Chó Rottweiler Màu Vàng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Cách Nhận Biết Chó Poodle Màu Vàng Mơ

+ Tìm hiểu về giá bán của chó poodle màu xám trên thị trường hiện nay

+ Những điều có thể bạn chưa biết về giống chó poodle màu xám xanh

Chó Poodle có bộ lông màu kem là những chú chó với bộ lông trắng hơi pha một chút ánh vàng có thêm chút ánh cam khá độc đáo nếu bạn quan sát kỹ. Bởi vậy mà ở nhiều nơi những chú Poodle có bộ lông màu kem còn được gọi là lông màu vàng ánh cam. Bộ lông này của chúng được tạo ra là do kết quả được phối giống từ nhiều màu lông của chó bố mẹ khác nhau.

Do chó Poodle lông màu kem có được điểm xuyết ánh vàng cam nên khiến cho nhiều người thường nhầm lẫn chúng với những chú chó Poodle có bộ lông màu vàng mơ. Vì khi nhìn dưới ánh nắng hoặc ánh đèn chiếu xuống thì hai màu lông này có nhiều điểm tương đồng nhau. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy và bạn hoàn toàn có thể nhận biết, phân biệt được hai chú chó với màu lông khác nhau này.

2. Chia sẻ với bạn cách nhận biết chó poodle màu vàng mơ

Để tránh việc bị nhầm lẫn khi phân biệt giữa chó chó poodle màu vàng mơ và màu kem thì bạn có thể dựa vào cách nhận biết như sau:

Với chó Poodle có bộ lông màu vàng mơ thì thường lông sẽ nghiêng hẳn sang phía màu vàng và nếu nhìn kỹ thì bạn sẽ thấy có sự xen kẽ của một chút màu đồng. Những bé này bộ lông thường khá mềm mượt và óng ánh khi đưa chúng về phía ánh sáng mặt trời

Còn những em Poodle màu kem thì lại có màu lông lai giữa màu vàng pha chút ánh cam cùng chút màu trắng. Khi đưa những em này ra phía ánh nắng bạn có thể nhìn thấy rõ hơn phần màu lông đã được lai tạo của chúng.

Tuy nhiên có một số em Poodle có bộ lông là màu kem nhưng do quá trình lai tạo mà khi ra đời bộ lông của chúng lại có màu sẫm hơn và thậm chí là còn hơi hơi nghiêng sang màu nâu nhạt khiến cho nhiều người nghĩ rằng đó là thuộc màu lông vàng mơ.

Với cách nhận biết chó poodle màu vàng mơ ở trên mong là sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa để mua được đúng em chó có màu lông mình ưng ý.

+ Vì sao chó poodle màu xám khói lại được nhiều người săn lùng?

+ Nên hay không nên chọn nuôi chó poodle màu trắng?

Tổng Hợp Chó Labrador Màu Đen, Socola, Nâu, Trắng, Vàng Thuần Chủng

Chó tha mồi Labrador, trái ngược với cái tên chó hung dữ của mình, chó tha mồi Labrador lại là một giống chó thân thiện, dễ training và đáng yêu của Nga. Ở trên thị trường quốc tế nó có tên gọi tắt là Lab, ở Nga thì được gọi là Laby, Labukh hoặc Labriki. Chúng là loài đứng đầu trong số 194 loài chó được nuôi nhiều nhất tại Mỹ. Trong bài viết này, Duypets sẽ giải đáp cho bạn biết vì sao chó Lab được yêu thích đến như vậy.

Giống chó có nguồn gốc từ đảo Newfoundland

Trước thế kỷ 15, Newfoundland là hòn đảo hoang sơ nơi các thổ dân da đỏ sinh sống. Labrador được ghi nhận là giống chó lai từ chó châu Âu với loài chó của thổ dân trên đảo Newfoundland.

Các ngư dân từ Châu Âu đến đây đã mang theo nhiều giống chó đa phần là các loài chó phổ biến ở Anh và Bồ Đào Nha. Trải qua quá trình lai tạo và chọn lọc tự nhiên với các giống chó trên đảo đã hình thành nên chó St. John’s Dog là tổ tiên của chó Lab.

Nói đến tổ tiên của chó Lab là chó St. John’s Dog có những đặc điểm như: bộ lông ngắn, không thấm nước, không bị đóng băng, lông có màu đen chấm thêm các vệt đốm trắng ở 2 má, trước ngực và 4 chân. Tổ tiên của chó Lab có sức khỏe tốt, khả năng chịu lạnh tốt và có thể bơi trong dòng nước biến lạnh buốt của Bắc Đại Tây Dương.

