Chó Về Nhà Mới Không Chịu Ăn / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Poodle Không Chịu Ăn

+ Chó poodle ăn cá được không

1. Vì sao chó Poodle không chịu ăn?

Nuôi thú cưng có thể thú vị nhưng sẽ rất đau đầu cho bạn nếu chẳng may chúng “khó ở” hay bỗng trở nên “khó chiều”. Chó Poodle không chịu ăn là một trong những tình huống như vậy.

Cơ bản, sẽ có những lý do sau đây khiến cho chú Poodle của bạn lười ăn:

Poodle và một số giống chó khác có xu hướng thay đổi hứng thú ăn uống khi môi trường sống thay đổi đột ngột. Đó là lý do mà chú chó Poodle khi bạn mới “rinh” em ấy về từ cửa hàng lại ăn ít đi so với bình thường. Tình trạng này có thể lặp lại khi bạn đưa “em nó” gửi gắm ở nhà người lạ.

Thay đổi cách dạy dỗ và chủ nhân mới cũng có những tác động tương tự như khi thay đổi môi trường sống. Nhưng sự thay đổi về mặt chủ nhân và cách dạy dỗ có tác động mạnh hơn đối với các chú Poodle. Sự lạ lẫm có thể khiến chúng sợ sệt và không thoải mái, ngay cả khi ăn uống. Việc chúng phải xa những người “bạn” ở cửa hàng, người chủ quen thuộc hàng ngày vẫn cho chúng ăn ngon lành là những tác động tâm lý khá lớn. Chúng có thể trở nên buồn bã, kém linh hoạt hơn và ăn uống cũng ít hơn.

Theo thống kê trên tổng số các trường hợp chó Poodle ăn ít hoặc không chịu ăn là xuất phát từ việc có thể đang mắc các bệnh lý sau đây:

– Do bị đau răng: Lúc này, chú Poodle trở nên biếng ăn, biếng nhai, và ít sủa hơn, chảy nhiều nước dãi hơn và có thể bỏ bữa. Đau răng đến từ nhiều nguyên nhân, có thể do bị xương mắc và đâm vào chân răng, do va chạm mạnh ở răng miệng, do bị viêm đau lợi, do mọc răng, răng lung lay, răng gãy,…

– Do bị giun: Các “bé” Poodle dưới 2 tháng tuổi thường rất dễ bị giun, nhất là những “bé” không được tiêm phòng định kỳ. Việc bị giun khiến chúng trở nên chướng nặng bụng và không thấy thèm ăn, thậm chí có cảm giác chán ăn.

– Do bị stress: Chó Poolde lanh lợi và thông minh nên về mặt cảm xúc cũng rất nhạy cảm. Vì thế, đôi khi chúng cũng bị stress, căng thẳng, lo lắng gây mất ngủ, sợ sệt, dễ cáu gắt, hung dữ bất thường. Tình trạng này khiến cho cún cưng bị chán ăn là điều dễ hiểu.

– Do gặp vấn đề đường tiêu hóa

Đường tiêu hóa không tốt và gặp “trục trặc” rất dễ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của vật nuôi. Một số vấn đề đường tiêu hóa thường gặp như: Đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột,…

Nếu bắt “ẻm” ăn mãi một món thì việc Poodle trở nên chán ăn là điều dễ hiểu. Món ăn lặp đi lặp lại trong các bữa ăn hàng ngày dễ khiến cho Poodle “hờ hững” với bữa ăn. Đây là nguyên nhân dễ hiểu mà không chỉ Poodle gặp phải và dẫn đến chán ăn.

Thức ăn đã hết hạn, có mùi, chảy nước, hoặc thức ăn đã thiu,… là những món ăn mà Poodle sẽ dễ dàng bỏ qua bởi khứu giác chính là “món quà” lớn nhất mà loài này được tạo hóa ban tặng.

