Chó Khóc Bên Mộ Chủ, Video 10 Giây Đủ Khiến Bạn Rơi Lệ

Tình cảm của một chú chó bên cạnh mộ của chủ nhân thật khiến người ta cảm động. Video chỉ 10 giây thôi mà bao người phải rơi nước mắt!

Chú chó trong video trên đã làm chúng ta nhớ lại tình cảm, lòng trung thành của những chú chó đối với chủ khiến nhiều người xúc động trên toàn thế giới. Hẳn các bạn còn nhớ đến chú chó Hachiko đứng ở ga tàu đợi chủ nhân suốt mấy năm trời.

Câu chuyện của chú chó Hachiko đã gây xúc động mạnh cho cả thế giới, đến nỗi được dựng thành phim. Hachiko thường đợi ông chủ ở ga tàu mỗi khi ông đi làm về. Tuy nhiên, ông Hidesaburo, chủ nhân của Hachiko bị nhồi máu đột ngột rồi qua đời tại nơi làm việc. Ông mãi mãi không thể trở về. Thế nhưng, chú chó Hachiko vẫn kiên nhẫn ngồi đợi ông chủ, không chỉ 1, 2 ngày mà mòn mỏi suốt 9 năm dài đằng đẵng.

Ngày 11/9/2001, ông lão mù Omar Eduardo Rivera bị mắc kẹt vào một trong những tình huống nguy hiểm nhất trên thế giới. Ông Rivera làm việc trên tầng 71 của tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới, và đến đây cùng chú chó Dorado của mình như thường lệ vào buổi sáng định mệnh đó.

Khi chiếc máy bay đầu tiên do khủng bố điều khiển đâm vào tòa tháp, ông Rivera biết rằng mình đang lâm vào vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Ông nghĩ rằng một ông lão mù như mình không thể nào chạy thoát được, thế nên ông đã tháo dây cho chú chó Dorado và ra lệnh cho chú chạy ra ngoài để sống sót.

Ban đầu chú chó này nghe theo mệnh lệnh của chủ nhân, nhưng 10 phút sau, ông Rivera cảm nhận thấy chú chó trung thành đang cọ vào chân ông. Dorado đã quay trở lại cùng với chủ nhân đang gặp nạn, và với sự trợ giúp từ đồng nghiệp của Rivera hướng dẫn ông mò mẫm đi xuống cầu thang thoát hiểm. Ngay khi họ vừa thoát ra, cả tòa tháp đổ ập xuống với hàng ngàn người mắc kẹt bên trong. Ông Rivera khẳng định rằng chính chú chó trung thành Dorado đã cứu mạng ông.

Lao Pan là một người đàn ông độc thân có cuộc sống bình thường, không có gì nổi bật ở Trung Quốc. Ông ta không giàu có, không có địa vị xã hội cao, cũng không có gia đình và nhiều bạn bè. Tuy nhiên điều khiến ông nổi tiếng chính là tình yêu mà chú chó trung thành dành cho ông được cả Trung Quốc biết đến.

Chú chó của Lao Pan đã sống cùng ông trong suốt nhiều năm trời, và khi ông qua đời ở tuổi 68 vào năm 2011, chú chó này đã ở bên ông cho đến giây phút cuối cùng. Khi Lao Pan được chôn cất tại nghĩa trang ở làng Panjiatun, chú chó này đã phủ phục canh bên một chủ suốt nhiều ngày trời mà không chịu ăn uống gì.

Những chú chó của người vô gia cư, dù không được chăm sóc cẩn thận với đồ ăn ngon hay đồ chơi đắt tiền, nhưng những chú cún này vẫn luôn ở bên chủ của mình – những người vô gia cư trên đường phố. Tình cảm của chúng đã sưởi ấm cho chủ trong những đêm giá lạnh, cũng như sưởi ấm cả sự cô đơn, lạnh lẽo của những người lang thang này.

