Chó Thích Cắn Tay Chủ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Các Lý Do Chó Con Cắn Tay Chủ Và Cách Trị Chó Con Cắn Tay

Chó con cắn tay, gót chân của chủ là hành vi bình thường, tuy nhiên đây là tật xấu cần được “dạy dỗ” từ nhỏ. Các cách xử lý hiệu quả tật chó con cắn tay chủ.

Chó con đáng yêu nhưng rất nghịch ngợm. Chúng tò mò, khám phá thế giới bằng miệng và dành thời gian để tìm hiểu, điều tra hay nhai gặm đồ vật.

Bàn tay hay gót chân của con người, đặt biệt là trẻ con là một trong những “đối tượng” hấp dẫn đối với chó con.

Tuy nhiên, hành động có vẻ dễ thương này nên cần được xử lý từ nhỏ để chó con từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

1. Nguyên nhân chó con cắn tay, gót chân chủ

Một trong những niềm vui lớn nhất của chó con là được chơi đùa cùng chủ. Trong lúc đó, việc chó con cắn tay và gót chân rất hay xảy ra.

Nguyên nhân phổ biển là:

– Chó con đặc biệt bị thu hút bởi các vật thể chuyển động, bàn chân di chuyển hay các hành động xoa đầu, vuốt ve cũng khiến chúng phấn khích và nghĩ rằng bạn đang chơi đùa với chúng.

– Chó con thường trải qua quá trình mọc răng khó chịu trong 2-3 tháng. Trong thời gian này, chúng luôn tìm mọi thứ để có thể cắn, nhai, không ngoại trừ đó là bàn tay hay gót chân của chủ.– Lúc nhỏ, trong bầy đàn của mình chó con thường chơi giỡn bằng miệng hay răng và giữ thói quen đó khi về nhà mới.– Đối với nhóm chó chăn gia súc như: Corgi, Border Collie, Becgie Đức, thì việc đuổi theo và cắn gấu quần hay gót chân là thói quen.

Trẻ nhỏ thường dễ bị các giống nhỏ này đuổi theo nhất vì Cún nghĩ đó là động vật chúng cần chăn đuổi. 

2. Cách xử lý tật cắn tay, gót chân hiệu quả ngay

Việc chó con cắn tay, gót chân là hết sức bình thường, nhưng sẽ dần trở thành thói quen xấu và có thể nguy hiểm hơn theo thời gian trưởng thành của chó con.

Vậy nên cần nghiêm khắc và kiên nhẫn dạy dỗ để xử lý được tật xấu này sớm.

– Khi chó con cắn tay, hành động đầu tiên là làm chó con dừng ngay hành động của chúng. Nếu chó con đuổi theo gót chân bạn đang di chuyển, hãy dừng lại, nếu chó con cắn tay hãy rút tay lại và đẩy Cún ra. Cùng với mệnh lệnh “Đừng”, “Không được” để Cún ngay lập tức.

Tuy nhiên, với những chú chó lớn hơn một tí, khi bạn đẩy chúng ra, ngăn chúng không được cắn tiếp lại có thể làm chúng phấn khích hơn và tiếp tục cắn mạnh bạo hơn.

Khi đó, bạn có thể dùng “biện pháp mạnh” hơn là dùng tay đánh nhẹ vào mõm hoặc dùng tờ báo cuộn tròn và đánh.

Tờ báo cuộn tròn khi đánh sẽ gây ra tiếng động lớn nhưng không gây đau, điều này có thể làm Cún sợ hơn vì chó thường sợ tiếng động to hơn là sợ đau.

– Sử dụng chuồng sắt “cách li”, hoặc dây cột cố định chó con trong 30 phút, hoặc cho ra ngoài sân và đóng cửa lặp lại mỗi khi chó con cắn tay, chân, dần dần chúng sẽ tự hiểu đó là hành động sai và sẽ bị phạt.

– Sử dụng bình xịt có mùi hoặc các sản phẩm có tác dụng làm cho chó con cảm thấy khó chịu khi nghe mùi và không còn cắn nữa.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tên như “bình xịt ngăn chặn thói quen xấu của chó”, “bình xịt chống chó nhai đồ”, … với các thành phần không gây hại cho thú cưng.

