Chó Pug Sóc / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Cách Nuôi Chó Pug – Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Pug Hiệu Quả

Cách nuôi chó Pug – hướng dẫn chăm sóc chó Pug hiệu quả

Chó Pug thuần chủng với khuôn mặt xệ đáng yêu, thân hình “vuông vắn”, tính tình vui vẻ và dễ nuôi nên được rất nhiều người ở Việt Nam ưa chuộng. Đa số chó Pug đều rất dễ dàng nuôi bởi chúng tham ăn, không phá phách. Tuy nhiên, chính vì quá tham ăn nên chúng dễ bị béo phì (những con chó bị béo phì thường sống ít hơn), vì vậy bài viết này Cảnh Khuyển 24h sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi và chăm sóc chó Pug một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Cho chó Pug ăn gì?

Do chó Pug là một giống chó dễ nuôi, không kén ăn giống Bulldog Anh nên chúng có thể ăn mọi thứ mà bạn cho phép. Tuy nhiên điều này dễ gây ra tình trạng béo phì nên bạn cần chú ý đến số lượng thức ăn, bạn cần hạn chế cho các loại thức ăn như cơm, cháo, bánh mì hay bún bởi những thực phẩm này giàu tinh bột nên dễ gây ra béo phì cho cún.

Mỗi ngày chó Pug trưởng thành sẽ ăn 2 bữa mỗi ngày và một lượng thức ăn bằng khoảng 3 – 4% cân nặng cơ thể của chúng. Đối với các chú chó dưới 6 tháng tuổi thì chúng cần ăn 5 bữa mỗi ngày, và tỷ lệ thức ăn khoảng 3% cân nặng cơ thể, còn với những chú thường xuyên hoạt động thể dục thì cần ăn nhiều hơn (3 – 4 lần và lượng thức ăn khoảng 4% cân nặng cơ thể). Riêng với các chú đã già thì cho ăn ít lại, chỉ cho ăn 2 lần mỗi ngày và lượng thức ăn nằm trong khoảng 2,5 – 3% cân nặng cơ thể.

Nên cho chúng ăn các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, nội tạng, phổi bò chiếm từ 20 – 25%, các thực phẩm nhiều chất béo như mỡ chỉ nên chiếm khoảng 10 – 15%, còn lại là chất xơ, một ít tinh bột từ các loại quả.

Các loại thực phẩm giàu Protein và đạm như thịt lợn nạc, thịt gà, cổ gà, cá, thịt bò hoặc nội tạng. Nội tạng thì bạn nên cho chúng ăn gan, lòng và tốt nhất là phổi. Lâu lâu có thể thay đổi món như tim, óc, lưỡi cho chó. Có một cách dễ nhất đó là chó Pug ăn trứng vịt lộn, mỗi bữa thì cần cho chúng ăn một quả vịt lộn kèm thêm ít cơm và rau quả nữa là đầy đủ chất dinh dưỡng cho Pug rồi.

Đối với các bạn cho Pug ăn thức ăn có sẵn thì cần chú ý về bao bì sản phẩm như 20 – 25% protein, 10 – 15% chất béo. Nếu một trong hai chất trên không đủ tỷ lệ thì cần cho ăn bổ sung như thịt bò để bù protein và mỡ cá, mỡ gà để bổ sung chất béo (không dùng mỡ lợn). Riêng các bạn cho Pug ăn nội tạng như gan và phổi thì không cần phải bổ sung gì nữa bởi vì trong đó đã có đầy đủ các chất rồi.

Cách chăm sóc chó Pug

Vì Pug rất ngoan và không phá phách lung tung nên bạn không cần phải tập thể dục cho chúng quá nhiều, mỗi ngày chỉ cần cho đi bộ tầm 15 – 20 phút là được. Hoặc nếu có điều kiện thì nên đưa chúng vào trung tâm huấn luyện chó tại tphcm để dạy dỗ chúng nhiều bài học hơn nữa.

Hầu hết các giống chó tây và chó Pug cũng không ngoại lệ thì khi sinh sống ở Việt Nam chúng đều chịu nóng và lạnh rất kém. Thông thường chúng dễ bị sốc nhiệt hoặc bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết, vì thế bạn nên cho chúng chơi trong nhà và chỉ ra ngoài khi trời im mát. Về mùa đông thì nên cho Pug mặc áo ấm và nằm ở những nơi ấm áp ở trong phòng, nếu Pug của bạn sạch sẽ thì nên cho em ấy ngủ chung bởi thân hình mập mạp của chúng sẽ là một chiếc gối ôm tuyệt vời cho bạn.

