Chó Shiba Của Lão Hạc / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Kể Lại Câu Chuyện Bán Chó Của Lão Hạc

(Kenhvanmau.com) – Em hãy kể lại câu chuyện bán chó của Lão Hạc qua sự chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giám trong tác truyện ngắn Lão Hạc của Nam cao.( Lớp 8- tường THCS Thái Dương)

Đề bài: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn ” Lão Hạc” của tác giả Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Vào những năm 1930-1945 xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt đời sống của người dân lao động khiến cuộc sống ngày càng cơ cực. Không riêng gì người nông dân mà cả những người tri thức như chồng tôi- Ông giáo làng nghèo khổ cũng bị dồn vào đường cùng không có lối thoát. Câu chuyện của Lão Hạc, một người hàng xóm của vợ chồng tôi phải bán con chó vàng yêu quí của mình rồi mà tìm đến cái chết khiến tôi dây dứt mãi. Ôi một kiếp người!

Lão Hạc ở cạnh nhà tôi nên tôi rất thấu hiểu hoàn cản sống của lão, góa vợ sống cảnh” gà trống nuôi con”. Vì không đủ tiền cho con cưới vợ, con lão phải phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su khiến lão đau đớn day dứt vô cùng, nhiều lần khóc vì thương con và nhớ nó. Lão làm thuê kiếm sống, bòn tiền dành dụm cho con nhưng rồi lão ốm một trận hai tháng mười tám ngày tiêu gần hết tiền. Có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi thấy lão nói với chồng tôi nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn thế nhỉ?

– Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

Chồng tôi vừa hỏi cho có chuyện thì lão bật khóc. ” Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xơ lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” Khi xưa cụ Nguyễn Khuyến đã từng viết

” Tuổi già hạt lệ như xương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” Tuổi già nước mắt thường lẩn vào trong nỗi đâu kìm nén thế mà lão vẫn khóc như con trẻ. Phải chăng nỗi đau đớn thành những giọt nước mắt, lão cho rằng mình đã lừa một con chó, tấm lòng lão nhân hậu quá! Tâm hồn lão mới thánh thiện làm sao!

Chồng tôi đinh mời lão ăn khoai luộc, uống nước chè, một niềm vui dung dị, để tìm lời an ủi lão. Rồi lão cũng nguôi ngoai nhưng từ chối lời mời của tôi bởi lão muốn nhờ chồng tôi mấy việc. Việc thứ nhất là trông hộ lão mảnh vườn cho con lão và việc thứ hai là gửi 30 đồng bạc lo ma sợ phiền lụy bà con hàng xóm. Ôi tấm lòng lão Hạc không chỉ dành hết cho con mà còn rất giàu lòng tự trọng. Đó là vẻ đẹp đáng quý ẩn dấu dưới vẻ bề ngoài trông tưởng như lẩn cẩn, gàn dở.

Lão Hạc ơi! Một người thật nhân hậu quá! Một người để dành lại tiến lo ma cho mình đã khóc rất nhiều và day dứt khi trốt lừa một con chó để mà rồi sau tìm đến cái chết thật đau đớn. Cả hội này đen bạc quá! Phải làm gì để xã hội bất nhân này biến mấy đây? Đó là câu hỏi khiến tôi day dứt mãi!

Phân Tích Ý Nghĩa Tiếng Khóc Của Lão Hạc Khi Phải Bán Con Chó Vàng

Phân tích ý nghĩa tiếng khóc của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng

Tình cảm của lão Hạc trong tác phẩm thật đáng thương. Lão tuổi cao sức yếu. Vợ lão qua đời từ lâu còn đứa con trai thì vì không đủ tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ đi làm công nhân đồn điền cao su, biền biệt nhiều năm không có tin tức gì. Rồi bão “phá sạch sành sanh” hoa màu, làng lại mất “vé sợi” khiến công to việc nhỏ gì người ta “tranh nhau làm mất cả”. Lão lại còn bị một trận ốm “đúng hai tháng mười tám ngày”, số tiền lão dành dụm được phải tiêu vào các khoản thuôc men ăn uống. Mọi phương thức kiếm sống của lão không còn. Đứng trước bài toán ấy, lão đành đứt ruột bán con chó mà lão vẫn gọi một cách trìu mến là “cậu Vàng”. Con chó ấy là do con trai lão mua để khi cưới vợ thì giết thịt. Đối với lão, con chó là kỉ niệm của con, là của con. Con chó ấy còn là bạn, là người bảo vệ lão trong hoàn cảnh già nua, ốm yếu, cô đơn, trơ trọi. Đây là một quyết định cực kì hệ trọng đối với lão bởi con chó là kỉ vật của con, nằm trong dự tính cuộc đời của con, lại là bạn thân thiết của lão, nhưng nếu không bán, lão cũng chẳng biết lấy gì nuôi nó cũng như đề tự nuôi sống mình. Lão đành phải bán.