Các loại bình xịt chống chó nhai, cắn

3.Các lưu ý khi chó con cắn tay

– Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào để xử lý tật chó con cắn tay/gót chân thì nên bắt đầu từ sớm ngay khi bạn thấy chó con có hành vi này.

– Khi gặp chó con cắn tay/chân bạn cần tránh: trừng phạt thể xác như đánh mạnh vào mõm, bịt miệng để Cún đau và nhớ đời… những việc này dễ gây tổn thương cho Cún hoặc tạo ra sự sợ hãi và gây hấn với chó con có thể làm chúng hung hăng hơn.

– Ngoài ra, việc cắn tay có thể là Cún buồn chán, muốn thu hút sự chú ý của chú thế nên hãy dành thời gian để chơi các trò vận động giải phóng năng lượng với chúng hoặc bạn có thể chuẩn bị cho chúng đồ chơi riêng để chúng phân tán sự chú ý đối với tay chân người hoặc trẻ con.

4. Các câu hỏi phổ biến

 Tại sao chó con cắn tay, gót chân?

Chó con tò mò, khám phá thế giới bằng miệng và dành thời gian để tìm hiểu, điều tra hay nhai gặm đồ vật. Bàn tay hay gót chân của con người, đặt biệt là trẻ con là một trong những “đối tượng” hấp dẫn đối với chó con.

 Chó con cắn tay có nên đánh không?

Khi gặp chó con cắn tay/chân bạn cần tránh: trừng phạt thể xác như đánh mạnh vào mõm, bịt miệng để Cún đau và nhớ đời… những việc này dễ gây tổn thương cho Cún hoặc tạo ra sự sợ hãi và gây hấn với chó con có thể làm chúng hung hăng hơn.

 Cách hiệu quả để ngăn chặn chó con cắn tay, gót chân

Khi chó con cắn tay, hành động đầu tiên là làm chó con dừng ngay hành động của chúng.

Nếu chó con đuổi theo gót chân bạn đang di chuyển, hãy dừng lại, nếu chó con cắn tay hãy rút tay lại và đẩy Cún ra.

Cùng với mệnh lệnh “Đừng”, “Không được” để Cún ngay lập tức.

– Sử dụng chuồng sắt “cách li”, hoặc dây cột cố định chó con trong 30 phút, hoặc cho ra ngoài sân và đóng cửa lặp lại mỗi khi chó con cắn tay, chân, dần dần chúng sẽ tự hiểu đó là hành động sai và sẽ bị phạt.

– Sử dụng bình xịt có mùi hoặc các sản phẩm có tác dụng làm cho chó con cảm thấy khó chịu khi nghe mùi và không còn cắn nữa.

Cách Dạy Chó Không Cắn Tay Chủ Như Thế Nào An Toàn Hiệu Quả

Cắn là một trong những bản năng tự nhiên của loài chó, tuy nhiên việc chó cắn bậy có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng mà chúng ta cần phải lưu ý. Trong quá trình chăm sóc cho chó, cho phép chó con tập cắn mà không có những biện pháp ngăn cản thì rất có thể chúng sẽ gặp vấn đề về cách cư xử khi trưởng thành. Các bạn có thể tưởng tượng rằng, một vết cắn yêu của một chú chó trưởng thành có thể trở nên nghiêm trọng như thế nào nếu chúng không ý thức được hành vi của mình. Chính vì thế khi bạn quyết định bắt đầu nuôi một chú chó thì nên tìm hiểu về cách dạy chó không cắn tay chủ trước tiên.

Hướng dẫn cách dạy chó không cắn tay chủ

Hiểu được những hành vi của chó con

Biết cách để chó con không cắn: Chó con thường không thể nào nhận biết được bản thân nó cắn như thế nào, chính vì thế mà chúng thường cắn rất hăng mà không hiểu được điều này có tác hại gì. Chó con có thể học được cách cắn khi chơi đùa với đồng loại, đôi khi chúng cắn nhau quá mức chịu đựng mà bắt đầu kêu la ăng ẳng. Và khi chúng cảm thấy đau thì sẽ bắt đầu ngừng lại cuộc chơi. Ở những lần chơi tiếp theo khi chúng cắn quá nhiều và nhận được phán ứng tương tự như vậy thì chúng sẽ tự động nhận ra cắn có thể làm người khác bị thương, lúc này chúng sẽ điều chỉnh lại hành vi của nó.