Con Chó Khóc Đứng Khóc Ngồi

Thổi hồn vào đá – Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Họ hàng nhà chó thật đông đúc. Khắp năm châu bốn bể chỗ nào cũng có chó. Chó kiểng, chó săn, chó chân dài, chó tí hon. Chó Bắc Kinh, chó Chihuahua, chó Phú Quốc…

Nước ta có ba giống chó quý là chó sủa gâu gâu, chó đá ngồi trơ trơ nhìn thiên hạ và chó rơm, chó cỏ bị hắt hủi, quăng bỏ ngoài đường.

Số phận con chó bằng xương bằng thịt của ta thì ai cũng đã biết. Thật đáng thương. Ăn thì bữa đói bữa no. Làm thì chẳng từ chuyện gì. Dọn cho thằng cu, liếm cho cái đĩ mỗi lần chúng “bậy” ra nhà. Nào là canh trộm ban đêm, canh người lạ ban ngày.

Thế mà còn bị…

“Một người cưỡi ngựa đi đến đầu làng kia, có con chó đang ngủ giữa đường, bỗng giật mình thức dậy, đuổi theo con ngựa, sủa cắn mãi, làm cho con ngựa sợ, chạy lồng lên.

Người cưỡi ngựa tức giận vô cùng, muốn giết ngay con chó, mới bảo rằng:

– Tao mà có súng, thì cho mày một phát là hết cắn. Nhưng mà được, tao đã có cách làm cho mày chết.

Nói xong, người kia chạy đến giữa làng, kêu to lên rằng:

– Chó dại! Chó dại!

Những người xung quanh đấy, nghe tiếng kêu chó dại, liền vác gậy, vác xẻng ra đuổi đánh chết con chó.

Gớm thay cho lời nói của người ta, có khi giết hại được hơn là đồ binh khí!”(1)

Chó chạy ra đường không xem hướng, xem giờ. Bị chụp mũ, mất mạng. Tuổi thơ há mồm ngồi nghe thầy giảng. Ù ù cạc cạc, không hiểu ý nghĩa bài học. Chỉ thấy sợ chó.

Chó nước ta được sinh ra trên mảnh đất đậm đà ẩm thực. Nhiều quán nhậu. “Con chó nhà kia bị chủ hóa kiếp. Xuống âm phủ, chó bị Diêm Vương gọi ra hỏi tội.

– Đồ chó chết kia, ai cho mi được vinh dự gặp ta? Chó run sợ, mếu máo kể lể:

– Tâu Diêm Vương, con ăn ở hết lòng với vợ chồng chủ con từ tấm bé. Nào trông nhà, nào dọn đồ dơ. Vậy mà con vẫn còn bị chúng nó đánh chửi, hủy hoại cả cái “thú vị” của con. Đau quá Diêm Vương ơi. Đời mà hết động cỡn, sống âm thầm như một hoạn quan, thì còn gì là đời. Tuần vừa qua, nhà chúng nó bỗng vui như mở hội. Nào rượu, nào mẻ, riềng tỏi, lạc rang, rau thơm, rau húng. Thân con bị băm vằm, chia năm xẻ bảy. Tưng bừng lá vông. Rựa mận, tiết canh, dồi, gan. Nướng, xào, luộc, rim…

Diêm Vương nuốt nước miếng, cắt lời chó:

– Đừng nói nữa kẻo… tao thèm. Trông mày hơ hớ thế kia thì ai mà chả muốn “đánh” mày.

Chó bẽn lẽn… toát mồ hôi lạnh.

– Mày bị giết oan, tao cho đi gác Cầu Vòng. Chờ ngày bọn khốn nạn kia xuống đây, cho mày bẻ răng, xẻo lưỡi, móc mắt chúng nó.

Diêm Vương cho chó chơi trò cân phúc, cân tội! Có tiếng xì xào: Phen này chúng mày sẽ biết… mõm ông. Nhưng…

– Con không biết trả thù. Con chỉ xin Diêm Vương bắt chúng nó từ nay phải tôn trọng “cẩu quyền”, “thú vị”, cho con được nhờ.

– Khá khen thay. Hôm nay ta học được bài học Có dung người dưới mới là khuyển trên. Ta sẽ can thiệp…”.

Từ đó, trên dương gian bắt đầu có hội bảo vệ súc vật, có mĩ viện dành cho chó.

Đấy là chuyện dưới âm phủ. Chuyện trên trần gian cũng lâm li không kém.

