Chó Shiba Inu Và Akita / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Đặc Điểm Về Đuôi Của Akita Inu Và Shiba Inu

Đặc điểm đặc trưng của Akita Inu so với phần lớn các dòng chó khác là cái đuôi xoăn tít vắt trên lưng, tuy nhiên không phải ai cũng biết đuôi của Akita có nhiều hình thái khác nhau tùy từng con và tùy hoàn cảnh. Tương tự như vậy, đuôi của Shiba Inu cũng có nhiều hình thái khác nhau và sẽ được đề cập trong bài viết này.

Căn cứ vào bản tiêu chuẩn, đuôi của Akita Inu phải dày, vểnh cao, cuộn tròn ở trên lưng và chóp đuôi gần chạm khuỷu chân sau khi thả lỏng. Phần lớn thời gian đuôi Akita đều xoắn ở trên lưng, tuy nhiên ở trạng thái “free”, đuôi của nhiều con Akita thõng xuống. Điều này đôi khi gây nhầm lẫn cho mọi người. Ngoài việc thõng và cuộn trên lưng thì hình dáng cuộn cũng có nhiều kiểu (ảnh)

1.1 Các hình dáng đuôi của Akita Inu

Có 3 hình thái chính của đuôi của Akita Inu: cuộn 1 vòng, cuộn 2 vòng và cuộn khoảng 3/4 về bên trái hoặc phải. Có những con Akita đuôi cuộn rất chặt tuy nhiên có những con đuôi cuộn ở mức độ trung bình.

Theo bản tiêu chuẩn Shiba của FCI thì đuôi của Shiba Inu nằm cao ở phía trên, có hình dáng xoắn lại hoặc uốn cong hình lưỡi liềm, khi thõng xuống thì điểm đầu của đuôi chạm với khuỷu chân. Như vậy điểm khác biệt của Shiba Inu so với Akita Inu là Akita Inu chỉ chấp nhận (dựa trên bản tiêu chuẩn) hình dạng đuôi cuộn như trong hình 1.1 Các hình dáng đuôi của akita

1.2 Đuôi của Shiba Inu

1.3 Đuôi của Shiba Inu

Theo tiêu chuẩn của Nhật, đuôi của Shiba Inu ở hình dáng lý tưởng nhất là cuộn tròn theo hình dạng 1 chiếc thòng lọng đơn (hình dáng 1), đuôi ở hình dạng 2 được cho là không ưa thích bằng. Đặc biệt, đuôi ở dạng 3 và 4 chỉ được coi là “chấp nhận được” và là xấu nhất trong những hình dạng đuôi kể trên.

Lưu ý: Các trang web khác có thể copy bài viết với trích dẫn nguồn: chúng tôi

Dịch Vụ Phối Giống Chó Shiba Inu Và Akita Inu Tại Banguyen Kennel

Dịch vụ phối giống tại BaNguyen Kennel

Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nhân giống Akita và Shiba inu tại Việt Nam. Chúng tôi với đội ngũ kỹ thuật viên rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc, chọn bloodline và theo dõi rất nhiều đàn con giống ra đời từ sự kết hợp giữa những con đực và cái khác nhau, luôn đảm bảo con giống phù hợp, khỏe đẹp để cho ra những đàn Akita inu và Shiba inu đẹp nhất.

Kết hợp giữa kinh nghiệm và khoa học, những kỹ thuật tiên tiến hiện đại như test máu, test hooc môn xác định ngày rụng trứng. Đo nống độ hooc môn xác định ngày rụng trứng. Kiểm tra tinh trùng trước khi phối giống, thụ tinh nhân tao… đội ngũ của BaNguyen Kennel luôn làm hài lòng quý khách.

Sự khác biệt chu kỳ phát dục (chu kỳ salo) ở Akita inu và Shiba inu với giống chó khác

Thông thường các bé Akita inu và shiba inu thường có chu kỳ phát dục dài ngày hơn các giống chó khác. Có những bé có chu kỳ lên tới 25 – 27 ngày cao hơn gấp đôi so với những giống chó thông thường khác.

