Chó Tru Liên Tục / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Con Kêu Liên Tục Vào Ban Đêm Phải Làm Sao?

Bạn vừa nhận nuôi hoặc mua một bé cún con cực kì đáng yêu, bạn nâng niu, chơi đùa với chúng cả ngày.

Rồi sau một ngày mệt mỏi, bạn trở về với chiếc giường thân yêu của mình chuẩn bị cho một giấc ngủ thoải mái thì bạn nghe thấy tiếng gì đó. Vâng, không ai khác là chú cún con của bạn.

Và bạn ước là sẽ thật tuyệt nếu như em nó ngoan ngoãn yên lặng một tí để bạn có được một giấc ngủ trọn vẹn.

Tuy nhiên… mọi việc đôi khi không như ý bạn muốn, và sự thật là chúng sẽ kêu la thảm thiết không ngừng đâu!

Nhưng đừng lo lắng, vì mình ở đây để cho bạn một số lời khuyên hữu ích để cún con của bạn không kêu la nữa, giúp nó yên tâm hơn khi đến một ngôi nhà mới. Quan trọng hơn, làm cách nào để chúng có thể ngoan ngoãn và bạn có thể hoàn thành trọn vẹn giấc ngủ của mình.

Ngày đầu tiên khi bạn mang một chú chó con về một gia đình mới cùng đồng nghĩa em ấy phải xa rời ổ của nó, nơi có ba, mẹ, anh, chị, em của nó.

Và bạn biết đấy, như một đứa bé, nó cảm thấy không an toàn và muốn được che chở. Kêu la sẽ đến như một lẽ tự nhiên. Đây là cách cún con thể hiện rằng nó đang cảm thấy nguy hiểm và cần được bảo vệ.

2. Tại sao vẫn kêu liên tục dù đã có ổ ?

Bạn tự hỏi là bạn đã cho cún con một cái chuồng hay thậm chí là một chiếc giường thú cưng vô cùng êm ái rồi, vậy tại sao nó vẫn cảm thấy không an toàn?

Điều này có thể giải thích một cách đơn giản là khi bạn mang chú cún con ra khỏi ổ của nó là nó sẽ la lên. Có thể lúc bạn mới mang đi thì nó không biết, nhưng khi dần nhận ra bản thân đã “lạc trôi” rồi thì nó sẽ la lên như một cách để tìm sự giúp đỡ của bố, mẹ, anh, chị, em.

Và nếu không tìm được bất kì sự phản hồi nào nó sẽ chủ động kêu la nhiều hơn để những con lớn nhận thức được sự “mất tích” của nó.

3. Tại sao chó con lại kêu la nhiều hơn vào ban đêm ?

Trong tự nhiên việc kêu la hoặc hú đôi khi có thể giúp cún con thoát khỏi những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên ở nhà bạn thì điều đó lại có thể gây khó chịu cho bạn và những người xung quanh. Nhưng bạn cũng nên thông cảm cho cún con vì thật ra nó cũng chỉ muốn được cảm thấy an toàn.

Vào ban đêm, mọi việc sẽ trở nên tệ hơn khi bạn tắt đèn. Cún con của bạn sẽ cảm thấy bị bỏ rơi khi xung quanh nó là những đồ vật hoặc những nguy hiểm tiềm ẩn trong bóng tối có thể làm hại nó bất cứ lúc nào.

4. Cách để cún con không kêu la vào ban đêm

Để cún con ngủ với bạn

Đây là một trong những cách thiết thực nhất, nhanh và cũng có hiệu quả khá cao. Nhưng không phải là ngủ cùng bạn luôn, mà chỉ là ngủ trong 3-4 đêm đầu thôi. Việc này giúp cún con có cơ hội thích nghi dần dần.