Người Việt nổi tiếng, đúng hơn là bị mang tiếng, hay ăn thịt chó.

Sống trên đời ăn miếng dồi chó,

Chết xuống âm phủ biết có hay không.

Nhưng ai là người khởi xướng phong trào hạ cờ tây?

Sử ký Tư Mã Thiên kể rằng: Thời Xuân Thu (thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên) nước Việt và nước Ngô quyết thôn tính nhau. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai đánh bại, nhờ mưu của Phạm Lãi, Văn Chủng mà nước Việt khỏi mất. Phạm Lãi và Văn Chủng tiếp tục theo giúp Câu Tiễn trong suốt mười lăm năm. Kết quả là Câu Tiễn diệt được nước Ngô và xưng bá.

“Phạm Lãi bèn bỏ đi từ nước Tề, gửi thư về cho đại phu Chủng nói:

– Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu (Điểu tận cung tàng, thỏ tử cẩu phanh). Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu có thể cùng lo lúc hoạn nạn, nhưng không thể cùng vui sướng với ông ta. Sao ông lại không bỏ đi?”(2)

Phạm Lãi cho chúng ta biết người Trung Quốc cũng ăn thịt chó. Rất có thể trước cả người Việt Nam.

Dân nhậu ngồi trong quán nhỏ, xem trời bằng cái vung nồi lẩu, cứ bô bô… tự hào bậy!

Hầu hết chó ở Việt Nam đều an phận sống cuộc sống bình thường của chó. Nghĩa là ăn, ngủ, chạy rông, trừ những lúc nổi hứng… a dua bạn bè:

“Con chó đi gặp con gà trống mới chào, rồi nói:

– Tôi trông cho gặp anh một chuyến, mà hỏi một chuyện. – Con chó mới hỏi: Trời phú tính cho anh hay, chớ phải chơi sao! Sao lại biết canh ba, lại khi gần sáng dậy mà gáy; ngày ngày cũng vậy.

– Cái là trời đã phú tánh hễ tới chừng thì gáy. – Rồi con gà mới hỏi: Còn như anh làm sao anh biết có người đi mà sủa?

– Vốn cái tâm tôi thuộc đất: hễ động đất là động tới tâm tôi, nên tôi biết.

– Mà khi anh nằm dưới đất thì làm vậy, chớ như khi anh nằm trên ván, thì biết sao được mà sủa?

– Chừng tôi ở trên ván, nghe chúng sủa, thì tôi bắt chước sủa hùa theo mà thôi.”(3)

Con chó thành thật, dễ thương. Không biết nó có hùa theo bạn bè cắn càn người lương thiện không?

Chó ở Việt Nam thông minh. Cứ nghe chó giãi bày tâm sự với đám trâu, ngựa, dê, gà, lợn thì đủ hiểu:

Khi sống thì gìn giữ của đời

Khi thác xuống giữ cầu âm giới

Người có phước muông đưa ra khỏi

Ai vô nhơn, qua chẳng đặng đâu

Chủ có lòng suy trước, xét sau

Khi lâm tử, gạo tiền tống táng

Chủ đã có công dày, ngãi rộng

Muông dễ không tiếp rước đãi đưa…

(Lục súc tranh công)

Thật khó tin! Chó chết được chủ lo gạo tiền, tống táng. Nước ta có chủ nào tử tế với chó đến mức như vậy không? Có chứ!

Thành ngữ Tiền cột cổ chó được Tự vị Huỳnh Tịnh Của giải nghĩa là: “Ngu tục hiểu con chó chết rồi, hồn nó xuống giữ cầu âm giái, cho nên phải cột tiền hối lộ mà tống táng, họa ngày sau nó đã không cắn mà lại đưa mình qua cầu âm ti”.

Chủ kia chắc là ăn ở cũng khá lem nhem, sợ bị Diêm Vương chiếu cố. Hắn lo móc nối, sửa soạn đi “đấm mõm” chú chó cai tù tương lai của âm phủ. Người mong được chó rủ lòng thương! Chó ở Việt Nam đáng nể thật!

