Nội dung cùng chuyên mục: 1. Chuẩn bị kỹ trước khi nhận nuôi chó con
Đầu tiên, không chỉ bạn mà mọi người đều phải chấp nhận chú chó này sẽ là một thành viên mới trong gia đình. Điều đó rất quan trọng để đảm bảo cuộc sống gia đình của bạn không bị đảo lộn hay bất hòa bởi vì:
Thành viên này giống như một đứa bé vậy, cần được quan tâm, chăm sóc và nô đùa hàng ngày. Nhiệm vụ chăm sóc cũng nên được phân chia rõ ràng cho từng người. Ai là người phụ trách chăm sóc chó con. Và trong trường hợp vắng người đó, ai sẽ thay thế nhiệm vụ này. Nếu không, rất có thể chú chó của gia đình bạn sẽ bị bỏ đói, ăn uống không đúng giờ giấc hoặc đi vệ sinh lộn xộn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chắc chắn rằng trong nhà không có ai dị ứng với vật nuôi. Thử tưởng tượng, em gái bạn bị dị ứng nhưng bạn khăng khăng ý định của mình thì chắc chắn cả gia đình sẽ phản đối bạn.
Để màn chào đón thành viên mới không xảy ra sự cố và quá trình chăm sóc chó con về sau diễn ra thuận lợi, bạn nên chuẩn bị trước những đồ dùng sau:
Chuồng nuôi chó và nệm, khay vệ sinh cho chó
Hiện nay, có các loại khay làm bằng chất liệu khác nhau như thép, sứ hay nhựa. Tùy vào ngân sách nhưng khay nhựa hoặc thép vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì độ bền cao. Đặc biệt, hãy lựa chọn khay nhựa cao cấp để tránh ngộ độc thực phẩm nếu sử dụng nhựa rẻ tiền.
Có 03 loại dây xích cho chó: vòng cổ, đai ngựa và choke chain. Dây xích đai ngựa được thiết kế vòng qua ngực giúp chó không bị đau hoặc tổn thương nếu bị lôi, giựt mạnh. Nên lựa chọn dây xích này cho những chủng chó nhiều năng lượng và thích hoạt động.
Giống như lựa chọn chuồng cho chó, cần tính toán kích thước trưởng thành để tránh trường hợp phải thay đổi đồ dùng và mua những sản phẩm có chất lượng tốt.
Đeo rọ mõm là quy định bắt buộc mỗi khi bạn muốn dắt chó ra ngoài, đặc biệt là tại khu vực công cộng. Ngoài ra, đeo rọ mõm cũng giúp bạn tránh được việc chó nhà bạn sủa bậy. Mức phạt hiện tại là 600.000 đồng – 800.000 đồng nếu chủ nhân không rọ mõm hoặc thả rông chó ngoài khu vực công cộng.
Sữa tắm: Tham khảo cách tắm cho chó Poodle để hình dung ra quá trình chăm sóc cho chó. Không nên sử dụng sữa tắm của bạn cho thú cưng bởi vì độ pH trên da chó và da người khác nhau. Vậy nên, hãy sử dụng sữa tắm chuyên biệt và theo từng mục đích cho thú cưng.
Bấm móng chân: Chó không ưa bị cắt móng chân nên bạn cần giúp chúng làm quen ngay từ khi còn nhỏ hoặc lúc mới về nhà.
Lược chải lông: Không chỉ dọn dẹp lông rụng, chải lông chó còn có tác dụng giữ cho chó không bị mắc bệnh ngoài da.
Bạn chưa nên tự chuẩn bị thực phẩm cho chó con trong giai đoạn này. Tham khảo chủ nhân trước để biết đưọc thói quen ăn uống và duy trì khi ở nhà bạn. Dự trữ vài loại thức ăn hạt khô có sẵn trên thị trường để thử tìm hiểu khẩu vị ăn uống của chúng. Hãy mua những bịch test nhỏ vì có thể chó nhà bạn không thích mùi vị thức ăn đó.
