Chó Rottweiler Con Bị Tiêu Chảy / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Rottweiler Con Bị Tiêu Chảy, Phải Làm Gì?

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành kinh doanh thú cưng tại Tùng Lộc Pet, tôi thường xuyên bắt gặp những gia đình mới đón về nhà một chú chó Rott nhỏ, yêu quý và chiều chuộng chúng hết mực, họ không thể từ chối ánh mắt hau háu của bé cún con khi cúng vét sạch bát thức ăn và đòi những người chủ mới phải cho chúng thêm một khẩu phần ăn nữa. Nhiều người chia sẻ với tôi rằng, niềm hạnh phúc của họ là chứng kiến chú chó nhỏ ăn hết khẩu phần, thật nhanh, trong một bát ăn thật sạch… (ở Việt Nam thường thức ăn của chó Rott con là cơm hoặc hạt cám viên nhỏ)

Dĩ nhiên, hấp thụ lượng thức ăn lớn như vậy gần như chắc chắn sẽ làm cho chú chó Rottweiler con bị tiêu chảy ngày buổi sau đó… đây có thể là nguyên nhân ít đau đầu nhất so với những nguyên nhân mà tôi sẽ liệt kê ở bên dưới, cách khắc phục trong trường hợp này rất đơn giản, bạn chỉ cần lần lượt làm theo các thao tác bên dưới:

Để chó Rottweiler con đào thải hết lượng thức ăn không kịp hấp thụ ra ngoài qua các lần đi ngoài.

Giãn cách một khoảng thời gian dài cho đến bữa ăn tiếp theo (một số trường hợp có thể cho nhịn ăn ở bữa kế tiếp)

Điều chỉnh giảm thật ít trong khẩu phần ăn của bữa ăn kế tiếp, lượng thức ăn chi vừa đủ để chó không cảm thấy quá đói.

Trong trường hợp này không nhất thiết phải sử dụng thuốc, nhưng các bạn nên chuẩn bị một số loại thuốc kháng sinh đường ruột của người như Bisepton hoặc Clorocid… và thêm một vài hộp Men tiêu hóa để tăng cường khả năng hấp thụ.

2. Chó Rottweiler con bị tiêu chảy do không hợp thức ăn:

Chó Rottweiler con bị tiêu chảy do không hợp thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, hệ tiêu hóa của chó con nói chung thường khá nhạy cảm và khi đột ngột thay đổi khẩu phần ăn so với những món ăn đã quen thuộc, chúng thường có xu hướng không hấp thụ được ngay các chất dinh dưỡng trong món mới.

Khi một chú chó Rott nhỏ được đem về nhà mới, không phải gia đình nào cũng có thể áp dụng chế độ ăn giống hệt như ở trại chó trước đó. Các thức ăn mới như cá, trứng, gan, phổi… đều có hàm lượng đạm cao, và chó con thường có xu hướng hấp dẫn bởi những thức ăn được chế biến từ những nguyên liệu nói trên. Nếu chú chó Rottweiler của bạn có một hệ tiêu hóa bẩm sinh tốt, sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra, nhưng đa phần là chúng sẽ gây tiêu chảy nhẹ và khiến người nuôi khá bối rối.

Không cần phải quá lo lắng, bởi đây là một điều rất bình thường khi nuôi chó, đặc biệt là chó nhỏ, giải pháp khắc phục thường cũng khá đơn giản, người nuôi chỉ cần điều chỉnh lại thành phần thức ăn cụ thể:

Hạn chế các thức ăn được chế biến từ Cá, Gan, Phổi, nội tạng động vật, thịt mỡ… đây có thể là những nguyên liệu dễ tìm, có giá cả hợp lý, song chúng chưa thích hợp cho hệ tiêu hóa của chó con ở giai đoạn này.

Điều chỉnh lại khẩu phần ăn, lựa chọn phần thịt nạc của gà, lợn (heo)… ruốc (chà bông) để trộn với cơm trong bữa ăn kế tiếp trong trường hợp cho ăn cơm, hoặc sử dụng thức ăn hạt bán sẵn các loại dành cho cún con.

Bổ sung men tiêu hóa để giúp chó con thích nghi với hàm lượng thức ăn mới, tăng khả năng hấp thụ.