Ngủ cùng bạn sẽ giúp cún con cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn. Cơ bản là bạn không cần bật đèn để cún con thấy được bạn, mà chỉ cần nó cảm nhận được sự hiện diện của bạn như mùi cơ thể, giọng nói, thậm chí là nhịp thở của bạn… Vậy là đủ giúp bé yên lòng và đỡ nhớ nhà hơn rồi.

Dùng một đồ dùng cá nhân của bạn cho cún con

Tuy nhiên nếu bạn nào không được phép để chó con ngủ chung với bạn hoặc có vấn đề nào đó mà không thể để nó ngủ chung với bạn.

Đừng lo! vẫn còn nhiều cách khác để bạn tham khảo.

Cách tiếp theo là dùng một món đồ cá nhân của bạn như quần áo, khăn lau, vớ ( không khuyến khích… đùa đấy!! ^^), nón… nói chung là bất cứ món đồ nào có vương lại mùi của bạn trên đó và đặt nó cạnh chú cún của bạn.

Cách này sẽ phần nào làm dịu sự lo lắng của cún con hơn. Cũng khá hiệu quả đấy, tin mình đi!

Đùa giỡn cũng là một cách

Trò này khá dễ, bạn hãy cứ giỡn với bé cho đến khi bé mệt lừ rồi sau đó đem bé vào chỗ ngủ. Nếu có đồ chơi cho chó bạn hãy để vào trong đó cho em nó chơi.

Việc này giúp chú chó của bạn luôn cảm thấy vui vẻ, át bớt đi nỗi sợ. Hãy khiến cho chú chó của bạn biết rằng việc chơi một mình cũng không tệ. Thêm cả việc chơi đùa mệt mỏi sẽ dễ khiến cún con đi vào giấc ngủ luôn, và bạn có thể yên tâm đi ngủ.

Luôn nhớ: không động lòng

Việc phải nghe cún cưng của bạn rầu rỉ và la hét có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn như thể nó đang rất đau đớn và khổ tâm. Nhưng bạn yên tâm! không có gì phải lo lắng cả, ẻm chỉ đang làm nũng thôi!

Nghe nhạc hoặc chương trình TV

Cách này đôi khi mình thấy cũng có tác dụng, nó khiến cho chú chó của bạn dễ buồn ngủ. Đây là một cách phụ thôi, nhưng bạn cũng nên thử qua, có khi lại có tác dụng đấy!

Tập cho cún thói quen không “mè nheo”

Như mình đã nói ở trên, là nếu như mỗi khi bạn nghe tiếng kêu la của cún con là bạn chạy lại dỗ dành thì sẽ vô tình khiến chúng nghĩ rằng việc kêu la sẽ gây được sự chú ý của bạn. Việc này không tốt chút nào, vì vậy bạn cần tập cho chó con thói quen “độc lập”.

Ví dụ, khi bạn biết cún con của bạn đang mắc và muốn đi vệ sinh, thế là em ấy sẽ la lên. Bạn khoan hãy tiếp cận hoặc mở cửa chuồng ra – nếu bạn đang nhốt em ấy trong đó – mà hãy đứng nhìn nó một lát. Nó sẽ biết bạn đang nhìn nhưng không vì tiếng kêu của nó mà bạn sẽ để ẻm đạt được mục đích. Đợi đến khi cún con yên lặng khoảng 1 phút, lúc đấy bạn hãy dẫn em ấy đi vệ sinh.

Bạn hãy lặp đi lặp lại hành động này cho đến khi cún hình thành thói quen ấy. Đây cũng là một trong những bài huấn luyện cơ bản đầu tiên bạn cần dạy cho chú chó của bạn.

5. Trường hợp cún con kêu la vào ban ngày

Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng một chú chó con khỏe mạnh thì sẽ không kêu la nhiều. Nhưng thật ra khi chúng bệnh chúng sẽ không kêu la nhiều như bạn nghĩ mà ngược lại chúng sẽ kêu rất nhỏ và yếu.