Tổ tiên của chó Lab giúp ích rất nhiều cho việc đánh bắt cá của ngư dân trên hòn đảo này. Đến khi người Châu Âu đến chiếm hữu hòn đảo, họ tìm kiếm và giết hết những người thổ dân Beothuks cùng giống chó tổ tiên của St. John’s Dog. Đầu những năm 1800, người Anh và người Scotland bắt đầu cho du nhập St. John’s Dog về nước.

Họ nhận ra loài chó này cực kỳ thích hợp trong việc đi săn trên bờ hay cả ở những vùng ngập nước. Chúng có khả năng tiên đoán và nhận định điểm rơi của con mồi (vịt trời hay các con thú bị bắn hạ) vô cùng chính xác. Chúng còn có tên gọi khác là “chó tha mồi” và thường xuyên được tham gia vào các cuộc đi săn.

Tại đây, người ta cũng gọi chó St. John’s là Labrador Retriever. Từ Labrador là tên vùng biển Canada nơi tổ tiên chúng được sinh ra. Ngoài ra, từ “Labrador” theo tiếng Bồ Đào Nha còn có nghĩa là “người lao động”.

Những trại chó Labrador đầu tiên

Vào thời đó, nhờ vào con trai của những vị bá tước ở Anh và Scotland đã lập nên các trại chó Labrador đầu tiên. Lúc đó chưa có ai quan tâm đến vấn đề chó thuần chủng hay không. Mục đích của họ là lai tạo ra những giống chó có tài săn bắt tốt nhất để phục vụ mục đích của mình.

Năm 1870, chính phủ tại Newfoundland được thành lập. Họ đề ra quy tắc mỗi hộ gia đình chỉ được nuôi 1 con chó nhằm bảo vệ đàn cừu trên đảo. Vì vậy mà chó chúng tôi ngày càng khan hiếm. Cũng theo đó vào năm 1895, chính phủ Anh Quốc ra luật hạn chế nhập khẩu chó nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan trong nước.

Kết quả tổng hợp từ những điều kiện trên đã hình thành loài Labrador tại Anh ngày nay được lai với nhiều giống như: Setter, Retriever hay Spaniels…Chúng đã không còn những đốm trắng ở mõm, chân và chỉ còn ở trên ngực. Chó Labrador thuần chủng ngày nay hầu như hiếm có con nào có đốm trắng trên mõm. Tuy nhiên, chó Labrador lai lại dễ có đặc điểm này.

Chó Labrador được công nhận

Năm 1903, Câu lạc bộ Kennel (Anh) đã hoàn toàn công nhận loài chó Labrador Dog. Năm 1917, AKC công nhận tiêu chuẩn của loài có này. Năm 1991, giống chó Labrador đứng đầu danh sách được yêu thích của AKC và tiếp tục là giống chó được yêu thích nhất tại Mỹ đến nay.

Chiều cao: 56 – 61 cm (đực), 53 – 58 cm (cái)

Cân nặng: 27 – 34 kg (đực), 25 – 32 kg (cái)

Trí thông minh: Đứng thứ 7 trong danh sách các loài chó thông minh nhất thế giới

Tuổi thọ: 10-12 năm

Tính khí: Thân thiện, năng động

Nhóm: Nhóm thể thao, ưa hoạt động

Đánh giá

Chó Labrador có thân hình không lớn cũng không nhỏ và rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn, vững chắc. Chúng sinh ra để làm chó săn với năng lực bơi lội đứng hàng “khủng”. Chúng có khả năng săn chim nước (vịt trời) cũng như di chuyển qua những địa điểm có địa hình hiểm trở như đồi núi. Ngoài ra, với tính cách thân thiện hòa đồng và trí thông minh nên loài chó này được yêu thích khá nhiều.

Được ví như vận động viên thể dục thể thao, chúng có 2 giống chính khác biệt nhau: Labrador Anh và Labrador Mỹ.

Labrador Anh: Thân đầy, vuông, ngực rộng.

Labrador Mỹ: Thân cao hơn, thon gọn.

Chúng có một bộ lông ngắn, thẳng, dày, không gợn. Đặc biệt khi bạn lấy tay vuốt vào lông nó sẽ cảm thấy hơi rít tay. Nhờ có lớp lông này mà chó Lab có khả năng chịu nhiệt và chống lạnh tốt. Lớp lông này ít thấm nước, ít bám đất, nếu có dính bùn thì khi khô sẽ tự bong ra.

Chó Labrador Retriever có nhiều màu lông như: đen (black labrador), nâu chocolate, hạt dẻ, vàng (golden labrador), trắng kem bánh mì,…Chó Lab thường sẽ có màu: đen, vàng, kem và chocolate. Có vài trường hợp chó Lab sẽ có lông màu bạc hay màu xám do đột biến gien.