Về việc tắm rửa cho Pug thì rất đơn giản bởi chúng có bộ lông rất ngắn:

Với các chú không ra ngoài nhiều thì mỗi năm chỉ nên tắm 3 lần (4 tháng tắm một lần)

Với các chú thường xuyên ra ngoài nghịch bẩn thì nên tắm 2 tháng mỗi lần.

Pug có miệng rộng, lưỡi dài nên thường xuyên liếm mặt chủ, vì vậy để đảm bảo vệ sinh và được “hôn” chủ mỗi ngày thì cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng 2 lần/tuần cho Pug và lau vùng lông dưới mắt để chúng luôn được sạch sẽ nhất có thể.

4.4

/

5

(

7

bình chọn

)

Cách Nuôi Chó Pug. Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Pug Từ 2 Tháng Tuổi

Chó pug hiện một trong những giống chó được yêu thích nhất ở Việt Nam. Chó Pug có thân hình “vuông” mũm mĩm, khuôn mặt xệ rất ngộ nghĩnh. Chó Pug khá dễ nuôi, tuy nhiên, do tính cách lười biếng lại tham ăn, Pug dễ mắc bệnh béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó pug con từ 2 tháng tuổi, được tổng hợp từ kinh nghiệm nuôi chó Pug thực tiễn tại Thú Kiểng.

1. Tập Thể Dục và Chơi Đùa

Chó pug không đòi hỏi tập thể dục nhiều. Không giống nhiều giống chó cảnh khác có thể phá phách, cắn xé, cào, tha lôi đồ đạc nếu bạn nhốt trong nhà quá lâu, chó Pug rất ngoan ngoãn khi ở trong nhà cả ngày. Chúng có thể nằm im một chỗ chờ chủ về, chơi với mấy thứ đồ chơi cao su, hoặc cùng lắm chỉ chạy đi chạy lại cho đỡ mỏi người.

Tuy nhiên, cũng chính vì lười vận động nên Pug rất dễ bị béo phì. Thực tế thì phải có đến 2/3 bé Pug nuôi ở Việt Nam bị béo phì do khẩu phần ăn giàu tinh bột và ít được vận động.

Để phòng tránh béo phì và giữ cho tinh thần các bé luôn thoải mái, bạn nên cho em pug ra ngoài đi dạo, chạy nhảy chơi đùa ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể cho chơi các trò đuổi bắt bóng, gậy, hoặc đơn giản chơi đùa với những chú chó nhỏ khác.

Cũng có thể cho Pug tập chạy bền. Bạn ngồi trên xe chạy vòng vòng trong công viên và dắt chúng theo, một cách rất hữu hiệu để đốt “giảm cân” khi cần thiết. Tuy nhiên pug không dai sức, chúng sẽ rất nhanh mệt, không nên cho chúng tập quá sức, chúng có thể “lăn ra” vì sốc nhiệt nếu vận động nhiều trong thời tiết nóng bức.

Chó pug chịu nóng và lạnh đều rất kém, chúng dễ bị sốc nhiệt nếu chơi ngoài trời quá nóng, hoặc bị cảm lạnh vào mùa đông. Và mùa hè bạn nên để chúng chơi trong nhà, và chỉ cho ra ngoài trước 8h sáng và sau 5h chiều.

Mùa đông bạn cần mặc quần áo ấm cho chúng, không để nằm dưới sàn mà phải có đệm lót bên dưới. Nếu em pug sạch sẽ thì có thể ôm luôn đi ngủ cho ấm, em pug rất mập, da chúng cũng mềm mại nên ôm đi ngủ rất thích.

3. Vệ Sinh Hàng Ngày Cho Pug

Pug có lông ngắn nên không cần phải tắm nhiều, nếu ít chạy nhảy thì mỗi tuần tắm 1 lần là đủ. Tuy nhiên do chúng hay lê la và nghịch bẩn, nên nếu bạn cho chúng ra ngoài chơi nhiều thì phải tắm cho chúng thường xuyên hơn, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, hoặc tắm ngay sau khi nghịch bẩn. Tắm xong nên sấy khô lông nhanh để tránh bị cảm lạnh.

Đánh răng cho pug cũng rất cần thiết. Ở Việt Nam rất ít người nuôi Pug chú ý đến việc này. Pug rất thích liếm tay chân chủ hay những người trong nhà để thể hiện sự gần gũi, vì vậy chắc chắn bạn sẽ muốn miệng chúng luôn thơm tho. Một tuần nên đánh răng cho chúng ít nhất 2 – 3 lần. Nếu bạn có nhiều thời gian thì nên đánh răng cho chúng hàng ngày.