Chính vì vậy nếu không có kinh nghiệm đặc biệt từ việc nhân giống lâu năm hai giống chó này rất dễ dẫn đến việc bắt nước nhầm ngày, sai ngày phối giống quá sớm dẫn đến việc không thụ thai hoặc thụ thai với số lượng rất ít ở chó cái.

Thời kì động dục là giai đoạn mà chó chưa triệt sản đều phải trải qua. Thời kì này rất quan trọng vì nó làm cho chó có khả năng sinh sản và mang thai chó con. Thời kì động dục ở chó cũng giống như thời kì kinh nguyệt ở con người. Hooc-môn trong cơ thể chó thay đổi. Ở chó bắt đầu xuất hiện những sự khác thường trên cơ thể và hành vi trong giai đoạn này.

Chó đực phát dục

Chó đực luôn sẵn sàng để phối giống. Do đó thời điểm chó đực phát dục không xác định được cụ thể. Thời điểm thích hợp để cho chó đực có thể bắt đầu giao phối là ít nhất 1 năm trở đi, tốt nhất là trên 18 tháng. Nếu phối giống khi chó non hơn, chó sẽ bị ảnh hưởng xấu về cả ngoại hình lẫn nội tạng. Chó đực để phối giống phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Thông thường, người ta chọn những con có nguồn gien tốt. Chó phải khỏe mạnh, không bệnh tật, thân thể nở nang và chân cứng cáp,…

Khi chọn được một chú chó đực để dùng làm nhân phối giống, ta phải chăm sóc về dinh dưỡng và có chế độ tập luyện đặc biệt. Có như vậy, chó mới khỏe mạnh và đảm bảo chất lượng tinh trùng cho những lần phối giống sau này.

Chó cái phát dục

Còn ở kỳ phát dục của chó cái, có những dấu hiệu riêng dễ nhận ra. Thời kỳ động dục như một khuôn mẫu. Trong tuần đầu tiên sẽ thấy âm hộ chó sưng lên và chảy máu. Khoảng 1 – 2 tuần sau, máu sẽ giảm dần rồi ngừng hẳn. Trung tuần sẽ là thời điểm trứng rụng. Đây cũng là khoảng thời gian có tỉ lệ đậu thai cao nhất.

Nhưng quy trình ấy dường như kéo dài hơn ở Akita inu và Shiba inu. Có những bé chu ỳ ấy kéo dài lên tới 17-18 ngày thậm chí 25-27 ngày mặc dù những ngày trước ấy bé vẫn có thể chịu đực.

Lúc này, chó sẽ có hứng thú với việc tìm “bạn trai”. Nếu bạn không muốn chó có thai thì phải thắt chặt an toàn. Sau đó kinh nguyệt có thể trở lại nhưng sẽ ít đi và ngừng hẳn. Tuy nhiên, âm hộ vẫn sẽ nở to hơn bình thường trong vài tuần tiếp theo.

Việc chảy máu ở âm hộ nên được lưu ý. Đây là dấu hiện cho thấy chó của bạn sẽ sớm bước vào kỳ động dục. Cùng với đó, khi chó chính thức bước sang giai đoạn này, lượng máu sẽ giảm nhiều. Dịch máu lúc này chuyển sang màu hơi nâu. Nên để ý vì đôi lúc có những trường hợp chó liếm đi lượng máu cơ thể đào thải.

Hãy lót chỗ nằm bằng một tấm vải hoặc khăn trắng để dễ quan sát hơn. Bạn cũng nên ghi lại những ngày chó bị ra máu. Khi bước vào thời kì động dục, chó sẽ liên tục liếm âm hộ. Việc đặt một tấm vải trắng sẽ rất hữu ích trong việc quan sát kinh nguyệt.

Biểu hiện của chó cái phát dục

Trong thời gian động dục, chó sẽ bắt đầu cư xử bất thường. Cụ thể, chó ở trước thềm giai đoạn này thường hay căng thẳng, nhạy cảm và dễ bị kích động. Một số con sủa nhiều hơn hoặc tỏ ra hung hăng khi ai đó ở gần. Một hành vi nữa là chó cái bắt đầu cưỡi lên những con chó khác. Thậm chí đôi khi chó còn cưỡi lên chân bạn.

