Chú Chó Khóc Nức Nở / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Chàng Trai Khóc Nức Nở Khi Nghe Tin Chó Cưng Chết: ‘Mình Đi 20Km Về Với Nó, Vừa Đi Vừa Khóc Vì Quá Buồn’

Mới đây, câu chuyện chàng trai bật khóc khi nghe tin thú cưng chết đã nhận được sự đồng cảm từ mọi người: ” Đã bao giờ bạn thấy 1 người đàn ông khóc vì 1 chú chó chưa? Đây là thằng em mình. Hôm đấy là mùng 4 tết bọn mình đi chơi cách nhà gần 20km, trong khi mọi người đang ăn uống vui vẻ thì nó nhận được tin nhắn của bà chị ở nhà “con đen chết rồi” thế là nó nằm vật ra, nhưng vẫn cố gọi điện về nhà để “xác nhận” lại rồi nằm im đó khóc lóc, được khoảng nửa tiếng thì nó bò dậy rồi đòi lấy xe bỏ về trước…”.

Trong clip, nam thanh niên nằm lăn ra sàn, chốc chốc lại nghe điện thoại rồi khóc nức nở khiến ai cũng xót xa.

Chia sẻ với chúng tôi, Hùng Nguyễn cho biết chuyện này khiến anh rất buồn khi năm mới vừa đến: ” Chú chó của mình bị ốm trước Tết. Cả nhà chăm sóc tiêm các mũi chu đáo nên đến mùng 1 nó lại khoẻ và vui chơi ăn uống bình thường. Tuy nhiên đến mùng 4 thì có biểu hiện yếu dần và đến chiều thì ra đi. Mình đi hơn 20km về với nó vừa đi vừa khóc.

Kỷ niệm về chú chó này thì nhiều lắm. Nó suốt ngày quây bên chân, lúc mình đi ngủ nó mở cửa phòng, sáng nào cũng đánh thức mình dậy nữa, nghe tiếng dép của mình thôi là chạy vào đón liền. Kỷ niệm tuy nho nhỏ nhưng thực sự rất đáng quý. Hôm qua lại thêm một chú chó cưng nữa ra đi, quá đen cho ngày đầu năm mới”.

Câu chuyện của Hùng khiến nhiều bạn xúc động nhớ về chú chó cưng của mình.

” Phải nuôi chó rồi mới biết chúng có ý nghĩa quan trọng thế nào. Bao nhiêu kỷ niệm và mình coi chúng quan trọng như một người bạn thân thiết, nó chết mình cũng đau đớn lắm “, H.N ngậm ngùi.

“Thương ghê, mình cũng bị mất 1 em chó nên giờ này không dám nuôi thêm vì sợ sẽ đau lòng nếu một ngày nào đó chúng ra đi”, một người khác chia sẻ.

Con Chó Khóc Đứng Khóc Ngồi

Thổi hồn vào đá – Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Họ hàng nhà chó thật đông đúc. Khắp năm châu bốn bể chỗ nào cũng có chó. Chó kiểng, chó săn, chó chân dài, chó tí hon. Chó Bắc Kinh, chó Chihuahua, chó Phú Quốc…

Nước ta có ba giống chó quý là chó sủa gâu gâu, chó đá ngồi trơ trơ nhìn thiên hạ và chó rơm, chó cỏ bị hắt hủi, quăng bỏ ngoài đường.

Số phận con chó bằng xương bằng thịt của ta thì ai cũng đã biết. Thật đáng thương. Ăn thì bữa đói bữa no. Làm thì chẳng từ chuyện gì. Dọn cho thằng cu, liếm cho cái đĩ mỗi lần chúng “bậy” ra nhà. Nào là canh trộm ban đêm, canh người lạ ban ngày.

Thế mà còn bị…

“Một người cưỡi ngựa đi đến đầu làng kia, có con chó đang ngủ giữa đường, bỗng giật mình thức dậy, đuổi theo con ngựa, sủa cắn mãi, làm cho con ngựa sợ, chạy lồng lên.

Người cưỡi ngựa tức giận vô cùng, muốn giết ngay con chó, mới bảo rằng:

– Tao mà có súng, thì cho mày một phát là hết cắn. Nhưng mà được, tao đã có cách làm cho mày chết.