Việc bán con chó trở thành nỗi ân hận day dứt của lão Hạc cho đến lúc chết. Lão đau khổ thực sự bởi “già bằng ngần này tuổi đầu rồi mà còn đi lừa một con chó”. Lão che giấu cảm xúc bằng cách “cố làm ra vui vẻ” nhưng lão cười “như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, rồi “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “các vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Mọi trạng thái tâm lí của lão đều hiện ra trên khuôn mặt đau đớn. Dường như lão cảm thấy mình đã phạm một tội ác ghê gớm, không thể tha thứ được qua lời kể của lão lúc con cho bị bắt đem đi: nó “nằm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à!”. Lão xót xa vì đã lừa một người bạn thân thiết.

Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau về nhân cách, khi cuộc sống dồn đẩy con người vào bước đường cùng, khi một con người tình nghĩa thủy chung phải dứt bỏ mối quan hệ thân tình của nó, cho dù đó chỉ là quan hệ với một con vật. Con trai đòi bán vườn để cưới vợ, lão không cho, mặc dù vườn ấy là “mẹ nó mua, nó có quyền hưởng”, lão đã ân hận lắm, mặc dù quyết định của lão là sáng suốt. Lão giữ được vườn cho con nhưng không thể giữ được con chó cho con. Lão bán con chó ấy không phải để thêm tiền ăn tiêu mà để góp lại cho con sau này, bởi nếu con chó không có ăn, nó gầy, bán sẽ được ít tiền hơn, còn để nuôi nó thêm nữa thì lão không thể làm được.

Lão Hạc đã khóc nức nở khi kể lại cho ông giáo câu chuyện phải bán con chó ấy. Về mặt hình thức, con chó chỉ là một con vật nuôi, khi không cần nuôi nữa thì thịt, bán hoặc cho,… đó là chuyện thường tình. Nhưng nếu dừng ở sự giản đơn xuôi chiều như vậy thì chưa thấy hết ý nghĩa tiếng khóc của lão Hạc. Bán con chó, đối với lão Hạc, đồng nghĩa với việc bán nghĩa bán tình mà đối với người Việt Nam thì phải bán nghĩa bán tình là một nỗi đau lớn. Bán chó để góp vào món tiền hoa lợi của khu vườn mà theo lão đó là tài sản của con, để lão quyết định bài toán cuộc đời của mình. Việc bán chó chỉ là màn mở đầu cho tấn bi kịch cuộc đời lão: tự thân lập thân, không phiền hà ai, không để cho bất cứ ai

trách cứ mình về điều ăn điều ở, nhưng không có điều kiện để kéo dài cuộc đời thêm nữa. Lão Hạc hiện ra với vẻ đẹp của con người tình nghĩa thủy chung, có tấm lòng nhân hậu, luôn sống và biết sống cho người khác và vì người khác.

Những Kẻ “Cuồng Chó” Và Sự Phỉ Báng “Lão Hạc”

Bộ ba tác phẩm kinh điển Sống Mòn, Chí Phèo và Lão Hạc đã hợp lại thành bộ phim đỉnh cao của điện ảnh nước nhà những năm 1980: Làng Vũ Đại ngày ấy. Phân đoạn Lão Hạc bán Cậu Vàng là một trong những phân đoạn khắc nghiệt, dữ dội và đau thương nhất bộ phim.

Cậu Vàng, ở trong tác phẩm Lão Hạc hay như trong những bộ phim đã cũ ấy, là một chú chó ta, thuộc giống chó Bắc Hà.