Muốn đi vệ sinh

Đây là một trường hợp đa số chúng ta thường hay gặp. Khi cún con muốn đi tiểu hoặc đi nặng nhưng không thể rời khỏi ổ, ví dụ như khi bạn nhốt nó trong chuồng gài cửa chẳng hạn, chúng đều sẽ kêu lên để báo hiệu điều đó.

Tuy nhiên sẽ khá khó khăn trong việc nhận biết là chú chó con của bạn kêu lên vì muốn đi giải quyết nhu cầu hay chỉ đơn thuần là muốn gây sự chú ý từ bạn.

Quan trọng là phải cứng rắn…

Đừng để sự đáng thương của chúng đánh lừa bạn, hãy luôn tỉnh táo và yêu thương chúng đúng cách. Việc huấn luyện tốt không những giúp bạn thoải mái trong cuộc sống mà cún cưng của bạn cũng sẽ học được nhiều điều bổ ích.

Trong bài viết này, mình cơ bản chỉ ra một số cách để giúp cún con tập làm quen khi ở một mình. Việc này rất quan trọng, chó con sẽ hiểu khi nào là giờ nghỉ ngơi của mọi người và của cả em ấy. Giúp cuộc sống của bạn và chó cưng gắn kết và hạnh phúc hơn.

Giải Mã Việc Mèo Cưng Liên Tục Kêu “Meo Meo”

Có khi nào bạn tự hỏi mèo yêu của mình vốn dĩ luôn vui vẻ, nô đùa nhưng bỗng nhiên chúng lại liên tục kêu “meo meo ” không ngớt. Có chuyện gì xảy ra với chú ấy vậy ? Hoặc thông điệp mà chú ấy muốn nói với bạn là gì ? Sau khi nghiên cứu , tìm hiểu thì bài viết sau có thể đưa ra cho bạn một vài lời giải thích cho vấn đề này.

Meo meo! Hãy chú ý đến tôi

Cũng như một đứa trẻ khóc khi chúng đòi một cái gì đó thì việc kêu meo meo không ngớt của mèo yêu như muốn cho bạn biết rằng chú ấy đang muốn thứ gì đó. Nếu chú mèo của bạn liên tục có những biểu hiện như thế này khi chú muốn được bạn chú ý hoặc nô đùa thì hãy phớt lờ chú. Chỉ vuốt ve , âu yếm khi chú ấy đã yên lặng, nếu nó bắt đầu kêu meo meo trở lại thì bạn hãy bỏ đi nơi khác. Nhưng lưu ý là bạn cũng không nên hoàn toàn phớt lờ chú, mà hàng ngày hãy dành chút thời gian để trò chuyện, vui đùa với mèo cưng. Hãy cho chú ấy biết rằng mình luôn được quan tâm, yêu thương . Còn khi bạn phải vắng nhà cả ngày thì hãy nhớ tìm cho chú ấy một vài thứ đồ chơi, hoặc ai đó có thể để mắt tới chú.

Mèo cưng không cảm thấy thỏa mái

Meo meo là cách thể hiện ngôn ngữ của loài mèo. Chú ấy như muốn nói với bạn rằng mình đang khó chịu, không thỏa mái hoặc đang có vấn đề gì đó bực bội ở trong người . Còn nếu trường hợp mèo cưng của bạn liên tục kêu “meo meo” vào đêm không ngớt thì có lẽ nó đang mắc phải bệnh cường tuyến giáp (sự hoạt động quá mức của tuyến giáp). Một số bệnh như huyết áp cao , bệnh thận cũng là nguyên nhân khiến mèo yêu kêu meo meo quá mức. Trong những trường hợp như thế này thì cách tốt nhất là bạn nên đưa chú ấy đến khám bác sĩ thú y đề có được sự chẩn đoán kịp thời.

Đòi ăn

Rất nhiều chú mèo thường kêu meo meo khi chúng đòi ăn. Và những chủ nuôi thì biết rất rõ điều này. Chú ấy sẽ kêu meo meo hoặc ra dụi chân vào bạn như muốn cho bạn biết rằng giờ ăn đã đến rồi đó. Vì thế bạn nên chú ý đến bát thức ăn của chú thường xuyên để bảo rằng mèo cưng không bị đói.

