Chó Poodle Mới Đẻ Lông Có Xoăn Không / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Lông Xoăn. Giá Các Giống Chó Lông Xoăn Đáng Yêu Ở Vn

Các giống chó lông xoăn thường có xuất xứ từ vùng có khí hậu ôn đới, lông thường dày, dài và xoăn tít để chống chọi lại khí hậu mùa đông khắc nghiệt. Có rất nhiều giống chó lông xoăn đáng yêu trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có 3 giống được nuôi nhiều nhất là Poodle, Maltese và Cocker Spaniel. Bài viết này sẽ chia sẻ các đặc điểm, tính cách và giá của các giống chó lông xoăn ở Việt Nam hiện nay.

1. Chó Toy Poodle

Đây là giống chó lông xoăn, hay lông xù, phổ biến nhất hiện nay. Poodle có 3 kích thước phổ biến là Standard (lớn nhất với chiều cao hơn 40cm), Miniature (25 – 40cm) và Toy (< 25cm). Cũng có những kích thước khác là Tiny và Teacup tuy nhiên không phổ biến và cũng không được công nhận. Ở Việt Nam poodle được nuôi nhiều nhât là Poodle Toy, với giá phổ biến từ 6 – 8 triệu / bé (tầm 2 – 3 tháng tuổi).

2. Chó Cocker Spaniel

Cocker là giống chó săn có xuất xứ từ Tây Ban Nha (Spaniel – chó của Tây Ban Nha), tuy nhiên lại được nuôi phổ biến nhất tại Anh và Mỹ. Giống chó này có bộ lông rất dài, dày, xoăn ở mặt, cổ, tai và các chân. Lông ở ngực, bụng và lưng ban đầu cũng xoăn nhưng khi phát triển đầy đủ sẽ thẳng, dài, mượt và buông thõng xuống. Cocker trong quá khứ thường được dùng trong các cuộc đi săn (thường là săn chim nước) để phát hiện và tha con mồi về cho chủ. Bộ lông dài giúp chúng dễ dàng chống trọi với nước lạnh khi ngụp lặn để tìm kiếm con mồi.

3. Chó Maltese

Maltese thường được biết đến là giống chó quý tộc với bộ lông trắng tuyết, thẳng, dài và mượt. Tuy nhiên, đa phần chó Maltese không có lông mượt tự nhiên mà chủ yếu là lông xoăn, chỉ thẳng ở một số vị trí lông dài nhu tai, mặt và cổ. Khi bộ lông phát triển đầy đủ sẽ trông khá dài và thẳng, tuy nhiên nếu muốn được thẳng mượt như trong các dog show thì phải được ép, là khá công phu. Bản thân mình thấy Maltese cả lông xoăn và lông thẳng đều đẹp cả, tùy sở thích của từng người.

Hướng Dẫn Cách Nuôi Mèo Con Mới Đẻ Không Có Mẹ

Ghép đàn cho mèo con mất mẹ

Bạn dùng khăn lót ổ, lông của mèo mẹ để bôi vào người mèo con cần được ghép đàn.

Đặt mèo con nhẹ nhàng vào ổ, nên đặt tránh xa đầu mèo mẹ và vuốt ve để tạo sự an tâm cho mèo mẹ.

Hướng dẫn cách nuôi mèo con mới đẻ đúng cách

Dụng cụ cần thiết:

Khăn vải xô/giấy ăn

Lọ thuốc nhỏ mắt hoặc bình sữa cho pet (có thể mua ở của hàng thú y)

Sữa cho mèo (nên chọn sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi) hoặc nếu không có sữa, bạn có thể dùng tạm nước cơm cho mèo uống.

Men tiêu hóa cho động vật và đèn sưởi.

Quy trình pha sữa cho mèo con:

Đầu tiên là bạn pha sữa theo tỉ lệ ghi trên bình, thêm một ít men tiêu hóa. Với men tiêu hóa bạn không nên cho vào khi nước còn nóng bởi sẽ làm giảm tác dụng của men.