Một cách nhận biết khác là nhìn vào đuôi chó. Khi chó cái bước vào thời kỳ động dục, đuôi của chúng thường cong sang một bên. Hành động này để việc phối ngẫu diễn ra dễ dàng hơn. Hành vi này tương đối phổ biến và được gọi là “phất cờ”.

Tuy nhiên, có một số trường hợp chó cái không chịu đực. Nghĩa là chó cái bước vào thời kì động dục nhưng không giao phối với chó đực. Có nhiều nguyên nhân cho hành vi kì lạ này.

Trước hết có thể do chó cái không “ưng” chú chó cùng mình phối giống nên cương quyết từ chối. Trong trường hợp này nên lựa chọn cho nó một chú chó khác. Đơn giản hơn thì chỉ cần thả ra để nó tự đi kiếm “bạn tình”.

Điều này thường xuyên thấy ở Akita inu và Shiba inu một trong những giống chó có tính cách rất độc lập và rất chính kiến trong việc lựa chọn bạn tình. Và tình yêu nảy nở giữa chúng là hoàn toàn có thật.

Có những bé chó cái chỉ chịu cho chàng đẹp trai mà nó đã lựa chọn trong đám trai le ve ấy phối giống hoặc ngược lại con đực chỉ chịu phối với những con cái mà trong mắt nó bé ấy là đẹp nhất.

Xấu hổ và kỹ tính cũng là tính các đặc biệt của giống chó này có những bé còn ko chịu giao phối khi có mặt của con người chứ đừng nói động chạm vào người chúng.

Nguyên nhân thứ hai là vì không phải tới kì động dục mà do mắc bệnh. Có nhiều loại bệnh có đặc tính khá giống với những biểu hiện khi phát dục.

Chẳng hạn như căn bệnh bọc mủ tử cung. Bệnh thường xuất hiện ở chó lớn tuổi và triệu chứng khá giống biểu hiện động dục. Những biểu hiện trùng khớp gồm có sưng âm hộ và lúc có lúc không dịch thải ra.

Trong một số trường hợp kinh khủng hơn, dạ chó bị lấp đầy mủ. Khi ấy chó bị nhiễm độc và vi khuẩn mang độc tố sẽ xâm nhập vào dòng máu. Gặp trường hợp này nên mang chó đi khám ngay vì có nguy cơ cao bị bọc mủ tử cung.

Dù là dấu hiệu nào thì cũng không được chủ quan mà nên tìm ngay tới những trung tâm y tế gần đó. Đội ngũ bác sĩ thú y, nhân viên sẽ có những câu trả lời và lời khuyên xác đáng nhất.

Trước khi đưa ra quyết định về việc phối giống chó, người nuôi cũng cần luu ý một số điều. Các trường hợp phối giống cần xem xét các điều sau. Về chu kỳ sinh sản của chó, chủ chó cần có kiến thức căn bản. Về mùa giao phối cũng là một yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, theo dõi các lứa sinh đẻ cũng là điều cần thiết.

Quá trình theo dõi và chăm sóc sau phối giống cần đặc biệt chú ý. Chó sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề. Kể cả chó mẹ lẫn chó con đều mang nhiều nguy cơ nếu không được chăm sóc kĩ. Có một số lưu ý về việc các thay đổi của chó mẹ trước và sau khi sinh. Chủ chó cũng nên tham khảo và lưu ý lại để tránh bỡ ngỡ khi phối giống lần đầu.

Cần chú ý chu kỳ sinh sản của chó khi phối giống chó

Đầu tiên, mỗi người cần hiểu về chu kỳ sinh sản của chó. Chó cái đến lúc rụng trứng cũng là lúc cơ thể đã sẵn sàng để sinh sản. Khi ấy, nồng độ estrogen trong máu sẽ tăng cao và thúc đẩy trứng rụng khỏi buồng.