Nếu bạn chưa nuôi chó và bạn đang nghiên cứu trước những vấn đề này trước khi lựa chọn mua một chú chó con tại chúng tôi thì rất may là hoàn toàn có thể tránh được vấn đề này. Hãy lưu ý để phòng ngừa việc chó Rottweiler con bị tiêu chảy: việc thay đổi thành phần thức ăn phải được diễn ra một cách dần dần trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần đầu kể từ khi đưa cún về nhà mới.

3. Chó Rottweiler con bị tiêu chảy do rối loạn hệ tiêu hóa:

Chó Rottweiler con bị tiêu chảy do rối loạn hệ tiêu hóa là một trường hơp phức tạp hơn và có thể bắt nguồn từ một trong hai nguyên nhân kể trên hoặc do nhiễm vi khuẩn trong quá trình sinh sống ở môi trường không bảo đảm. Các triệu chứng thường gặp có thể là tiêu chảy, phân xấu (mặc dù chó vẫn háu ăn), tiêu chảy nhiều lần trong ngày hoặc nôn ra thức ăn… trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của chó Rottweiler vẫn còn nhạy cảm, việc đi ngoài liên tục dẫn đến hệ tiêu hóa của chó con mất đi trạng thái ổn định, nhiều chủ nuôi chưa có kinh nghiệm thường bỏ qua những dấu hiệu đi ngoài dẫn đến chó con bị tiêu chảy nặng hơn và phải can thiệp bằng thuốc hoặc bác sỹ thú y trong nhiều ngày.

Nếu chú chó của bạn có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, chó con vẫn háu ăn, nghịch và thần thái tươi tỉnh, thì vấn đề vẫn có thể điều trị tại nhà theo một vài hướng dẫn bên dưới:

Việc đầu tiên cần làm là cho chú chó nhỏ nhịn ăn trong tối thiểu 24 giờ để các bộ phận bị tổn thương trong chuỗi tiêu hóa có thời gian để ổn định, nếu chó đòi ăn, hãy cứ mặc kệ chúng, bạn có thể bổ sung năng lượng cho chúng bằng cách cho uống nước có pha Oresol hoặc nước đường Gluco, việc cho nhịn là điều bắt buộc để tránh cho chúng bị tổn thương nặng hơn.

Sự dụng thuốc kháng sinh đường ruột Clocorid hoặc Bisepton ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên để giúp chú chó nhỏ chống lại vi khoản đang tấn công những vùng bị tổn thương ở bên trong hệ tiêu hóa. Các loại thuốc này có thể mua ở hiệu thuốc tây của người. Việc sử dụng thuốc này thường kéo dài từ 3-5 ngày liên tục.

Nếu bạn có khả năng sử dụng kim tiêm và có thể mua một số loại thuốc thú y chuyên dụng, thì tôi khuyến cáo bạn nên ưu tiên phương án tiêm để việc điều trị được diễn ra tích cực hơn. Chúng tôi thường sử dụng các loại thuốc Thú y điều trị các bệnh tiêu chảy của chó/mèo như BIO DOC, tiêm vào bắp trong thời gian từ 3-5 ngày kèm theo thuốc bổ Catosan liều lượng 1ml.

4. Chó Rott bị tiêu chảy do bị có có dị vật gây tổn thương hệ tiêu hóa:

Đây là trường hợp chó con nuốt phải dị vật do đùa nghịch hoặc lẫn trong khẩu phần ăn, vật cứng nằm trong bao tử hoặc đường ruột dẫn đến tổn thương các niêm mạc bên trong, có thể dẫn đến đi ngoài, sốt hoặc nôn.

Nếu vật cứng này có kích thước không quá lớn (mẩu xương nhỏ, hoặc các mảu nhựa vụn), và sức đề kháng của chó con tốt, chúng có thể đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa một vài ngày sau đó, việc điều trị các tổn thương có thể áp dụng theo phương pháp tôi đã nêu ra ở mục 3.

Chó con cũng có thể ăn phải các mẩu cây nhỏ, hoặc lá cây có cứng như một bé chó Labrador Retriever chúng tôi mới bán gần đây vào TP HCM, bạn cún nhỏ hoàn toàn không bỏ ăn, không nôn nhưng tiêu chảy thường xuyên và có dấu hiệu của máu trong chất thải, khách hàng của tôi rất lo lắng sau nhiều ngày điều trị bằng thuốc không hiệu quả buộc phải mang bé ra phòng khám thú y để tiêm những loại kháng sinh tích cực hơn và chờ cho mẩu cành cây tự phân hủy. Thời gian điều trị của trường hợp như thế này nếu xử lý kịp thời thường rơi vào khoảng từ 5-7 ngày.