Nói xong, người kia chạy đến giữa làng, kêu to lên rằng:

– Chó dại! Chó dại!

Những người xung quanh đấy, nghe tiếng kêu chó dại, liền vác gậy, vác xẻng ra đuổi đánh chết con chó.

Gớm thay cho lời nói của người ta, có khi giết hại được hơn là đồ binh khí!”(1)

Chó chạy ra đường không xem hướng, xem giờ. Bị chụp mũ, mất mạng. Tuổi thơ há mồm ngồi nghe thầy giảng. Ù ù cạc cạc, không hiểu ý nghĩa bài học. Chỉ thấy sợ chó.

Chó nước ta được sinh ra trên mảnh đất đậm đà ẩm thực. Nhiều quán nhậu. “Con chó nhà kia bị chủ hóa kiếp. Xuống âm phủ, chó bị Diêm Vương gọi ra hỏi tội.

– Đồ chó chết kia, ai cho mi được vinh dự gặp ta? Chó run sợ, mếu máo kể lể:

– Tâu Diêm Vương, con ăn ở hết lòng với vợ chồng chủ con từ tấm bé. Nào trông nhà, nào dọn đồ dơ. Vậy mà con vẫn còn bị chúng nó đánh chửi, hủy hoại cả cái “thú vị” của con. Đau quá Diêm Vương ơi. Đời mà hết động cỡn, sống âm thầm như một hoạn quan, thì còn gì là đời. Tuần vừa qua, nhà chúng nó bỗng vui như mở hội. Nào rượu, nào mẻ, riềng tỏi, lạc rang, rau thơm, rau húng. Thân con bị băm vằm, chia năm xẻ bảy. Tưng bừng lá vông. Rựa mận, tiết canh, dồi, gan. Nướng, xào, luộc, rim…

Diêm Vương nuốt nước miếng, cắt lời chó:

– Đừng nói nữa kẻo… tao thèm. Trông mày hơ hớ thế kia thì ai mà chả muốn “đánh” mày.

Chó bẽn lẽn… toát mồ hôi lạnh.

– Mày bị giết oan, tao cho đi gác Cầu Vòng. Chờ ngày bọn khốn nạn kia xuống đây, cho mày bẻ răng, xẻo lưỡi, móc mắt chúng nó.

Diêm Vương cho chó chơi trò cân phúc, cân tội! Có tiếng xì xào: Phen này chúng mày sẽ biết… mõm ông. Nhưng…

– Con không biết trả thù. Con chỉ xin Diêm Vương bắt chúng nó từ nay phải tôn trọng “cẩu quyền”, “thú vị”, cho con được nhờ.

– Khá khen thay. Hôm nay ta học được bài học Có dung người dưới mới là khuyển trên. Ta sẽ can thiệp…”.

Từ đó, trên dương gian bắt đầu có hội bảo vệ súc vật, có mĩ viện dành cho chó.

Đấy là chuyện dưới âm phủ. Chuyện trên trần gian cũng lâm li không kém.

Người Việt nổi tiếng, đúng hơn là bị mang tiếng, hay ăn thịt chó.

Sống trên đời ăn miếng dồi chó,

Chết xuống âm phủ biết có hay không.

Nhưng ai là người khởi xướng phong trào hạ cờ tây?

Sử ký Tư Mã Thiên kể rằng: Thời Xuân Thu (thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên) nước Việt và nước Ngô quyết thôn tính nhau. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai đánh bại, nhờ mưu của Phạm Lãi, Văn Chủng mà nước Việt khỏi mất. Phạm Lãi và Văn Chủng tiếp tục theo giúp Câu Tiễn trong suốt mười lăm năm. Kết quả là Câu Tiễn diệt được nước Ngô và xưng bá.

“Phạm Lãi bèn bỏ đi từ nước Tề, gửi thư về cho đại phu Chủng nói:

– Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu (Điểu tận cung tàng, thỏ tử cẩu phanh). Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu có thể cùng lo lúc hoạn nạn, nhưng không thể cùng vui sướng với ông ta. Sao ông lại không bỏ đi?”(2)

Phạm Lãi cho chúng ta biết người Trung Quốc cũng ăn thịt chó. Rất có thể trước cả người Việt Nam.