Trước hiện tượng Tiền cột cổ chó, giới khoa học nước ta tỏ ra lo ngại, tranh cãi sôi nổi. Phe theo thuyết tiến hóa thì cho rằng chó truyền bệnh “cột tiền” sang người. Phe khác phản bác, dựa vào lịch sử xã hội để chứng minh rằng người truyền bệnh “cột tiền” sang chó.

Tuy chưa có kết luận thống nhất nhưng cả hai phe đều đồng ý với nhau trên một điểm là người giống chó, chó giống người, cả hai cùng biết loay hoay kiếm sống.

Dân đen gọi những ông hèn kém mà lại có địa vị cao, hợm hĩnh là Chó nhảy bàn độc. Bàn độc là bàn ngồi đọc sách, còn được hiểu là bàn bày đồ thờ. Có người diễn Nôm: Độc là chất độc, một loại bả. Nghe cũng hay hay.

Ngày xưa, nước ta có Chó đá (Thạch khuyển).

Lần kể xuân thu biết mấy mươi

Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi…

(Hồng Đức quốc âm thi tập)

Người ta đặt chó đá để canh giữ chỗ thờ phụng.

Đời sau, nhiều làng bắt chước chôn chó đá để yểm trừ ma quỷ, bảo vệ dân làng. Ban đầu chôn ở cửa đình, cửa chùa, rồi dần dần chôn cả ở cổng làng, đường làng.

Tiếp theo làng quê, đến lượt các nhà giàu cũng chôn chó đá.

Khi làm nhà, người ta tránh làm cửa ngõ nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng tránh để con đường đâm thẳng vào nhà, tránh có đền chùa ở trước nhà. Nếu không tránh được những điều kị ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí. (4)

Hàng quý tộc chôn chó đá để canh giữ, bảo vệ chỗ thờ vua chúa. Nhà phong thủy chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần. Dân gian chôn chó đá để xua đuổi ma quỷ.

Những con chó kết bằng rơm (sô cẩu) khi chưa bày để cúng thì được cất kĩ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi, người ta liệng chúng ra đường, người đi đường giẫm lên đầu, lên cổ chúng hoặc lượm về để nhóm lửa(5).

Chó rơm bị vứt ra đường, bị người ta giẫm lên, hoặc lượm về để nhóm lửa. Như vậy thì chó rơm không phải là đồ tế lễ của triều đình, vua chúa. Chó rơm là đồ cúng của dân gian. Bên cạnh chó rơm (hay chó cỏ) còn có rồng đất cũng là một đồ cúng.

Thành ngữ Chó cỏ rồng đất được giải nghĩa là:

Xưa kia ta cúng tế thường bện chó bằng cỏ, nắn rồng bằng đất để dùng lễ cúng; chừng cúng xong thì đem đi liệng bỏ. Nghĩa rộng của thành ngữ là: Người hoặc vật mà người ta hết cần dùng. Công thần đã đem mối nước lại cho nhà vua, mà bây giờ bị nhà vua sa thải(6).

Rồng là biểu tượng của vua chúa. Chó là con vật gần gũi dân đen. Tại sao chó cỏ lại nằm cạnh rồng đất trên bàn thờ?

Câu trả lời đơn giản là rồng (long) của dân gian khác rồng của vua chúa. Rồng của dân gian là con long xà (loài rắn lớn), con giao long (cá sấu, loài thủy quái).

Chó cỏ, rồng đất tượng trưng cho chó ngao, thuồng luồng, rắn giải dưới âm phủ. Người ta cúng lễ, cầu xin chó ngao, thuồng luồng, rắn giải đừng sát hại người chết lúc leo Cầu Vòng qua sông Nại Hà.

Văn học thỉnh thoảng cũng mượn hình ảnh con chó để ví von, bàn luận thế sự.

Nguyễn Văn Lạc chửi bọn làm tay sai cho thực dân Pháp:

Sống thì bắt thỏ thỏ kêu rêu

Thác thả dòng sông xác nổi phều…

(Chó chết trôi)

Nguyễn Gia Thiều than vãn cho cuộc đời phù du:

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.