Nói lời xin chào

Bạn trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi , căng thẳng. Chú mèo cưng sẽ quấn lấy bạn và kêu meo meo không ngớt như muốn nói : “Hello, xin chào chủ nhân đã về”. Thật đáng yêu và hạnh phúc làm sao ! Lúc này bạn hãy thưởng cho chú những lời khen ngợi hoặc những cái vuốt ve âu yếm. Chú ấy sẽ yêu quý bạn biết chừng nào.

Căng thẳng

Những thay đổi trong ngôi nhà của bạn, có một vị khách đến chơi hoặc bạn nhận nuôi thêm một thú cưng mới thì đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc mèo yêu bị căng thẳng (stress). Việc kêu meo meo không dứt như muốn cho bạn biết rằng “Tôi không thích điều này ” , “Tôi thực sự khó chịu với nó”. Do vậy bạn nên để mắt tới những thay đổi mới này và giúp chú ấy loại bỏ căng thẳng . Đặc biệt trong trường hợp bạn nhận nuôi thêm một thú cưng mới thì hãy giúp mèo cưng hòa đồng với người bạn mới đến này để tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra .

Bị đau hoặc bị thương

Nếu mèo yêu của bạn bỗng nhiên kêu lên một cách thảm thiết thì hãy đưa chú ấy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc kêu thé lên ” meo meo” khẳng định rằng chú ấy đang có điều gì đó không ổn ở trong người. Và như lời của nhiều chuyên gia thú y khuyên rằng : ” Có rất nhiều loại bệnh mà có thể gây cho mèo những cảm giác như: đói, khát hoặc là đau. Và tất cả những biểu hiện này đều được mèo yêu thể hiện qua việc kêu meo meo khôn xiết của mình”. Chính vì vậy mà bạn nên đặc biệt chú ý tới những bé mèo của mình khi thấy chúng có bất kì biểu hiện bất thường nào.

Gìa nua và mất phương hướng

Cũng giống như con người thì mèo yêu cũng có thể bị đãng trí hoặc nhầm lẫn khi về già. Hiện tượng này khá là phổ biến ở mèo già. Chú ấy sẽ kêu meo meo không ngớt khi bị mất phương hướng nhất là về ban đêm. Mèo cưng khó có thể nhận biết được những vật thể xung quanh, và thường khó phân biệt được mọi thứ. Vì thế bạn nên chú ý để cho chú ấy ánh nến hoặc đèn vào bạn đêm giúp chú ấy cảm thấy an toàn và được bảo vệ .

Tìm bạn tình

Khi mèo yêu đến tuổi trưởng thành thì chúng có xu hướng kêu “meo meo” không ngớt để tìm được người bạn tình cho mình. Những chú mèo cái thường kêu thé lên rất ám ảnh và mèo đực cũng đáp trả bằng việc kêu thé lên khi gửi thấy mùi của mèo cái. Đây là những tiếng kêu rất khủng khiếp mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe thấy. Đây là lí do mà nhiều người khuyên rằng bạn nên hoạn/thiến hoặc cắt đi buồng trứng cho chú mèo yêu của mình.

Những biện pháp giảm giúp mèo giảm bớt việc kêu “meo meo”

Việc mèo yêu liên tục kêu “meo meo” như vậy khiến bạn khá khó chịu. Vì thế sau đây là một số phương pháp giúp bạn huấn luyện được mèo cưng của mình giảm bớt việc kêu da diết.

Trao những phần thưởng.

Tin hay không tùy bạn nhưng chắc rằng việc bạn quát mắng hoặc đánh đập mèo khi chú ấy kêu lên thảm thiết sẽ không là một biện pháp giải quyết tốt. Và nó cũng không làm cho mèo cưng của bạn gảm bớt việc la hét. Thay vào đó thì bạn nên tìm những phương pháp khác như bỏ mặc cho chú ấy kêu “meo meo” và chỉ âu yếm , vuốt ve hoặc thưởng cho chú ấy những phần quà khi nó đã bình tĩnh trở lại.