Nhưng ở một số người cuồng chó, chính xác hơn là cuồng chó Tây, họ gọi “cậu” bằng một cái tên khinh miệt và phân biệt: chó cỏ. Trong một cuộc thi chó khỏe chó đẹp nào đó trong TP HCM, BTC đã cấm không cho chó ta, chó cỏ dự thi. Tấm biển ở sự kiện ấy, đã ghi một dòng chữ thủng thẳng: “Không giải quyết cho chó cỏ vào lễ hội cún cưng”. Theo lý thuyết của đội ấy, thì chó ta và chó cỏ làm sao đứng cùng chó Tây được, phải vậy không?

Khi một số dựa thảo luật về việc cấm dắt chó, mèo vào phố đi bộ, có rất nhiều người phản đối, những người này bảo là chó mèo Tây ngoan lắm hiền lắm, được dạy dỗ nhiều lắm và chỉ cầm cấm chó ta, chó cỏ là được rồi. Rồi một số quy định về việc phải rọ mõm các chú chó nếu đưa chó đi dạo hay ra ngoài, thì các bạn này vào chửi với um sùm, chỉ cần cho chó ta, chó cỏ đeo rọ mõm. “Vì mấy con Phốc, Pug, Shiba… hiền khô, ngoan và thông minh lắm. Không ngu như chó cỏ”.

Chú chó giống Shiba được chọn đóng trong phim “Cậu Vàng”. Ảnh Vnexpress. First-look phim ”Cậu Vàng”. Phim khởi quay từ tháng 9/2023, dự kiến công chiếu đầu ngày 8/1/2023. Video: Galaxy.

Lão Hạc, một tác phẩm văn học hiện thực được Nam Cao viết vào năm 1943, nó phản ánh đời sống nhân dân miền Bắc vào những ngày trước cách mạng tháng Tám. Bấy giờ, đó là sự đói khổ, khốn cùng và tha hóa.

Cậu Vàng, được Lão Hạc coi như là đứa con đứa cháu trong nhà, lão coi cậu như người con, là người bạn. Lão vốn cô đơn, vợ mất, con đi làm đồn điền cao su chưa biết bao giờ về. Nhưng, nếu cứ sống thế mãi, lão sẽ ăn phạm vào tiền cưới vợ của thằng con lão, lão đành bán cậu Vàng, hình ảnh cậu Vàng mắt ừng ực nhìn lão, nó ám ảnh độc giả gần như cả tác phẩm. Rồi lão cũng quyết định đi theo cậu Vàng, để lại tiền gửi ông giáo, mảnh đất và ngôi nhà.

Một tác phẩm có ý nghĩa như vậy, một tác phẩm văn học hiện thực kinh điển, nó phản ánh tính thời sự hồi ấy. Nhưng các nhà đạo diễn, nhà sản xuất hay lại muốn đưa một con chó ngoại vào đóng vai cậu Vàng, những người này nói rằng, chó Việt quen sống hoang dã, không quy củ, không huấn luyện được.

Nhiều bạn sính ngoại nói rằng, miễn là cậu Vàng dễ thương, đáng yêu là được? Nhiều bạn “cuồng chó” lý luận rằng chó ta “ngu”, không diễn được. Ơ, đánh bỏ m* các bạn bây giờ, lý thuyết kiểu gì thế? “Phân biệt chủng tộc” giờ còn xuất hiện cả trên loài chó à

Vậy thì em Vàng trong Làng Vũ Đại ngày ấy, như Phèn trong Đất Phương Nam hay như Kiki trong Hotboy nổi loạn, đều là chó ta cả đấy thôi.

Việc tạo điều kiện cho những chú chó ngoại hóa thân vào một nhân vật có gốc là một chú chó ta, trước hết, đó là sự thiếu tôn trọng nguyên tác tác phẩm. Các chú chó được đưa casting là những chú chó có nguồn gốc Nhật Bản, quốc khuyển của Nhật Bản. Một lần nữa, bối cảnh Lão Hạc là trước 1945, thời điểm ấy, Nhật đang đô hộ Việt Nam, gián tiếp hơn 2 triệu người miền Bắc thiệt mạng trong nạn đói kinh khủng nhất lịch sử.