(Cung oán ngâm khúc)

Vân cẩu là đám mây hình con chó. Cuộc đời đổi thay nhanh như đám mây trắng bỗng chốc hóa thành hình chó xanh.

Có người lại muốn được làm chó:

Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông.

Khuyển mã (chó ngựa) là lời tự khiêm của bầy tôi đối với vua hoặc tớ đối với chủ.

Ơ hay! Sao lại vàng thau lẫn lộn như thế? Bầy tôi có bổn phận của bầy tôi. Tớ có phong cách của tớ. Tại sao tôi tớ lại chơi trèo, đòi so sánh mình với chó ngựa? Vô tình hạ thấp uy tín của chó ngựa.

Cao Bá Quát mượn chuyện các quan cãi nhau để chửi khéo triều đình Tự Đức:

Kinh nghiệm sống dạy người dân quê một điều:

Chó đâu chó sủa chỗ không

Chẳng thằng ăn trộm thì ông ăn mày

Ngoài nghĩa đen, nghĩa bóng, câu ca dao còn phản ánh nền đạo lí của ta. Ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, bất kể già hay trẻ, lớn hay bé, tất cả đều là thằng đáng khinh. Ngược lại, ăn mày rách rưới cũng được gọi bằng ông một cách kính trọng.

Ăn mày kiếm ăn giữa thanh thiên bạch nhật. Ăn trộm là phường chỉ thậm thụt, lén lút, bất kể ban ngày hay đêm khuya.

Chó cũng có đạo lí của chó: Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. Chưa chắc chó đã thua người.

Các nước phương Tây ngày nay đã thành công trong việc huấn luyện chó để tìm ma túy, chất nổ. Người ta đang cố gắng dạy chó ngửi được những đồng tiền bẩn.

Chó nước ta thực tế. Không mơ mộng được cưng chiều. Chỉ mong giang sơn gấm vóc này giảm bớt những lò sát sinh treo cờ tây ngất nghểu. Bảy, tám món ăn chơi. Chín, mười món ăn thiệt. Bớt những tấm bảng hiệu chào khách lủng lẳng, cao gần bằng mái đình làng!

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Ông ơi, bớt nhậu cho tôi được nhờ!

Trong ngôn ngữ hàng ngày, mọi người nên thận trọng để tránh ngộ nhận.

– Chó má là lời khen con nít mới đẻ xinh tốt, mà không dám nói ngay. Cây chó đẻ là một loài cỏ dùng làm thuốc chữa bệnh hậu sản (Huỳnh Tịnh Của).

– Đồ chó má là câu chửi, khinh thường người khác. Đồ chó đẻ là câu chửi tục tĩu.

Đúng như các cụ vẫn thường nói, cứ đụng đến đồ là hết trang nghiêm. Nhất là… đồ chó.

Chó Phú Quốc một thời nổi tiếng tại… miền Nam nước ta, nhờ công của Fernand Doceul.

Doceul là một viên chức hành chánh cao cấp hồi đầu thời Pháp thuộc. Ông làm việc tại nhiều tỉnh trong Nam Kì, chuyên phụ trách các vấn đề vệ sinh, chỉnh trang thành phố và các lợi ích công cộng.

Năm 1886, Doceul rời Nam Kì trở về Pháp. Ông mang theo 4 con chó Phú Quốc (2 con đực, 2 con cái) về tặng Vườn bách thảo Paris để thử nuôi. Giống chó Phú Quốc đặc biệt có bờm lông dọc sống lưng. Âu châu không có giống chó này(7).

Nhưng, không thấy Pháp cho biết kết quả nuôi chó Phú Quốc đi đến đâu.

Lyon, 11/2023

(TCSH348/02-2023)

(*). Cờ tây nói lái thành cầy tơ

1. Quốc văn giáo khoa thư, lớp sơ đẳng, 1948.

2. Sử ký Tư Mã Thiên, tập 1, Văn Học, 1988, tr. 261.

3. Trương Vĩnh Ký, Chuyện đời xưa, Sudasie, 1994, tr. 53-54.

4. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Đông Nam Á, 1985, tr. 179.

5. Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử – Đạo đức kinh, Văn Hóa, tr. 171.

6. Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954, tr. 80.