Dạy mèo yêu ngồi

Việc huấn luyện mèo yêu ngồi dường như có vẻ khá đơn giản . Bạn cầm trên tay là thứ chúng yêu thích: cá, thìa thức ăn đóng hộp, một mẩu phomat, hoặc chút ít đồ ăn trong tủ lạnh của bạn. Và khi chúng nhìn thấy bạn cầm những món đồ mà chúng yêu thích sẽ nhìn chăm chăm vào bạn như muốn nói rằng : “Làm sao để tôi có thể lấy được nó”. Lúc đó thì bạn hãy kiên nhẫn chờ chúng ngồi xuống và đung đưa món thức ăn đó trước mặt chúng rồi đặt xuống cho chú ấy ăn. Và bạn cứ lặp đi lặp lại như vậy. Sau đó bạn đi vài bước nhử mồi và lại đặt đồ ăn xuống như vậy. Mục đích của việc này là mỗi khi bạn đi – dừng lại thì chú mèo của bạn cũng đi theo bạn để có thể lấy được đồ ăn. Và khi có được đồ ăn rồi thì chú sẽ ngoan ngoãn ngồi ăn một cách ngon miệng. Dần dần chú ấy sẽ quen với việc huấn luyện này và bớt kêu meo meo một cách thảm thiết nữa.

Huấn luyện những hành vi giữ yên tĩnh

Sau khi mèo yêu của bạn đã học được cách ngồi yên tĩnh ở một vị trí và không kêu nữa thì đã đến giai đoạn 2 để bạn huấn luyện cho mèo cưng có những hành vi giữ được yên tĩnh, không ồn ào.

Đầu tiên bạn cứ kiên nhẫn chờ đợi cho mèo yêu kêu thảm thiết một cách thỏa mái, và bạn không làm gì cả , cứ để mặc cho chú ấy thỏa sức kêu. Chỉ trong 2-3 giây chú ấy ngừng kêu thì bạn nhanh tay đưa cho chú ấy một phần thưởng (mẩu thức ăn, miếng cá ). Còn nếu chú ấy bắt đầu kêu “meo meo ” trở lại thì không thưởng cho chú ấy bất cứ thứ gì và phớt lờ chú ấy. Bạn lặp đi lặp lại những hành động như thế này. Dần dần mèo yêu sẽ học được rằng việc kêu “meo meo” là vô ích vì chú ấy sẽ không có được những thứ mình muốn , cũng như không được bạn quan tâm . Do đó, lâu dần chú ấy sẽ bớt kêu và cuối cùng không còn tình trạng này nữa.

Bài viết này đã đưa cho bạn những hiểu biết mới, những khám phá thú vị về hành vi kêu la của mèo và phần nào đã giúp bạn giải mã được những hành vi hàng ngày của em mèo mà bạn chưa biết tới. Việc chú ý quan sát những hành vi của bé mèo cưng sẽ giúp bạn gắn bó và yêu chú ấy hơn đó.

Hướng Dẫn 4 Cách Dạy Chó Không Sủa Liên Tục Ít Người Biết

Nguyên nhân khiến chó sủa liên tục là gì?

Đầu tiên bạn phải tìm hiểu được nguyên nhân khiến chó cưng của bạn sủa liên tục. Khi biết được nguyên nhân bạn sẽ dễ dàng tìm được cách giải quyết cho vấn đề làm chó hết sủa. Đó là những nguyên nhân nào? Đó là:

Khi gặp người lạ đi vào nhà.

Khi phát hiện ra một điều gì đó lạ lẫm, không quen.

Khi “giao tranh” với những con chó khác gần nhà hoặc cùng xóm.