Mỗi lần đánh răng xong, bạn có thể tranh thủ lau mặt cho chúng luôn, nhất là vùng lông dưới mắt do chúng hay chảy nước mắt, dẫn đến lông bị bết và bẩn. Chú ý lau cả bên trong các vết nhăn trên mặt, bụi bẩn thường bị mắc tại đó khi chúng chơi đùa.

Như đã nói trên, chó Pug rất tham ăn, có thể ăn ngon lành bất cứ thứ gì bạn cho. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn của pug, vì chúng rất phàm ăn nên bạn cho bao nhiêu sẽ hết bấy nhiêu. Nhất là chế độ ăn tại nước ta thường rất giàu tinh bột (từ cơm, cháo, bánh,…) khiến những em pug rất dễ mắc bệnh béo phì.

Khối lượng như thế nào là hợp lý? Thông thường 1 em pug sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% khối lượng cơ thể / ngày, tùy theo mức độ hoạt động và độ tuổi của pug.

Những em Pug còn nhỏ, dưới 8 tháng tuổi, sẽ cần lượng thức ăn khoảng 3.5% – 4% khối lượng cơ thể mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất của các bé Pug, nên cần cung cấp lượng thức ăn và dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển.

Những bé Pug đã lớn trên 8 tháng tuổi sẽ cần khoảng 3 – 3.5%.

Những chú chó Pug ở tuổi đã “xế chiều” sẽ cần khối lượng thức ăn ít hơn, chỉ khoảng 2.5% – 3%.

Khối lượng trên chỉ là ước lượng tương đối. Trên thực tế, mỗi bé pug sẽ cần khối lượng thức ăn khác nhau dựa theo thể trạng. Bạn có thể dựa vào mức ước lượng trên để cân đối lượng thức ăn phù hợp cho bé Pug nhà mình.

Về thức ăn thì nếu ít thời gian bạn có thể cho bé Pug nhà mình ăn các loại thức đóng gói sẵn của Royal Canin, SmartHearth hay Fitmin. Những thương hiệu này đều có thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của bé Pug. Và quan trọng nhất là rất đầy đủ dinh dưỡng, bạn không phải bổ sung thêm gì cả.

Nếu có nhiều thời gian và muốn tăng hương vị cho bữa ăn của bé Pug, bạn có thể tự thế biến. Thức ăn ưa thích của bé Pug là các loại thịt ít mỡ (bò, gà, lợn), trứng lộn – giàu đạm và canxi. Cần chú ý bổ sung thêm rau củ để cung cấp vitamin, tăng sức đề kháng. Nên cho ăn hạn chế tinh bột (cơm, cháo, khoai, bánh,….) để tránh béo phì.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về khẩu phần ăn cho các bé Pug ở Việt Nam, mời bạn tham khảo bài viết Chó Pug ăn gì? Thức ăn cho chó Pug mặt xệ

Nếu bạn cần tư vấn thêm kinh nghiệm trước khi nuôi chó Pug, hay đang phân vân liệu mình có phù hợp để nuôi được pug không, có nên nuôi chó Pug không?… Bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chó Pug của Thú Kiểng theo số bên dưới để được tư vấn chi tiết nhất.

Nếu bạn đang tìm một bé Pug xinh xắn, thuần chủng và được bảo hành sức khỏe 1 đổi 1 lên tới 6 (180 ngày), mời bạn tham khảo các đàn Pug đang xuất chuồng của Thú Kiểng ngay bên dưới.

Chăm Sóc Chó Pug Mới Sinh Như Thế Nào?

Cũng giống như những em bé sơ sinh mới chào đời thì chó Pug mới sinh cũng cần phải có sự chăm sóc một cách tốt nhất. Cách chăm sóc này vừa đòi hỏi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn lại vừa phải đúng khoa học để giúp cho chó con có thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Chăm sóc chó pug mới sinh theo đúng khoa học không chỉ đơn thuần là chỉ có tập trung vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng mà còn phải quan tâm, chú trọng đến cả việc bảo vệ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch cũng như lưu ý đến từng giai đoạn trong quá trình phát triển của chó con.

Vậy chăm sóc chó pug mới sinh như thế nào?