7. Antoine Brebion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale de l’Indochine Française, Paris, 1935.

Nguồn: Tạp chí Sông Hương, ngày 9/2/2023.

Cậu Chủ Nhỏ Qua Đời Đã 3 Năm, Chú Chó Ở Miền Tây Vẫn Quấn Quýt Bên Mộ Không Rời Khiến Nhiều Người Bất Ngờ

Đã 3 năm từ khi vĩnh biệt cậu chủ nhỏ, chú chó vẫn luôn quấn quýt bên mộ không rời, chỉ mưa thì mới chịu vào nhà. Hình ảnh chú chó nằm trên mộ cậu chủ quá cố đã trở nên quen thuộc với người dân địa phương.

Không chỉ riêng con người, những chú thú cưng của chúng ta cũng rất có tình cảm. Đặc biệt ở loài chó, với đặc tính gắn bó và trung thành, chú ta luôn là 1 người bạn thân thiết, gần gũi với chủ mọi lúc và mọi nơi.

Có một chú chó nọ ở Long An được mọi người biết đến rất nhiều bởi hành động kỳ lạ nhưng đầy yêu thương của mình dành cho cậu chủ nhỏ đã qua đời, đó chính là mỗi ngày trong suốt 3 năm qua đều quấn quýt bên ngôi mộ của cậu bé. Một vlogger mới đây đã tìm về Long An gặp chú chó đáng yêu này:

Theo vlogger này chia sẻ, chú chó kỳ lạ nói trên sinh sống ở ấp 1, xã Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An. Chủ của chú chó là 1 cậu bé, khi cậu bé 3 tuổi thì gia đình đã đón chú chó về, và từ đó cả 2 trở thành bạn bè, luôn chơi đùa với nhau.

Khoảng 1 năm sau đó, cậu bé yểu mệnh không may qua đời. Ngôi mộ của cậu bé được xây dựng tại thửa ruộng gần nhà và suốt 3 năm đã trôi qua, mỗi ngày cậu bé đều không cô đơn, bởi người bạn 4 chân của cậu luôn túc trực bên mộ.

Chia sẻ với vlogger, cô Út – bà nội của cậu bé và cũng là chủ nhân hiện tại của chú chó đặc biệt – cho biết, từ ngày cháu mình qua đời thì chú chó luôn quấn quýt bên mộ từ sáng sớm và đến đêm khuya hoặc buổi trưa nắng nóng mới về nhà. Ở nhà, cứ có đồ ăn như bánh hay sữa thì chú chó đều tha ra mộ đặt tại phía đầu mộ.

“Mát thì nó ra, nắng thì nó vô 1 lát. Từ ngày cháu nội tôi mất, bánh nó cũng tha ra mộ cháu tôi để đó rồi nó nằm đó nó giữ. Bất kể giờ nào, nó chỉ vào nhà chưa đầy 1 tiếng rồi nó lại ra, lúc xoay mặt ra vậy đó, lúc lại xoay mặt vô.

Tôi thấy tội nghiệp quá kêu vô mà không vô, có khi đói thì vô ăn 1 lát rồi lại ra nữa. Nó nằm đó 1 mình thôi, ai lại là nó sợ nó đi, thấy mình đi chỗ khác thì nó lại chạy ra mộ nó nằm. Có 12h trưa nó không nằm thôi, vì cái mộ nóng quá nó nằm không được, nó vô nhà chừng 1 tiếng hết nắng nó lại ra, ban ngày suốt 3 năm nay đều như thế” – cô Út kể.

Tại ngôi mộ của cậu chủ nhỏ, chú chó thường nằm tại vị trí trên đầu và sau 3 năm vị trí này đã in hằn vệt đất, là dấu vết chú chó liên tục nằm lại đây và cũng là minh chứng cho tình yêu thương mà chú ta dành cho cậu chủ.

Kể về chú chó và tình cảm mà vật nuôi này dành cho cháu mình, cô Út bất ngờ bật khóc nức nở: “Con chó mà nó cũng có tình nghĩa. Chừng nào nó chết, tôi sẽ chôn nó gần bé luôn”.