Chó Labrador có đầu rộng, mũi dày và hàm sắc bén. Mõm của chúng khá rộng với cổ rất mạnh mẽ, cặp mắt màu hạt dẻ hoặc nâu đỏ toát lên đầy vẻ thông minh. Cấu trúc xương ở các chi rất chắc chắn, giữa các ngón chân có màng giúp chúng bơi lội dễ dàng.

Chúng có bốn chân cân đối với cơ thể. Giống với chó Akita, chó Lab cũng có 1 lớp màng dưới chân giúp chúng có thể bơi lội cực kỳ giỏi.

So sánh đuôi của chó Lab với cao ráy cá thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chúng có điểm giống nhau. Đuôi chúng thẳng, hơi bẹt, nhỏ gần về cuối, có lông phủ có tác dụng gần giống như một mái chèo bẻ lái khi bơi.

Khi mua chó tha mồi Labrador Mỹ tại Duypets, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được những em chó có đầy đủ đặc điểm ngoại hình đẹp như trên.

Chó Lab là giống chó thông minh, hiền lành, thân thiện, tình cảm và rất biết nghe lời. Labrador Anh có đặc tính điềm tĩnh hơn so với Labrador Mỹ.

Cấu trúc não của chó Lab sẽ giúp chúng hiểu được nhiều yêu cầu của chủ nhân. Chó Lab nằm trong danh sách 10 loài chó thông minh nhất thế giới. Bạn sẽ không cần tới quá 5 lần nhắc lại một mệnh lệnh để chúng hiểu và làm theo. Thậm chí ngay lần đầu tiên bạn ra lệnh thì chúng có 95% khả năng làm đúng theo được.

Lòai chó này cho cảm giác cực kỳ thân thiện. Chúng có thể chơi đùa, quấn quýt với trẻ nhỏ mà không gây nguy hiểm gì. Chó Lab sống hoà đồng và thân thiện với nhiều loài chó khác.

Nhờ khả năng bơi lội giỏi nên chó Lab thích chơi đùa và nghịch nước. Chó Lab có được nhiều năng lực mà tự nhiên ban cho chúng. Chúng có thể theo dõi, tìm kiếm đồ vật, làm chó giúp đỡ người tàn tật và cứu nạn.

Chó Lab có thể sống trong những căn hộ chật chội ở thành phố mặc dù điều đó sẽ làm chúng kém nhanh nhẹn. Loài chó này có thể chịu được môi trường cực lạnh thậm chí có thể di duyển trong gió tuyết – 30 độ C.

Chó Lab rất dễ nuôi và có thể ăn được cả thức ăn đóng hộp. Bạn cũng có thể cho chó Lap ăn thực phẩm tươi sau khi chế biến với mức độ phù hợp với độ tuổi của chúng.

Bạn nên cho chó Labrador con từ 1 – 2 tháng tuổi ăn 4 -5 bữa/ngày. Có thể cho chúng ăn cháo, cơm mềm với thịt băm hoặc thức ăn khô được ngâm mềm với nước sạch hoặc nước dùng.

Chó Lab từ 2 – 6 tháng tuổi ăn 3 bữa/ngày. Có thể cho chúng a8n thịt bò, gà, nạc heo, gan, tim, …đã được cắt nhỏ và nấu chín. Để cân bằng được chất dinh dưỡng, bạn có thể cho chúng ăn thêm trứng, rau, hoa quả, sữa ấm.

Chó trên 6 tháng tuổi ăn nhiều thức ăn giàu đạm, canxi, thịt, xương, …Mặc dù vậy, bạn không nên cho chúng ăn xương ống vì ăn nhiều xương dễ làm chúng chúng bị táo bón.

Labrador trưởng thành có thể ăn thịt nguyên khối, gặm xương cứng hơn để bổ sung canxi cho răng và xương cứng cáp.

Lưu ý khi cho Labrador ăn

Dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ có hại cho răng của chúng.

Các chất chứa nhiều tinh bột và chất béo như: cơm, mì ống, đậu, khoai tây, bánh nướng, mỡ, xúc xích…có thể gây hại cho tiêu hóa của chó Lab nếu cho chúng dùng với số lượng nhiều.

Đồ ăn hôi thiu hay cá tanh, đồ hun khói, đồ ngọt là những thực phẩm tuyệt đối không nên cho chó Lab ăn.

Nên cho chó Lab ăn theo chế độ cân bằng, ổn định để tránh cho chúng bị rối loại tiêu hoá.

Bạn hãy chó chó Lab ăn theo giờ và dùng 1 cái bát cân được định lượng thức ăn cho nó.

Làm sạch bát sau mỗi bữa ăn của chúng.

Hãy đảm bảo cho chúng đủ nguồn nước sạch để uống và nên thay nước 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.