Trong 02 tuần đầu tiên sau khi mới sinh thì bạn không nên tắm cho chó mà chỉ nên dùng một chiếc khăn mềm, nhẹ nhàng lau sạch cơ thể chó bằng nước ấm rồi dùng khăn khô để lau lại lần nữa

Sau khi sinh từ 3 – 4 ngày thì bạn cần phải cắt đi các ngón thừa ở bàn chân của chó và đến 1 tuần tuổi thì phải cắt hết phần nhọn ở phía hai chân trước để tránh việc chó con cào rách vú mẹ trong lúc bú

Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đàn chó con, khoảng từ 3 – 4 tiếng/01 lần để tránh việc chó mẹ nằm đè lên chó con gây ngạt hoặc tránh trường hợp chó tranh nhau bú mẹ mà giẫm đạp lên nhau

Luôn chú ý vệ sinh chuồng chó, thay vải lót ở phía dưới nhằm đảm bảo chỗ chó nằm luôn sạch khuẩn. Tuyệt đối không nên lót quá nhiều vải ở dưới bởi điều đó có thể làm cho chó con bị mắc kẹt dưới vải

Trong tuần đầu mới sinh thì chó con cần phải được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo được lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch. Vì vậy mà bạn nên lưu ý việc giúp chó con có thể bú được sữa từ chó mẹ bằng cách đưa chúng đến gần mẹ hơn

Sau 01 tuần đầu thì để giúp chó con có được sức khỏe tốt hơn bạn có thể pha sữa dành riêng cho chó con, dùng bình sữa cho chúng uống hoặc có thể dùng kim tiêm để bơm vào miệng chúng

Khi chó con được 3 tuần tuổi thì bạn có thể nấu cháo xay nhuyễn để cho chúng tập ăn dặm và chia nhỏ thành 1 – 2 bữa mỗi ngày

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Pug Mới Sinh Chuẩn Kỹ Thuật

Chăm sóc chó Pug trưởng thành được cho là khá dễ. Tuy nhiên, chăm sóc chó Pug mới sinh lại không đơn giản như vậy. Lúc này, chúng ta cần đặc biệt kỹ lưỡng và đúng cách trong khi chăm sóc những chú Pug “sơ sinh”.

+ Cách chăm sóc chó sau khi đẻ mổ

+ Chó poodle 1 năm đẻ mấy lứa

Việc chăm sóc chó Pug mới sinh nên chia thành hai giai đoạn gồm: Những ngày đầu mới sinh và thời gian sau đó.

1. Cách chăm sóc chó Pug mới sinh những ngày đầu

Khi chó Pug mới “lọt lòng” thường thì bạn không phải tác động nhiều đến cho con bởi hầu hết chó mẹ đều có thể “tự lo” được như một bản năng tự nhiên. Chúng sẽ tự sinh con, xé bọc ối, cắn rau thai, liếm láp và cho chó con bú mớm. Bạn chỉ cần chú đến các vấn đề sau đây khi chăm sóc chó Pug mới sinh vào những ngày đầu:

– Không tự ý tác động đến cho con vì chó Pug mẹ lúc này sẽ khá “dữ dằn” để bảo vệ con của mình. Mọi tác động vuốt ve hay can thiệp giúp đỡ chó Pug con khi cần đều phải thận trọng, từ từ hoặc nên thực hiện khi không có mặt chó mẹ trong ổ.

– Không nên tự ý cắt dây rốn cho Pug con vì đó là nơi chứa các mạch máu co ngót có thể gây xuất huyết cho chó con. Tốt nhất nên để dây rốn khô tự nhiên, chúng sẽ tự co ngót lại và rụng đi.

– Không cần thiết phải bôi thuốc chống nhiễm trùng vào dây rốn cho Pug con bởi nếu ổ đẻ được vệ sinh tốt trước khi chó Pug mẹ sinh thì có thể yên tâm chó Pug con sẽ không bị nhiễm trùng.

– Vệ sinh và thay tấm lót ổ đẻ thường xuyên, bắt đầu từ ngày thứ 3 sau sinh để đảm bảo chó Pug không bị nhiễm trùng hay mắc bệnh khi còn yếu. Nhưng nên nhớ thực hiện việc này khi chó mẹ ra ngoài ăn hoặc đi vệ sinh để tránh việc Pug mẹ lo lắng bị lấy mất con dẫn đến đổi tính và trở nên dữ dằn

– Nên hạn chế việc di chuyển chó con trong khoảng 5 ngày đầu sau sinh để mẹ con chó Pug cảm thấy an toàn và yên tâm

– Kiểm tra thân nhiệt chó con bằng cách sờ nhẹ và bụng chó con, nếu chúng nằm im không cựa quậy thì có thể yên tâm.

