Chó Poodle Thông Minh / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Cách Chọn Mua Chó Poodle Khỏe Mạnh Và Thông Minh

Như các bạn đã biết, thì Poodle là một giống chó có ngoại hình khá nhỏ nhắn và xinh xắn, không rụng lông nhiều, không hôi… Đặc biệt với bộ lông xù trên người, những chú chó Poodle đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người và lọt vào TOP 3 của bảng xếp hạng đánh giá những chú chó được lựa chọn nuôi nhất thế giới.

Hơn thế, Poodle còn được mệnh danh là hoa khôi thân thiện nhất hệ mặt trời và là một loài Pet gần gũi bậc nhất với con người.

Tuy nhiên, để chọn được một bạn Poodle phù hợp thì có khá nhiều vấn đề cần lưu tâm trước khi chọn mua. Để giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn một bạn Poodle về chơi nhà, chúng tôi xin được gợi ý một số mẹo nhỏ trong những cách chọn mua chó Poodle sau đây:

Những đặc điểm về ngoại hình của các chú chó Poodle thông minh và khỏe mạnh Kích thức tương đối chuẩn của những chú chó Poodle

Standard poodle: Có chiều cao trên 38cm và nặng 20 – 32 kg. Tương đương với kích cỡ của một chú chó becgie mà các bạn thường gặp.

Medium poodle: Loại Poodle này có cao khoảng 35cm. Thấp hơn so với Standard một chút.

Miniature poodle: Chiều cao 28cm đến 30cm, nặng 4kg đến 7kg.

Toy poodle: Đây là giống nhỏ nhất, có cân nặng khoảng 3kg. Toy Poodle được chia ra 3 size chính: – Toy: chỉ từ 3 đến 4kg – Tiny poodle: thì nhỏ hơn chút, chỉ khoảng 2kg – Teacup Poodle: từ 1 – dưới 2kg

* Lưu ý: Tùy vào sở thích, túi tiền và điều kiện sinh hoạt của bạn để lựa chọn kích cỡ phù hợp. Nếu nhà nhỏ thì cần một bạn Poodle càng nhỏ càng hợp lý. Tuy nhiên, dòng chó teacup Poodle là loại nhỏ nhất và giá của chúng cũng đắt nhất bởi chúng cực kỳ xinh và hiếm.

Đối với những giống chó Poodle Trung Quốc hoặc giống chó Trung Quốc nhưng cho đẻ tại Việt Nam: Đối với size Toy thì giá thường là 4 triệu đến 8 triệu. Còn size teacup thì giá tầm khoảng 12 triệu đến 20 triệu. (Đây là giá chúng tôi ước tính trung bình)

Đối với Poodle Thái Lan: Ở đây sẽ có 02 nguồn cung cấp chính đó là: + Ở chợ chó (cụ thể là chợ Chatuchak): Tại đây giá trung bình là8 triệu đến 15 triệu + Nguồn thứ 2 là từ các trại nhân giống. Giá ở đây thường đắt hơn, vì trại có nhân giống ra khá nhiều kích cỡ đặc biệt siêu nhỏ. Trung bình khoảng16 triệu đến 80 triệu .

Với giống Chó nhập từ Mỹ hoặc Canada hoặc các nước Châu Âu: Giá khá cao, rơi vào khoảng 80 triệu trở lên. Ở đây, size Teacup có khá nhiều.

Địa chỉ mua chó poodle ở hà nội, tphcm, đà nẵng và các tỉnh thành khác

Có rất nhiều nguồn bán chó poodle trên thị trường việt nam khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng TIỀN MẤT TẬT MANG, vì vậy để chọn được địa chỉ mua chó poodle giá rẻ và chất lượng nhất trên mọi tỉnh thành. Các bạn vui lòng cung cấp địa chỉ gần bạn nhất hoặc gọi số điện thoại để được hỗ trợ.

Hoặc các bạn có thể mua trực tiếp tại trại chó poodle của chúng tôi. Những chính sách hỗ trợ tốt nhất làm niềm tin của mọi khách hàng đã lựa chọn Thú Cảnh Việt.

Tổng quan vóc dáng và các bộ phận trên cơ thể chú chó Poodle * Một số lời khuyên cho những ai đang dự định mua chó Poodle về nuôi:

Hãy nhìn vào túi tiền mà bạn có và điều kiện hoàn cảnh xung quanh để lựa chọn cho mình một chú Poodle hợp lý.

Trong kinh doanh, Ai cũng nói chó mình thuần chủng, thông minh, khỏe, đẹp… có khi còn là đả kích đối thủ để có thể bán được chó của mình dưới mọi hình thức. Không dễ dàng gì tìm được người bán có tâm và đạo đức nghề nghiệp.