Không biết cụ Nam Cao sẽ nghĩ gì đây? Nhiều bạn có thể nói rằng, thay đổi nguyên tác tác phẩm là điều không mới trong điện ảnh thế giới. Nhưng đây là một tác phẩm chính thống hiện thực, có ý nghĩa lịch sử và xã hội lớn lao, sẽ ra sao nếu thế hệ con cháu chúng ta hỏi rằng: Cậu Vàng là chó Akita hả bố mẹ?

Nhiều bạn lý luận rằng cụ Nam Cao không nói rõ về nguồn gốc của Vàng, vì vậy, không loại trừ Vàng là một con chó Nhật. Đùa, trong thời buổi trước cách mạng, một thời buổi chưa hội nhập, nô lệ, bị lệ thuộc, lại còn có cả chó Nhật? Mà lại được cụ Lão Hạc nuôi một cách truyền thống. Chó Nhật ấy, như trong 1977 nói rồi.

“Chó gì mà lại ăn pate với uống sting thế này”.

Người Mỹ đã từng sử dụng hình ảnh “quốc gấu” của Trung Quốc làm nhân vật chính và hoàn thành chuỗi phim Kungfu Panda nổi tiếng. Hình ảnh chú gấu trúc được tôn trọng tuyệt đối, ăn bánh bao, mặc đồ truyền thống, những cậu bạn của Poo đều là những nhân vật đậm chất Trung Quốc. Sẽ ra sao nếu người Mỹ làm Kunfu Panda mà sử dụng “thỏ” Bắc Cực? Dĩ nhiên, đây chỉ là một phép so sánh vui.

Rồi nói về Mulan, một tác phẩm mới đây chẳng hạn, một bộ phim đậm chất Trung Quốc nhưng lại được đội ngũ kịch bản, nhà sản xuất đưa “chất” Mỹ và phương Tây vào phim, rồi lồng một bối cảnh ở thế kỷ 14, trang phục lại ở thế kỷ 16 – 18, kiến trúc nhà lại như thời thế kỷ 19, bày binh bố trận như trong Troy hoặc 300.

Hay như nhân vật nàng tiên cá Ariel mới đây, khi Disney công bố Halle Bailey vào vai chính này, một làn sóng phản ứng mãnh liệt trỗi dậy, kêu gọi Disney tôn trọng nguyên tác tác phẩm. Hoặc như việc làn da “quá màu đen” của nhân vật Starfire trong show Teen Titans của DC, fan DC đã từng kêu rằng hình ảnh Starfire xa hoàn toàn với nguyên tác trong truyện tranh DC.

Nên nhớ rằng, những câu chuyện và tác phẩm trên đều là hư cấu và mang màu sắc thần tiên, nó không phản ánh hiện thực, không phản ánh bối cảnh xã hội như tác phẩm Lão Hạc mà còn cực kỳ khó được chấp nhận. Hay ví dụ rõ ràng hơn, Bộ Tứ Siêu Đẳng trong phiên bản làm lại năm 2023 đã bị phản đối dữ dội khi để Michael B. Jordan hóa thân vào Human Torch, nguyên tác vốn là một nhân vật da trắng.

Và hài vì người ta luôn miệng chê bai chó Việt, là ngu, là bẩn, là sống không quy củ và hoang dã.

Phú Quốc, Bắc Hà, H’mong cộc đuôi, Là, toàn những em chó Việt thuần chủng, khôn lanh, danh gia vọng tộc chó, đánh giặc cứu nước, cứu hộ cứu nạn, giờ lại bị khinh bỉ như vậy.

Muốn thì người ta sẽ tìm cách, không muốn thì người ta sẽ tìm lý do.

Dàn Ý: Kể Lại Cảnh Lão Hạc Bán Chó

Đề: Nếu là người đọc chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện bán chó được nghe.

II. Thấn bài: 1/ Kể lại diễn biến câu chuyện được nghe:

– Thời gian không gian được chứng kiến câu chuyện.

– Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của lão Hạc: rất nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo, không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi xa. Lão ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão quyết không bán đi mảnh vườn và ăn vào tiền dành dụm do “bòn vườn”, lão giữ cả lại cho con trai. Nhưng một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Thế là lão Hạc đi đến một quyết định quan trọng.

