bị Parvo nôn ra máu

Để tăng cơ hội sống sót cho chó mắc Parvo và nôn ra máu, người nuôi cần chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho việc chữa trị.

Cách điều trị được các bác sĩ thú y khuyến nghị là cung cấp thêm lượng chất điện giải, protein và các chất dinh dưỡng. Đồng thời, kiểm soát nôn mửa, tiêu chảy và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.

Điều trị bao gồm các vấn đề sau:

Giảm thiểu tình trạng mất nước trong cơ thể chó thông qua cách truyền dịch vào đường tĩnh mạch và cho uống nhiều nước.

Khi virus lây lan sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết. Vì vậy, sử dụng thuốc kháng sinh là điều cấp thiết để ngăn ngừa việc này xảy ra.

Cần sử dụng Probiotics để bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động trở lại bình thường.

Sử dụng các vitamin dạng tiêm và đặc biệt là Vitamin B & C để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và khỏe.

Cung cấp sữa non là yếu tố giúp chó tăng kháng khuẩn để chống lại nhiễm trùng do virus trong ruột.

Giữ cho chó yên tĩnh và cho nghỉ ngơi ở những khu vực có nhiệt độ ấm áp, thoáng mát và sạch sẽ.

Sử dụng thuốc chống nôn atropin sulfat để khắc phục tình trạng bị nôn mửa ở chó.

3. Cách chăm sóc chó bị Parvo nôn ra máu

Hiện nay, Parvo vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, người nuôi thú cưng cần trang bị kiến thức chăm sóc khi chó bị Parvo nôn ra máu để giúp thú cưng nhanh chóng hồi phục:

Thường xuyên vệ sinh chỗ nằm và xung quanh khu vực ở của thú cưng.

Luôn vệ sinh đồ dùng ăn uống và cá nhân kể cả khi các vật dụng đồ chơi của chó sạch sẽ.

Cần nói chuyện nhẹ nhàng và dành nhiều tình cảm cũng như sự cưng chiều cho thú cưng của bạn. Các chuyên gia nhận xét rằng, tình yêu thương có thể giúp chó nhanh chóng khỏe lại.

Kiểm tra và quan sát tình hình bệnh của chó sau 4 – 5 ngày. Nếu chó của bạn không bị nôn ra máu thì hãy yên tâm rằng bé đang dần hồi phục. Ngược lại, khi tình trạng kéo dài cần đưa đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn cụ thể tùy vào tình hình và thể trạng của chó.

Trong 24 tiếng khi nhiễm bệnh, bạn đừng nên cho chó ăn – đặc biệt là thịt, cá. Ngoài ra, bạn có thể nấu cháo loãng với một ít muối. Tránh cho ăn đầy đủ chất đạm, dinh dưỡng vì không cho ăn đúng cách sẽ dễ khiến bệnh chuyển biến xấu.

Tiêm vaccine cho chó là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay trong việc phòng ngừa việc mắc Parvo và các bệnh nguy hiểm khác.