Không may, trong một số trường hợp, vật cứng lớn hơn và có thể là kim loại, chó con không có khách nào đào thải ra khỏi cơ thể. Trong quá khứ, tôi đã từng phải đưa một chú chó Golden tinh nghịch đi chụp X-ray sau khi bạn cún có biểu hiện sốt, nôn, tiêu chảy… trước đó vài ngày bạn Golden Retriever này đã nôn ra khá nhiều vải kèm những mẩu mắc áo, là dấu tích của một trận cắn phá đồ đạc gia đình. Kết quả chụp chiếu cho thấy có một mẩu kim loại nằm trong bao tử của bạn cún và bác sỹ buộc phải phẫu thuật.

Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trong trường hợp này là hãy thật sát sao với chú chó của bạn, theo dõi mọi dấu hiệu, nghĩ đến những khả năng có thể xảy ra và liên hệ với phòng khám thú y nơi gần nhất. Một số trường hợp để cún bị tổn thương quá lâu dẫn đến những hậu quả đáng tiếc mà lẽ ra chúng ta đã có thể xử lý tốt hơn.

5. Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng:

6. Chó con bị mắc bệnh truyền nhiễm:

Đây là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc nhất của tất cả mọi người yêu chó, nếu chú chó Rottweiler con có dấu hiệu tiêu chảy, thần thái mệt mỏi, mắt có rỉ ghèn, có dấu hiệu nôn ra thức ăn hoặc nôn khan, thì thực là bé cún của bạn có nguy cơ đã mắc phải những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra như: Parvo, Carre, Lepto hoặc Coronavirus… Đây là những bệnh nguy hiểm có khả năng gây ra tử vong cho chó con lên đến 90%.

Nếu chú chó Rott của bạn không may mắc phải những bệnh này, hãy khẩn trương cách ly bé với những bé chó còn lại (nếu gia đình bạn nuôi nhiều hơn một bé cún), khẩn trương đưa bé đến cơ sở thú y gần nhất để tiến hành xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sỹ thú y. Đừng quên tẩy trùng khu vực sinh sống của bé và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến.

Chó Con Bị Tiêu Chảy: Cách Nhận Biết Bệnh

Tiêu chảy ở chó con có thể là biểu hiện của bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hoặc cũng có khi là rối loạn tiêu hóa thông thường. Làm cách nào để nhận biết? Có thể làm gì để ngăn ngừa?

Biểu hiện khi chó bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là khi chó con đi ngoài liên tục, phân lỏng hơn bình thường. Phân có màu sắc bất thường, có lẫn máu. Phân có mùi hôi tanh khó chịu.

Làm thế nào để xác định nguyên nhân chó con bị tiêu chảy?

Có những trường hợp, tiêu chảy là do cún bị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, cún bị tiêu chảy do mắc phải bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm nếu không chữa kịp thời.

Tiêu chảy do thay đổi thức ăn

Điều này thường xảy ra khi chuyển sang một loại thức ăn mới một cách đột ngột, do chưa kịp thích nghi nên cún bị tiêu chảy. Trường hợp này không quá lo ngại, khi dần quen với thức ăn, cún sẽ bình thường trở lại.

Để tránh tình trạng này, khi muốn chuyển đổi sang thức ăn mới, bạn nên từ từ mix thức ăn mới với cũ, loại thức ăn cũ giảm dần cho đến khi thay đổi hoàn toàn.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Đường ruột của chó con còn yếu nên thỉnh thoảng sẽ gặp phải. Khi thấy cún đi phân lỏng hơn bình thường, bạn cần theo dõi 1-2 ngày. Hạn chế cho cún ăn để giảm bớt tần suất đi ngoài, chỉ cho các bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa với 1 lượng ít, kết hợp với đó là bổ sung men tiêu hóa. Tiếp tục quan sát. Nếu sau 1-2 ngày mà không giảm thì cần đưa đi bác sĩ thú y ngay.

Rối loạn tiêu hóa

Môi trường sống bị thay đổi khiến cún stress, nơi ở không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bẩn, ôi thiu cũng có thể là nguyên nhân.