Dùng lời khen khi huấn luyện: Khi bạn quyết định chọn một cách dạy chó con không cắn tay chủ, các bạn cần lưu ý về lượng thời gian có thể dành ra cho việc huấn luyện chúng.

Chơi với chó con đến khi chúng cắn bạn: Khi bị chú con của mình cắn, bạn hãy bắt trước tiếng ăng ẳng của chó. Âm thanh có thể to và sắc bén, như tiếng kêu đau đớn của chó. Tiếp đến các bạn đứng dậy và ngừng chơi với chúng, điều này có thể giúp chú chó của bạn nhận ra rằng hành động của nó là không thể nào chấp nhận được.

Yêu cầu đầu tiên của các cách dạy chó không cắn tay chủ là sự kiên nhẫn và cẩn trọng.

Để tay thả lỏng khi chúng cắn bạn: Giật tay lại do đau là một phản xạ tự nhiên của con người, tuy nhiên việc làm này có thể khuyến khích chú chó chơi thô bạo và tiếp tục cắn mạnh hơn. Khi tay bạn di chuyển, điều này giống như là bạn đang khuyến chúng săn mồi, đây cũng là lý do khiến chúng cố gắng cắn bạn tiếp. Mặt khác, việc bạn để tay thả lỏng sẽ làm chúng cảm thấy không thú vị khi vui chơi.

Tiếp tục chơi với chó: Nếu chú chó tiếp tiếp tục cắn bạn một lần nữa, bạy hãy hét lên và khiển trách chúng thật nghiêm khắc hoặc ngừng chơi với chúng. Các bạn không nên lặp lại quá trình như vậy quá 3 lần trong vòng 15 phút.

Khen thưởng khi có hành động tích cực: Giữa việc cắn một cách vô ý, nếu chú chó liếm hay cố thực hiện một điều gì đó để làm bạn vui thì nên khen thưởng chúng vì điều này. Chú chó của bạn cần được khen, thưởng để mang lại những phản hồi tích cực nhất như không được cắn.

Giảm sức chịu đựng với độ mạnh của một cú cắn: Nếu bạn cố gắng truyền đạt đến chúng rằng, cắn mạnh là một điều không thể nào chấp nhận được thì ở những lần sau chúng có thể sẽ cắn nhẹ hơn. Các bạn cứ tiếp tục cố gắng ngăn cản những lần cắn mạnh và cứ giữ như vậy cho đến khi chúng biết điều chỉnh lực cắn thì thôi.

Hãy ưu tiên chọn cách dạy chó không cắn tay chủ an toàn

Khi huấn luyện cho chó các bạn cần phải kiên nhẫn vì quá trình này có thể kéo dài, đặc biệt với những giống chó có bản năng săn mồi mạnh mẽ. Phương pháp này chắc chắn sẽ có hiệu quả nhưng có lẽ bạn sẽ phải chịu khá nhiều vết cắn trong suốt quá trình huấn luyện.

cách dạy chó không cắn tay chủ

cách huấn luyện chó không cắn tay

Tại Sao Chó Lại Cắn Chủ?

Chó là loài vật thông minh nhưng bản tính hoang dã của chó vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác. Bản năng của từng loài cũng khác nhau, đối với những con chó được liệt vào dạng mạnh mẽ, hung dữ và tâm lý khó lường thì nhiều rủi ro nuôi chúng. Hệ thần kinh cao cấp ở chó cho phép chó biết vui, buồn, giận dữ và ghen tỵ. Bởi vậy khi nuôi chó chúng ta cần nuôi từ nhỏ và đối xử với chúng ân cần, quan tâm gần gũi chứ không phải như với gà, vịt. Cần dạy dỗ chó đúng cách và khoa học. Trong quá trình nuôi và dạy cần sự nhất quán để đưa chó vào kỷ luật, thể hiện được cái uy của chó.