2/ Nội dung câu chuyện: Kể việc lão Hạc kể việc bán chó:

– Nét mặt của lão Hạc: Sự đau khổ dằn vặt trong lúc kể việc bán chó: lão cố làm ra vẻ vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.

– Nỗi ray rứt ân hận của lão Hạc trước thái độ trách móc của con chó mà lão cảm nhận được.

– Việc lão nhờ ông giáo giữ hộ tiền để lo liệu khi lão chết, tránh làm phiền hàng xóm.

3/ Thái độ và ý kiến của ông giáo:

– Ân cần hỏi han, sẻ chia, an ủi: việc nuôi chó bán chó là điều bình thường, có khi lại là việc hóa kiếp cho nó.

– Đồng cảm với tâm trạng ray rứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau về thân phận khốn khổ của một kiếp người bằng cách gợi sự liên tưởng đến thân phận của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

– Tạo niềm lạc quan cho người bạn già và cả chính mình bằng cách pha trò tiếp đãi đạm bạc: ăn khoai, uống chè, hút thuốc lào.

– Hiểu nhân cách cao đẹp của lão bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ, luôn tìm cách giúp lão vượt lên nỗi đau của thân phận để tồn tại.

4/ Suy nghĩ của bản thân: (Liên hệ bản thân)

III. Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện.

Nguyễn Đức Dũng @ 08:25 05/10/2013 Số lượt xem: 28958

Chú Chó Shiba Inu Gây Tranh Cãi Khi Được Chọn Đóng Vai Cậu Vàng Trong Bộ Phim “Lão Hạc”.

Gần đây, chú chó Shiba Inu đã gây rất nhiều tranh cãi khi được chọn đóng vai Cậu Vàng trong bộ phim chuyển thể “Lão Hạc” được dựng trên tác phẩm văn học nổi tiếng “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Bởi vì giống chó Shiba Inu này vốn là “Quốc Khuyển” của Nhật Bản,, thay vì chọn giống chó ta ở Việt Nam vô cùng gần gũi với mọi người và phù hợp với ngoại hình dáng dấp Cậu Vàng trong tác phẩm thì lại chọn chú chó Shiba Inu. “Shiba là niềm tự hào của người Nhật, không nên đưa loài chó này đóng chính trong một bộ phim thuần Việt. Nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình như Làng Vũ Đại ngày ấy, Đất phương Nam… vẫn sử dụng các giống chó trong nước đấy thôi” – khán giả Nam Du chia sẻ.

Điều này đã khiến cộng đồng mạng tranh cãi cho rằng nhà sản xuất phân biệt chủng tộc chó tây – chó ta, trong khi đó chú chó ta là đại diện cho giống chó ở Việt Nam, vô cùng phù hợp một vật nuôi sống trong bối cảnh làng quê Việt Nam đầu thế kỷ 20. Không những tranh cãi về chủng tộc mà theo nguyên tác, hoàn cảnh của lão Hạc rất nghèo khổ, cuối tác phẩm lão phải bán cậu Vàng đi. Còn chú Shiba Inu , được tuyển chọn, có dáng mập mạp, tròn trịa lại vô cùng đắt tiền.

Những điểm bất hợp lý đã khiến cho nhiều cộng đồng mạng không chấp nhận chú chó Shiba Inu này. Ngay khi thông tin đoàn làm phim Cậu Vàng chốt “diễn viên” chính thức là chú chó Shiba, chủ của bạn chó tên Kem này đã đăng dòng trạng thái chia sẻ tiếc nuối lên Facebook. Vấn đề ở đây là đã có ít nhất một ứng viên chó gốc Việt xuất hiện tại buổi thử vai nhưng đoàn làm phim vẫn nhất quyết chọn chú chó Shiba Inu làm diễn viên chính cho dự án phim Cậu Vàng.

Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cũng cho rằng, đây là phim phóng tác nên sẽ có các yếu tố sáng tạo so với tác phẩm gốc, miễn là giữ được tinh thần muốn truyền tải. Bên cạnh đó, tìm một chú chó có thể đóng phim không dễ, bởi phải hội tụ nhiều yếu tố như kĩ năng, biểu cảm, dáng vóc. Và tại buổi casting, chú chó Shiba tên Vàng đã đáp ứng tất cả những tiêu chí đó.