Bởi vậy, bạn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và quan trong hơn cả là tìm được chỗ mua uy tín. Những bạn có ít tiền thì chọn những chỗ bán chó Trung Quốc uy tín để tới xem và mua. Còn với ngân sách trung bình khá trở lên, bạn có thể chọn giống chó Thái hoặc các giống chó nhập ở Mỹ, Châu âu, Canada… Tuy nhiên, cần lưu tâm đó là vẫn có chó kém chất lượng đó nhé, nếu chủ bán có cam kết rằng chó được nhập ở các trại nhân giống thì yêu cầu họ cho xem những giấy tờ chứng nhận nguồn gốc như:

Giấy chứng nhận có tên KCT – viết tắt của The Kennel Club Of Club, được hiểu là Hiệp Hội những người Nhân Giống Chó Thái;

Giấy chứng nhận FCI Quốc Tế đăng ký vào VKA (Đây là giấy chứng nhận Hiệp Hội những người Nuôi Chó Tại Việt Nam đã qua kiểm định)…

Chốt lại: Trước khi lựa chọn mua một chú chó Poodle, ngoài những yếu tố mà chúng tôi đã nêu ở trên, thì quan trọng nhất vẫn là tìm một nhà cung cấp uy tín và có tâm để tin tưởng và nhờ tư vấn. Dù cho con chó đó ít tiền hay nhiều tiền thì khi người bán có tâm sẽ giúp bạn tránh được việc mua phải một chú chó không đẹp hoặc kém thông minh…

Xem Ảnh và Video Đàn Cún Đẹp Đang Bán Qua Zalo:

Bản thân là người yêu thích động vật từ nhỏ, nên Hạnh luôn coi những vật nuôi trong gia đình như chính là những đứa con tinh thần. Bởi vậy, từ năm 14 tuổi, Hạnh đã bắt đầu đi học và nghiêm cứu cách chăm sóc chúng sao cho thật khoa học. Và đến ngày hôm nay, hơn 20 năm trôi qua, Hạnh đã tích lũy cho mình được lượng kiến thức không hề nhỏ về các loài thú cảnh trên toàn thế giới. Để tiếp nối niềm đam mê của mình, Hạnh xây dựng cộng đồng này để tất cả mọi người cùng coi đây là ngôi nhà chung của những vật nuôi trong gia đình (PET HOUSE) và cùng học hỏi, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm có được trong quá trình chăm nuôi thú cảnh của mình.

Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

Cách Nuôi Chó Poodle Thông Minh, Khỏe Mạnh, Lông Đẹp

Chó Poodle hiện đang là một giống chó được nhiều người yêu thích. Với ngoại hình đáng yêu cùng bản tính thông minh, nhanh nhẹn, tình cảm nên nhiều người đã chọn một chú chó Pooble để bầu bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi chó poodle thông minh, khỏe mạnh, lông đẹp, nên hôm nay mình đã viết bài này để hướng dẫn bạn cách nuôi chó Poodle thông minh, khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho Poodle

Chó Poodle có đường ruột khá yếu nên loại chó này khá là kén ăn, vì vậy bạn cần đảm bảo cho chúng chế độ ăn uống hợp lý. Đây là một công việc quan trọng đầu tiên khi chăm sóc dòng chó cảnh này. Thế mới thấy nuôi chó poodle không đơn giản chút nào!

Với những chú chó con khoảng từ 1 – 2 tháng tuổi thì bạn chỉ nên cho ăn những loại thức ăn khô đã ngâm mềm hoặc cháo nhuyễn. Một ngày sẽ chia thành 4- 5 bữa và cho chúng uống thêm sữa ấm.

Với những chú Poodle 3 – 6 tháng tuổi thì bạn sẽ chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm như các loại cháo: heo, gà, bò, …

Chó Poodle của bạn trên 6 tháng tuổi trở đi thì bạn sẽ thay đổi chế độ ăn trong ngày, mỗi ngày chỉ cho ăn 2 -3 bữa và tăng hàm lượng những thực phẩm nhiều đạm như canxi, protein, rau củ, tinh bột và trái cây.

Nên để sẵn nước uống cho chó và thay 3 lần/ ngày, tránh cho chó Poodle của bạn uống nhiều sữa.

Những điều nên tránh

Không nên cho chú chó của bạn ăn đồ cứng, khô, xương xóc, các loại nội tạng động vật, ăn đồ cay nóng hay quá mặn hoặc thức ăn có nhiều chất béo

Không nên cho chó ăn quá nhiều một bữa, cần cho ăn đúng giờ và đủ no. Không nên cho chó ăn đồ ăn vặt để tránh việc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của nó.

Các dụng cụ cho chó bạn nên vệ sinh sạch sẽ, rửa ngay khi chó ăn xong tránh tình trạng để thức ăn thừa trong khay

Cách vệ sinh cho chó Poodle Cách tắm cho chó như thế nào?

Đặc điểm dễ nhận biết của dòng chó này chính là bộ lông xoắn dày, dài và khá rậm. Vì thế việc chăm sóc lông cho chó cần phải tỉ mỉ nếu không chú chó của bạn sẽ có một ngoại hình sẽ không được xinh xắn cho lắm!

Chú chó của bạn nên được tắm mỗi tuần 1 lần, tuy nhiên nếu thời tiết lạnh thì bạn có thể tắm 2 tuần/ 1 lần. Nước tắm cho chó phải được pha ấm, vì giống chó này yếu, rất dễ bị cảm lạnh.

Để lông chó được sạch đẹp, không có mùi, đầu tiên bạn hãy dùng nước ấm để xả sạch bụi bẩn trên thân chó, sau đó bạn nhẹ màng massage lông cuả nó cùng với dầu tắm rồi xả dùng nước xả sạch dầu tắm. Tiếp đến là dùng dầu xả để dưỡng cho lông của chú chó của bạn mềm mượt. Sau khi xả sạch dầu trên lông chó bạn sấy khô và chải lại lông để loại bỏ lông đã bị rụng còn xót lại.

Nếu bạn muốn chú chó của mình thơm tho, mượn mà hơn nữa thì có thể dùng dầu dừa thoa đều lên lông chú poodle của bạn. Đặc biệt nên thường xuyên kiểm tra các bộ phận mắt, tai, răng miệng, vì những phần này thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn.

Cắt tỉa lông chó như thế nào?

Với những chú poodle con khoảng 4 tháng tuổi thì bạn nên chải và cắt tỉa lông thường xuyên hơn, mỗi tháng 2 lần tỉa lông, vì trong thời điểm này bộ lông của chúng vẫn chưa phát triển hết, chưa xoăn vào nếp nên việc chải lông thường xuyên sẽ giúp lông của chú cún Poodle nhà bạn mượt mà hơn, xoăn vào nếp đẹp hơn. Đến độ hơn 1 năm tuổi bộ lông của chúng sẽ được hoàn thiện

Một số lưu ý khi nuôi chó Poodle

Chó Poodle khá yếu, không chịu được khí hậu quá nóng hoặc lạnh nên cần chuẩn bị nơi ở cho chó phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt. Đặc biệt với tiết trời lạnh bạn nên chú ý giữ ấm cho nó để tránh mắc phải cá bệnh nhe viêm phế quản, ho, viêm phổi.

Là giống chó hoạt bát, thích vận động nên bạn cần thường xuyên cho chó đi chơi, dạo, vui đùa, và đây cũng là cách tốt nhất để rèn luyện thể lực cho chó Poodle.

Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm trong việc nuôi chó poodle

Chó Poodle Có Thông Minh Không, Chó Poodle Có Khôn Không, Có Nên Nuôi Không

Chó Poodle Có Thông Minh Không, Chó Poodle Có Khôn Không, Có Nên Nuôi Không

Chó Poodle Có Thông Minh Không, Chó Poodle Có Khôn Không, Có Nên Nuôi Không

Lịch sử chó Poodle

Đa số mọi người thường nghĩ chó săn vịt Poodle có nguồn gốc từ Pháp, tuy nhiên, thật sự giống chó này có xuất xứ từ Đức. Tên “Poodle” dựa theo tên của một vở kịch ở Đức, “Pudel” hoặc “Pudelin”, có nghĩa là “giếng nước”.

Sở dĩ chúng được đặt tên như vậy là vì trước đây, người dân thường sử dụng giống cho này trong việc hỗ trợ lấy nước. Poodle sau đó được tặng cho vua Louis XVI, nhờ vào sự thông minh và đáng yêu, Poodle nhanh chóng trở thành thú cưng được yêu thích đến ngày nay.

Đang xem: Chó poodle có thông minh không

Chó Poodle được AKC chính thức công nhận vào năm 1887. Poodle có ba kích cỡ – standard, miniature và toy – nhưng tất cả đều được quản lý bởi các tiêu chuẩn giống nhau (ngoại trừ chiều cao).

Tính cách

Chó Poodlelà một trong những giống chó nhanh nhẹn, yêu thích hoạt động thể thao. Chúng là bạn đồng hành thông minh, năng động, ham học hỏi. Nhờ vào sự nhanh nhẹn, vâng lời cùng đặc tính nguyên thủy của dòng Retriever là tính thu nhặt, Poodle có thể tiếp thu nhanh trong quá trình được đào tạo.

Bản chất thông minh, năng động, Chó Poodlecần có sự chăm sóc của chủ nhân và thời gian luyện tập thể dục hợp lý. Một không gian đủ rộng rãi, chúng có thể tự do chạy nhảy, vui chơi và hoạt động cả ngày.

Chó Poodlerất cần chải chuốt lông thường xuyên. Không giống hầu hết các giống chó khác, lông của Poodle liên tục phát triển, chính vì vậy việc cắt tỉa và dùng lược làm mượt lông cho chó Poodle nên được duy trì thường xuyên, ít nhất là mỗi tháng một lần.

Đối với người nuôi chó Poodle thì chế độ dinh dưỡng chính là mối quan tâm cần được chú ý nhất giúp Poodle khỏe mạnh và xinh đẹp.

Dù là kích cỡ nào hay độ tuổi bao nhiêu thì chó Poodle cũng cần được cung cấp dưỡng chất cân bằng thông qua lượng protein, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất vừa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể trong từng giai đoạn phát triển: chó nhỏ (Puppy) và chó trưởng thành (Adult).

Một chế độ dinh dưỡng chất lượng sẽ mang đến cho Poodle một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại bệnh tật, một bộ lông thật lộng lẫy, ánh mắt sáng ngời, tinh thần luôn vui vẻ, phấn chấn và một thần thái hút hồn vạn người mê.

Ở Việt Nam chủ yếu nuôi dòng Toy Poodle (nặng dưới 4 kg khi trưởng thành) nên hôm nay chúng tôi sẽ nói về chế độ dinh dưỡng cho dòng Toy Poodle này.

Mặc dù có kích thước tí hon đáng yêu nhưng Toy Poodle là những chú chó có cá tính rất mạnh, thông minh và có khả năng nhận thức cực cao. Toy Poodle khá nhạy cảm với mọi thứ xung quanh và tất nhiên là cả những món ăn chúng đưa vào cơ thể nữa.

Khi nhắc đến chế độ dinh dưỡng thì mỗi chú chó Toy Poodle có sở thích hoàn toàn khác nhau. Chủ vật nuôi cần tự mình khám phá. Ngoài ra, chủ thú cưng cũng cần bổ sung dầu cho chó Poodle nếu chúng gặp vấn đề về da, hoặc cần cho chúng tránh xa lúa mì nếu chúng có biểu hiện ngứa tai.

Chế độ ăn cho Poodle

Những giống chó nhỏ như Toy Poodle hay Miniature Poodle cần rất nhiều năng lượng do chúng có bộ phận trao đổi chất rất nhanh. Vì lý do này mà Poodle cần một lượng protein, tinh bột và chất béo vô cùng lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.

Protein phải có nguồn gốc đảm bảo chất lượng cao từ nguồn thịt động vật như gà, cá, gà tây

Protein từ động vật nên chiếm ít nhất một nửa chế độ ăn của Poodle, hoặc có thể nhiều hơn. Protetin từ gia cầm, cá, thịt cừu và trứng là tốt nhất cho Poodle. Một con chó Poodle nặng gần 3kg có thể cần khoảng 250 calo mỗi ngày, với ít nhất 150 calo từ protein động vật, tương đương 170g ức gà hoặc 85g cá hồi.

Chú ý chọn những loạithức ăn dành riêng cho chó Poodlechất lượng cao và tránh xa những loại thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng.

Tinh bột

Rau, hoa quả và tinh bột như gạo lức, khoai tây và bột yến mạch đều cung cấp tinh bột, vitamin và chất xơ. Tránh cho Poodle ăn nho, hành, hạt macadamia và bơ, tất cả đều độc cho chó Poodle. Rau nấu chín được tiêu hóa tốt hơn.

Nói chung, tinh bột có thể chiếm khoảng ¼ chế độ ăn uống của Toy Poodle, vì vậy với tổng nhu cầu hàng ngày là 250 calo, tương đương khoảng 60 calo từ tinh bột – có thể tìm thấy trong 85g khoai tây hoặc 55g gạo hoặc 40g bột yến mạch.

Chất béo có lợi

Chất béo chiếm một vai trò quan trọng trong mọi bữa ăn của Toy Poodle, chúng cung cấp những vitamin tan trong chất béo và axit béo cần thiết. Một số loại chất béo có lợi rất cao giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng não và tình trạng da. Một số loại thịt trong chế độ dinh dưỡng của chó Poodle có chứa chất béo, ngoài ra bạn cũng có thể cung cấp các loại dầu có lợi bao gồm dầu cá hồi hoang dã, dầu từ cây lanh, dầu dừa và dầu cây rum. Nói chung, hàm lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng của Poodle vào khoảng 15%.

Chọn lựa một loạithức ăn cho chó Poodleđúng đắn là hết sức quan trọng vì Poodle không chỉ cần nhiều năng lượng, trao đổi chất nhanh mà còn có bụng khá nhỏ. Do vậy, chủ vật nuôi cần cân nhắc các yếu tố này để chọn loại thức ăn hạt cho chó Poodle kích thích nhai, dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng, chất lượng cao cấp để chúng có thể ăn thường xuyên trong ngày, mỗi lần một số lượng ít nhưng vẫn vừa đủ no và nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Cho Poodle ăn bao nhiêu lần một ngày?

Với chó Poodle con dưới 3 tháng tuổi: giai đoạn này, cún Poodle rất cần dinh dưỡng để phát triển toàn diện, bạn cần để sẵn thức ăn cho chúng ăn bất cứ khi nào chúng muốn. Tuy nhiên cần giữ vệ sinh và chỉ dùngthức ăn cho chó Poodle conđảm bảo.

Với chó Poodle trưởng thành: khi Poodle đã trưởng thành không có nghĩa là chúng không cần thêm nhiều dinh dưỡng nữa mà ngược lại, chúng cần nguồn thức ăn cho chó chất lượng để phát triển khung xương, hệ miễn dịch và nhiều chức năng khác. Ở lứa tuổi này chúng ta có thể cho chó ăn 2 lần/ngày

Mẹo: với những chú Poodle phải ở nhà một mình cả ngày thì bạn nên chuẩn bịđồ chơi nhồi thức ăn cho chóbên trongđể chúng bận rộn và quên đi sự cô đơn ở nhà một mình vì Poodle rất quấn chủ và ghét bị cô lập cả ngày. Về lâu dài, chó sẽ bị stress và trở nên cáu bẳn nếu bạn không cóbiện pháp hiệu quả xả stress cho chó.

Làm sao cho Poodle làm quen với loại thức ăn mới?

Nên cho Poodle làm quen dần với thức ăn dinh dưỡng qua từng bước một. Đầu tiên, bạn cần hiểu được chú cún của mình thích gì, sau đó chuyển dần qua thức ăn có lợi cho sức khỏe chó với tỷ lệ tăng dần từ 20%, 50%, 100% để giúp chúng sống lâu hơn và khỏe đẹp hơn.

Một số loại bệnh thường gặp ở chó Poodle Poodle có sức khỏe tốt, ít gặp vấn đề và có tuổi thọ trung bình từ 11-12 năm. Tuy nhiên, hãy nên đưa chúng đến bác sĩ thú y định kỳ mỗi năm để kiểm tra tình hình sức khỏe cũng như nghe tư vấn về các chế độ ăn uống dinh dưỡng.

Poodle có bộ lông đặc biệt và tuổi thọ dài (Ảnh: www.sentory.vn)

Vấn đề cơ xương khớp

Loạn sản hông

Poodle ở các dòng Standard, Mini và Toy đều có nguy cơ loạn sản hông, một căn bệnh di truyền, theo đó các khớp ở hông không được phát triển đúng cách. Những thay đổi vì chứng viêm xương khớp sẽ tiến triển theo thời gian làm bất ổn và lệch ở các khớp. Trong trường hợp tệ nhất, chứng loạn sản hông có thể khiến chó Poodle trở nên khập khiễng. Lúc này cần đến phẫu thuật để điều trị dứt điểm.

Sai khớp xương bánh chè

Cả Miniature và Toy Poodle đều có nguy cơ mắc hội chứng sai khớp xương bánh chè cao hơn các dòng chó khác và sẽ di truyền sang chó con. Trường hợp này cũng cần bác sĩ phẫu thuật.

Legg-Calve-Perthes

Bệnh Legg-Calve-Perthes là vấn đề theo sau của chứng mất cân đối cấu trúc khớp hông gây ra sự mất nguồn cung cấp máu cho đầu xương đùi, dẫn đến việc hoại tử các tế bào xương, sự xói mòn khớp hông và làm poodle khập khiễng.

Vấn đề về mắt

Teo võng mạc

Trong số các bệnh về mắt được phát hiện trên chó Poodle thì bệnh teo võng mạc có thể khiến chó bị mù. Đây là loại bệnh cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến Mini và Toy Poodle với thời gian phát triển bệnh trong khoảng 3 năm.

Tiêu giảm dây thần kinh thị giác

Sự tiêu giảm các dây thần kinh thị giác là sự phát triển không đầy đủ của thần kinh thị giác, do đó con chó không thể nhìn bằng mắt bị ảnh hưởng bệnh.

Khi chúng già đi, một số con Poodle phát triển bệnh thành đục thủy tinh thể, bệnh này có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Bệnh đục thủy tinh thể vị thành niên ảnh hưởng đến chó Poodle mới lớn.

Bệnh nội tiết

Bệnh Addison

Bệnh Addison phát triển từ việc thiếu adrenaline do tuyến thượng thận. Poodle gặp tình trạng này có thể biểu hiện yếu hoặc nôn thường xuyên. Chó bị nặng có thể gặp các vấn đề về tim hoặc bị choáng. Nếu poodle của bạn được chẩn đoán mắc bệnh Addison, bác sĩ sẽ cần thay hooc-mon cho chúng.

Suy giáp

Một căn bệnh phổ biến khác với Poodle nữa là suy giáp, hoặc suy giảm hoocmon tuyến giáp. Các triệu chứng bao gồm đói liên tục, ngứa và viêm da, thay đổi lớp lông, và đờ đẫn. Khi gặp tình trạng này, bạn cần bổ sung tuyến giáp ngay để hạn chế bạn nặng hơn.

Suy nhược khí quản

Cũng như nhiều dòng chó nhỏ khác, toy Poodle thường có xu hướng suy nhược khí quản cao hơn các dòng chó trung bình lớn.

Để an toàn cho chúng, bạn nên dùngyếmcho chócột vào phần trên và dắt đi thay vì dùng vòng cổ gây khó thở. Một cái kéo mạnh trên cổ của một con chó Poodle có thể làm nặng thêm các vấn đề khí quản. Nếu chú chó Poodle của bạn có biểu hiện bất thường như ho và thở khò khè hoặc có vấn đề về hô hấp, bạn hãy mau chóng đưa bé đến bác sĩ thú y để chẩn đoán ngay.

Ung thư

Theo như Canada”s Guide to Dogs, có khoảng 40% cái chết của dòng chó standard poodle có nguyên nhân từ ung thư. Poodle dòng standard có thể bị dị tật tim hiếm gặp, một sự khiếm khuyết tâm nhĩ hoặc lỗ giữa các buồng trên của tim. Phẫu thuật có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Chó Poodle: Tìm Hiểu Về Giống Chó Thông Minh Thứ 2 Thế Giới

Chó săn vịt (Poodle) là một giống chó săn dùng để săn các loại thủy cầm. Trong đó chủ yếu là vịt có gốc từ Đức và Pháp. Ngày nay giống chó này được lai tạo để trở thành dòng chó cảnh với hình tượng là những quý cô xinh xắn, yêu kiều. Tên “Poodle” của chúng xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức. Có nghĩa là “thợ lặn” hay là “chó nước” và bộ lông của chúng có thể đè bẹp cơ thể khi ở trong nước. Phần lông còn lại che phủ các khớp và các bộ phận quan trọng. Như vậy, để giữ cho chúng không bị lạnh và bị thương. Chó săn vịt nổi tiếng với khả năng bơi lội tuyệt vời, sự nhanh nhẹn và vâng lời. Chúng có thể bơi rất tốt trong nước lạnh. Các thợ săn thường nuôi chúng để săn các loài chim hay bắt cá trên mặt hồ. Chúng còn có những tên gọi khác bao gồm: Caniche, Barbone, Chien Canne, Tea Cup Poodle, French Poodle, Pudle, Teddy Poodle. Từ năm 1960 đến 1982, giống chó này liên tục xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những loài được yêu mến nhất. Chó Poodle có trí thông minh và vẻ ngoài ưa nhìn. Với bộ lông vừa dài, vừa xoăn với đủ màu sắc điệu đà, chó săn vịt được coi là loài chó điệu đà nhất thế giới.

Độ tuổi trung bình của chúng từ 12-15 năm, màu lông đa dạng như: đen, trắng, vàng đồng, xám… Cùng với những đặc tính của mình khiến chúng trở nên nổi bật trong thế giới loài chó.

Chó săn vịt bây giờ đã được lai tạo thành nhiều kích cỡ gồm có:

Lịch sử ra đời của chó Poodle

Chó săn vịt là một hậu duệ của các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Cái tên “poodle” nhiều khả năng ra của từ tiếng Đức, xuất phát từ chữ “Pudel. Nó có nghĩa là “một trong những người chơi ở dưới nước”. Kiểu lông được cắt như lông cừu được thiết kế bởi những thợ săn. Điều đó giúp những chú chó poodle bơi hiệu quả hơn. Họ sẽ để lại lông trên các khớp chân để bảo vệ chúng khỏi cái lạnh. Các thợ săn ở Đức và Pháp đã sử dụng chúng trong săn bắn hay như là một loài chó dùng để săn những con chim nước và để đánh hơi ra nấm cục ở trong rừng.

Nguyên gốc tiếng Pháp của cái tên Caniche (Poodle) được bắt nguồn từ “Cane”. Đây là một từ vựng để chỉ con chim Cu Rốc cái. Ở những nước khác tên của chúng làm là một sự liên tưởng đến những vệt tròn tỏa ra trên mặt nước. Ban đầu giống chó này được sử dụng cho mục đích săn bắt chim và được kế thừa nhiều đặc điểm của giống chó Barbet (Barbet là chim Cu Rốc). Năm 1743, chúng được gọi là Caniche, một từ để chỉ con chim chim Cu Rốc cái trơng tiếng Pháp. Sau đó, dần dần Caniche (Poodle) và Barbet được tách biệt với nhau.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ Voodle House, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

🏠 Địa chỉ: 391 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội ☎️ Hotline: 091 664 9898

Tagged mua bán poodle, PHỐI GIỐNG, poodle

Chi Tiết Cách Chọn Mua Chó Poodle Khỏe Mạnh, Đẹp Và Thông Minh

Các tiêu chuẩn về ngoại hình chó Poodle

Phần đầu của Poodle là nơi tập trung nhiều đặc trưng cho thấy liệu chú chó này có đẹp và ngoại hình cân đối không.

Mõm: chiều dài mõm nên gần tương đồng với chiều dài hộp sọ, tỷ lệ chính xác là 9/10.

Mũi: Hình tam giác, lỗ mũi to là đặc điểm lý tưởng. Rất tuyệt vời nếu môt chú chó có màu mũi tương đồng với màu lông. Ví dụ, chó đen thì mũi màu đen, chó trắng nên có mũi màu xám. Những chú Poodle có màu lông sáng như cam, vàng mơ, kem, nâu đỏ thì bạn nên lựa chọn mua chó có mũi màu nâu hoặc đen.

Mắt: Màu mắt tiêu chuẩn thường là màu nâu hoặc đen. Một số cá thể hiếm gặp sẽ có màu mắt hổ phách sẫm.

Tai: Tai chó Poodle đẹp là phải dài, rộng, to bản và buông dọc theo má. Lông trên tai phải mọc đầy đủ và có độ dài tương đồng với các vùng lông khác.

Môi: Mỏng và khép chặt. Màu môi tương tự như màu của mũi và góc môi không quá lộ.

Răng: Để tránh các bệnh về răng miệng, bạn nên xem xét kỹ liệu hàm răng có mọc đều và mảng bám hay không. Một chú chó có hàm răng trắng, sáng, mọc đều và không có mùi hôi là một tiêu chuẩn để bạn ra quyết định chọn mua.

Phần thân không chỉ giúp bạn chọn ra chú chó có hình dáng cân đối, mà còn đánh giá được thể trạng và bệnh lý hiện tại trước khi chọn mua Poodle.

Cơ thể: Tỷ lệ cơ thể cân đối là khi chiều dài cơ thể nhỉnh hơn chiều cao một chút.

Cổ: Hơi cong và không có bờm, mặt cắt ngang có hình trái xoan.

Lưng: Lưng chó Poodle có đường cong nhẹ, hơi dốc về phía đuôi. Phần bụng nhỏ và hóp sâu.

Ngực: Chiều rộng ngực bằng 2/3 chiều sâu của ngực. Theo tiêu chuẩn, chó poodle đẹp thì chu vi ngực đo chính xác đến sau vai phải lớn hơn chiều cao tại xương u vai 10cm.

Đuôi: Cách chọn chó Poodle đẹp là chọn chó có phần đuôi ở vị trí cao gần thắt lưng. Độ dài đuôi có thể để tự nhiên hoặc cắt ngắn đi 1/3 hay thậm chí là ½ khi chó Poodle được 2-3 ngày tuổi.

Hai chân trước: song song nhau và thẳng đứng. Chiều cao hai chân trước tương đương ½ chiều cao cơ thể tính từ vai trở xuống.

Hai chân sau: Hai chân sau to, song song nhau. Phần cơ đùi phát triển và khá săn chắc. Khuỷu chân sau hơi cong, gập khúc và thấp hơn khuỷu chân trước.

Bàn chân: nhỏ, hình oval, ngón chân cong khép chặt khít. Phần đệm chân cứng và dày. Móng chân có màu đen ở những chú Poodle lông tối, màu nâu sẫm đến đen ở Poodle lông sáng.

Dáng đi: quan sát kỹ dáng đi để chọn mua chó Poodle có dáng đi nhẹ nhàng, thanh thoát và có phần nhún nhảy khi di chuyển. Những bé nào đi lảo đảo, xiên xẹo, chân bị tật đều bị xem là không đạt chuẩn.

Da: mềm mại, đàn hồi và có sắc tố đồng đều. Bạn nên kiểm tra nhiều bộ phận để thấy được sự đồng đều màu, hạn chế những chú Poodle gặp bệnh lý về da.

Lông xoăn: kết cấu đẹp phải dài, dày, các sợi lông tách biệt nhau và rất xoăn. Lông càng xoăn càng được đánh giá cao.

Lông dạng thừng: kết cấu lông chặt, xoăn xù và dày đặc, bện với nhau tạo thành những mảng lông lớn với kích thước độ dài ít nhất là 20cm.

Bộ lông chó Poodle được phân chia thành 2 loại là lông xoăn và lông dạng thừng với những đặc điểm về kết cấu đẹp như sau:

Chó Poodle có một bộ lông đẹp là phải mềm mượt và xoăn xù. Nếu bị rụng lông quá nhiều hay lông xơ xác, bết dính cũng không được coi là đẹp. Cách kiểm tra phổ biến là dùng tay hay lược để chải qua một vài lần.

Trừ khi bạn sắp nhận nuôi một con chó Poodle vô cùng lớn tuổi thì phần lớn các giống Poodle đều nhiều năng lượng. Hãy chọn cho mình một chú thật năng nổ và vui tươi. Lưu ý là nếu bạn bắt gặp một lứa chó hoạt bát lanh lẹ giữa những lứa khác có vẻ lù đù hơn thì hãy cảnh giác. Rất có thể chó đang mắc một căn bệnh nhưng chưa bộc phát thành triệu chứng.

Trực tiếp tương tác với chú và quan sát chú tương tác với các loài xung quanh. Không ai muốn chọn mua một chó hay sợ hãi hoặc lãnh cảm với con người, càng không muốn một chú Poodle không biết cách hòa hợp với các giống loài khác. Hãy chú ý là một chú chó bị giữ tách biệt với các loài chó khác thường là do các vấn đề về hành vi.

Đánh giá uy tín của cửa hàng – người bán chó Poodle Hãy bắt đầu với cửa hàng, khu vực chăm sóc

Hãy để ý thật kỹ nơi chú chó đang được nuôi giữ. Đảm bảo điều kiện và cơ sở vật chất tại cửa hàng đó sạch sẽ, đủ trang thiết bị. Một nơi kém vệ sinh sẽ khiến cơ thể chó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

Có thể bạn vô tình bắt gặp “sản phẩm” của chó thì đó cũng là chuyện dễ hiểu. Chó con vừa sinh ra không thể đã được huấn luyện ngay lập tức và chuyện đi vệ sinh bậy là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu sàn nhà đầy chất thải của chó, bụi bẩn và có mùi thì đây chắc chắn không phải là một môi trường lý tưởng để nuôi dưỡng thú cưng.

Nếu thấy thú vật được nuôi giữ trong một tình trạng nghèo nàn, đừng cố tìm cách mua bán ở nơi đây. Chó không được chăm sóc chu đáo sẽ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe như nhiễm chấy rận cũng như gặp các rối loạn về hành vi.

Một cách đơn giản nhưng hiệu quả trong quá trình chọn nuôi chó Poodle mà bạn sẽ dễ bỏ quên chính là dành thời gian trao đổi với người bán chó – người có cơ hội tương tác trực tiếp với cả chủ và chó trước khi giới thiệu hai bên với nhau.

Nhân viên của trại nhân giống có uy tín sẽ không lảng tránh các câu hỏi của bạn. Họ sẽ vui lòng giúp bạn giải đáp các thắc mắc cũng như sẵn sàng cung cấp đầy đủ giấy tờ, chứng nhận sức khỏe và các thông tin khác về những chú chó. Một trong số đó là giấy chứng nhận từ bác sĩ thú y đảm bảo sức khỏe chó mẹ không gặp vấn đề gì về hông, mắt, gối và máu dẫn đến bệnh di truyền cho chó con.

Ngược lại, họ cũng sẽ không ngần ngại đặt ra nhiều câu hỏi cho bạn. Đừng lo lắng, việc này là cần thiết để đảm bảo chú chó tìm được đúng chủ cho mình cũng như bạn nhận nuôi đúng giống chó mình cần. Nó cho thấy bên nhân giống chó rất tích cực tìm kiếm một mái nhà thích hợp cho chú cún cũng như giúp bạn cách chọn chó Poodle phù hợp với mình.

Bên cạnh đó, hai bên cũng cần ký vào giấy xác nhận khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra bên giao chó sẽ thu hồi lại chú chó để kiểm tra và chăm sóc.

Hầu hết các nơi phân phối chó đều cho phép bạn trả lại thú cưng trong một khoảng thời gian nhất định, hầu hết là trong vòng 48 giờ. Khi ấy, hãy ngay lập tức đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để khám tổng quát và toàn diện. Nếu có bất kì vấn đề gì bạn cũng có thể kịp thời xử lý.

Người bán thay vì hỏi về bạn, lối sống và dự định nuôi chó của bạn mà liên tục thúc ép bạn mua chó, hỏi dồn về cách bạn tiến hành thanh toán cũng như ít trao đổi về chó.

Nếu họ không sẵn lòng cung cấp các giấy tờ nêu trên cũng như trả lời các câu hỏi của bạn, rất có thể chú chó đã có vấn đề và nhiều khả năng là mắc các bệnh di truyền cho chó mẹ.

Đừng quên hỏi về mức độ năng động của chú chó. Nếu chú thuộc dạng Poodle thừa năng lượng, luôn chờ đợi để bay nhảy khắp nơi với chủ của mình, hãy tự hỏi lại rằng bạn có đủ điều kiện và thời gian để đáp ứng cho chó không.

Nếu bạn dự định liên hệ với một nhà gây giống chó, hãy hỏi về các loại giấy tờ chứng nhận để đảm bào chất lượng của chó mẹ. Nếu bạn cảm thấy không mấy an tâm về tình trạng sức khỏe của giống chó bố mẹ, hãy kiểm tra để biết chắc chó con không có nguy cơ mắc các bệnh di truyền. Poodle nhìn chung là một giống chó khỏe mạnh nhưng nó không có nghĩa là bạn nên dửng dưng trước các căn bệnh di truyền từ giống loài.

Loạn sản xương hông, bệnh về khớp và các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể là các chứng bệnh phổ biến ở giống Poodle. Các căn bệnh mãn tính như rối loạn hệ tự miễn dịch và rối loạn phát bệnh cũng thường gặp phải ở Poodle. Nếu chó mẹ mắc phải các chứng bệnh trên thì chó con không nhất thiết sẽ bị di truyền. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh ở chó khi đó sẽ cao hơn bình thường.

Nếu chú chó bạn định nhận nuôi mắc phải một (hoặc nhiều) trong các chứng bệnh nêu trên, hãy nghiên cứu trước để xem bạn có khả năng nuôi dưỡng và điều trị nếu chú chó bộc phát bệnh hay không. Một vài căn bệnh cần điều trị lâu dài và tốn nhiều chi phí, như bệnh Addison.

Poodle nổi tiếng là giống chó khỏe mạnh. Tuy thế tùy vào điều kiện sinh trưởng và nuôi dưỡng mà chó có thể mắc phải các triệu chứng ảnh hưởng lâu dài. Những người gây giống có tâm sẽ không tìm cách che giấu mà cùng bạn phát hiện và tìm cách điều trị cho chó.

Cụm từ “Royal Poodle” hay “Teacup Poodle” không phải tên gọi của một giống chó cụ thể nào mà chỉ là tiếng lóng trong cộng đồng nuôi chó Poodle để chỉ những con rất to hoặc rất nhỏ. Người bán thường sẽ dùng cụm từ này để khiến bạn nghĩ rằng mình sắp được nhận nuôi một loài rất hiếm hay đặc biệt.

Những chú chó Poodle nhỏ xíu thường được biết đến với tên gọi Teacup không phải là giống Poodle chính thức được Hiệp hội Thú cưng Hoa Kỳ AKC công nhận. Tea cup được nhân giống thêm dành cho những người thích kích thước chó nhỏ, và vì thế mà sức khỏe cũng không ổn định. Chính kích thước nhỏ mong manh đó mà loài chó này hiếm khi sống trọn một vòng đời và dễ mắc các vấn đề về sức khỏe.

Hãy đảm bảo bạn có một vốn kiến thức nhất định về chó trước khi ghé cửa hàng nào để không bị dắt mũi hay lựa nhầm một em chó ốm yếu về nhà. Bạn cũng nên tham gia các group về thú cưng hoặc Poodle để được chia sẻ kinh nghiệm chọn mua chó poodle cũng như nhận lời khuyên từ người đi trước.