Đặt bé mèo nằm sấp, nâng nhẹ phần đầu, ngực rồi nhẹ nhàng đưa bình sữa vào cho mèo con bú. Bóp nhẹ cho sữa tiết ra và cho mèo con liếm.

Với mèo con từ 1-10 ngày tuổi nên cho bú khoảng 30 ml sữa/ngày và mỗi ngày cho bú khoảng 8-10 lần.

Không có một sữa nào có thể thay thế sữa mèo mẹ cho mèo con nên khi bạn cho mèo bú sữa công thức, bạn cũng cần quan tâm xem mèo con có bị chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy không. Trước khi cho mèo con bú, bạn nên dùng khăn lau miệng và lau bụng cho mèo con – đây là cách mà mèo mẹ thường hay áp dụng để kích thích mèo con bú. Khi mèo con bú xong, bạn cũng dùng khăn để lau và vệ sinh miệng mèo.

Giữ ấm cho mèo con mới sinh

Thiết kế ổ mèo

Bạn đặt hộp hoặc chuồng mèo ở nơi yên tĩnh, cách biệt trong ngôi nhà, đó phải là nơi kín gió, ấm áp và tránh xa những vật nuôi khác. Dùng chiếc khăn để lót ổ cho mèo con để giữ ấm cho chúng.

Nếu để mèo con trong hộp thì hãy chừa lỗ thông khí để mèo không ngạt thở. Đối với một bầy mèo con thì bạn không cần tách riêng chúng ra từng hộp, nên để chúng nằm cạnh nhau để giữ ấm và tạo cảm giác thoải mái. Hộp hoặc chuồng cần có đủ không gian để mèo di chuyển xung quanh.

Cách giữ ấm cho mèo con

Những chú mèo con dưới 2 tuần tuổi cơ thể chúng sẽ không tự điều chỉnh nhiệt độ cho nên chúng thường giữ ấm bằng cách rúc vào người mèo mẹ. Bạn có thể giữ ấm cho chúng bằng cách giữ chúng trên đệm nóng được thiết kế dành riêng cho chó con hoặc mèo con.

Lưu ý, tránh đặt mèo con tiếp xúc trực tiếp với miếng đệm vì chúng có thể bị bỏng cục bộ hoặc sốc nhiệt do sức nóng của đệm. Những miếng đệm thông thường sẽ có lớp lông cừu bao phủ nên sẽ không gây vấn đề gì. Nếu bạn tháo vỏ để giặt giũ thì hãy dùng khăn thay thế.

Khi mèo con được hơn 2 tuần tuổi thì bạn có thể cho chúng ra khỏi đệm nếu cảm thấy quá nóng. Nếu bạn không có miếng đệm này thì có thể dùng đèn sưởi để thay thế.

Hướng dẫn cách cho mèo con ăn dặm

Khi mèo con được 1,5 tháng tuổi, bạn có thể cho mèo con học ăn dặm. Thức ăn cho mèo con có thể là cơm trôn thịt, cháo thịt. Lúc này hệ tiêu hóa mèo con còn khá non nớt nên bạn không nên cho mèo ăn cá, tôm và hải sản.

Không nên cho mèo con ăn xương vì có thể gây hóc. Thức ăn cho mèo nên nhai nhỏ trước để bé mèo tập làm quen và ăn dần.

Trong giai đoạn này, mèo con cũng cần được cung cấp cho mình 1 lượng canxi để phát triển. Do đó, bạn đừng quên cho mèo con ăn những thực phẩm giàu canxi như: phô mai, sữa hay tắm nắng vào buổi sáng sớm.

Cách huấn luyện mèo con

Mèo con khi bắt đầu ăn dặm cũng là lúc chúng có thể tiếp thu một vài điều đơn giản.

Khi mèo ăn dặm, chúng cũng bắt đầu đi nặng, thông thường mèo con sẽ đi theo cách và nơi vệ sinh mà mèo mẹ dạy. Bạn có thể dạy mèo các đi vệ sinh trong toilet hoặc chuẩn bị cát, tro, than xỉ đập nhuyễn cho mèo đi vệ sinh.