Dân nhậu ngồi trong quán nhỏ, xem trời bằng cái vung nồi lẩu, cứ bô bô… tự hào bậy!

Hầu hết chó ở Việt Nam đều an phận sống cuộc sống bình thường của chó. Nghĩa là ăn, ngủ, chạy rông, trừ những lúc nổi hứng… a dua bạn bè:

“Con chó đi gặp con gà trống mới chào, rồi nói:

– Tôi trông cho gặp anh một chuyến, mà hỏi một chuyện. – Con chó mới hỏi: Trời phú tính cho anh hay, chớ phải chơi sao! Sao lại biết canh ba, lại khi gần sáng dậy mà gáy; ngày ngày cũng vậy.

– Cái là trời đã phú tánh hễ tới chừng thì gáy. – Rồi con gà mới hỏi: Còn như anh làm sao anh biết có người đi mà sủa?

– Vốn cái tâm tôi thuộc đất: hễ động đất là động tới tâm tôi, nên tôi biết.

– Mà khi anh nằm dưới đất thì làm vậy, chớ như khi anh nằm trên ván, thì biết sao được mà sủa?

– Chừng tôi ở trên ván, nghe chúng sủa, thì tôi bắt chước sủa hùa theo mà thôi.”(3)

Con chó thành thật, dễ thương. Không biết nó có hùa theo bạn bè cắn càn người lương thiện không?

Chó ở Việt Nam thông minh. Cứ nghe chó giãi bày tâm sự với đám trâu, ngựa, dê, gà, lợn thì đủ hiểu:

Khi sống thì gìn giữ của đời

Khi thác xuống giữ cầu âm giới

Người có phước muông đưa ra khỏi

Ai vô nhơn, qua chẳng đặng đâu

Chủ có lòng suy trước, xét sau

Khi lâm tử, gạo tiền tống táng

Chủ đã có công dày, ngãi rộng

Muông dễ không tiếp rước đãi đưa…

(Lục súc tranh công)

Thật khó tin! Chó chết được chủ lo gạo tiền, tống táng. Nước ta có chủ nào tử tế với chó đến mức như vậy không? Có chứ!

Thành ngữ Tiền cột cổ chó được Tự vị Huỳnh Tịnh Của giải nghĩa là: “Ngu tục hiểu con chó chết rồi, hồn nó xuống giữ cầu âm giái, cho nên phải cột tiền hối lộ mà tống táng, họa ngày sau nó đã không cắn mà lại đưa mình qua cầu âm ti”.

Chủ kia chắc là ăn ở cũng khá lem nhem, sợ bị Diêm Vương chiếu cố. Hắn lo móc nối, sửa soạn đi “đấm mõm” chú chó cai tù tương lai của âm phủ. Người mong được chó rủ lòng thương! Chó ở Việt Nam đáng nể thật!

Trước hiện tượng Tiền cột cổ chó, giới khoa học nước ta tỏ ra lo ngại, tranh cãi sôi nổi. Phe theo thuyết tiến hóa thì cho rằng chó truyền bệnh “cột tiền” sang người. Phe khác phản bác, dựa vào lịch sử xã hội để chứng minh rằng người truyền bệnh “cột tiền” sang chó.

Tuy chưa có kết luận thống nhất nhưng cả hai phe đều đồng ý với nhau trên một điểm là người giống chó, chó giống người, cả hai cùng biết loay hoay kiếm sống.

Dân đen gọi những ông hèn kém mà lại có địa vị cao, hợm hĩnh là Chó nhảy bàn độc. Bàn độc là bàn ngồi đọc sách, còn được hiểu là bàn bày đồ thờ. Có người diễn Nôm: Độc là chất độc, một loại bả. Nghe cũng hay hay.

Ngày xưa, nước ta có Chó đá (Thạch khuyển).

Lần kể xuân thu biết mấy mươi

Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi…

(Hồng Đức quốc âm thi tập)

Người ta đặt chó đá để canh giữ chỗ thờ phụng.

Đời sau, nhiều làng bắt chước chôn chó đá để yểm trừ ma quỷ, bảo vệ dân làng. Ban đầu chôn ở cửa đình, cửa chùa, rồi dần dần chôn cả ở cổng làng, đường làng.

Tiếp theo làng quê, đến lượt các nhà giàu cũng chôn chó đá.