2. Phải làm gì khi chó Poodle không chịu ăn?

Với tình trạng chó Poodle không chịu ăn bạn sẽ cần xử lý qua 2 bước sau đây:

– Khi “rước” em Poodle về, bạn nên hỏi thật kỹ thói quen và sở thích của cún cưng, không chỉ trong ăn uống mà còn trong thói quen sinh hoạt, sở thích chơi đùa, ổ nằm,… Tất cả những này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của Poodle. Nếu bạn có thể tạo ra cho chúng cảm giác như chỗ ở cũ, không có nhiều thay đổi xảy ra thì khả năng ăn uống sẽ không có nhiều đổi khác

– Tránh cho Poodle ăn vặt trước bữa ăn hàng ngày, khoảng cách giữa các bữa ăn nên hợp lý

– Tất cả những thay đổi trong cách dạy dỗ, sinh hoạt, ăn uống đều nên áp dụng từ từ để Poodle làm quen dần

– Hãy tạo cho Poodle cảm giác yên tâm, an toàn khi được bạn “nuôi dưỡng”

– Hãy đi dạo cùng chúng để tạo tâm lý vui vẻ mỗi ngày. Tâm trạng vui vẻ có thể quyết định đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của Poodle.

+ Góc tìm hiểu về chó poodle teacup

+ Nên hay không nên chọn nuôi chó poodle màu trắng?

Tại Sao Mèo Không Chịu Ăn Hạt

Nhận đồng lương Harvey Nash bèo bọt cuối tháng mà trước khi dồn vào trả nợ, việc đầu tiên mình muốn làm là mua cho con Miu gói hạt bé bé. Mọi khi nó toàn được cô giúp việc nấu cho cơm với cá, giờ đây được mời mọc loại hạt đắt tiền, chắc phê lắm. Đổ đầy bát hạt và chứng kiến Miu đại gia ngửi phát run run chân quay đi … đắng thật, cái quái gì xảy ra đây không biết?

Đây là câu chuyện của những năm về trước, giờ đây mình công tác ở cửa hàng bán thức ăn cho mèo và chuyện mèo chê không ăn hạt, mèo không chịu ăn hạt hay có là mèo con cũng không chịu ăn hạt thì ngày nào cũng gặp ^^.

Loài mèo có nhiều lí do để gặp khó khăn khi được cho ăn hạt. Những lý do ấy đến từ tập tính của mèo, từ thói quen sinh hoạt, cũng có thể do sức khỏe, do chính thức ăn hạt cho mèo.

Để hiểu tại sao mèo không ăn hạt, trước hết ta xem lại thức ăn hạt cho mèo là gì?

Thức ăn hạt khô cho mèo là thức ăn được chế biến công nghiệp từ các thành phần giàu năng lượng và chất béo, cung cấp calo cho nhu cầu hàng ngày của mèo. Thức ăn hạt đóng gói có thể được chế biến từ ngũ cốc như ngô, khoai, lúa mì. Trong khi một số loại hạt khác làm từ thịt, cá.

Chính vì được sản xuất công nghiệp, có công thức chung và không thay đổi – thức ăn hạt tạo nên một hương vị không đổi khiến mèo bị nghiện – quen với hương vị và khó thay đổi.

Cũng có một số mèo dễ tính và không kén chọn mùi vị hạt, trong khi đa phần mèo đã quen thấy khó thay đổi khẩu vị.

Chú ý khi mèo không chịu ăn hạt:

Nếu hạt đã ngâm nước không nên được để quá 1 giờ đồng hồ, sau 1 giờ mà mèo vẫn không ăn thì toàn bộ hạt nên được đổ đi.

Chỉ ngâm nước từng chút ít hạt và chia làm nhiều bữa cho mèo ăn để tránh lãng phí nếu mèo không ăn hết.

Ta cùng điểm qua những lý do có thể cho việc mèo không chịu ăn hạt.

Đầu tiên bạn cần chắc chắn là mèo có sức khỏe tốt. Nếu mèo vẫn thường ăn uống tốt mà đột nhiên thấy bé không ham ăn nữa, đây là điều cần được quan tâm ngay lập tức – đặc biệt là với những bé mèo thừa cân. Nếu gần đây mèo trở nên gầy hơn, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, thì đó là dấu hiệu của bệnh nào đó – hoặc có thể đơn giản chỉ là bị .

Sức khỏe răng, lợi cũng gây ra việc mèo bỗng dưng từ chối ăn hạt, có thể mèo bị đau răng, bị sưng lợi và trở nên sợ hãi mỗi khi ăn.

Mèo bị tiêu hóa kém hoặc bị búi lông.

2 vấn đề sức khỏe này luôn phổ biến ở mèo, ngoài các lí do khác thì lý do phổ biến nhất lại chính là do mèo ăn loại hạt kém chất lượng lâu ngày, những sản phẩm hạt kém chất lượng có khả năng tiêu hóa thấp, ngoài ra còn có thể đưa vào bụng mèo những chất hóa học gây khó tiêu hóa.

Xử lý khi mèo ốm không ăn hạt:

Ngâm hạt với nước dùng gà, nước ấm, nước hầm xương trong 20 phút rồi đưa mèo ăn.

Khi mèo hoặc bị búi lông, cần xem xét thay đổi loại hạt.

Tham khảo các loại hạt tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ chống búi lông.

2/ Mèo nhiễm thói quen xấu.

Có thể loại thức ăn hạt mà bạn đang cho mèo ăn không đủ hấp dẫn, trong khi thời gian gần đây bạn thường xuyên cho mèo ăn thêm nhiều thịt, cá, pate và các loại bánh thưởng hoặc gel dinh dưỡng ngon miệng. Đây là lúc để gạt bỏ thói quen xấu đó: ngừng cho ăn mọi đồ ăn thêm cho đến khi mèo chịu quay lại ăn hạt.

Xử lý mèo chê không ăn hạt:

Cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn hàng ngày, thực hiện đúng lịch cho ăn. Ngừng cho ăn các thức ăn, đồ ăn vặt bên ngoài.

Giúp mèo nhận thấy đây là lựa chọn duy nhất mà nó cần phải tôn trọng.

Mèo đánh giá cao sự tiện nghi tốt hơn của cuộc sống, đặc biệt là làm bất cứ điều gì chúng muốn, bất cứ khi nào chúng muốn. Khi môi trường sống của một chú mèo bị xáo trộn, mèo ta có thể coi đó là một mối đe dọa và cũng mất luôn cảm giác ngon miệng. Nuôi thú cưng mới, nhà mới có em bé, chuyển đến nhà mới là những đổi thay khiến mèo ngừng ăn ngay cả loại thức ăn yêu thích.

Đổi loại thức ăn mèo mới: Mèo đang quen ăn một loại hạt khô từ lâu nhưng bỗng được đổi một loại thức ăn hạt khác. Đây cũng là lí do khiến mèo rụt rè hơn khi ăn loại thức ăn mới, bất kể loại thức ăn hạt mới tốt hơn hay kém hơn loại cũ. Việc khó làm quen với thức ăn mới này có thể xuất phát từ mùi vị lạ, tỉ lệ protein và chất béo thay đổi.

Xử lý mèo bỏ ăn vì thay đổi môi trường sống:

Làm quen với một thói quen mới có thể cũng lâu, nhưng thời gian sẽ giúp chú mèo lấy lại sự thoải mái với môi trường xung quanh và ăn uống trở lại nhờ tình yêu thương và sự cưng nựng từ phía chủ nuôi.

5/ Nước – có đủ nước cho mèo uống không?

Lại một trường hợp rất bình thường nhưng sen mèo có thể vô tình quên mất, mèo rất cần nước để tiêu hóa được thức ăn hạt, nếu sen quên cung cấp nước sạch, mèo tất nhiên sẽ bỏ ăn rồi. Nhưng ngoài ra, việc quên nước sạch của mèo rất nguy hiểm và có nguy cơ gây hại lớn cho hệ tiêu hóa.

6/ Chất lượng hạt.

Thành phần nguyên liệu khác nhau là điều tạo nên sự khác biệt về chất lượng giữa các loại hạt.

Sau đó, nguồn gốc và cách xử lý nguyên liệu khác nhau gây nên khác biệt về mùi hương giữa các thương hiệu thức ăn khác nhau dù sử dụng cùng một loại thành phần nguyên liệu, ví dụ như quá trình xử lý, ép ngô thành bột hoặc quá trình xử lý cá và tạo hương liệu.

Mèo có thể từ chối ăn một thực phẩm khi mà nó cảm thấy loại thực phẩm ấy quá chán.

Nên chọn thay đổi những loại hạt cùng tầm chất lượng, cùng tầm giá.

Lựa chọn thời điểm thay đổi hạt thích hợp:

Khi mèo có thai, mới đẻ con.

Khi mèo đang đói hoặc vừa mới sau giai đoạn bỏ ăn.

7/ Mèo con không chịu ăn hạt.

Tại sao mèo con không ăn hạt?

Mèo con quen loại hạt khác.

Mèo con khi ở với chủ cũ đã quen ăn loại hạt hay thức ăn khác, khi mới sang nhà mới bé lo lắng và dễ không muốn ăn thử loại hạt có mùi vị lạ, bạn cần hỏi kĩ chủ cũ về loại thức ăn mèo vẫn hay ăn để đảm bảo không gây nguy hiểm cho mèo.

Mèo con chưa biết ăn hạt.

Có thể mèo con chưa được giới thiệu để quen với thức ăn cho mèo, trong trường hợp này bạn cần hướng dẫn để mèo con tập làm quen với thức ăn hạt, chúng mình đã có bài hướng dẫn cách giúp mèo con tập ăn hạt với tham khảo từ Royal Canin.

Mèo Không Chịu Ăn Hạt Phải Làm Sao?

Nguyên nhân khiến mèo không chịu ăn hạt và cách khắc phục

1. Do thay đổi loại hạt

Thức ăn hạt khô cho mèo là loại thức ăn được chế biến công nghiệp từ các thành phần giàu năng lượng và chất béo, giúp cung cấp calo cho nhu cầu hàng ngày của mèo. Chính vì được sản xuất công nghiệp, có công thức chung và không thay đổi nên thức ăn hạt tạo nên một hương vị không đổi khiến mèo bị nghiện, tức là quen với hương vị và khó thay đổi. Thực tế có một số mèo dễ tính và không kén chọn mùi vị hạt, nhưng đa phần mèo đã quen ăn thì sẽ rất khó thay đổi khẩu vị.

Cách xử lý: Bạn có thể cho mèo ăn loại thức ăn hạt cũ, không cần thay đổi loại hạt.

2. Mèo bị ốm

Nếu mèo vẫn thường ăn uống tốt mà đột nhiên bé không ham ăn nữa thì bạn cần chú ý. Nếu thấy mèo bỏ ăn, trở nên gầy hơn, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, thì đó là dấu hiệu của bệnh nào đó – hoặc có thể đơn giản chỉ là bị búi lông.

Vấn đề về răng, lợi cũng gây ra việc mèo bỗng dưng từ chối ăn hạt. Có thể mèo bị đau răng, bị sưng lợi nên chúng sẽ lười ăn.

Mèo bị tiêu hóa kém hoặc bị búi lông là khá phổ biến khiến mèo bỏ ăn hạt. Bên cạnh đó cũng có thể do mèo ăn loại hạt kém chất lượng lâu ngày, những thức ăn rẻ tiền này thường chứa các chất có hại gây khó tiêu hóa cho mèo khiến chúng biếng ăn.

Cách xử lý: Ngâm hạt với nước dùng gà, nước ấm, nước hầm xương trong 20 phút rồi đưa mèo ăn. Khi thấy mèo khó tiêu hóa hoặc bị búi lông, cần xem xét thay đổi loại hạt. Bạn có thể tham khảo các loại hạt tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ chống búi lông cho mèo.

2. Mèo nhiễm thói quen xấu

Thức ăn hạt sẽ không hấp dẫn bằng các loại thức ăn tươi như cá thịt, pate… và nếu bạn thường xuyên cho mèo ăn thêm nhiều thịt, cá, pate và các loại bánh thưởng hoặc gel dinh dưỡng ngon miệng thì chúng sẽ có thói quen xấu bỏ ăn hạt để ăn các đồ ăn vặt này. Nếu mèo nhiễm thói quen xấu đó, bạn hãy ngừng cho ăn mọi đồ ăn thêm cho đến khi mèo chịu quay lại ăn hạt.

Cách xử lý: Cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn hàng ngày theo đúng lịch cho ăn và ngừng cho ăn các thức ăn, đồ ăn vặt cho mèo khác. Điều này sẽ giúp mèo nhận thấy hạt là lựa chọn duy nhất mà nó cần phải tôn trọng.

3. Thay đổi môi trường sống

Khi môi trường sống của một chú mèo bị xáo trộn, chúng có thể coi đó là một mối đe dọa và cũng mất luôn cảm giác ngon miệng. Trong một số trường hợp ví dụ như bạn nuôi thêm thú cưng mới, nhà mới có em bé, hoặc chuyển đến nhà mới cũng có thể khiến mèo bỏ ăn ngay cả loại thức ăn yêu thích.

Bên cạnh đó, việc đổi loại thức ăn hạt mới cũng có thể khiến mèo bỏ ăn, cho dù loại thức ăn hạt mới tốt hơn hay kém hơn loại cũ. Điều này có thể xuất phát từ mùi vị lạ, tỉ lệ protein và chất béo thay đổi.

Cách xử lý: Cần cho mèo có thời gian để lấy lại sự thoải mái với môi trường xung quanh và ăn uống trở lại nhờ tình yêu thương và cưng nựng từ phía chủ nuôi.

4. Đồ ăn mèo cũ, bẩn

Mèo là loài vật khá sạch sẽ và nếu bạn không giữ được sự sạch sẽ và tươi mới của bát thức ăn có thể sẽ khiến chúng bỏ không chịu ăn hạt.

Cách xử lý: Luôn rửa sạch bát ăn cho mèo và bỏ thức ăn cũ, cung cấp thức ăn hạt mới cho mèo nếu hạt để quá lâu mèo không ăn hết.

5. Không đủ nước cho mèo uống

Mỗi lần mèo đều uống rất ít nước nhưng chúng lại rất cần nước để tiêu hóa được thức ăn hạt. Nếu bạn quên cung cấp nước sạch, mèo sẽ thường bỏ ăn. Việc quên nước sạch của mèo cũng rất nguy hiểm và có nguy cơ gây hại lớn cho hệ tiêu hóa của mèo.

Cách xử lý: Chủ nuôi cần thay nước ít nhất 1 lần/ngày cho mèo và giữ bát nước sạch sẽ, nếu để dính lông mèo, bụi bẩn hay thức ăn vào bát nước chúng sẽ không chịu uống nước.

6. Chất lượng hạt

Thành phần nguyên liệu khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt về chất lượng giữa các loại hạt. Bên cạnh đó, nguồn gốc và cách xử lý nguyên liệu khác nhau cũng gây nên khác biệt về mùi hương giữa các thương hiệu thức ăn khác nhau dù sử dụng cùng một loại thành phần nguyên liệu. Ví dụ như quá trình xử lý, ép ngô thành bột hoặc quá trình xử lý cá và tạo hương liệu. Và mèo có thể từ chối ăn một loại hạt khi mà nó cảm thấy loại hạt này quá chán.

Cách xử lý: Nếu thay đổi thức ăn cho mèo bạn nên chọn thay đổi những loại hạt cùng tầm chất lượng, cùng tầm giá và lựa chọn thời điểm thay đổi hạt thích hợp như khi mèo có thai, mới đẻ con. Hoặc khi mèo đang đói hay vừa mới sau giai đoạn bỏ ăn.

Nguyên nhân khiến mèo con không chịu ăn hạt và cách khắc phục

Khi bạn mới đón mèo con về, có thể chúng sẽ không chịu ăn hạt. Điều này có thể do:

1. Mèo con quen loại hạt khác

Mèo con khi ở với chủ cũ có thể đã quen ăn loại hạt hay thức ăn khác, khi mới sang nhà mới bé lo lắng và không muốn ăn thử loại hạt có mùi vị lạ.

Cách xử lý: Bạn cần hỏi kĩ chủ cũ về loại thức ăn mèo vẫn hay ăn để đảm bảo không gây nguy hiểm cho mèo.

2. Mèo con chưa biết ăn hạt

Có thể mèo con chưa được chủ cũ cho ăn hạt nên chưa biết ăn. Trong trường hợp này bạn cần hướng dẫn để mèo con tập làm quen với thức ăn hạt thông qua bài viết CÁCH TẬP CHO MÈO CON ĂN HẠT TỐT NHẤT

Cách Dạy Chó Con Mới Về Nhà Như Thế Nào?

Chó con khi mới bắt về nhà thường nhút nhát. Chúng sợ hãi mọi thứ và chỉ dám nằm ở một góc hoặc lủi đến những chỗ không người. Bên cạnh đó nếu vừa về nhà mới mà chó con bị quát nạt hoặc bị những vật nuôi khác tấn công, tâm lý của chúng sẽ càng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc đầu tiên mà bạn cần chú ý khi đưa cho chó con về nhà là cho chúng làm quen với môi trường mới. Vậy cách dạy chó con mới về nhà như thế nào là tốt nhất?

 

 

1. Chuẩn bị không gian sống cho chó con

Để chó con làm quen với môi trường mới, bạn cần chuẩn bị cho chúng một không gian sống thật thoải mái. Bạn có thể chuẩn bị cho chúng một chiếc lồng có kích cỡ vừa phải, bên trong có chỗ ngủ, ăn uống và đi vệ sinh. Bạn cũng nên tránh đặt lồng nuôi chó ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều dây điện để tránh làm chúng bị nhiễm bệnh hoặc gặp phải những tai nạn đáng tiếc.  

 

2. Cho chó làm quen với môi trường mới

Sau khi đã chuẩn bị lồng nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, bạn sẽ thả chúng vào bên trong. Những ngày đầu còn chưa quen, chúng sẽ ngoan ngoãn nằm ở bên trong. Tuy nhiên sau khi đã cảm nhận và làm quen với mùi của nơi sống mới, chúng sẽ kêu hoặc thể hiện muốn được đưa ra ngoài. Lúc này, bạn có thể mở cửa để chúng đi ra. Tuy nhiên hãy quan sát cẩn thận để tránh trường hợp chúng bỏ trốn hoặc bị những vật nuôi khác tấn công. Trong thời gian nhốt cún con trong lòng, bạn hãy tiếp xúc và chăm sóc chúng một cách thân thiện để chúng tự tin và mạnh dạn hơn.  

 

3. Chăm sóc chó con theo một chế độ khoa học

Trước khi đưa chó con về nhà, bạn có thể hỏi chủ cũ về thời gian cho ăn cũng như các loại thức ăn mà chúng yêu thích để không làm hại đến dạ dày. Tuy nhiên sau một thời gian, bạn hãy điều chỉnh lại nếu cảm thấy chế độ ăn cũ không khoa học. Khi bạn chủ động được thời gian cũng như loại thức ăn cho cún con, bạn cũng có thể quan sát và nắm bắt được thói quen đi vệ sinh của chúng từ đó huấn luyện chúng cách đi vệ sinh đúng nơi, đúng lúc.  

 

4. Giới thiệu chó con với môi trường sống xung quanh

Sau một thời gian chó con bắt đầu mạnh dạn hơn, bạn nên dẫn chúng vào ngôi nhà của mình để giới thiệu cho chúng biết về môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên hãy để chúng đứng ngoài cửa 1 vài giây sau đó ra hiệu chúng bước theo bạn để vào nhà. Điều này giúp chúng hiểu ai là chủ nhân của ngôi nhà và chỉ khi được bạn cho phép, chúng mới có thể bước chân vào đây.  

 

5. Thể hiện thái độ nghiêm khắc với chó con

Trong khi dắt chó làm quen với môi trường mới, bạn không nên cưng chiều chúng bằng những hành động ôm ấp, vuốt ve. Hãy thể hiện thái độ nghiêm khắc với chúng chẳng hạn như: quát to khi chúng có dấu hiệu đi vệ sinh tùy tiện ở đâu đó. Ngay lúc này, chúng sẽ hiểu làm như vậy là sai. Tuy nhiên bạn cũng không nên đánh đập chúng vì sẽ tạo nên sự sợ hãi. Sau này chúng sẽ trở nên nhút nhát và không dám đến gần bạn.  

 

6. Cho làm quen với các vật nuôi khác trong nhà

Nếu như bạn có nuôi chó hoặc mèo trong nhà, hãy cho chúng làm quen với nhau. Thông thường chú chó con bạn mới mang về có thể bị những con chó to hơn hoặc những con mèo tinh ranh lâu năm trong nhà bạn bắt nạt. Và khi bị bắt nạt, chó con sẽ càng trở nên sợ hãi. Bạn hãy chú ý đến thái độ của chúng và nhanh chóng có biện pháp can thiệp, thể hiện thái độ nếu thấy có dấu hiệu xung đột xảy ra.  

 

7. Giới thiệu các thành viên trong gia đình

Cuối cùng bạn nên cho chó con làm quen với các thành viên khác bằng cách cho chúng ngửi tay từng người 1. Mục đích của công việc này là giúp cho chó con nhận ra đây là người lạ, đâu là người quen. Bên cạnh đó bạn cũng nên đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình mình, đặc biệt là các bạn nhỏ sẽ biết cách thể hiện sự yêu thương, âu yếm chó con một cách nhẹ nhàng để chúng không sợ hãi.