Không chỉ cô Út, nhiều người dân sinh sống gần đó cũng đã rất quen thuộc với hình ảnh chú chó nằm trên ngôi mộ. Một người đàn ông chia sẻ, khi đi soi ếch, ông luôn bắt gặp chú chó nhỏ với bộ lông đen nằm trên mộ.

“Đêm tôi đi chơi về 10-11h vẫn thấy nó nằm đó. Từ bé đến giờ tôi chưa thấy con chó nào như vậy luôn” – người đàn ông kể lại.

Thật khó để giải thích lý do chú chó luôn nằm tại ngôi mộ suốt nhiều năm qua. Nhiều người chia sẻ có thể do ngôi mộ được lót gạch, là vị trí mát mẻ nên chú chó thích nằm. Cũng có người cho rằng, là do chú chó hiểu được đây là nơi chủ mình nằm lại nên luôn quấn quýt.

Dù là lý do nào cũng không thể phủ nhận rằng, chú chó này thực sự đáng yêu, thể hiện tình cảm với chủ nhân một cách cực kỳ trung thành, đặc biệt.

Suốt 11 Năm, Chú Chó Ngủ Cạnh Mộ Chủ Cho Đến Chết

Theo Daily Mail ngày 21-2, ông Miguel Guzman, đến từ Villa Carlos Paz, gần TP Cordoba – Argentina, đã mua Capitan về làm quà tặng cho con trai Damian, 13 tuổi, hồi năm 2005.

Một chú chó trung thành có tên là Capitan đã chết sau 11 năm ngủ cạnh mộ chủ mỗi tối. Theo Daily Mail ngày 21-2, ông Miguel Guzman, đến từ Villa Carlos Paz, gần TP Cordoba – Argentina, đã mua Capitan về làm quà tặng cho con trai Damian, 13 tuổi, hồi năm 2005.

Sau khi ông Guzman chết, chú chó cũng biến mất và gia đình ông Guzman nghĩ rằng nó đã tìm được một ngôi nhà mới hoặc đã chết đâu đó.

Tuy nhiên, vài tháng sau, trong một lần ra thăm nghĩa trang vào năm 2007, gia đình ông Guzman bất ngờ gặp lại Capitan. Nhân viên làm việc tại nghĩa trang cho biết họ bắt đầu nuôi nấng con vật kể từ lúc họ nhìn thấy nó ngủ cạnh một ngôi mộ mỗi tối.

Nhật báo La Voz đưa tin Capitan vẫn đều đặn ra nằm cạnh mộ chủ mỗi tối cho đến khi chết cách đây vài ngày. Khi đó, Capitan đã 15 năm tuổi và dành 11 năm để ở cạnh mộ chủ.

Điều gây ngạc nhiên là nghĩa trang cách nhà của ông Guzman một chặng đường dài và Capitan chưa bao giờ đi cùng họ tới đây.

Các bệnh viện thú y cho biết. Cách đây 6 năm, bà Veronica, vợ của ông Guzman, từng chia sẻ với báo Cordoba: “Chúng tôi tìm kiếm con chó nhưng nó đã biến mất… Ít lâu sau, chúng tôi ra nghĩa trang và nhìn thấy nó. Capitan đến gần chúng tôi, sủa như thể nó đang khóc… Tôi không nghĩ nó muốn rời khỏi Miguel vào ban đêm”.

Giám đốc nghĩa trang nơi ông Guzman được chôn cất, Hector Baccega, kể: “Một ngày nọ, chú chó đến đây và bắt đầu đi lang thang quanh nghĩa trang cho đến khi nó tìm được ngôi mộ của ông chủ”.

“Trong ngày, đôi lúc nó đi dạo quanh nghĩa trang nhưng luôn luôn quay trở lại ngôi mộ. Vào mỗi 6 giờ sáng, người ta thấy nó nằm trên ngôi mộ, dường như ở đó cả đêm”.

Các trạm thú y cho biết. Anh Damian nói rằng mình đã cố gắng đưa Capitan về nhà nhiều lần nhưng chú chó vẫn quay trở lại nghĩa trang. “Tôi nghĩ nó sẽ ở đó cho đến khi chết. Nó muốn chăm sóc cha tôi” – anh Damian cho hay.