Khi làm nhà, người ta tránh làm cửa ngõ nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng tránh để con đường đâm thẳng vào nhà, tránh có đền chùa ở trước nhà. Nếu không tránh được những điều kị ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí. (4)

Hàng quý tộc chôn chó đá để canh giữ, bảo vệ chỗ thờ vua chúa. Nhà phong thủy chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần. Dân gian chôn chó đá để xua đuổi ma quỷ.

Những con chó kết bằng rơm (sô cẩu) khi chưa bày để cúng thì được cất kĩ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi, người ta liệng chúng ra đường, người đi đường giẫm lên đầu, lên cổ chúng hoặc lượm về để nhóm lửa(5).

Chó rơm bị vứt ra đường, bị người ta giẫm lên, hoặc lượm về để nhóm lửa. Như vậy thì chó rơm không phải là đồ tế lễ của triều đình, vua chúa. Chó rơm là đồ cúng của dân gian. Bên cạnh chó rơm (hay chó cỏ) còn có rồng đất cũng là một đồ cúng.

Thành ngữ Chó cỏ rồng đất được giải nghĩa là:

Xưa kia ta cúng tế thường bện chó bằng cỏ, nắn rồng bằng đất để dùng lễ cúng; chừng cúng xong thì đem đi liệng bỏ. Nghĩa rộng của thành ngữ là: Người hoặc vật mà người ta hết cần dùng. Công thần đã đem mối nước lại cho nhà vua, mà bây giờ bị nhà vua sa thải(6).

Rồng là biểu tượng của vua chúa. Chó là con vật gần gũi dân đen. Tại sao chó cỏ lại nằm cạnh rồng đất trên bàn thờ?

Câu trả lời đơn giản là rồng (long) của dân gian khác rồng của vua chúa. Rồng của dân gian là con long xà (loài rắn lớn), con giao long (cá sấu, loài thủy quái).

Chó cỏ, rồng đất tượng trưng cho chó ngao, thuồng luồng, rắn giải dưới âm phủ. Người ta cúng lễ, cầu xin chó ngao, thuồng luồng, rắn giải đừng sát hại người chết lúc leo Cầu Vòng qua sông Nại Hà.

Văn học thỉnh thoảng cũng mượn hình ảnh con chó để ví von, bàn luận thế sự.

Nguyễn Văn Lạc chửi bọn làm tay sai cho thực dân Pháp:

Sống thì bắt thỏ thỏ kêu rêu

Thác thả dòng sông xác nổi phều…

(Chó chết trôi)

Nguyễn Gia Thiều than vãn cho cuộc đời phù du:

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.

(Cung oán ngâm khúc)

Vân cẩu là đám mây hình con chó. Cuộc đời đổi thay nhanh như đám mây trắng bỗng chốc hóa thành hình chó xanh.

Có người lại muốn được làm chó:

Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông.

Khuyển mã (chó ngựa) là lời tự khiêm của bầy tôi đối với vua hoặc tớ đối với chủ.

Ơ hay! Sao lại vàng thau lẫn lộn như thế? Bầy tôi có bổn phận của bầy tôi. Tớ có phong cách của tớ. Tại sao tôi tớ lại chơi trèo, đòi so sánh mình với chó ngựa? Vô tình hạ thấp uy tín của chó ngựa.

Cao Bá Quát mượn chuyện các quan cãi nhau để chửi khéo triều đình Tự Đức:

Kinh nghiệm sống dạy người dân quê một điều:

Chó đâu chó sủa chỗ không

Chẳng thằng ăn trộm thì ông ăn mày

Ngoài nghĩa đen, nghĩa bóng, câu ca dao còn phản ánh nền đạo lí của ta. Ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, bất kể già hay trẻ, lớn hay bé, tất cả đều là thằng đáng khinh. Ngược lại, ăn mày rách rưới cũng được gọi bằng ông một cách kính trọng.

Ăn mày kiếm ăn giữa thanh thiên bạch nhật. Ăn trộm là phường chỉ thậm thụt, lén lút, bất kể ban ngày hay đêm khuya.

Chó cũng có đạo lí của chó: Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. Chưa chắc chó đã thua người.

Các nước phương Tây ngày nay đã thành công trong việc huấn luyện chó để tìm ma túy, chất nổ. Người ta đang cố gắng dạy chó ngửi được những đồng tiền bẩn.