Cún tiêu chảy do thức ăn và môi trường sống

Nhiễm vi rút Care, Parvo là nguyên nhân nghiêm trọng nhất. Cún bị tiêu chảy nặng, phân lẫn máu. Có thể kèm theo một số biểu hiện khác như ủ rủ, mệt mỏi, nôn, sốt,…

Do bị nhiễm vi rút gây bệnh truyền nhiễm Cách phòng ngừa tiêu chảy cho chó con

Đảm bảo vệ sinh nơi ở, luôn lau dọn sạch sẽ khu vực vệ sinh, chén bát ăn uống. Hệ tiêu hóa của cún còn yếu, bạn không nên cho cún ăn đồ sống vì chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh có hại cho sức khỏe của các bé.

Giữ vệ sinh nơi ở, ăn chín, uống sạch

Trường hợp cún rối loạn tiêu hóa, bạn có thể thêm men tiêu hóa vào thức ăn để giảm triệu chứng tiêu chảy.

Bổ sung men tiêu hóa

Hạt mềm hữu cơ Origi-7 sử dụng thịt thật nên dễ tiêu hóa, đặc biệt là có sự kết hợp của nghệ, mật ong, dừa và các lợi khuẩn giúp cho đường ruột của cún khỏe mạnh.

Hạt mềm hữu cơ

Mèo Bị Tiêu Chảy Và Nôn

Mèo bị tiêu chảy và nôn là biểu hiện thường thấy ở mèo tuy nhiên khi chúng có những dấu hiệu phân kèm máu, nhầy và tanh thì cần phải đặc biệt chú ý.

Tiêu chảy là căn bệnh thường gặp ở mèo, một chú mèo trong giai đoạn trưởng thành ít nhất sẽ gặp triệu chứng này một lần trong đời. Tuy nhiên khi mèo bị tiêu chảy và nôn kèm máu, dịch nhầy có mùi hôi tanh thì đó là dấu hiệu báo trước những căn bệnh nguy hiểm ở mèo cưng.

Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy là gì?

Ăn phải đồ ăn ôi thiu, độc hại

Ăn phải thực phẩm, đồ ăn ôi thiu, đồ ăn độc hại để lâu ngày…hoặc có thể là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bả chuột.. rất nguy hiểm

Mèo là loài động vật săn mồi không ở yên một chỗ. Chúng thường xuyên rời khỏi nơi sinh sống để săn mồi và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy nguy cơ tiếp xúc với đồ ăn ôi thiu là không thể tránh khỏi. Đặc biệt với các giống mèo Tây như mèo Anh lông ngắn hay mèo Ba Tư, việc giữ thức ăn luôn tượi ngon là điều cực kỳ quan trọng.

Một phần, những chủ nhân khi nuôi mèo cưng thường không dọn dẹp sạch sẽ các đồ ăn thừa dẫn tới mèo phải ăn lại các thức ăn đã cũ, hỏng gây ra ngộ độc và dẫn tới tình trạng nôi ói, tiêu chảy.

Hệ tiêu hóa có vấn đề

Do rối loạn hệ tiêu hóa trong quá trình hấp thu thức ăn. Quá nhiều chất khiến chúng tiêu hóa chậm và kém đi rất nhiều. Một số dấu hiệu đó chính là mèo mệt mỏi, chán ăn, thường lười vận động, lờ đờ và đi vệ sinh sai chỗ quy định

Thức ăn không đảm bảo

Thức ăn của mèo có vấn đề, không hợp với độ tuổi của mèo. Mèo có thể ăn phải xác của các động vật khác đang trong quá trình phân hủy và hoại tử khiến chúng bị ngộ độc…

Như đã giới thiệu ở trên. Việc cho mèo cưng sử dụng các thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên khi mới đón về nhà mới. Việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán đặc biệt là các loại giun ký sinh trong cơ thể mèo con, gây ra các biểu hiện nôn, tiêu chảy, bụng to bất thường. Ngoài ra đây cũng là tác dụng phụ của các loại thuốc tẩy giun cho mèo.

Bạn có thể tẩy giun cho mèo tại nhà nhưng tôi khuyến khích các bạn mang tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Nhiễm vi khuẩn, virus

Mèo còn có thể gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn khi có khối u trong cơ thể, nhiễm virus, vi khuẩn như Salmonella, E.Coli…

Do bệnh dịch: Một số bệnh dịch lây truyền ở mèo nguy hiểm như Carre Mèo. Căn bệnh gây tử vong hàng đầu của mèo con dưới 3 tháng tuổi.