Chọn sai giống chó

Không nuôi từ nhỏ

Chúng tôi luôn khuyên các gia đình nên nuôi chó từ bé để chó quen hơi, qua quá trình chăm sóc thì nó hiền và yêu mến gia chủ nhất. Nuôi chó từ bé khiến chó ngoan hơn, nghe lời hơn và đến tuổi dạy dỗ cũng dễ dàng hơn. Điều này là hiển nhiên nhưng một số người lại chọn nuôi chó khi nó đã lớn. Các chuyên gia nói rằng, chó trên 2 tuổi khi được nuôi sẽ không thực sự trung thành với chủ và nó không nghe lời là rất cao. Nó chỉ sợ chứ không phục tùng chủ. Do đó, nếu bạn nuôi chó dữ đã có tuổi là một điều rất dại dột.

Dạy sai cách

Nhìn chung, gần như lỗi chó cắn chủ là thuộc về con người. Quyết định chọn nuôi chó như thế nào cho phù hợp và tránh được rủi ro là một vấn đề không nên xem nhẹ. Nếu các bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào thì trung tâm chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Làm Sao Để Chó Không Cắn Chủ?

Tại sao chó cắn chủ?

Trong thế giới hiện đại và áp lực như hiên nay, nuôi Pet nói chung và nuôi con chó nói riêng đã khá phổ biến, nhất là ở các nước phát triển.

Nuôi được con chó vừa ý sẽ không chỉ giải toả áp lực tâm lý, stress, giải trí, thể thao, phát triển tình cảm và trách nhiệm cho trẻ em, mà đối với nhiều người còn là thể hiện đẳng cấp, mức sống. Trong nhiều trường hợp còn là nguồn thu của nhiều hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp nuôi chó dẫn đến bi kịch: bị chó cắn gây thương tích thậm chí tử vong như trường hợp chó Ngao Tạng cắn chết người ở Hà Nội vừa qua… Qua tổng kết , các chuyên gia về chó hàng đầu trên thế giới đều khẳng định 100% trường hợp tai nạn như vậy xảy ra đều do lỗi của con người.

Các lỗi đó được chỉ ra như sau:

1/ Không có kiến thức tối thiểu về tâm sinh lý chó nhưng vẫn cứ nuôi. Đó là:

Chó là con vật có hệ thần kinh cao cấp, biết buồn vui giận hờn ghen tỵ vv.. như con người, nên chúng ta không thể ứng xử với nó như con gà, con lợn. Chúng  ta cần phải ứng xử với chó gần như với một con người thực sự: yêu quý, quan tâm, dạy dỗ đúng cách một cách nghiêm túc, khoa học, phải nhất quán, không được nửa vời và nhất là phải có uy với nó.

Về dinh dưỡng, chó là động vật ăn thịt, không ăn đạm thực vật, ít ăn rau, ăn nhạt hơn người và luôn cần nước sạch. Chú ý chó đang tuổi lớn thức ăn phải đủ can xi và vitamin cần thiết, lượng thức ăn phải tăng dần cho đến khi chó hết tuổi lớn. Mặt khác cũng không nên cho chó ăn thịt sống vừa không hợp vệ sinh, vừa tăng thêm tính hung dữ của chó.

Chó chịu rét tốt hơn chịu nóng. Mùa hè chó hô hấp rất mạnh. Chuồng chó không nên bị nắng buổi chiều chiếu vào, và cũng không nên bị gió mùa đông bắc lùa qua.

Chó rất cần được vận động phù hợp. Thật bất hạnh cho con chó nào luôn luôn bị nhốt trong cũi hoặc dây xích cổ. Thực tế cho thây hầu hết những con chó thường xuyên bị xích hoặc bị nhốt trong cũi là những con chó rất dữ và có tính nết khó chịu,

Chó rất cần gần gũi, tương tác với chủ. Hàng vạn năm nay chó nhà tiến hoá từ chó sói là vì nó luôn luôn được sống, vui chơi và làm việc cùng với con  người. Vì vậy, chó đặc biệt thích được vui chơi giải trí, nhất là vui chơi với chủ. Những con chó ham chơi là những con chó có thần kinh năng động và rất thông minh.