Chó nước ta thực tế. Không mơ mộng được cưng chiều. Chỉ mong giang sơn gấm vóc này giảm bớt những lò sát sinh treo cờ tây ngất nghểu. Bảy, tám món ăn chơi. Chín, mười món ăn thiệt. Bớt những tấm bảng hiệu chào khách lủng lẳng, cao gần bằng mái đình làng!

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Ông ơi, bớt nhậu cho tôi được nhờ!

Trong ngôn ngữ hàng ngày, mọi người nên thận trọng để tránh ngộ nhận.

– Chó má là lời khen con nít mới đẻ xinh tốt, mà không dám nói ngay. Cây chó đẻ là một loài cỏ dùng làm thuốc chữa bệnh hậu sản (Huỳnh Tịnh Của).

– Đồ chó má là câu chửi, khinh thường người khác. Đồ chó đẻ là câu chửi tục tĩu.

Đúng như các cụ vẫn thường nói, cứ đụng đến đồ là hết trang nghiêm. Nhất là… đồ chó.

Chó Phú Quốc một thời nổi tiếng tại… miền Nam nước ta, nhờ công của Fernand Doceul.

Doceul là một viên chức hành chánh cao cấp hồi đầu thời Pháp thuộc. Ông làm việc tại nhiều tỉnh trong Nam Kì, chuyên phụ trách các vấn đề vệ sinh, chỉnh trang thành phố và các lợi ích công cộng.

Năm 1886, Doceul rời Nam Kì trở về Pháp. Ông mang theo 4 con chó Phú Quốc (2 con đực, 2 con cái) về tặng Vườn bách thảo Paris để thử nuôi. Giống chó Phú Quốc đặc biệt có bờm lông dọc sống lưng. Âu châu không có giống chó này(7).

Nhưng, không thấy Pháp cho biết kết quả nuôi chó Phú Quốc đi đến đâu.

Lyon, 11/2023

(TCSH348/02-2023)

(*). Cờ tây nói lái thành cầy tơ

1. Quốc văn giáo khoa thư, lớp sơ đẳng, 1948.

2. Sử ký Tư Mã Thiên, tập 1, Văn Học, 1988, tr. 261.

3. Trương Vĩnh Ký, Chuyện đời xưa, Sudasie, 1994, tr. 53-54.

4. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Đông Nam Á, 1985, tr. 179.

5. Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử – Đạo đức kinh, Văn Hóa, tr. 171.

6. Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954, tr. 80.

7. Antoine Brebion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale de l’Indochine Française, Paris, 1935.

Nguồn: Tạp chí Sông Hương, ngày 9/2/2023.

Chú Chó Phú Quốc Nổi Tiếng Nhất Việt Nam Hiện Tại: Cơ Thể Nở Nang, Xứng Danh Thủ Lĩnh

Năm 2023, chú chó Phú Quốc “khủng” chưa từng có ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong nước. Và sau gần 1 năm kể từ khi nổi tiếng, chú chó ngày đó vẫn giữ vị trí “độc tôn” trong giới chơi chó bản địa mà không ai có thể soán ngôi.

Tuy nhiên, đằng sau nó cũng là một câu chuyện ít ai biết đến của nữ chủ nhân 32 tuổi cùng chú chó quý tên Cọp.

“Xiêu lòng” ngay từ lần đầu tiên

Chủ nhân của chú chó này chị Lê Thị Hà (32 tuổi – Hà Nội). Đây là cái tên không còn xa lạ trong giới chơi sinh vật cảnh Hà Nội.

Chị nổi tiếng là “bóng hồng” hiếm hoi có niềm yêu thích đặc biệt với giống chó săn mồi đồng thời là chủ sở hữu 5 trang trại lớn nhỏ ở Hà Nội với hơn 100 cá thể chó Phú Quốc, trong đó có những cá thể đặc biệt vô cùng giá trị.

Cọp ban đầu là chú chó thuộc sở hữu của anh Phạm Văn Lạc (Sài Gòn), được gia đình anh chị Tư Lạc cưng chiều và coi như một thành viên trong gia đình. Lần đầu tiên nhìn thấy Cọp khi nó mới khoảng 8 tháng tuổi, chị Hà chia sẻ: “Ngay lần đầu tiên nhìn thấy ảnh của Cọp, tôi đã nghĩ mình muốn chú chó này”.