Chẳng có gì khó trong việc chăm sóc bộ lông của Labrador. Lông chúng không bám bẩn, ít bám bụi và đặc biệt là không bị hôi. Bạn chỉ cần chải lông 1 tuần/lần để loại bỏ lông rụng cho chúng. Chỉ cần cho chó Lab tắm 1 tuần/lần kết hợp kiểm tra tai, mắt và chân cho chúng.

Hãy giúp chúng chà răng hằng ngày để tốt cho răng miệng và tỉa móng giúp chúng nếu thấy móng mọc dài.

Chó Lab cần vận động 1-2 lần/ngày để tiêu hóa lượng năng lượng tràn trề trong người chúng. Nếu không được tung tăng hoạt động thì chúng sẽ dễ bực bội và có khi sẽ đi quậy phá xung quanh. Chúng cực kỳ thích đi bơi và chơi ném bắt bóng.

Bạn cũng có thể giúp chúng đốt cháy năng lượng bằng cách cùng chúng chạy hoặc khám phá những địa hình mới lạ, tham gia các môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn, vâng lời, khả năng quan sát, bơi lặn.

Chó Labrador là loài không khó để có thể training. Chó con từ 7 tuần – 4 tháng tuổi đã có thể bắt đầu training và xã hội hóa cho nó.

Bạn nên tránh việc dùng roi đánh đòn chúng trong khi training. Bạn cũng không nên dùng dây xích khi training cúng vì Labrador có cái cổ rất khỏe. Chúng có thể nhảy cuỗm lên làm bạn không giữ được chúng hoặc làm có thể làm đứt xích.

Phương pháp huấn luyện thoải mái, vui vẻ là cách dễ dàng nhất khiến chúng có thể vâng lời và thực hiện nhiều mệnh lệnh của chủ. Hầu như bất kỳ chú chó Lab nào cũng thực hiện được việc xoay vòng, nhặt bóng, bắt tay,…

Sau khi được training, chó Lab có thể tham gia vào nhiều hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, phát hiện ma túy, bom, làm chó trợ giúp và hỗ trợ nhiều công việc khác.

Chó Labrador có sức đề kháng rất tốt, chúng hiếm khi mắc phải những bệnh nghiêm trọng. Một vài bệnh mà loài chó này có thể gặp phải như là: giãn khuỷu chân và hông, rối loạn tim, bệnh cơ di truyền (như yếu cơ). Ngoài ra, chúng có thể gặp phải các bệnh về mắt như: teo võng mạc tiến triển.

Chó Labrador con có thể bị rối loạn di truyền. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên kiểm tra kỹ ADN của chó bố mẹ. Chúng có thể bị sình bụng do ăn quá nhiều, vượt qua liều lượng cân bằng của chúng. Đừng mua chó labrador giá rẻ

Ngoài các việc như giúp ngư dân bắt cá hay săn vịt trời, chó Lab ngày nay còn dùng làm những chú cảnh khuyển ưu tú, chó cứu hộ dũng cảm.

Loài chó hiền lành này được chọn làm bạn gắn bó trong thời gian dài những vị vua, công chúa, tổng thống đến đạo diễn, ca sĩ, diễn viên,…

Điển hình như: vua Thuỵ ĐIển Gustav, tổng thống Estonia Arnold Ruutel, công chúa Caroline của Monaco, đạo diễn người Ý Federico Fellini, những ca sĩ: Demis Roussos, Dieter Bohlen, nhà thiết kế thời trang Giorgio Armani; các diễn viên điện ảnh như: Antonio Banderas, Drew Barrymore, Vanessa Paradis, Kevin Costner hay Ted Turner, …

Loài chó này cũng là bạn đồng hành của nhiều chính khách nổi tiếng thế giới như: Bill Clinton, Nicolae Ceausescu hay Francois Mitterrand, … Chó Labrador cũng là thành viên không thể thiếu trong gia đình hoàng gia Anh trong nhiều thập kỷ.

Chó Labrador cũng tạo được cảm tình với không ít nhà lãnh đạo cao cấp hàng đầu tại Nga như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitry Medvedev hay Sergei Shoigu và nhiều quan chức cấp dưới của họ.

Chỉ những người thực sự không ưa thích loài chó thì mới không có cảm tình với chó Lab. Không chỉ tại Mỹ, giống chó này đang đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Chó Labrador khoẻ mạnh, thích nghi khá tốt với môi trường nước ta.

Là một giống chó ngoại ít người nuôi trước đó, ngày nay đa số chó Labrador được nuôi dưỡng trong nước và đem ra chào bán. Nhờ thế mà giá của chúng không mắc quá nhiều. Chó Labrador con khoảng 2 tháng tuổi ở Việt Nam có thể có giá khoảng 4 – 6 triệu.