Đôi lúc, khi bạn quên cho chúng ăn, uống thì chúng vẫn sủa như thường.

Chó sủa bậy luôn là nổi ám ảnh của người nuôi

Vậy cách dạy chó ngừng sủa như thế nào?

Ở đây, blog cosweetwatershihtzu đưa ra 5 phương pháp để bạn có thể thực hiện việc dạy cho chó nghe lời không sủa bậy ban đêm lẫn ban ngày. Tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể áp dụng phương pháp cho đúng cách.

Phương pháp 1: Quản lý, kiểm soát kiểu sủa đòi hỏi của chó cưng

Ngừng đáp ứng yêu cầu của chó

Đây là “kiểu sủa” thường gặp ở nhiều các chó cưng khi mới được đem về nuôi. Nó thường sủa để gây sự chú ý cho đối phương. Với trường hợp này thì bước đầu tiên cần làm là ngừng đáp ứng những nhu cầu của chó khi sủa.

Ví dụ: Khi chó con của bạn sủa để đòi thức ăn nhưng đã được ăn rồi thì bạn nên dừng, không đáp ứng nhu cầu đó của nó.

Lưu ý: Bạn phải phân biệt được những lúc chó sủa khi “đòi” đi vệ sinh và sủa khi “đòi” những vật dụng khác. Tất nhiên, nó đòi hỏi quá trình huấn luyện cho chó lâu dài.

Không quan tâm đến tiếng sủa của chó

Thay vì những hành động như “ném dép” hay đánh đập chó khi sủa thì bạn có thể phớt lờ nó đi. Bằng cách nào ư? Bằng cánh bạn mặc kệ cho chúng sủa và đi chỗ khác. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến chó sủa mà không được đáp ứng nhu cầu sẽ tự động ngừng.

Khi chó đã ngừng sủa

Giai đoạn khi chó lớn hoặc chó con ngừng sủa thì bạn nên khích lệ cho nó bằng những phần thưởng. Thưởng ở đây có thể là:

Khen vài câu như: Ngoan lắm; Giỏi lắm; Đúng rồi…

Hoặc có thể thưởng vài món ăn mà nó yêu thích.

Thưởng bằng cách dắt đi dạo đâu đó.

….

Mục đích: Thưởng cho chó để nó biết rằng im lặng không sủa nữa là hành động đúng.

Mách nhỏ: Bạn nên kéo dài thời gian thưởng vì sự im lặng của chó cưng. Điều này sẽ giúp cho nó chờ đời trong im lặng để được thưởng. Và tất nhiên bạn cũng phải huấn luyện nhiều lần mới đạt được kết quả.

Nên nhớ dạy chó ngưng sủa theo hành vi này thường xuyên và không được dừng lại.

Phương pháp 2: Chấm dứt kiểu sủa báo động

Nguyên nhân chó sủa

Chó sẽ sủa khi có những người lạ, vật lạ xâm nhập vào “địa bàn” của nó. Bất kể là người đó, vật đó có ích thì chó của bạn vẫn sẽ sủa như thường.

Ví dụ: Người đưa thư, đưa đồ ăn, hàng xóm…. đi vào nhà thì chó vẫn sủa. Điều này gây rắc rối và làm tốn công của bạn.

Dạy chó nhận biết hiệu lệnh để im lặng

Đối với trường hợp này, cách tốt nhất để chó ngưng sủa nữa là bạn phải dạy chó chúng cách nhận biết dấu hiệu, hiệu lệnh để mà im lặng.

Ví dụ: Khi bác đưa thư vào nhà, chó của bạn sẽ sủa. Lúc này, bạn chỉ cần vỗ tay thì chó sẽ im lặng và đi chỗ khác.

Tất nhiên, bạn phải huấn luyện trong 1 khoảng thời gian dài thì chó mới nhận biết được điều đó. Cách huấn luyện như sau:

Đầu tiên, khi chó của bạn bắt đầu sủa báo động. Đợi nó sủa được 3 hoặc 4 tiếng bạn hãy đưa món ăn mà chúng thích nhất (nuôi chó bạn sẽ biết được chúng thích ăn gì). Hành động này sẽ thu hút được sự chú ý của chó.