Trong suốt hơn 2 năm trời, chị Hà luôn theo dõi hành trình lớn lên của Cọp và luôn mong muốn được mang chú chó đặc biệt này về nuôi. Có lúc tưởng như bỏ cuộc, nhưng mỗi lần nhìn thấy hình ảnh của chú chó Cọp chị Hà lại không thể cầm lòng và nhất quyết muốn chăm sóc nó bằng được.

Quả là “trời không phụ lòng người”, anh Lạc đồng ý giao Cọp cho chị Hà. Ngay sau khi nhận được lời đồng ý, chị Hà đã phấn khởi và nhanh chóng hoàn thiện thủ tục bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh để đón Cọp về.

Sau gần một năm về ở với người chủ mới là chị Lê Thị Hà, Cọp đã có những thay đổi tích cực, đặc biệt về khả năng đuổi bắt, săn mồi.

Dưới sự huấn luyện của các huấn luyện viên riêng, Cọp được tham gia nhiều cuộc thi để rèn luyện và giành danh hiệu vô địch Việt Nam (Viet Nam Champion) trước khi về Hà Nội. Chị Hà đang chờ đợi cơ hội cho Cọp tham dự cuộc thi cho chó Phú Quốc tại nước ngoài .

Vì đã là chú chó trưởng thành nên Cọp không có nhiều thay đổi về ngoại hình, nhưng lại ngoại hình của Cọp nổi bật với cơ thể nở nang, săn chắc. Vẻ đẹp của Cọp là vẻ đẹp của một chú chó đực đầu đàn, một thủ lĩnh kiên cường.

Điều đặc biệt, tiếng gầm của Cọp nghe rất giống tiếng gầm của một con vật hoang dã. Người thường nếu nghe cũng sẽ sợ hãi, đây là sức mạnh răn đe, thể hiện uy quyền với những chú chó khác trong bầy.

Và với chị Hà, Cọp chính là một “siêu phẩm” hiếm có khi hội tụ đầy đủ các yếu tố trên trong cùng một cá thể. Và chị rất vui khi có được “em nó”.

Nhìn hình ảnh của chú chó Cọp, dân tình không tiếc lời khen ngợi:

Nguồn: Dân Việt

“Vua chim” Chương Tailor sưu tập 72 con chim quý hiếm, trị giá hơn 10 tỷ đồng

Xuất phát từ đam mê khám phá các loài chim từ nhỏ mỗi lần theo chân bố, chủ nhân bộ sưu tập chim hàng chục tỷ này đã cất công đi nhiều nơi để mang về cho mình những loài chim độc, lạ nhất. Ngoài sưu tập trong nước, anh đã tới Úc, Thái Lan, Singapore, Indonesia để mang về những giống chim màu hoàng khuyên, chào mào, chích choè than bạch, chích choè lửa bông kiến trắng, họa mi bạch tạng, chim choè đất bạch tạng cực hiếm.

Suốt hơn 10 năm theo đuổi và săn lùng những chú chim đột biến độc lạ, Chương Tailor đã góp vào bộ sưu tập của mình với 75 con chim quý. Hiện tại, trong bộ sưu tập chim lên đến 75 con của mình, anh Chương sở hữu 20 con hoàng khuyên mắt đỏ và mắt đen, 15 con chào mào bạch, 7 con chòe lửa, 4 con chòe than bạch và một số loài khác.

Xúc Động Hình Ảnh Chú Chó Khóc Khi Nhận Ra Bị Chủ Nhân Bỏ Rơi

Không ít người hứng thú với việc nuôi thú cưng, nhưng chỉ vì phát hiện ra thú cưng của mình bị rụng lông, tróc da, làm bẩn nhà mà không hề do dự sẵn sàng từ bỏ chúng mà không biết rằng điều này sẽ vô tình gây ra tổn thương cho chúng. Bạn có nhìn thấy sự đau buồn và nước mắt của nó không?

Tổ chức cứu trợ động vật “High Plains Humane Society” (HPHS) mới đây đã đến thăm một trại thu nhận động vật. Có một chú chó thu mình trong góc chuồng, lặng lẽ chảy nước mắt, bộ dạng đau thương của nó thật khiến người khác phải suy ngẫm.