Khoảng thời gian này nếu tiến hành giao phối, trứng sẽ được thụ tinh và hình thành phôi thai. Chó cái thường bước vào giai đoạn động dục khi nằm trong tuổi dậy thì. Tùy từng loài mà độ tuổi dậy thì rơi vào khoảng 6 – 24 tháng tuổi. Giống chó nhỏ thường sẽ động dục sớm hơn so với những giống chó lớn.

Cần chú ý mùa giao phối khi phối giống chó

Vậy khi nào thì chó kỳ động dục (chó salo)? Chó thường động dục khoảng hai lần trong năm. Khoảng cách giữa mỗi lần trung bình độ 6 tháng. Thời gian động dục cũng phụ thuộc ít nhiều vào giống chó và chế độ chăm sóc

Mặc dù đa số giống chó đều động dục khoảng hai lần một năm. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, tùy vào giống chó mà hooc-môn ít hay nhiều thì chó cái có thể động dục thường xuyên hơn hoặc lâu hơn. Một số chó cái lại có thời kỳ động dục đều đặn sáu tháng một. Trong khi đó một số ít khác có tần suất cao hơn.

Phối giống chó: Chó giao phối mấy lần thì được?

Không có một câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi chó phối giống mấy lần thì được. Lời khuyên đưa ra đều là khoảng 2 đến 3 lần. Cùng với đó là thời gian phối giống nên rơi vào kỳ kinh nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Cũng có một vài trường hợp hi hữu chó mang thai vào kỳ kinh đầu tiên. Tuy nhiên nên hạn chế vì chó còn non và dễ bị thương hay chết khi sinh nở.

Cũng tùy theo giống chó, tuổi của chó và sức khỏe của chó. Trong trường hợp chó có sức khỏe yếu hoặc đang bệnh tật cần tránh phối giống. Một số chủ chó chưa nắm vững kiến thức hoặc đặt nhu cầu phối giống quá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chó. Phối giống khi chó bệnh làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Hoặc có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho chó mẹ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Các bạn có nhu cầu sở hữu 1 bé Shiba Inu thuần chủng xinh xắn làm người bạn đồng hành. Cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống hoặc phối giống Shiba inu xin liên hệ với BaNguyen Kennel theo địa chỉ:

Hotline: 098.3331.518 (zalo/viber)

Facebook: https://www.facebook.com/orderhangnga

Trụ Sở 1: 106A, Nguyễn Ngọc Doãn, ĐĐ, Hà Nội.

Trụ sở 2: 240, D9, KDT Mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Địa chỉ trại nhân giống: Đề Trụ, Dương Quang, Gia Lâm, HN

Nên Nuôi Chó Shiba Inu Hay Akita Hơn?

Akita và Shiba được coi là niềm tự hào của người dân đất nước Mặt trời mọc về giống chó Nhật hoàng gia đẹp, trung thành và đáng yêu. Không cần phải quảng bá quá nhiều vì độ nổi tiếng của chúng ra vươn ra ngoài thế giới. Chính vì thế mà ai cũng muốn sở hữu hai giống chó đắt giá này. Sở hữu nhiều đặc điểm giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Không chỉ vậy, việc chọn mua giống chó nào hơn cũng cả là một vấn đề nan giải. Vậy nên Tùng Lộc Pet sẽ giúp bạn gỡ bỏ nỗi băn khoăn khi đang trước quyết định nên nuôi chó Shiba hay Akita hơn. Cùng đón đọc nào!

Không gian nơi bạn sống

Khi nuôi bất cứ loài chó nào cũng thế hãy đảm rằng chú cún của mình có một không gian riêng sạch sẽ, thoáng mát nhất định. Môi trường sống ảnh hưởng khá lớn tới quá trình phát triển của những chú chó. Cả Shiba Inu và Akita được khuyến khích nuôi ở nơi rộng rãi thích hợp nhất là nhà có sân vườn nếu, khi đó nuoii giống nào cũng không phải vấn đề. Nhưng nếu bạn sống trong chung cư hay ngôi nhà diện tích chật hẹp thì nên chọn Shiba Inu. Do chúng có kích thước nhỏ hơn Akita, một chú Shiba Inu chỉ bằng 1/3 chó Akita nên sẽ dễ dàng di chuyển rất nhiều.

Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ

Bạn có phải người rảnh rỗi?

Cuộc sống ngày càng xô bồ, hiện đại con người tìm đến thú cưng như một cách để tìm niềm vui, hạnh phúc. Và không cần nhiều mỗi ngày hãy dành ra khoảng ít nhất 20-30 phút chơi với các bé là điều chúng mình đều khuyên khi khách hàng quyết định nuôi cún cưng. Nếu bạn là người rảnh rỗi thì việc nuôi Shiba hay Akita không còn là vấn đề. Nhưng nếu bạn bận rộn, ngày xoay vòng 8 tiếng với công việc cả những bộn bề, lo toan thì lúc này nuôi Shiba Inu thích hợp với bạn hơn. So với Akita, Shiba sẽ không tiêu tốn quá nhiều thời gian chăm sóc đặc biệt là chăm sóc lông. Vì nếu nuôi Akita giống chó lông dài lại dễ rụng ngoài việc thường xuyên chải lông, đưa đi spa cắt tỉa bạn còn phải tốn khá nhiều thời gian, công sức tắm rửa cho chúng bởi Akita lớn hơn Shiba nhiều mà. Trong khi đó với Shiba bộ lông không quá dài, thân hình mi nhon giúp bạn chăm sóc dễ dàng hơn không ít đấy.

Khả năng bảo vệ trông giữ nhà

Đầu tiên phải nói rằng đây đều là giống chó thuộc nhóm có khả năng bảo vệ cao. Vậy nên, bạn đang kiếm tìm một vệ sĩ trông nhà thì chúng sẽ là những ứng cử viên sáng giá. Bằng bản năng của mình Shiba và Akita luôn tìm cách để bảo vệ khu vực chúng được canh gác. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải chọn một trong hai theo ý kiến người viết bài thì hãy chọn Akita thay vì Shiba. Vì sao nào? Thứ nhất, Akita mang ngoại hình vượt trội hơn Shiba nhiều nên dễ dọa người khác hơn. Mặt khác, trước đối thủ đa phần một chú chó lớn sẽ làm tốt hơn chưa kể đến nhiều trừơng hợp có thể sử dụng lợi thế “lấy thịt đè người” được mà. Thứ hai, Akita ít sủa hơn Shiba nhưng một khi đã sủa thì điều chúng cảnh báo gần như sẽ xảy ra đồng thời tiếng sủa của Akita cũng to và vang hữu ích trong việc ra tín hiệu. Cuối cùng, khi bảo vệ trộng giữ Shiba đôi khi mất tập trung, ham vui nên dễ mất cảnh giác. Còn Akita luôn tập trung, bĩnh tĩnh mang lại sự tin cậy tuyệt đối cho gia chủ.

Sức khỏe và tuổi thọ

Tuổi thọ trung bình của Akita là từ 10-12 năm, Shiba thì dài hơn từ 13-15 năm nếu được chăm sóc và có cuộc sống lý tưởng. Ngoài ra, Akita ăn khối lượng thức ăn lớn dễ dẫn đến bệnh béo phì đặc biệt là khi về già, bên cạnh đó loạn sản xương hông, xương khớp cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Còn với Shiba được nhận xét là giống chó khỏe mạnh, ít mắc các bệnh về di truyền nên lần đầu nuôi chưa có kinh nghiệm thì bắt đầu với chó Shiba sẽ dễ dàng hơn.

Bạn chưa biết rõ về giá cả

Khả năng huấn luyện

Mang bản tính độc lập khá cao cộng thêm tính cách đôi khi khá khó bảo nên huấn luyện Shiba Inu cũng như Akita là điều cần thiết. Nhưng đừng lo lắng khi mà cả hai đều thông minh và dễ dạy dỗ như nhau. Thật khó có thể chọn ra một đối tượng vì chúng luôn học hỏi, tiếp thu nhanh những gì bạn yêu cầu. Vậy nên, nói về khả năng đào tạo này thì dù chọn Shiba Inu hay Akita thì tuyệt đối chúng sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu.

Lời kết: Nên nuôi Shiba hay Akita?