Nếu nhà bạn đủ rộng thì việc thiết k không gian riêng cho chó sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cần tranh thủ không gian gia đình có sẵn, nên chú ý những điều sau khi thiết kế khu vực này:
Cắn đồ linh tinh. Đồ đạc kích thước lớn tránh khả năng chó con vô tình nuốt vào bụng.
huấn luyện được chú chó trở nên ngoan ngoãn hơn. Danh sách đồ đạc cần di chuyển bao gồm: thuốc, hóa chất hoặc thực vật.
Cho dù không gian nhà bạn rộng rãi đủ để một chú chó chạy nhảy liên tục nhưng đi dạo luôn là điều cần thiết. Đi dạo giúp chúng thay đổi không gian, tránh nhàm chán. Tiếp xúc với không gian rộng rãi cũng kích thích não bộ một chú chó phát triển bản năng định hướng của mình.
Hãy lựa chọn những địa điểm gần nhà như công viên, một con đường vắng vẻ hoặc một bãi đất trống. Nếu ở thành phố, hãy tìm đến những bờ hồ hoặc ven sông để giúp chúng có trải nghiệm khác biệt.
Tuổi thọ của chó có thể lên đến 15 năm. Dù chăm sóc chu đáo đến đâu thì một chú chó vẫn có khả năng bị bệnh. Hãy tìm hiểu các phòng khám thú y TP. HCM uy tín, ưu tiên gần nhà bạn để đề phòng sự cố xảy ra trước khi nhận nuôi chó con.
2. Chăm sóc chó con sau khi đón về nhà
Chó con luôn luôn nhút nhát khi ở trong một môi trường mới, đặc biệt là khi chăm sóc chó con mới đẻ. Chủ nhân cần từ từ xây dựng một mối quan hệ tin cậy nhưng cũng không nên quá vồ vập. Hãy giúp chú cún làm quen với chuồng của mình trước nơi chúng luôn cảm thấy an toàn.
Không nên đưa chó con ra phòng khách nơi tập trung đông người ngay lập tức vì chúng có thể bị choáng ngợp. Hãy làm việc đó sau khi bạn giành được niềm tin của chúng. Duy trì trạng thái ổn định đó trong khoảng 2 đến 3 ngày trước khi có bất kỳ thay đổi nào.
Bạn nên huấn luyện càng sớm càng tốt để chúng quen với tính cách của chủ nhân. Ngoài ra, huấn luyện chó con ngay từ sớm giúp giảm tình trạng phá phách đồ đạc trong nhà của bạn.
Những nhiệm vụ bạn cần huấn luyện cho chó con như: huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ, ngưng sủa, đi vào chuồng, ngồi xuống, nằm xuống hoặc chạy lại phía bạn. Để công việc huấn luyện diễn ra trơn tru hơn, hãy tìm một cái tên hay cho chú chó cưng của mình.
Khám phá những bí quyết huấn luyện chó con:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bạn cần phải đăng ký nuôi chó với chính quyền địa phương. Ngoài ra, bạn cần tiêm vắc xin phòng dại hoặc phòng các bệnh nguy hiểm ngay khi mới nhận nuôi chó con.
Hiện nay, chó con thường được tiêm 2 loại vắc xin: phòng 5 bệnh và phòng 7 bệnh. Tùy vào tư vấn của bác sĩ thú y, bạn có thể lựa chọn loại vắc xin phù hợp với chó.
Care virus.
Parvo virus.
Viêm gan truyền nhiễm.
Ho cũi chó.
Phó cúm.
Bệnh Leptospria
Bệnh Coronavirus.
Tuy quá trình chuẩn bị nuôi và chăm sóc chó con không hề đơn giản, nhưng Fonti tin rằng bạn sẽ có một người bạn trung thành trong cuộc sống của mình.