Mỗi năm thậm chí là mỗi ngày đều có không ít chó và mèo bị chủ nuôi đưa đến những trại thu nhận. Trong đó phần lớn là do chủ nhân không muốn tiếp tục nuôi dưỡng chúng nữa. Không gian của mỗi trại thu nhận có giới hạn nên rất nhiều động vật đã bị truyền nhiễm bệnh tật, thậm chí không ít đã bị chết. Hơn nữa trong số những thú cưng bị từ bỏ nuôi dưỡng, có rất nhiều động vật đã xuất hiện vấn đề tâm lí, không còn tin tưởng vào bất kì ai.

Nhân viên của HPHS đã nhìn thấy chú chó đang khóc trong trại thu nhận. Từ góc độ y học mà nói thì chó sẽ không khóc vì đau lòng, rất có thể cơ thể chúng đang có vấn đề gì đó. Nhưng động vật cũng có tình cảm, nó chắc chắn cũng biết rằng đã bị chủ bỏ rơi, sẽ không còn được về nhà nữa. Không còn được nằm trên chiếc nệm cho chó quen thuộc, cũng không được chơi đùa cùng chủ nhân.

Chú chó khóc khi nhận ra mình đã bị chủ nhân bỏ rơi

Nuôi thú cưng không phải là một trò chơi. Nếu đã lựa chọn đưa chúng về nhà thì hãy chăm lo và chịu trách nhiệm cuộc đời của chúng. Nuôi một chú chó không phải chỉ là cung cấp cho chúng đầy đủ đồ dùng và thức ăn cho chó hay mèo, cho nó một chỗ trú chân, mà phải có trách nhiệm khi chúng già yếu hay bệnh tật.

Ánh mắt vô thần, tuyệt vọng của chú chó bị bỏ rơi, có lẽ trong tim chúng vẫn có một chút hi vọng rằng chủ nhân sẽ đón chúng về nhà, nhưng hiện thực phũ phàng lại nói với chúng rằng đó là điều không thể.

Mặc dù được chăm sóc, không phải chịu cảnh sống lang thang, nhưng đối với những chú chó bị bỏ rơi, chủ nhân của chúng vẫn là quan trọng nhất.

Vì Sao Thịt Chó Nam Định Lại Ngon Nức Tiếng

Nam Định không những nổi tiếng với các món ăn dân dã trứ danh như: Phở bò, bánh nhãn, kẹo sìu châu…mà còn món ăn bình dân nức tiếng khác là món thịt chó thui rơm.

Ở Nam Định, thịt chó nổi tiếng nhất là Cầu Vòi, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông Nam. Cầu Vòi thuộc huyện Nam Trực, một cây cầu nhỏ nhưng 2 bên đường san sát quán thịt chó mèo với đủ các món từ truyền thống cho đến cải biên. Quán xá cũng đa dạng từ bình dân cho đến máy lạnh, phòng rộng để tổ chức liên hoan họp mặt.

Cách chọn chó để thịt cũng là nghệ thuật, ở Nam Định, văn hoá phổ biến là nhà có công việc thì thường nuôi chó trước để thịt, chó nuôi khoảng 6 tháng là thịt ngon nhất, chó vừa mềm mà lại không non. Vào ngày giỗ chạp cũng thịt chó, cỗ cúng làm riêng còn người tới dự đương nhiên là món khoái khẩu vẫn là “mộc tồn”. Chưa biết lý giải tại sao nhưng tôi nghĩ thịt chó có thể làm được nhiều món và kinh tế nhất, nhiều chất đạm.

Người ta thường gọi là “Cầy tơ 7 món”. Vậy 7 món đấy là những món gì? Xin thưa, 7 món chính của cầy tơ là: Luộc (hấp); nướng, chả chìa, nhựa mận, xáo măng, sườn non áp chảo và mòn lòng dồi. Để làm được những món này đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm và khéo léo nữa.