2. Cách chăm sóc chó Pug mới sinh

Sau khoảng 7 ngày đầu tiên có thể coi là giai đoạn “ổn định” của chó Pug con nhưng chưa an toàn, đặc biệt là với giống chó Pug. Lúc này bạn cần chăm sóc chó con theo những lưu ý sau đây:

2.1. Chú ý đến môi trường ở của Pug con

Sau khi được sinh ra, Pug con phải chịu đựng điều kiện sống bên ngoài khắc nghiệt hơn nên bạn cần chú ý đến môi trường mà Pug con sống.

– Giữ nhiệt ổn định

Thường khi mới sinh, Pug có nhiệt độ tương đối thấp, thường là từ khoảng 34,5-36 0 C trong 1 – 2 tuần đầu. Đây cũng là khoảng thời gian mà chó Pug thường bị chết yểu do không thích nghi được với môi trường bên ngoài. Tỷ lệ ước tính có thể lên đến 50%.

Thông thường chó con sẽ được Pug mẹ bao trong lòng để giữ ấm nhưng nếu thời tiết lạnh, nhiệt độ môi trường xuống thấp chúng ta vấn cần phải tác động thêm bằng cách sưởi ổ nằm cho Pug con.

Bạn có thể cho ổ của chúng nằm ở nơi khuất gió, trong phòng có máy sưởi nhiệt, dùng khăn ấm lót ổ, dùng ổ có mái che và quây các bên, nhưng không nên quá kín để giữ độ thoáng khí nhất định cho ổ nằm.

– Giữ môi trường sạch sẽ:

Môi trường sống của Pug trong thời gian đầu nên đặc biệt chú ý. Sức đề kháng của Pug lúc này khá yếu, cho nên ổ nằm cần phải sạch sẽ, nên thay lót ổ và vệ sinh ổ định kỳ hàng tuần. Nếu chó Pug đi vệ sinh hoặc chó mẹ ăn rơi vãi trong ổ nên được làm sạch ngay.

Ngoài ra, nên cách ly ổ nằm và chó Pug con với người lạ hoặc vật nuôi lạ để tránh cho chó con bị hoảng sợ và lây nhiễm các bệnh lý do virus. Việc này cần đặc biệt kỹ lưỡng và thận trọng để Pug con không gặp phải các vấn đề bất trắc.

2.2. Chú ý đến nguồn sữa mẹ cho chó Pug

Sữa đầu rất tốt cho Pug con vì có chứa nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ được bệnh tật. Vì thế, Pug con sau khi mới sinh ra cần được bú sữa mẹ ngay. Nếu Pug mẹ vụng về không biết cách cho Pug bú thì bạn có thể giúp.

Trường hợp có nhiều chú Pug con cùng được sinh ra thì bạn nên ưu tiên cho chú Pug sinh ra sau cùng được bú sữa đầu vì đó là Pug con có sức khỏe yếu nhất trong đàn.

Những ngày sau đó, chó Pug vẫn cần tiếp tục được bú sữa mẹ trong khoảng từ 3 – 4 tuần.

2.3. Chú ý đến dinh dưỡng cho Pug con

Thông thường trong khoảng 3 – 4 tuần đầu sau sinh, chó Pug chỉ cần bú sữa mẹ là đủ và bạn chỉ cần tập trung cung cấp dinh dưỡng cho Pug mẹ. Chú ý đến dinh dưỡng cho Pug mẹ chính là chăm sóc dinh dưỡng cho Pug con.

Nhưng nếu Pug sinh nhiều con trong một lứa, khả năng sẽ có những chú Pug con bị thiếu sữa. Ngoài ra, trong một số trường hợp nếu chó Pug mẹ bị cạn sữa bạn có thể bổ sung thêm sữa ngoài cho Pug con có đủ sữa. Sữa dùng nên là sữa ấm trong bình sữa, nếu Pug tự liếm sữa được bạn có thể cho sữa ra đĩa cạn lòng. Cho ăn cho đến khi cho Pug con được 120 ngày tuổi.

Sau thời gian này, chó Pug con có thể bắt đầu khám phá thế giới bên ngoài, đặc biệt là khám phá thức ăn ngoài, trực tiếp chính là thức ăn của cho mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó Pug ăn thêm cháo sữa có thịt băm để dạ dày Pug làm quen.