Shiba và Akita mỗi dòng đều có ưu, nhược điểm riêng nhất định, sau khi phân tích thì hẳn bạn đã biết được dòng chó nào sẽ phù hợp với hoàn cảnh của mình hơn. Và dù chọn giống chó nào đi chăng nữa thì quyết định cuối cùng vẫn nằm ở bạn. Quan trọng là bản thân mình thích, hãy nghe theo tiếng goi trái tim và quan tâm, yêu thương các bé và khi đó quyết định nuôi chó Shiba hay Akita cũng trở thành sáng suốt cả.

Các bạn có nhu cầu nuôi chó Shiba hay Akita xinh xắn xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 (Tại Hà Nội) và 0982880528 (tại TP HCM) hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet. Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

6 Giống Chó Shiba Inu Lai Và Tiêu Chuẩn Shiba Inu Thuần Chủng

– Là một giống chó có xuất thân từ giống cho Shiba gần như bị tuyệt chủng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trong tầm 10 năm trở lại đây thì giống chó Shiba Inu đã được du nhập vào Việt Nam. Nhờ vào sự trung thành tuyệt đối, bền bỉ, nhanh nhẹn, linh hoạt của một chú chó săn mà Shiba Inu gần như là một sự lựa chọn hoàn hảo cho người chơi thú cảnh. Chúng có chung họ Spitz và có nhiều đặc điểm chung với giống chó Akita Inu khi sở hữu bộ lông dày 2 lớp, đôi tai nhọn và đuôi cong vút.

Tiêu chuấn thuần chủng của một chú chó Shiba Inu

Những chú chó Shiba Inu thuần chủng có cơ thể với số đo khá nhỏ bé, kích thước của chúng thường chỉ to bằng 1/3 so với một con Akita Inu trưởng thành. Số liệu chính xác như sau:

Chó Shiba đực: chiều cao từ 35 cm đến 43 cm (14 đến 17 inch) và nặng 10 kg (22 pound).

Chó Shiba cái: chiều cao từ 33 cm đến 41 cm (13 đến 16 inch) và nặng 8 kg (18 pound).

Phần đầu: Shiba Inu có một cái đầu có hình dạng tam giác khi nhìn từ trên cao xuống. Nó có hộp sọ phẳng rộng với một chi tiết bị gãy nhẹ giữa trán và mũi. Miệng của chúng khá dài và nhọn, thon dần về chóp. Chó Shiba Inu sở hữu một đôi môi mím chặt, viền môi mỏng và có màu đen.

Mũi: Chỉ có Shiba Inu có mũi màu đen được công nhận là thuần chuẩn. Trường hợp duy nhất được chấp nhận là thuần chủng áp dụng cho Shiba lông trắng có mũi màu nâu nhạt.

Mắt: Trái hạnh nhân ra sau thì mắt của Shiba Inu tương tự như vậy. Hai mắt nó nằm đối xứng, song song nhau qua sống mũi và hơi xếch một góc 30 độ. Chó Shiba Inu thuần chủng có màu mắt màu tối sẫm (đen hoặc nâu đen).

Đôi tai: Nhỏ, hình tam giác, dựng thẳng và hơi nghiêng về phía trước một góc 15 độ.

Hàm: Shiba Inu có một bộ hàm như một khớp khóa. Hai hàm răn của nó đều đặn và hoàn chỉnh. Chó thuần chủng phải có đủ 42 cái răng.

Cổ: Hơi cong, to vừa phải, không có diềm cổ.

Chân trước: Chó thuần chủng khi nhìn từ phía trước phải có hai chân trước thẳng và song song nhau

Chân sau: Cơ đùi săn chắc và khỏe mạnh. Hai chân sau cong nhẹ tạo thành các góc tù 150 độ.

Bàn chân: Chó thuần chủng có những ngón chân tròn, rắn chắc, chặt chẽ như chân mèo. Miếng đệm ở chân chó thuần chủng phải chắc chắn và có hồi đàn hồi. Móng chân phải có màu tối sẫm.

Thân hình: Ngực nở nang, bụng hóp sâu, xương sườn tạo thành đường cong khép kín.