Bệnh FIP viêm mạng bụng truyền nhiễm gây rối loạn tuần hoàn ở mèo.

Ngoài ra còn một số căn bệnh truyền nhiễm khác gây ra những tình trạng, biểu hiện tương tự ở mèo. Cách duy nhất để phòng tránh chính là tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho mèo theo lịch trình.

Cách xử lý khi mèo bị tiêu chảy và nôn ói kéo dài

Xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa

Mèo bị tiêu chảy, ăn ít , đầy bụng và thường đi ra ngoài khay cát. Bạn cần làm chính là thay đổi thực đơn ăn uống của mèo, kiểm tra lại thực phẩm cho mèo ăn xem có phù hợp không, có thể mèo ăn phải thức ăn đã phân hủy, xác động vật thối , hoại tử như chim, thạch sùng…

Mèo bị rụng lông cũng là một nguyên nhân nhỏ khiến chúng bị nôn, tình trạng này gây ra khi mèo có thói quen liếm lông hàng ngày khiến lông rụng tích tụ trong dạ dày tạo ra những búi lông lớn. Để lâu sẽ phải phẫu thuật khá tốn kém và gây hại cho sức khỏe của mèo.

Xử lý: Dừng mọi loại đồ ăn nghi ngờ và phân chia nhỏ bữa ăn của mèo. Cho mèo uống Chlorocid của người. Tùy thuộc vào độ tuổi của mèo mà bạn cần chia nhỏ thuốc ra để phù hợp với thể trạng của mèo. Kiêng cá và các đồ ăn tanh trong thời gian điều trị bệnh.

Xử lý khi mèo ăn phải chất độc hại

Dấu hiệu: Một số con thường nghịch ngợm ăn nhầm phải xăng dầu, than, xà phòng, các loại thuốc diệt chuột, thuốc độc hoặc các hóa chất gây hại cho cơ thể. Mèo thường gặp phải các biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa kéo dài. nếu mèo có những biểu hiện khác như co giật, lờ đờ, nằm bất tỉnh, bạn nên đưa mèo tới các địa chỉ khám chữa bệnh thú y gần nhất để được điều trị kịp thời.

Xử lý khi mắc giun sán và các bệnh tuyền nhiễm

Mèo con thường là đối tượng mắc giun sán chính, nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bé. Dấu hiệu nhận biết là mèo thường nôn, tiêu chảy và bụng to bất thường.

Cách giải quyết duy nhất là nhanh chóng tìm mua thuốc tẩy giun cho mèo nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở mèo cũng có các biểu hiện tương tự như bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hay FIV, FIP cũng là một trong những kẻ thù hàng đầu gây tử vong chính cho mèo.

Cách phòng chống mèo bị tiêu chảy

Mèo bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như blog yêu chó mèo đã giới thiệu ở trên. Để phòng tránh được tình trạng này, bạn cần giữ mèo tránh xa các tác nhân gây hại như thức ăn hết hạn, các loại thuốc diệt cỏ, diệt chuột …

Luôn giữ cho mèo một chế độ ăn khoa học và hợp lý nhất, tránh thay đổi lượng thức ăn đột ngột.

Tiêm phòng bệnh cho mèo đầy đủ để giảm thiểu nguyên nhân mắc bệnh từ virus, vi khuẩn…

Dọn dẹp sạch sẽ khu vực nuôi nhốt, nếu bạn nuôi trong căn hộ thì cần thoáng mát và khô ráo.

Theo dõi sức khỏe của mèo thường xuyên. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên đưa chúng tới bác sỹ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chúc bé mèo của các bạn luôn khỏe mạnh!

Cách Chữa Trị Dê Bị Tiêu Chảy. Cách Phòng Bệnh Tiêu Chảy Ở Đê

Nuôi dê tại Việt Nam phát triển nhiều ở các khu vực vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ nhưng nguồn thức ăn lại thường khan hiếm. Đặc tính của loài dê là chịu được kham khổ, thức ăn nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng.

Trong khi đó, dê lại chúng rất háu ăn, ăn nhiều nên có thể tái tạo đồng cỏ nhanh. Dê con khi mới sinh ra đã có 4 răng sữa nên chúng rất mau chóng thích nghi được với nguồn thức ăn mới bên cạnh sữa mẹ. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do khiến chúng dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất.