Bạn hãy vỗ tay 3 lần sau đó tiếp tục kiên nhẫn đưa món ăn ra và đợi đến lúc nó ngừng sủa.

Bạn cứ lặp đi lặp lại điều này nhiều lần (khoảng 10 lần là được). Lúc này, chó nhận biết được tiếng vỗ tay của bạn là sẽ im lặng thì bạn dần dần ngưng việc đưa thức ăn ra mà chỉ cần vỗ tay thôi.

Phương pháp 3: Ngưng kiểu sủa vì buồn chán tự bộc phát

Dấu hiệu nhận biết

Khi bạn để ý, chó cưng của mình ở trong sân, trong nhà mà tự nhiên sủa lên vu vơ thì đây là lúc chúng đang buồn. Kiểu sủa này được gọi là sủa tự bộc phát. Dấu hiệu như:

Sủa liên tiếp, dai dẳng, lặp đi lặp lại một kiểu.

Đi lại, bước tới bước lui trong lúc sủa.

Sủa khi bạn ngừng chú ý đến nó.

Cách giải quyết

Nên cho chó vận động nhiều hơn trong thời gian nuôi, sau khi cho ăn hoặc trong thời gian huấn luyện. Có thể dắt chúng đi dạo, dắt ra công viên, quanh xóm…

Nếu bạn có điều kiện thì hãy sắm cho chó những vật dụng như banh bóng, đồ chơi cho chó… Hoặc bạn cũng có thể dạy chó chạy bộ buổi sáng.

Cũng giống như con người được vận động nhiều sẽ tăng sức khỏe, sức đề kháng… thì đối với chó cũng vậy.

Mách nhỏ: Trong 1 ngày, bạn nên dành ra 10 – 20 phút để chơi đùa với chó tránh để nó “cô đơn”.

Thường xuyên chơi với chó để nó tránh cô đơn

Phương pháp 4: Cách làm chó ngừng sủa nói chung

Chó của bạn sẽ sủa khi nhìn thấy “tác nhân” bên ngoài. Do đó, để giúp chó hết sủa bạn có thể “xử lý” tác nhân bên ngoài mà chó nhìn thấy.

Sủa vì bị bệnh: Bạn cần phải kiểm tra và nhận biết được lúc nào chó sủa khi ra hiệu mắc bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe. (Cái này phải huấn luyện mới biết được).

Sủa vì có vật dụng vướng: Có thể là vòng cổ, áo trên người… Đơn giản là vì nó cảm thấy khó chịu khi mang những thứ đó. Vì vậy, chúng sẽ sủa lên vô tội vạ. Hãy tháo bỏ những vật dụng không cần thiết đó ra nó sẽ hết sủa.

Phương pháp 5: Tham khảo tư vấn từ chuyên gia

Có rất nhiều các chuyên gia về chó, họ rất am hiểu về thói quen cũng như hành động của chó. Chính vì vậy, bạn có thể gọi điện, liên lạc nhắn tin để hỏi trực tiếp họ vấn đề làm sao cho chó không sủa bậy liên tục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể search trên Google với từ khóa: “Cách dạy cho ngừng sủa bậy”. Sẽ có rất nhiều tư vấn để bạn tham khảo.