Hiện nay, Duypets đang sở hữu đàn chó Labrador từ 2-5 tháng tuổi, cực kỳ thông minh, lanh lợi. Chúng ngoan ngoãn, biết nghe lời chủ nhân và rất nhanh lớn. Đừng lo lắng khi bạn không có kinh nghiệm trong việc chọn mua chó. Những chính sách, điều khoản mua bán chó Labrador của Duypets đảm bảo bạn sẽ chọn được một em chó đẹp nhất, hợp với mình nhất!

Được xem như một người bạn, một thành viên thực thụ trong gia đình, chó Lab đã vượt qua các loài thú cưng khác để gây được thiện cảm tốt nhất với con người bằng sự thân thiện, hoà đồng và trí thông minh. Nếu đang tìm một chú chó kích cỡ trung bình để nuôi trong nhà, tại sao bạn không chọn Labrador nhỉ?

Nguồn: https://duypets.com/cho-labrador/

chó labrador có biết trông nhà không chó labrador có hôi không chó labrador ăn gì Chó Labrador nặng bao nhiêu kg

Chó Poodle Màu Xám Khói, Đen, Vàng Mơ, Nâu Đỏ, Socola, Kem, Trắng, Bò Sữa

Chắc hẳn bạn cũng biết rằng mỗi giống chó đều có một loại màu lông đặc trưng cùng kiểu dáng và kích thước cơ thể khác nhau. Khi nhắc đến Poodle người ta thường nghĩ ngay đến trí thông minh siêu việt và vẻ ngoài đáng yêu đến “tan chảy” của Poodle.

Chó poodle có tất cả bao nhiêu dòng ?

Mọi người chắc chắn đều đã nghe qua dòng chó poodle nổi tiếng thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng liệu bạn thật sự biết rõ giống chó này có bao nhiêu loại hay không? Như trên thị trường hiện nay, bạn có thể thấy qua nhiều giống chó poodle với đủ các kích cỡ cùng những cách gọi phổ biến như standard poodle, toy poodle, tiny poodle hay thậm chí là teacup poodle. Tuy nhiên, sự thật về dòng chó này là chúng chỉ có 3 dòng thuần chủng: standard poodle, miniature poodle và toy poodle cùng 2 dòng lai tạo nhân giống bằng phương pháp khoa học là tiny poodle và teacup poodle.

Trong số những loại kể trên thì standard poodle là đứng đầu bảng về ngoại hình to lớn. Tương tự với một số giống chó to lớn khác, size đạt mức của standard poodle có thể cao đến 50 cm và nặng gần bằng một người 14, 15 tuổi, khoảng 40kg. Mặc dù to lớn là thế nhưng những chú poodle standard không được bán phổ biến ở Việt Nam. Bởi đại đa số người yêu thú cảnh đều không thích cún cưng của mình quá to lớn. Họ cho rằng chó mà càng lớn thì càng không dễ thương.

Poodle Standard

Vì thế để kiếm cho được một standard poodle thì không hề dễ dàng. Tuy nói như vậy nhưng vẫn có vài người yêu thích loại chó này. Với kích thước to lớn đó, họ có thể ôm chúng thay cho ôm gấu bông. Và để thuận tiện cho việc nuôi standard, nhà của bạn cần phải có diện tích rộng rãi.

Gần giống với standard, miniature poodle cũng có ngoại hình to lớn. Chỉ khác ở chỗ là size của miniature nhỏ hơn standard. Ở một miniature poodle trưởng thành, trọng lượng cơ thể của chúng vào khoảng 9kg và đạt mức chiều cao tối đa là 25 đến 35 cm. Cũng bởi vẻ ngoài to lớn mà miniature cũng chịu chung số phận với standard là người yêu thích chúng rất ít. Do đó, miniature poodle không có mặt nhiều ở Việt Nam.

Không như miniature và standard, toy poodle là một giống chó rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Với size vô cùng hợp mắt, vừa chuẩn như những món đồ chơi, toy poodle được rất nhiều người yêu thú để mắt đến. Vì vậy, cơ hội để sở hữu một em toy poodle là rất dễ vì chúng được bán ở hầu hết các tiệm thú cưng. Một chú chó toy poodle có thể cao tầm 30 cho đến 40cm và trọng lượng cơ thể đạt mức 4 hoặc 6kg khi đã lớn lên.

Khác với 3 loại trên, tiny poodle là một sản phẩm lai giống nhân tạo của các nhà khoa học. Mục đích là tạo ra những giống loài poodle cỡ nhỏ với vẻ ngoài đáng yêu. Nếu bạn không thích những chú poodle cao lớn thì tiny poodle sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Chúng sẽ không chiếm quá nhiều diện tích trong nhà, không ăn quá nhiều và trông rất rất dễ thương. Khi đã lớn, poodle tiny có thể cao đến 20 hoặc 25 cm với trọng lượng chỉ từ 2 đến 3,5kg.