Dê con khi mới sinh ra, thể trạng còn yếu, nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện. Khi bà con thay đổi thức ăn đột ngột, cho ăn thức ăn không phù hợp với độ tuổi của dê hoặc dê con chưa được cho bú sữa mẹ đúng cách là những nguyên nhân hàng đầu khiến chúng bị bệnh tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác là do vi khuẩn E.coli, Clostridium perfringens và Salmonella hoặc virut như rota và corona cũng khiến dê con bị đi ngoài.

Thông thường, nguyên nhân chủ yếu đến từ bà con chưa áp ụng kỹ thuật chăn nuôi đúng cách, đặc biệt là chuồng trại nuôi dê chưa đảm bảo vệ sinh, nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp. Thể trạng dê con rất yếu chúng không thể chống chọi được với các yếu tố khách quan bên ngoài.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở dê

Khi dê con mắc bệnh tiêu chảy thì chúng thường có dấu hiệu sau:

Phân thay đổi từ nhão đến loãng, thời gian mắc bệnh ngắn.

Nếu dê mắc bệnh nặng, đi ngoài phân loãng nhiều thì khả năng mất nước cao, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, dê yếu không đứng dậy được.

Tiếp đó, dê sẽ bỏ ăn, nhu động đường ruột tăng rất mạnh càng làm cho dê bị đi ngoài nhiều hơn. Lúc này, phân đã chuyển sang có màu xanh, nhiều bọt và rất tanh hoặc hôi.

Tình trạng dê con bị đi ngoài nếu không xử lý nhanh chóng, kịp thời thì sẽ khiến dê nhanh chóng bị mất nước và chết. Bên cạnh đó thì khả năng lây lan sang các con dê con khác, các con dê yếu là rất cao.

Điều trị bệnh cho dê con cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau thì mới có két quả nhanh chóng. Trước hết bà con nên di chuyển dê con sang chuồng sạch sẽ, khô ráo để dê con được nghỉ ngơi. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh của dê mà sử dụng các cách chữa sau đây.

I. Bổ sung điện giải, chống mất nước

Công thức 1:

Bà con dùng 10g muối tinh, 50g muối Biccarbonat natri (có thể mua tại các nhà thuốc thú y) và 120 ml mật ong trộn lận với nhau và hòa với 4,5l nước để cho dê uống với liều lượng 10% khối lượng cơ thể.

Liều lượng 2 – 4 lần/ngày, trong 2 ngày liền.

Đến ngày thứ 3 nếu dê con đỡ hơn thì giảm lượng dung dịch và tăng cường cho dê con bú sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn.

Công thức 2:

Bà con dùng 10g muối tinh và 10g muối Biccarbonat natri hòa với 2,5l nước và cho uống như ở công thức 1.

Có thể sắc nước các loại lá, quả như thân lá sim, mua, búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa … thay thế nước pha càng tốt.

II. Dùng cách chữa dân gian

Một số mẹo chữa dân gian bằng cách đun 1 nắm lá Mơ giã lấy nước + 1 nắm trái sung khô hoặc sung chín cho uống liên tục trong 3 ngày thì dê con cũng sẽ khỏi bệnh.

III. Dùng thuốc kháng sinh (nên hạn chế)

Tiêu chảy ở dê là bệnh phổ biến, nếu không quá nặng thì không cần thiết dùng kháng sinh. Kháng sinh có thể làm giảm chất lượng thịt của dê, làm tăng tình trạng kháng kháng sinh, khiến bệnh khó chữa hơn về sau. Tuy nhiên, nếu các biện pháp dùng nước điện giải hoặc cách dân gian không hiệu quả, bà con có thể sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Trên thị trường thường có thuốc pha sẵn chuyên trị tiêu chảy ở gia súc EMITAN. Bà con có thể tìm mua và cho uống theo hướng dẫn trên bao bì. Bên cạnh đó là kháng sinh tiêm MAXFLO XASIN đặc trị ecoli ở gia súc. Liều lượng tiêm và cách tiêm nên do bác sĩ thú y chỉ định và thực hiện.

Chúc bà con thành công!

Lưu ý chăm sóc dê con khi bị tiêu chảy bà con phải chú ý tuân thủ theo nguyên tắc, liều lượng của từng loại thuốc. Nên phòng bệnh bằng cách cho dê con bú sữa mẹ ngay từ khi sinh ra, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và tập cho dê con ăn thức ăn mới từ từ, từng ít một.