Người lao động

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: [email protected]

Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ Khi Gặp Nguy Hiểm Gần Bên

Huấn luyện chó bảo vệ chủ là cần thiết nên làm vì sao? 1. Bạn mong muốn cún yêu của mình như thế nào

Được huấn luyện chó bảo vệ chủ theo phương pháp nghiệp vụ, không dùng đòn roi để dạy chó– Có thể dạy những giống chó lì, hư, khó bảo, ương bướng nhất– Biết đi vệ sinh đúng chỗ, đúng giờ (nhất là ở trong chung cư)– Tuyệt đối không cắn phá giày dép, đồ đạc, ….– Gọi một câu là đi tới, không phải gào mồm lên gọi nó nữa– Biết lệnh ngồi, nằm,… mà không cần phải dụ đồ ăn nhiều lần– Chỉ đâu là biết nằm ở đấy, học cách nhặt đồ– Tuyệt đối không sủa càn, sủa người lạ, sủa chó khác– Khi dắt sẽ ngoan và đi cạnh thay vì giật dây, lao như điên– Luôn thơm tho với bộ lông mượt mà, không rối không xơ xác cùng bộ móng sạch sẽ gọn gàng

– Bảo vệ chủ

– Con chó của bạn có thể cắn ai đó vừa đến để nói chuyện với bạn: Nếu bạn không có toàn quyền kiểm soát con chó của bạn. Bạn không phải là chủ thực sự của con chó cũng không phải là huấn luyện viên chó. Hoặc nếu bạn là chủ nhưng con chó không phục tùng bạn, không nghe lời bạn không thể kiểm soát hành vi của nó thì bạn hoàn toàn không thể huấn luyện chó bảo vệ chủ được. Chúng sẽ không bao giờ nghe lệnh bạn, nhất là lúc chúng bị đe dọa.

– Bạn nên biết rằng, lệnh cắn dễ thực hiện hơn lệnh nhả. Một số chú chó sẽ không bao giờ nhả ra nếu nó đã ngoạm được kẻ thù. Vì thế, bài học nhả được xếp vào hàng cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không dạy được chó nhả ra thì tốt nhất hãy đừng để nó tấn công.

– Không phải con chó nào cũng có đủ thông minh để phân biệt đâu là nguy hiểm. Vì thế cho dù chó của bạn thuộc giống chó có thể huấn luyện bảo vệ chủ cũng chưa chắc nó có thể học tốt bài học này. Khi nó không học tốt đừng thất vọng và bỏ rơi nó, hãy dùng cách yêu thương để giúp nó. Nhiều chú chó cho dù không thể tấn công giỏi nhưng lại sẵn sàng bảo vệ chủ kể cả phải hy sinh chính mình.

– Độ tuổi học bảo vệ chủ tốt nhất là lúc nó đủ 12 tháng. Vì không phải con chó nào cũng có thể luôn ở trong tình trạng nghi ngờ, hay sẵn sàng tấn công. Chỉ khi đủ tuổi, thần kinh đủ vững một chú chó mới có đủ tự tin để sẵn sàng vượt qua nỗi sợ hãi để tấn công. Nếu bạn dạy chó tấn công quá sớm, chúng có thể sợ hãi và mất đi bản chất vốn có của mình.

Chính vì vậy bạn nên gửi cún cưng đến trung tâm huấn luyện chó để được huấn luyện tốt nhất

– Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 105 thành lập năm 2008 ở xã phước hiệp, Củ Chi, tp hcm. Nay được chuyển đến Bình Chánh Tp hcm để phục vụ nhu cầu huấn luyện, chăm sóc dành cho bộ đội, công an, công ty, nhà máy cũng như đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình.– Trung tâm chúng tôi luôn tự hào về kinh nghiệm và đội ngũ HLV chuyên nghiệp

– Đến với trung tâm huấn luyện chó 105 để được mức giá học phí phù hợp, an toàn, chất lượng uy tín nhất tp hcm

Hãy gọi cho chúng tôi theo sdt: 0974708845 huấn luyện viên trưởng NGUYỄN HỒ THẾ sẽ tư vấn rõ hơn cho các bạn.