Thịt chó Nam Định ngon nhờ cách chế biến với đầy đủ riềng, mẻ, mắm tôm. Riềng được chọn để chế biến là riềng nếp, màu đỏ tím, nhỏ nhỏ nhưng rất thơm và cay. Ở quê thì nhà nào cũng nuôi 1 hũ mẻ (loại cơm nguội lên men có vị chua). Mẻ tự nuôi sẽ chua thanh và thơm hơn so với những kiểu mẻ làm để bán ở ngoài chợ khắp nơi. Vì là vùng biển nên mắm tôm Hải Hậu cũng ngon và nguyên chất.

Thịt chó muốn có mùi thơm thì phải thui rơm, vị lửa thấm vào da thịt sẽ quyện vị hơn. Bây giờ công nghiệp có khò thui bằng gas nhưng không bao giờ có được vị thơm đặc quê đến vậy.

Dồi chó là món khá quan trọng, làm hơi lâu vì ruột nhỏ, công thức cơ bản để làm món dồi chó là đậu xanh rang, lá mơ, hành lá, một chút sả băm, tiết chó, mỡ chài băm nhuyễn trộn chung vào nhau. Các gia vị như hạt nêm, mì chính cho vào đảo đều để đông lại rồi làm dồi. Dồi làm xong đem luộc rồi cuốn chặt vào cây đem nướng qua rơm cho thơm hơn. Gan luộc xong thì gói lá mơ chấm mắm tôm thì còn gì bằng.

Món luộc thì chọn thịt mông đùi của con chó và thêm thịt ba rọi loại ngon. Người chế biến thịt chó ngon là khi luộc lên không bị khô, thịt mềm và ngọt, thịt luộc phải bám tí mỡ ăn mới bùi mà ngậy khi quấn chung với lá mơ.

Nhựa mận thì là thịt bụng và ba rọi, những miếng thịt mỡ đem thái miếng, bóp với riềng giã nhuyễn, mẻ, mắm tôm. Dân gian có câu: “Kém mẻ, khoẻ riềng, nhiều mắm tôm” là vậy. Nếu mẻ ngấu quá thì nên cho ít lại. Nêm thêm chút bột ngọt, chút hạt nêm và tiết làm dồi còn thừa để nồi nhựa mận trông bắt mắt hơn, ướp nửa tiếng thì bắt đầu đun sôi nhỏ lửa. Nhựa mận phải nấu 2 lửa ăn mới ngon, nghĩa là chín rồi thì tắt bếp đi, khi nào ăn thì đun lại gọi là nhựa mận 2 lửa. Nước nhựa mận mà chan cơm hoặc bún ăn thì trên đời này còn gì thú bằng.

Chả chìa là thịt băm nhuyễn, tẩm ướp các gia vị cho vừa ăn, rồi đắp vào 1 đầu cây sả đem nướng lên, mùi sả toát ra quyện với mùi thịt nướng cũng nức mũi không kém

Mòn nướng được lấy thịt từ sườn hoặc ba chỉ tuỳ theo sở thích của mỗi người, đem nướng than hoa (than củi) vẫn giữ được nguyên vị ngon ngọt thừ cầy.

Xáo măng: Ở đây là măng lứa tươi (măng vàng), măng đem luộc qua với nước muối khoảng 10 phút cho thải bớt mùi và các tạp chất, sau đó rửa sạch, chẻ dọc sợi bằng ngón tay. Xương nấu xáo măng là sương sống, đầu, cổ, chân của chó, đêm xào xơ qua cho ngấm mắm muối, rồi hầm cho ra nước ngọt. Khi gần ăn thì đem măng xào cho ngấm gia vị mắm muối rồi đổ chung với xương đã hầm, nêm nếm vừa ăn. Xáo măng thịt chó ở Nam Định thường cho thêm chút mắm tôm cho thơm, ngoài ra còn hành lá, mùi tàu (ngò gai), rau mùi (ngò rí) để thơm và quyện hơn. Món này ăn với bún thì hợp vô cùng.

Ngoài ra còn một số món như tiết canh, áp chảo…nhưng 7 món trên là 7 món cơ bản của thịt chó Nam Định. Nó hiện diện ở khắp mọi nơi, mọi chốn.

Ngày nay, người Nam Định mang bí quyết làm món thịt chó đi khắp cả nước, hầu như các nơi đều để biển “thịt chó Nam Định” hoặc “Cầy tơ Nam Định”. Nơi mà làm nên tên tuổi và thổi vào món thịt chó cái tâm, cái hồn.