Chó có tính sở hữu rất cao, kể cả sở hữu chủ (mà biểu hiện của nó là sự trung thành). Biểu hiện của nó là sở hữu thức ăn, đồ chơi, lãnh thổ Nếu không biết đặc điểm này sẽ không thể nuôi dạy con chó của mình tốt được.

Ở các nước phát triển, những con chó không xác định làm giống thường được người ta cho đi thiến, nhất là đối với những giống chó dữ. Đây là việc làm rất khoa học, chó khoẻ mạnh hơn, an toàn hơn, chó không bị áp lực sinh lý bức xúc mất kiểm soát, và chắc chắn nó không ngu như nhiều người đồn thổi (bọn quan hoạn nó khôn bằng mấy người bình thường).

2/ Không thật sự yêu thương, đối xử tàn tệ với chó của mình.

Là con vật duy nhất chung sống với con người từ xa xưa, con chó đã trở thành con vật có tính người nhất được nuôi trong gia đình.

Yêu quý và chăm sóc chó đúng cách, con người sẽ có một người bạn trung thành vô giá, và ngược lại, nếu ai đối xử tàn tệ với nó, đương nhiên là sẽ gánh chịu hậu quả: chó sẽ mất lòng tin, mất tình cảm, phát sinh những đức tính tiêu cực, và với bản năng sinh tồn nó sẽ chẳng do dự giáng trả hoặc tấn công vào những kẻ mà nó đã coi là kẻ thù.

3/ Không chọn đúng giống chó phù hợp

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng mà rất nhiều người mắc phải. Trong hơn 400 giống chó mà con người lai tạo ra, chúng khác nhau không chỉ về hình thức mà chúng còn khác nhau về nhiều đặc tính: thần kinh, sức mạnh, thói quen, năng lực làm việc, khả năng thích nghi môi trường…

Có những ưu điểm và khuyết điểm không giống nhau. Nhiều giống chó được lai tạo để thực hiện một công việc, một mục đích nhất định của con người nên nó cũng đòi hỏi được nuôi dưỡng, sinh hoạt trong những môi trường phù hợp tâm sinh lý riêng của chúng.

Thực tế, nhất là ở Việt Nam rất nhiều người nuôi chó chỉ nuôi giống chó mà mình thích, không quan tâm đến việc nó có thích nghi, có phù hợp với điều kiện sống mà ta có được, nhất là không phù hợp với không gian sống, mật độ người cùng sinh hoạt…

Ví dụ, con chó đòi hỏi phải được vận động cường độ cao như các loại chó săn lớn, chó làm việc, chó dữ (phú quốc, xoáy thái, Doberman, Great Dane, Malinois, béc giê Đức, Ngao Tạng vv …) lại ở nhà chật hẹp, đông người, nhiều trẻ con hiếu động…thì rất nguy hiểm. Sống trong những điều kiện đó thì người cũng khổ mà chó cũng khổ.

Ở các nước phát triển, muốn nuôi chó người ta thường hỏi tư vấn chuyên nghiệp xem nên nuôi giống chó nào, nuôi như thế nào cho tốt nhất…, thậm chí ở một số nơi còn có những quy định về không gian tối thiểu cho một số giống chó mà nếu người chủ không thực hiện được sẽ bị phạt nặng và không được nuôi.

4/ Không chọn đúng tuổi chó phù hợp để nuôi.

Nuôi một con chó từ nhỏ đương nhiên cũng có một số khó khăn, nhưng sẽ là vô cùng cần thiết, vô cùng đúng đắn nếu đó là những con chó giống dữ.

Nuôi từ nhỏ ta sẽ dễ dàng tạo được mối quan hệ gần gũi thân thiện vì lúc đó tính hung dữ của chó chưa phát triển, chó sẽ có thói quen phục tùng chủ và gia đình, chủ và chó hiểu nhau hơn, chủ dễ dạy dỗ giáo dục chó hơn.

Nếu mua về con chó đã lớn tuổi (1 năm trở lên) nếu là giống chó dữ sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ khó bị chủ mới khuất phục, nghe theo. Thậm chí nhiều trường hợp con chó đó có vấn đề về sức khoẻ, về thần kinh không khắc phục được thì họ mới bán một con chó to đẹp như vậy.