Teacup poodle là một giống chó đặc biệt. Tuy cũng là sản phẩm nhân giống nhân tạo nhưng chúng chỉ là những sản phẩm lỗi và không được công nhận về kích cỡ trong dòng chó poodle. Việc bị lỗi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đã biến kích cỡ từ bình thường của poodle trở nên nhỏ xíu (có kích cỡ vừa một cái tách trà). Không chỉ có vẻ ngoài nhỏ nhắn, teacup poodle còn dễ mắc phải nhiều bệnh do cơ thể ốm yếu, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa kém. Cũng vì thế mà tuổi thọ của những poodle teacup thường không dài, chỉ từ 3 đến 5 năm.

Thêm nữa, công đoạn để chăm sóc những em cún poodle teacup cũng vất vả hơn so với các loại chó khác. Dù có trưởng thành thì teacup poodle cũng chỉ cao được gần 15cm và nặng không quá 2kg. Tuy vậy, teacup poodle vẫn được nhiều người yêu thích vì ngoại hình cực cute của mình.

Màu lông chó poodle có bao nhiêu loại?

Điểm đặc biệt chỉ có ở poodle mà những dòng chó khác không thể có chính là sự đa dạng trong màu sắc lông của chúng. Ở giống chó này, bạn có thể tìm thấy 7 màu sắc khác nhau từ màu đen, màu trắng, nâu đỏ, xám cho đến bò sữa, màu kem hay socola.

Trong các màu sắc thì màu đen là màu chúng ta có thể bắt gặp được nhiều nhất ở giống chó poodle. Không chỉ có một bộ lông đen tuyền poodle còn có được đôi mắt cùng chiếc mũi nhỏ màu đen. Tất cả hợp lại tạo nên nét sang trọng, lịch lãm của những quý ông, quý bà. Cũng nhờ dáng vẻ sang chảnh, độc đáo này, các chú poodle lông đen được rất nhiều người yêu thích và chọn mua. Thêm vào đó, lớp lông màu đen còn góp phần làm tăng thêm nét óng ả, mượt mà, vô cùng dễ thương của các chú cún.

Nếu như poodle màu đen được bao phủ bởi những lớp lớp đen tuyền đầy mê hoặc thì chó poodle trắng lại sở hữu một bộ lông trắng muốt như tuyết cho toàn bộ cơ thể. Khi bạn nhìn vào những chú cún poodle đen, bạn sẽ thấy được phong cách sang chảnh, đầy quý phái qua bộ lông màu đen ấy. Nhưng với những chú poodle lông trắng, bạn lại có được các cảm giác khác từ trong sáng, thanh lịch cho đến nét đáng yêu, ngộ nghĩnh.

Chắc chắn rằng bạn sẽ không thể rời mắt khỏi vẻ đẹp có từ bộ lông trắng thanh khiết này. Mặc dù có vẻ đẹp mê người như vậy nhưng để chăm sóc được các poodle trắng sao cho lông của chúng không bị dơ hay dính bẩn thì bạn cần phải chú ý đến nhiều hơn so với những loại chó khác. Đặc biệt, giống chó có lông trắng cùng da màu bạc sẽ được nhiều người yêu thích hơn.

Bên cạnh màu lông đen và trắng, chó poodle còn có bộ lông màu nâu đỏ. Màu sắc này cũng là một loại màu phổ biến mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở các cửa hàng thú cưng. Đứng từ xa, bạn sẽ thấy màu sắc chủ đạo của cún poodle này là màu nâu đầy nổi bật. Chỉ đến khi lại gần bạn mới có thể nhận ra chút sắc đỏ lẫn trong màu nâu nền này.

Bên cạnh đó, khi những chú poodle màu nâu đỏ này lớn lên, bạn sẽ không còn nhìn thấy màu nâu đỏ này nữa mà thay vào đó sẽ là màu nâu sáng hay vàng kem. Không chỉ có màu sắc xinh đẹp, poodle nâu đỏ còn có khả năng tàng hình. Nếu bạn để poodle toy, poodle tiny hay poodle teacup chung với những chú gấu bông màu nâu đỏ, e rằng sẽ rất khó phát hiện ra, nhất là khi chúng ngồi im.

Những chú chó có màu lông xám thường không dễ tìm và có thể nói là giống chó hiếm. Nhiều người yêu chó thường cố gắng truy lùng giống chó này để mang về nuôi. Có thể bạn chưa biết, màu lông gốc của chúng là màu đen tuyền chứ không phải màu xám mới lạ này. Đây là kết quả của một chút sai sót trong quá trình phối giống giữa con bố và con mẹ. Tuy nhiên, sự ngẫu nhiên này lại tạo nên một làn sóng tìm kiếm chó poodle màu xám.