Đuôi: Đuôi chó thuần chủng luôn trong tư thế cuộn tròn hoặc cong như lưỡi liềm dù khi ở yên một chỗ hay di chuyển.

Cấu tạo lông:

Shiba Inu có cấu tạo bộ lông giống hệt lông cừu để giữ ấm. Lớp lông bên ngoài của nó khá chắc và ít dày hơn và có điểm đặc biệt là không thấm nước. Ở các vị trí như phần đuôi, lưng, cổ thì lông chúng thường dài và rậm rạp hơn so với các phần khác trên cơ thể.

Màu lông:

Chó Shiba Inu có 3 màu lông cơ bản là: trắng, đỏ và đen. Ngoài ra, có một số con Shiba Inu có màu lông phát triển từ 3 màu này ra cũng vẫn được công nhận là thuần chủng

Đỏ: Phải có màu đỏ một cách rõ ràng. Nó chỉ được phép có lông trắng chỉ giới hạn ở các đốm mắt, má, dưới hàm, chân trước, dưới đuôi và chân.

Đen: Trên thân chó phải có một màu đen đồng nhất. Nó cũng có thể có phần lông mày trắng tương tự như chó có màu lông màu đỏ.

Trắng: Lông trắng tinh hoặc trắng kem sữa mới là chó Shiba Inu trắng thuần chủng.

Chó Shiba Inu bị lỗi là chó không sở hữu được các đặc điểm trên. Dù được công nhận thuần chủng nhưng những chú Shiba mắc lỗi vẫn không có giá trị cao. Mặc khác, với những mức lỗi ít nhiều khác nhau mà việc loại bỏ những con Shiba bị lỗi sẽ được xem xét.

Một số giống chó Shiba Inu lai phổ biến

Ngoài ra được mức độ ảnh hưởng di truyền của chó bố mẹ thuần chủng trên mỗi con chó con sẽ không thể dự đoán được. Đồng nghĩa với việc những chú chó con trong cùng một đàn có thể có ngoại hình khác nhau hoàn toàn hoặc mang những tính cách đối lập nhau.

Husky Inu: Husky Siberian lai Shiba Inu

Chó Shiba Inu và Husky Siberian có hình dáng bên ngoài gần giống nhau. Vì vậy thế hệ được lai tạo từ 2 giống chó này ra đời không gây bất ngờ lắm.

Giống Shiba lai này nổi tiếng là ngáo, nghịch ngợm và ương bướng và phá phách, khó dạy hơn nhiều so với chó bố mẹ. Khó có thể biết trước tính cách của một chú Shiba lai Husky sẽ như thế nào. Chủ nuôi sẽ gặp nhiều thử thách đấy!

PomShi: Chó Phốc sóc Pomeranian lai Shiba Inu

Con lai giữa Shiba Inu và chó phốc sóc Pomeranian có tên gọi là PomShi. Phần nhiều loài chó lai này sẽ sở hữu khuôn mặt đặc trưng của họ Spitz. Chúng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi bộ lông của chó Phốc sóc trong khi màu lông lại giống Shiba Inu với 3 tông màu cơ bản.

PooShi: Poodle lai Shiba Inu

Người ta thường cho chó Toy Poodle lai với Shiba Inu để cho ra đời chó PooShi. Poodle có ngoại hình độc đáo nên chắc chắn con lai của chúng cũng sở hữu đặc điểm này. PooShi có khuôn mặt giống Shiba nhưng bộ lông được thừa hưởng gen trội của Poodle.

PooShi có ưu điểm là rất ít rụng lông nên phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ hay người bị dị ứng lông chó. Shiba lai này thường cân nặng từ 5-12 kg (khoảng 10 đến 25 pounds) và có thể sống được từ 10 đến 18 năm.

ShiPin: Chó Phốc hươu Pinscher lai Shiba Inu

Shiba Inu và Miniature Pinscher (hay còn có tên gọi khác là chó Phốc Hươu) khi cho lai giống với nhau sẽ cho ra Shipin. Con lai giữa chúng cũng không khó tìm vì cả hai giống chó này đều phổ biến tại Việt Nam. ShinPin có sức mạnh tốt dù thân hình không nổi bật thậm chí còn có phần nhỏ nhắn. ShinPin mang nhiều nét bên ngoài giống Phốc hươu. Nến bạn sở hữu được một chú ShinPin sở hữu bộ lông ngắn, gọn gàng, ít rụng của chó Phốc Hươu và khuôn mặt cười của Shiba Inu thì đó là điều may mắn cho bạn đấy!

ShiPin có cá tính thích quậy phá và khó dạy. Bù lại, chúng thân thiện, hòa đồng với mọi người hơn so với Shiba Inu. Chó ShiPin có tuổi thọ từ 12 đến 16 năm.

Shibadach: Chó Lạp xưởng Dachshund lai Shiba Inu

Cặp đôi Shiba Inu và chó Lạp Xưởng Dachshund sẽ cho ra đời Shidabach. Chó Shibadach có hình dạng giống ý hệt chó Lạp Xưởng với lưng dài, bốn chân ngắn và tai rủ. Chúng chỉ có bộ lông dài hai lớp là được thừa hưởng từ chó Shiba Inu mà thôi.

Shibadach trưởng thành nặng từ 4-12 kg (9 pounds đến 25 pounds) tùy theo chúng thừa hưởng nhiều gen của Shiba hay Lạp Xưởng. Shibadach có thể gặp các vấn đề sức khỏe y hệt như chó Lạp Xưởng. Chó Shibadach trưởng thành có thể sống từ 12 đến 16 năm.

Shocker: Cooker Spaniel lai Shiba Inu

Sự pha trộn giữa Shiba Inu và Cooker Spaniel chắn chắn là một chú Shiba lai đẹp và hoàn hảo nhất trong danh sách kể trên. Đây là cặp chó lai có thể mang lại khá nhiều sự đa dạng trong một lứa chó con. Chó lai Shocker có ngoại hình giống Shiba Inu và sở hữu tính cách đáng yêu, hiền lành và vui tươi của Cocker Spaniel.

Shocker trưởng thành có cận nặng từ 7 đến 15kg và có sống thọ từ 10 đến 15 năm. Shocker thực sự là một loài chó lai làm người bạn tuyệt vời cho trẻ em.

Corgi Inu: Pembroke Welsh Corgi lai Shiba Inu

Shiba Inu phối giống với Corgi sẽ cho ra đời chó lai Corgi Inu. Corgi Inu là một chú chó có gương mặt của Shiba nhưng thân hình lại lùn xủn cùng đôi chân ngắn và mông đít cong của Corgi. Chính ngoại hình này sẽ làm ai lần đầu tiên nhìn thấy nó cũng phải bật cười. Chó lai Corgi Inu không được mọi người yêu thích lắm. Một con Corgi Inu trưởng thành có thể có cân nặng từ 8-12kg.

Shiba Shep: Chó chăn cừu Đức lai Shiba Inu

Đây là một sự lai giống thú vị vì cả hai giống chó này đều có ý thức bảo vệ mạnh mẽ cùng với ý chí cao. Một con Shiba Shep trưởng thành sẽ to hơn Shiba Inu rất nhiều do thừa hưởng gen từ chó chăn cừu Đức và là người bảo vệ lý tưởng cho ngôi nhà của bạn. Chúng thường cân nặng từ 20 đến 30 kg và sống thọ khoảng 7 đến 16 năm.

Mua chó Shiba thuần chủng hay lai tạp là khôn ngoan?

Để có được nguồn gen ổn định hơn thì chắc chắn bạn nên chọn chó Shiba thuần chủng. Khi bạn nuôi nó đến lớn và cho sanh đẻ thì lứa con ra đời của nó cũng có giá trị hơn rất nhiều. Chó Shiba thuần chủng trên thị trường hiện nay có giá khá cao và không phải ai cũng đủ tiền để sở hữu. Bạn có thể chọn Shiba lai trong danh sách trên làm phương án thay thế.

Nguồn: https://duypets.com/shiba-inu-thuan-chung/

chó shiba inu thuần chủng