Nếu dùng cát và than xỉ, bạn nên dùng chậu thấp để mèo con có thể dễ dàng đi vào đó.

Mèo con khi lần đầu tiếp xúc với cát sẽ có biển hiện ăn cát. Bạn nên đánh nhẹ vào miệng, làm như vậy đến khi mèo con không còn hành động như vậy nữa là được.

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc mèo con

Kích thích mèo con đào tiết chất thải

Trước và sau khi cho mèo con bú sữa thì bạn cần lau sạch sẽ bộ phận sinh dục của chúng bằng nước ấm. Mục đích của việc này là để kích thích mèo con đi vệ sinh bởi vì chúng không thể tự bài tiết chất thải được.

Bạn hãy giữ mèo trong khay vệ sinh và dùng khăn chà xát bộ phận sinh dục và vùng hậu môn của chúng sau mỗi bữa ăn. Thực hiện như vậy cho đến khi chúng tiểu tiện và đại tiện xong.

Khi chà xát, bạn chỉ nên chà theo một hướng, nếu chà qua lại sẽ khiến chúng cảm thấy khó chịu. Không nên dùng bông gòn để chà cho mèo con.

Không cho mèo con sơ sinh đang lạnh bú sữa

Khi mèo con lạnh thì tai hoặc đệm thịt dưới bàn chân của chúng có cảm giác lạnh. Nhiệt độ cơ thể quá thấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng. Khi đó, bạn nên từ từ làm ấm cơ thể chúng bằng cách dùng chăn lông cừu để bọc kín cơ thể, cho tiếp xúc gần với cơ thể bạn, chà xát nhẹ nhàng bằng tay từ 1-2 giờ.

Cẩn thận khi bồng bế

Đối với mèo con mới sinh bạn hãy cẩn thận khi bồng bế vì chúng rất yếu ớt. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì bạn nên dạy trẻ cách bế mèo nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến chúng.

Lông Máu: Có Nên Cạo Cho Chó Poodle Không?

Chó Poodle là giống chó đặc biệt khi sở hữu bộ lông xoăn tuyệt đẹp và với bộ lông như vậy việc chăm sóc và giữ nó luôn đẹp là cả một vấn đề. Bạn có biết bộ lông đầu của Poodle được gọi là lông máu không?

Đã xác định nuôi Poodle và thích thú với bộ lông của chúng, bạn cũng cần xác định sẽ phải bỏ nhiều công sức chăm sóc ngoại hình hơn so với những giống chó khác.

Lông máu là lông gì?

Lông máu thực chất chính là lớp lông đầu tiên của chó Poodle từ khi sinh ra, lớp lông chưa cắt tỉa bao giò. Bộ lông đặc trưng của Poodle giúp bảo vệ chúng ngay từ khi lọt lòng mẹ, tránh các tác động từ môi trường bên ngoài quá mới mẻ đối với chó con. Chó Poodle càng lớn, lớp lông máu này sẽ càng dày, xoăn và nhanh chóng thể hiện màu sắc rõ ràng.

Có nên cạo lông máu cho Poodle hay không cũng còn phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người vì đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng mình việc này lợi hay hại đối với chó. Đặc trưng của lông chó Poodle là xoăn xù, dày mượt phủ kín toàn thân như một chiếc áo choàng dễ thương. Cũng bởi ngoại hình nổi bật như vậy nên chủ nhân cũng cần bỏ nhiều công sức chăm sóc bộ lông của Poodle hơn so với nhiều loài chó khác.

Việc cạo lông máu cho Poodle hiện nay đang xuất hiện những quan điểm trái chiều, có người nói sẽ hại cho chó, tuy nhiên cũng có những lợi ích riêng. Tất cả cũng chỉ mong muốn chú chó của mình có bộ lông đẹp hơn, phong cách hơn mà thôi. Vậy cạo lông máu cho Poodle có lợi ích hay nhược điểm ra sao?