Với vẻ ngoài cuốn hút khác hẳn với nét sang trọng, quý phái của họ hàng, những chú cún có màu lông xám này ngày càng thu hút được nhiều người hơn. Ngoài màu xám này thì còn xuất hiện một số poodle có màu xám xanh hay xám khói. Cả 3 màu này đều thuộc hàng hiếm và có giá thành cao. Để có được một poodle như thế, bạn cần phải chi ra 23 đến 25 triệu.

Màu lông bò sữa của các poodle không phải tự nhiên mà có mà là sự phối giống giữa chó poodle đen với poodle trắng. Nhờ đó, mà poodle có được một màu lông đẹp mắt như những chú bò sữa. Bạn là một người yêu cả màu đen lẫn màu trắng và gặp khó khăn trong việc chọn lựa poodle để nuôi thì poodle với bộ lông bò sữa sẽ giúp bạn thỏa mãn cả hai điều kiện này.

Các chú cún poodle khoác lên bộ lông màu kem mang tới một nét đẹp trang nhã nhưng cũng không kém phần năng động, vui tươi. Vì thế mà màu sắc này trở thành màu mà giới trẻ hiện nay đặc biệt yêu thích. Hơn nữa, với màu kem này, việc lên đồ cho cún yêu cũng đơn giản và phong phú hơn. Những màu sắc sặc sỡ của quần áo như vàng, cam, đỏ… sẽ giúp cho poodle trở nên thu hút và nổi trội ngay giữa đám đông.

Nếu như người nước ngoài thích các chú cún poodle màu trắng hoặc đen tuyền thì người Việt Nam lại thích dòng chó với bộ lông màu socola. Lý do cho sự ưa chuộng này là vì màu socola giúp cho poodle đỡ bị bẩn trong khi đùa nghịch hơn. Thêm nữa, những người bận rộn, không có nhiều thời gian thì sẽ khó lòng chăm chút bộ lông trắng một cách cẩn thận. Vì vậy, màu socola này sẽ phù hợp hơn cả. Nếu bạn thích màu tối cho chú cún con của mình nhưng vẫn giữ được chút màu sáng thì các bé poodle màu socola là dành cho bạn.

Màu lông nào của chó poodle là đẹp nhất?

Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi muốn so sánh các chú cún poodle với màu lông nào là đẹp nhất. Tuy nhiên, sự yêu thích màu sắc cùng cảm nhận đẹp xấu ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Ngay cả bản thân chúng ta khi lựa chọn trang phục cũng có nét thẩm mỹ riêng thì đến khi nhìn vào những chú cún poodle thì chẳng ai có thể có ý kiến giống nhau được.

Có thể bạn thấy chú cún này đẹp, chú cún kia xấu nhưng người khác lại nghĩ ngược lại với bạn. Nhưng khi xét về tỷ lệ ưa chuộng các giống chó có trên thị trường Việt Nam thì poodle màu đen, socola và nâu đỏ chiếm phần trăm cao nhất.

Giống chó poodle với màu lông thế nào là mắc nhất hiện nay?

Nếu muốn nói đến loại cún poodle mắc nhất và hiếm nhất thì phải kể đến những poodle màu xám khói, xám xanh và bò sữa. Vì không dễ để tìm ra được một chú như này nên giá của mỗi con lại càng được đẩy lên cao hơn.

Dù rằng việc sở hữu một chú poodle với những màu lông trên nằm trong khả năng chi trả của bạn thì cũng chưa thể khẳng định bạn có thể mang về để nuôi vì tính hiếm lạ của chúng. Nhưng nếu trong nhà bạn đang có một chú cún poodle màu xám khói đáng yêu thì bạn quả là người may mắn đấy.

Nguồn:

Nguồn tham khảo

https://sieupet. com/mau-long-cho-poodle/

http://thucanhviet. com/cho-poodle-co-may-loai.html

https://thehappypuppysite. com/poodle-colors/

chó poodle màu vàng mơ. chó poodle màu xám xanh chó poodle màu socola poodle màu nào đắt nhất

Da Vàng (Bệnh Vàng Da) Ở Chó

Bệnh vàng da ở chó

Thuật ngữ bệnh vàng da (icterus hoặc jaundice) mô tả tình trạng niêm mạc của nướu, lỗ mũi, bộ phận sinh dục và các vùng khác chuyển sang màu vàng do nồng độ bilirubin cao, một sắc tố mật bình thường được hình thành do sự phân hủy hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu (RBC).