Làm Sao Khi Bị Hắt Xì Hơi Liên Tục? Chuyên Gia Chia Sẻ

Vài ngày trước tôi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu hắt xì hơi, vì nghĩ đây là một triệu chứng quá bình thường nên tôi đã không tin mình mắc bệnh và cũng không thăm khám tại các cơ cơ sở y tế. Tuy nhiên 2 ngày gần đây chứng hắt xì hơi của tôi diễn ra liên tục không thể kiêm soát và điều này khiến tôi vô cùng khó chịu, nhất là những khi tôi đang làm việc trong văn phòng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi làm sao khi hắt xì hơi liên tục? Tôi rất mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Đặng Thanh Hồng (27 tuổi, Thanh Hóa) Góc giải đáp:

Đầu tiên chúng tôi xin được cảm ơn chị Đặng Thanh Hồng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho hộp thư chúng tôi . Về vấn đề “Làm sao khi hắt xì hơi liên tục?” chúng tôi đã liên hệ bác sĩ Nguyễn Minh Đông (chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viện Nhân Dân Gia Định) và có đôi lời về vấn đề này như sau:

Hắt xì hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

Hắt xì hơi được biết đến là một phản xạ bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi bắt gặp các tác nhân gây hại có ý định xâm nhập vào vùng niêm mạc mũi. Do đó chúng ta có thể thấy việc ngăn chặn và kiềm hãm không cho phản xạ này xuất hiện là điều vô cùng khó. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm đối với sự kích thích của một tế bào thần kinh mà chúng ta có thể nhận định rằng với một cơ thể khỏe mạnh bình thường, thỉnh thoảng sẽ có những cơn hắt xì hơi diễn ra đồng thời từ 2 đến 3 cái một lần.

1. Hắt xì hơi liên tục là triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Nếu người bệnh rơi vào trường hợp hắt xì hơi liên liên tục kèm theo đó là triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi thì rất có thể bệnh nhân đang mắc phải một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng. Theo đó viêm mũi dị ứng kèm theo chứng hắt xì hơi liên tục sẽ xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại. Đồng thời những tác nhân này xâm nhập gây kích thích các dây thần kinh và vùng niêm mạc mũi gây nên bệnh viêm mũi dị ứng

2. Dị ứng theo mùa dẫn đến hắt xì hơi liên tục

Khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài cùng với sức đề kháng của cơ thể vô cùng yếu sẽ gây nên một số dị ứng theo mùa. Cùng với đó là trạng thái ngứa mũi dữ dội gây nên chứng hắt xì hơi liên tục.

3. Hắt xì hơi liên tục là triệu chứng của cảm lạnh

Trên thực tế bệnh cảm lạnh và các loại vi khuẩn, virus gây nên bệnh lý này vẫn không ngừng hoành hành. Và nếu chúng ta không cẩn thận, những tác nhân gây hại này có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào, nhất là vào mùa đông. Theo đó khi bệnh cảm lạnh xuất hiện, hắt xì hơi sẽ là một triệu chứng điển hình và là triệu chứng đầu tiên báo hiệu cơ thể đang gặp các tác nhân gây hại nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

Những điều cần làm khi bị hắt xì hơi liên tục

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, khói bụi, nấm móc, khí thải, hóa chất, các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng, những thực phẩm chất gây kích thích niêm mạc mũi…)

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, mùa đông kéo dài. Đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi…

Thường xuyên vệ sinh rửa mũi, súc họng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước mũi pha loãng. Điều này sẽ giúp làm sạch mũi, họng, tăng cường kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt và ngăn ngừa những tác nhân gây hại một cách mạnh mẽ.

Thường xuyên tắm bằng nước ấm khi trời lạnh

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà

Sống và làm việc tại những nơi trong lành, thoáng mát

Thường xuyên tập luyên thể dục, tập yoga để nâng cao sức đề kháng, tăng nhanh hệ miễn dịch

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày

Không ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng

Cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là chất sắt, chất đạm, protein có trong thịt, trứng, cá, sữa. Cung cấp đa dạng những loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây. Đặc biệt nên cung cấp các loại trái cây chứa vitamin C, chất quercetin trong cà chua, táo… Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tăng nhanh sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, khả năng chống và kháng bệnh theo đó cũng được cải thiện.

Uống trà mật ong và chanh cũng là một cách điều trị chứng hắt xì liên tục.

Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Kim Linh