5/ Không nuôi dạy chó đúng cách.

Chiều chó gần như vô điều kiện hoặc quá nghiêm khắc và thô bạo đối với chó đều nhận được các hậu quả tiêu cực.

Nhiều trường hợp do giáo dục sai cách tạo cho chó hiểu sai vị trí của nó trong gia đình, không tôn trọng chủ là nguyên nhân chắc chắn sẽ dẫn đến việc cắn chủ sau này.

6/ Không đủ điều kiện nuôi chó.

Không có kỹ năng và kiến thức tối thiểu để hiểu và nuôi dạy chó con của mình; không đủ điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng chăm sóc chó; không có đủ cơ sở hạ tầng tối thiểu để nuôi dưỡng chó; nuôi chó luộm thuộm, mất vệ sinh. Đặc biệt là không có thời gian để gần gũi chăm sóc chó.

Nếu không đủ điều kiện như vậy mà vẫn nuôi chó thì khó có con chó nào có thể yêu quý tuyệt đối trung thành với chủ, nhất là đối với những giống chó dữ.

Để chó không cắn chủ, chúng tôi có 1 số khuyến cáo sau đây:

Nếu nuôi chó tại gia đình, nên nuôi chó từ nhỏ. Hết sức hạn chế nuôi chó đã trưởng thành, nhất là các giống chó dữ.

Rất không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình nếu không phải là kinh doanh chuyên nghiệp.

Nuôi dạy đúng cách: hết mực yêu thương nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, cho con chó thấy nó được yêu quý, nhưng cũng không được phép làm những việc sai trái, phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chủ. Chủ luôn luôn phải là chủ, chó luôn luôn chỉ là “cấp dưới”. Tuyệt đối không cho phép chó dọa hoặc cắn chủ ngay từ nhỏ. Muốn vậy mệnh lệnh của chủ phải rõ ràng, nghiêm túc, nhất quán (trước sau như 1, không thể lúc thế này, lúc thế khác…). Tóm lại chủ chó phải tạo được uy quyền tuyệt đối trước con chó của mình.

Những giống chó dữ phải cho đi học ở những trung tâm huấn luyện có uy tín. Ở nước ngoài đây là điều bắt buộc.

Phải có những kỹ năng kiểm soát được những giống chó dữ, tuân theo những quy định như đã nêu ở trên.

Cần thiết phải sử dụng 1 số biện pháp để khống chế (rọ mõm, dây cương cổ dề kỷ luật, vòng cổ xung điện…) hoặc như ở Mỹ: hầu hết những con chó không là giống đều bị thiến, chó sẽ khỏe hơn, an toàn hơn mà cũng không giảm độ thông minh như đồn thổi ở VN.

Cũng giống như con người, có 1 số con chó có tính khí côn đồ, hung dữ, đã dạy bảo không được thì phải kiên quyết thải loại, không thể để xảy ra những tai nạn như vừa rồi.

Tuyệt đối không được khuyến khích chó cắn bừa bãi, vô cớ, tạo cho chó những thói quen xấu nguy hiểm.

Trường hợp mua về những con chó đã trưởng thành phải tìm hiểu kỹ: tại sao họ bán? Tính năng tác dụng, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của giống chó này (cần thiết phải hỏi tư vấn chuyên môn)? Mục đích nuôi chó của mình, các điều kiện nuôi dưỡng, quản lý chó có đủ hay không vv… thì hãy mua…

Từ khi đất nước mở cửa, nhiều giống chó quí được nhập khẩu dễ dàng vào VN đã góp phần vào nâng cao tính đa dạng, chất lượng đàn chó tại VN, nhiều trường hợp đã đóng góp nhất định vào công tác An ninh – Quốc phòng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng và giải trí của xã hội.

Tuy nhiên, để có thể phát huy được tốt mặt tích cực, hạn chế tiêu cực đòi hỏi người nuôi phải có những kiến thức và điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, dạy dỗ… cần thiết.

Có những sai lầm lớn mà khó có thể sửa chữa thì tuyệt đối tránh.

(Nguyến Mạnh Hà – Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ – Học viện NNVN)

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina: