Con Chó Trung Thành Hachiko / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Hachiko Chú Chó Trung Thành

Hachiko: A Dog is Story là bộ phim thứ 2 kể về câu chuyện của Hachiko, là bản làm lại của bộ phim Nhật Bản Hachikô monogatari năm 1987. Dĩ nhiên, kịch bản phim phải được chế biến lại đôi chút để phù hợp với bối cảnh phim. Hachi là một chú chó nhỏ được gửi sang Mĩ bằng đường tàu hỏa, nhưng khi xuống tàu thì người ta làm rơi mất lồng nhốt cậu và cậu bị lạc.

Tại đây, câu gặp Parker Wilson (Richard Gere) – một giáo sư đại học đang đi bộ về nhà. Parket đưa Hachi về nhà, Cate Wilson (Joan Allen) – vợ ông ban đầu không thích sự có mặt của chú chó nhỏ nên đã bảo Parker đăng tin tìm chủ của chú. Nhưng khi thấy Parker trở nên thân thiết với Hachi, Cate đã từ bỏ ý định tìm chủ của Hachi, và Hachi trở thành một thành viên trong gia đình Wilson. Parker gọi cậu là Hachi-ko, dựa theo số 8 được khắc trên vòng đeo cổ của câu, mang ý nghĩa may mắn trong văn hóa phương Đông.

[Phim] Hachiko Chú Chó Trung Thành

Sau đó câu chuyện được giữ nguyên như trên. Hàng ngày, khi Parker đến ga tàu để đi làm thì Hachi lẽo đẽo theo sau để tiễn chủ, đến cuối ngày thì chạy ra tận ga để chờ chủ về…. Cho đến một ngày, Parker đột ngột lên cơn đau tim và từ trần, vĩnh viễn không bao giờ trở về nhà.

Nhưng Hachi không biết điều đó, ngày ngày đúng giờ cậu đều chạy đến ga tàu , ngồi chờ chủ nhân hi vọng một ngày nào đó sẽ trở về. Cứ như thế ròng rã suốt 10 năm trời, Hachi vẫn không nguôi hi vọng được chào đón người chủ của mình trở về, chú vẫn chờ, vẫn đợi… Và vào một đêm tuyết trắng lạnh lẽo, Hachi đã được gặp lại người chủ thân yêu của mình, chú chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng và lên thiên đàng.

Câu Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko Trung Thành

Hachiko là 1 chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.

Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai (không biết có một người con gái như trong phim hay không) nên ông coi Hachiko như con ruột

Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.

Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.

Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.

Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko.

Sự nổi tiếng

Năm đó, một sinh viên cũ của Ueno đã trông thấy Hachikō và được nghe về câu chuyện của cuộc đời chú. Sau buổi gặp gỡ, anh đã công bố một bản điều tra số lượng còn lại của giống chó Akita tại Nhật bản, theo đó chỉ còn lại 30 con thuộc giống Akita thần chủng bao gồm cả Hachikō. Sau đó, anh vẫn tiếp tục đến thăm chú chó và tiếp tục công bố những bài viết về sự trung thành tuyệt đối của Hachikō. Đáng chú ý là vào năm 1983, một trong số những bài viết này đã được đăng tải trên tờ báo Asahi Shimbun – một tờ nhật báo nổi tiếng của Tokyo với số lượng độc giả rất lớn – đã khiến cho mọi người biết tới

Hachikō. Lòng trung thành của chú đã gây ấn tượng cho tất cả mọi người, các giáo viên đã lấy Hachikō như môt tấm gương sáng về lòng trung thành cho trẻ noi theo, các nghệ sĩ nổi tiếng đã bắt đầu tạc tượng chú, trên cả nước dấy lên phong trào phát triển giống chó Akita, và danh hiệu Chūken ( chú chó trung thành) cũng ra đời…

Cái chết

Cuối cùng , ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng tự nhiên quốc gia thuộc quận Ueno, Tokyo. Tại quê nhà của Hachikō, một bức tượng tương tự cũng được đặt ngay phía trước nhà ga Odate. Năm 2004, một bức tượng mới cũng được dựng lên trên bệ đá từ Shibuya ngay trước Bảo tàng các loài chó giống Akita tại thành phố Odate.

Năm 2004, Hachikō trở thành nhân vật trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi, Hachikō: câu truyện thật về một chú chó trung thành (tựa tiếng Anh: Hachikō: the true story of a loyal dog) của nữ tác giả Pamela S. Turner, minh họa bởi Yan Nascimbene, công ty Hougton Mifflin xuất bản. Cũng trong năm này, một cuốn truyện khác có tựa Hachiko waits cũng được xuất bản với tác giả Leslea Newman, Machiyo Kodaira minh họa, công ty Henry Holt & Co. xuất bản.

Danh Khuyển Của Nhật Bản – Chú Chó Hachiko Trung Thành

Trước khi lịch sử nhân loại được ghi lại bằng chữ viết, chó và người đã có mối quan hệ thân thiết. Ở Nhật Bản đã lưu truyền không ít câu chuyện về tình cảm đáng quý giữa người và chó, nhưng nổi tiếng nhất chính là câu chuyện về chú chó Hachiko (ハチ公).

Chuyện về chú chó Hachiko trung thành

Hachi thuộc giống chó Akita, sinh vào ngày 10/11/1923 tại thành phố Oodate, tỉnh Akita. Đầu năm mới, Hachi được đưa về nuôi bởi Ueno – một giáo sư Khoa nông nghiệp tại trường Đại học Tokyo sống tại quận Shibuya.

Hachi rất quý mến và quấn quýt ông chủ của mình, đến nỗi mỗi ngày khi ông chủ ra khỏi nhà, chú đều tiễn chủ đến tận nhà ga Shibuya. Tuy nhiên, vào năm tiếp theo sau khi Hachiko được nhận nuôi – năm 1925, giáo sư Ueno đã đột ngột qua đời ngay tại nơi làm việc.

Vào ngày hôm ấy, Hachi cũng đến nhà ga Shibuya và chờ đợi giáo sư Ueno trở về như mọi ngày. Sau khi ông chủ mất, chú được một gia đình khác đưa về nuôi. Chú rất ngoan ngoãn ở nơi sống mới, nhưng mỗi ngày cứ đến khoảng thời gian trở về của giáo sư Ueno là chú lại ra khỏi nhà và chạy đến ga Shibuya để tiếp tục chờ ông chủ của mình.

Câu chuyện về Hachi đã nhanh chóng được đưa lên các trang báo và làm cảm động rất nhiều người trên khắp nước Nhật. Từ bao đời nay, chỉ có giới quý tộc hay vĩ nhân mới được thêm chữ Ko (公) mang hàm ý kính trọng vào sau tên gọi, chỉ có Hachi ngoại lệ được mọi người ưu ái gọi là Hachiko. Nhà điêu khắc Ando Teru (安藤照) đã cảm động trước câu chuyện của Hachi và tạc tượng chú, đem đặt trước cửa ga Shibuya vào năm 1934.

Sau đó vào năm 1935, 10 năm sau ngày mất của giáo sư Ueno, Hachi mất và được tìm thấy ở gần nhà ga Shibuya. Đám tang của chú được tổ chức tại nhà ga Shibuya tựa như đám tang của một con người và rất nhiều người đã đến viếng chú lần cuối.

Câu chuyện cảm động của Hachi đã được chuyển thể thành phim vào năm 1987 và nhanh chóng được biết đến trên toàn nước Nhật. Năm 2009, phim được làm lại tại Mỹ với vai chính do Richard Gere đảm nhận, kéo theo cuộc bùng nổ về giống chó Shiba và Akita – giống của Hachiko – trên khắp thế giới.

Chú chó Hachiko được cả nước Nhật yêu mến đã được lưu lại trong nhiều tác phẩm.

1. Tượng đồng Hachiko (ハチ公像)

Bức tượng của Hachiko được đặt ngay tại quản trường ở giao lộ đông kín người qua lại trước ga Shibuya. Thực ra đây là bức tượng thứ hai, còn bức tượng đồng Hachiko đầu tiên do Ando Teru điêu khắc đã được dùng để chế tạo linh kiện của động cơ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Sau khi chiến tranh kết thúc, con trai của Ando Teru đã làm lại bức tượng Hachiko và đặt trước cửa ga cho đến ngày nay.

Còn tại quê hương của Hachiko, tức thành phố Oodate tỉnh Akita – nơi được gọi là quê hương của loài chó Akita – cũng có một bức tượng Hachiko y hệt vậy.

Địa chỉ 1-2 Dogenzaka, Shibuya-ku, Tokyo

2. Nghĩa trang Aoyama (青山霊園)

Nghĩa trang công lập ở Tokyo không chỉ là nơi yên nghỉ của những người bình thường mà còn của rất nhiều người nổi tiếng. Không chỉ là nghĩa trang với những ngôi mộ bia đá, nơi đây còn được xây dựng như một công viên và là địa điểm du lịch nổi tiếng.

Đây cũng chính là nơi an nghỉ của người chủ của Hachiko – giáo sư Ueno. Ngôi mộ nằm ngay trên lối đi chính Higashisandoori của nghĩa trang nên rất dễ nhận biết, và đến hiện tại vẫn nhận được nhiều lượt viếng thăm của du khách.

Tại văn phòng quản lý nghĩa trang Aoyama có bản đồ tiếng Anh, trong đó có chú thích rõ địa điểm mộ của Hachiko dành cho những ai muốn viếng thăm chú.

Địa chỉ 2-33 Aoyama, Minato-ku, Tokyo

URL https://www.tokyo-park.or.jp/reien/park/index072.html

Di chuyển Từ ga Gaienmae (外苑前駅) tuyến Tokyo Metro Ginza (東京メトロ銀座線), đi bộ khoảng 7 phút Từ ga Nogizaka (乃木坂駅) tuyến Tokyo Metro Chiyoda (東京メトロ千代田線), đi bộ khoảng 10 phút Từ ga Aoyama Icchome (青山一丁目駅) tuyến Tokyo Metro Hanzomon (東京メトロ半蔵門線)/tuyến Toei Subway Oedo (都営地下鉄大江戸線)/tuyến Tokyo Metro Ginza (東京メトロ銀座線), đi bộ khoảng 9 phút

3. Bảo tàng Khoa học Quốc gia (国立科学博物館)

Bảo tàng là nơi trưng bày xác của Hachiko đã được nhồi bông. Vì Hachiko bị nhiễm giun chỉ nên sau khi mất, xác của chú đã được giải phẫu. Việc giải phẫu được tiến hành tại trường đại học nơi giáo sư Ueno từng làm việc, nội tạng của Hachiko được xem như bảo vật quý giá và hiện được trưng bày tại bảo tàng tư liệu nông nghiệp học tại trường đại học Tokyo.

Sau đó, xác của chú được nhồi bông và trưng bày tại phía bắc tầng 2 của toà nhà Nipponkan thuộc Bảo tàng Khoa học Quốc gia.

Ngoài ra, bên cạnh tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, nội dung hướng dẫn tham quan bảo tàng bằng âm thanh còn có phiên bản “tiếng Nhật dành cho trẻ em”, vì vậy bảo tàng còn thích hợp với cả người học tiếng Nhật nữa.

Địa chỉ 7-20 Công viên Ueno, Taito-ku, Tokyo

Thời gian mở cửa 9:00 ~17:00 Thứ 6, thứ 7 thì mở cửa đến 20:00

Ngày nghỉ định kỳ Thứ 2 hàng tuần (trùng ngày lễ thì dời qua thứ 3) Ngày 28/12~01/01

Phí tham quan Sinh viên Đại học trở lên: 630 yên Học sinh THPT trở xuống: miễn phí

URL https://www.kahaku.go.jp/

Di chuyển Từ ga JR Ueno (JR上野駅), đi bộ khoảng 5 phút

Tại Sao Chú Chó Hachiko Trở Thành Biểu Tượng Trung Thành Của Người Nhật?

Chú chó Hachiko đã trở thành biểu tượng trung thành của người Nhật từ rất lâu. Song không phải ai cũng biết đằng sau đó là một câu chuyện dài và vô cùng cảm động!

Chú chó Hachiko – biểu tượng trung thành của người Nhật

Hachiko là giống chó Akita (ngày nay đây là giống chó được coi như “quốc khuyển” của Nhật). Bức tượng bằng đồng hình chú chó Hachiko được đặt ngay bên ngoài một trong 5 lối ra của nhà ga Shibuya, Tokyo. Đây là chú chó nổi tiếng về lòng trung thành ở Nhật Bản và được người dân vô cùng yêu thích.

Lý do chú chó Hachiko trở thành biểu tượng trung thành của người Nhật

Hachikō là một chú chó có màu lông vàng nâu óng ả, thuộc giống Akita thuần chủng. Nó chào đời ở một trang trại tại thành phố Odate (Akita, Nhật Bản) vào cuối năm 1923, và được giáo sư Hidesaburō Ueno nhận nuôi, đưa về khu Shibuya của Tokyo. Khi đó, Ueno là giáo sư khoa nông nghiệp ĐH Đế quốc Tokyo (ĐH Tokyo ngày nay). Mỗi ngày, ông đi tàu để đến nơi làm việc, và mỗi khi trở về sẽ có Hachikō đứng ở trước nhà ga chờ đợi.

Cuộc sống cứ vậy trôi đi, cho đến cái ngày định mệnh ấy. Đó là ngày 21/5/1925, giáo sư Ueno lên tàu và mãi mãi không thể trở về được nữa. Ông bị xuất huyết não ngay khi đang giảng dạy và ra đi mãi mãi, để lại một Hachikō ngày ngày ngóng trông ông nơi cửa ga cho đến tận lúc chết. Ngày nào cũng như ngày nào, trong suốt 9 năm, 9 tháng 15 ngày mỗi khi đến giờ tàu về của chủ, chú chó đều xuất hiện.

Một cách tự nhiên, hành khách tại nhà ga bắt đầu để ý sự hiện diện của Hachikō. Một chú chó đáng yêu, ngày nào cũng đều như vắt tranh ngồi chờ ở ga tại cùng một khung giờ, ai mà không để ý cho được. Thực ra, không phải ai cũng tỏ ra thân thiện với Hachikō. Điều này chỉ thay đổi vào ngày 4/10/1932, khi câu chuyện về chú chó trung thành xuất hiện trên mặt báo. Hachikō bắt đầu trở thành một chú chó quốc dân, được hành khách tìm đến cho ăn và chơi cùng. Cũng kể từ đó, hình ảnh về chú cũng xuất hiện nhiều hơn.

Bài báo đầu tiên về Hachikō là do một cựu sinh viên của giáo sư Ueno thực hiện. Cậu sinh viên đang thực hiện một bài khóa luận về loài chó Akita. Sau khi tình cờ trông thấy Hachikō tại sân ga, cậu theo chú chó về nhà và phát hiện ra đó chính là ngôi nhà của giáo sư Ueno quá cố. Tường tận mọi chuyện, cậu quyết định thực hiện một bản báo cáo về loài chó Akita.

Theo bản báo cáo, chỉ có 30 con Akita thuần chủng khi ấy đang sống tại Nhật Bản, và một trong số đó là Hachikō tại nhà ga Shibuya. Trong nhiều năm kế tiếp, cậu cựu sinh viên cũng thường xuyên đến thăm Hachikō, rồi biên soạn một vài bài báo về sự trung thành đáng kinh ngạc của chú. Nhờ đó, Hachikō đã trở thành một biểu tượng quốc dân Nhật Bản. Độc giả cả nước cảm thấy xúc động mạnh vì mối tình cảm khăng khít hiếm thấy giữa người và vật. Hachikō thậm chí còn được đưa vào bài giảng trong các lớp học, là một minh chứng rõ ràng về lòng trung thành.

Năm 1934, một bức tượng đồng dành cho Hachikō đã được dựng lên, đặt trước cửa ga Shibuya do bàn tay của nghệ nhân Teru Ando. Tiếc thay là trong Thế chiến II, bức tượng này đã bị trưng dụng để lấy kim loại phục vụ quân đội. Phải đến năm 1948, con trai của Teru Ando đã rất nỗ lực và dựng lên được bức tượng thứ 2.

Ngày nay, bức tượng được đặt ngay cạnh lối ra vào nhà ga. Lối vào ấy có tên là “Hachikō-guchi” – có thể tạm dịch là “Cổng Hachikō”. Nhưng đó cũng là kỷ niệm lưu giữ cuối cùng về Hachikō. Sau cả một thập kỷ ròng rã chờ đợi, chú chó trung thành qua đời vào ngày 8/3/1935. Nguyên nhân cái chết phải mãi đến năm 2011 mới được khoa học làm rõ: chú đã chết vì ung thư và bệnh giun chỉ bạch huyết.

Sau khi chết, Hachikō được hỏa táng và chôn tại nghĩa trang Aoyama (Tokyo). Mộ của Hachikō được đặt kế bên giáo sư Ueno, người chủ mà nó chờ đợi suốt 10 năm. Ngày nay, bộ lông của chú vẫn được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản, để tưởng nhớ một biểu tượng trung thành nhất lịch sử.

Câu chuyện được kể lại cho cả thế giới, như một biểu tượng huyền thoại của Nhật Bản. Và giờ, bạn sẽ được chứng kiến những hình ảnh hiếm hoi về biểu tượng này, thứ sẽ mang đến cho bạn cảm giác câu chuyện đau lòng như đang xảy ra ngay trước mắt.