Nếu có sự gia tăng tỷ lệ RBC, như ở một số bệnh, thì nồng độ bilirubin sẽ cao bất thường. Nồng độ bilirubin cao như vậy sẽ không thể được bài tiết ở mức bình thường, và do đó tích tụ trong các mô. Nồng độ bilirubin cũng có thể gia tăng trong các trường hợp sự bài tiết bilirubin bình thường bị cản trở do một số bệnh (ví dụ: ứ mật), trong đó mật không thể chảy từ gan đến tá tràng (phần đầu của ruột) do tắc nghẽn cơ học hoặc khối u tân sinh.

Nồng độ bilirubin tăng cao sẽ rất nguy hiểm và có thể làm đổi màu da (tức là vàng da), tổn thương gan và thận, và cũng có thể ảnh hưởng đến mô não. Tất cả các giống chó đều có thể bị bệnh.

Triệu chứng và phân loại

Nôn mửa

Tiêu chảy

Lờ phờ

Sốt

Đau bụng

Không muốn ăn (chán ăn)

Xanh xao

Da đổi màu vàng

Đổi màu nước tiểu và phân (màu cam)

Tăng tần suất đi tiểu (chứng đái nhiều) và lượng nước tiểu

Khát liên tục(chứng khát nhiều) và uống nhiều nước

Rối loạn tâm thần trong các trường hợp nặng

Sụt cân

Chảy máu (đặc biệt là ở những con chó bị bệnh gan giai đoạn tiến triển)

Nguyên nhân

Bệnh, độc tố, thuốc dẫn đến tăng phá hủy RBC

Truyền máu không tương thích

Nhiễm trùng toàn thân làm giảm khả năng xử lý bilirubin ở gan

Tích tụ một lượng lớn máu bên trong khoang cơ thể

Viêm gan (hepatitis)

Khối u

Chai gan

Tổn thương lớn ở mô gan (ví dụ, do độc tố)

Tắc nghẽn trong việc bài tiết bilirubin do viêm tuyến tụy, sự hiện diện của khối u, sỏi, hoặc ký sinh trùng.

Chẩn đoán

Có nhiều xét nghiệm cụ thể hơn để chẩn đoán thêm, bao gồm các nguyên nhân cơ bản. Các xét nghiệm tia X sẽ giúp xác định cấu trúc và kích thước của gan, cơ quan trung tâm trong bệnh này. Các xét nghiệm X quang này thường phát hiện tình trạng gan to, cho thấy sự hiện diện của một khối hoặc khối u, sự phì đại của lá lách trong một số trường hợp, và các vật lạ. Chụp X quang ngực có thể cho thấy tình trạng di căn nếu khối u là nguyên nhân. Siêu âm cũng sẽ được thực hiện, để bác sĩ thú y có thể đánh giá chi tiết cấu trúc gan, giúp phân biệt bệnh gan với tình trạng tắc nghẽn đường mật, cũng như phân biệt khối u với tắc nghẽn cơ học.

Ngoài ra, bác sĩ thú y có thể quyết định lấy mẫu mô gan với sự hỗ trợ của siêu âm để đánh giá chi tiết hơn. Các mẫu mô gan có thể được lấy bằng kim hoặc trong khi phẫu thuật, có thể tiến hành để chẩn đoán xác nhận và điều trị.

Điều trị

Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mang tính cá nhân cao. Chó ở trong tình trạng bệnh nặng hoặc giai đoạn bệnh tiến triển có thể cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị tích cực ban đầu. Chế độ cân bằng dinh dưỡng được đưa ra theo yêu cầu năng lượng hàng ngày và tình trạng bệnh. Cũng cần bổ sung vitamin cho chó bệnh. Một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật, như những trường hợp tắc nghẽn đường mật, và có thể cần phải truyền máu nếu bị thiếu máu nghiêm trọng.

Chăm sóc

Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mang tính cá nhân cao. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý, cho uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi hoàn toàn và theo dõi thường xuyên sẽ giúp chó của bạn trong suốt quá trình chữa bệnh.

Không cho chó sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý rõ ràng của bác sĩ thú y, đặc biệt là thuốc giảm đau, được cho là độc hại đối với gan trong tình trạng này. Vì gan là cơ quan trung tâm của quá trình trao đổi chất, nên có thể xảy ra ngộ độc trong các trường hợp suy gan.

Chó bị suy gan cần được chăm sóc ở nhà cực kỳ cẩn thận do sự bất ổn vốn có của tình trạng này. Những con vật này có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào. Nếu bạn thấy thú cưng bị chảy máu, hãy lập tức gọi bác sĩ thú y để được giúp đỡ. Ngoài ra, thông báo cho bác sĩ thú y nếu thấy phân hoặc nước tiểu của chó đổi màu.