Lợi ích khi cạo lông máu

Khi bạn cạo lông máu cho cún cưng của mình, lớp lông mới sẽ mọc lại và nổi phồng hơn nên bạn cũng dễ dàng tỉa tót, tạo kiểu hơn nhiều so với khi chưa cạo. Không chỉ phồng hơn, lớp lông mới cũng lọc dày hơn, bắt mắt hơn lông cũ rất nhiều. Để không đã đẹp vậy, nếu bạn tạo kiểu nữa sẽ giúp chó Poodle của bạn dễ thương hơn nhiều với phong cách riêng. Có thể kể đến chó Boo rất nổi tiếng thuộc dòng Phốc Sóc được nhiều người biết đến nhờ đi Spa để tạo hình tròn tròn đáng yêu.

Nhược điểm khi cạo lông máu

Bạn sẽ mất nhiều thời gian chăm sóc cún cưng hơn nếu cạo lông máu vì lúc này chó đang có cảm giác ngứa ngáy, lạ lẫm với hình tượng mới của chính bản thân nó. Có nhiều trường hợp lông mới mọc lên thô cứng, xoăn và khó tạo kiểu hơn trước nên bạn sẽ phải chăm sóc, chải chuốt thường xuyên hơn. Thậm chí, nhiều cún còn có biểu hiện tâm lý sau khi bị cao lông máu.

Những lưu ý khi cạo lông cho chó Poodle

Bạn mong muốn chú chó cưng của mình có một bộ lông tuyệt đẹp, dễ thương thì cần thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa. Từ 4 tháng tuổi trở lên bạn có thể cạo lông cho chó Poodle của mình vì riêng giống chó này, càng tỉa lông sớm thì khi lớn lông sẽ càng đẹp.

Từ 3 tới 6 tháng bạn phải tỉa lông cho chó Poodle, không hết quá nhiều thời gian. Thế nhưng nếu muốn cún cưng sở hữu bộ lông đẹp hơn nữa thì cần chau chuốt hơn, tỉa lông cho cún theo định kỳ 2 tháng 1 lần hoặc nhiều hơn.

Chó Sục Cáo Lông Xoăn Nổi Tiếng

I. Nguồn Gốc Giống Chó Wire Fox Terrier

Giống chó Wire Fox Terrier hay còn gọi là chó săn cáo. Chúng xuất hiện từ thế kỷ 18 ở quần đảo Anh,được lai tạo bởi các dòng chó Dachshunds, English Foxhound và Beagle. Loài chó này được sử dụng để săn bắt cáo, chuột và sâu bọ nhỏ khác, chúng cũng được nuôi để trông nhà và canh gác.

Chó Wire Fox Terrier có nguồn gốc là một giống chó săn hiệu quả. Các bậc tiền bối của giống chó này rất giỏi trong việc bắt vịt và có lẽ đặc biệt là loài cáo.

Wire Fox Terrier được Hiệp hội chó giống Mỹ công nhận vào năm 1885.

II. Đặc Điểm Ngoại Hình Giống Chó Wire Fox Terrier

Chó săn cáo dây là một con chó cỡ trung bình. Hộp sọ phẳng, hẹp vừa phải cho mắt. Điểm dừng là nhẹ. Mõm dần dần thon dần đến mũi đen. Các răng nên gặp trong một cắn kéo. Mắt và viền mắt có màu tối. Đôi tai nhỏ hình chữ V thả về phía trước sát má. Cổ dày và cơ bắp. Chân thẳng.

Đuôi được đặt cao và thường được neo bằng 1/4, để lại 3/4 chiều dài ban đầu. Lưu ý: việc thực hành nối đuôi là bất hợp pháp ở hầu hết các khu vực của Châu Âu.

Bộ lông chó Wire Fox Terrier có lông dày, xoắn, tương tự như lông ở bên ngoài của một quả dừa. Những sợi lông dày và gần nhau đến nỗi khi chúng bị tách ra bạn không thể nhìn thấy da. Nó có một lớp lông ngắn và mềm. Bộ lông chủ yếu là màu trắng với các dấu màu đen hoặc nâu.

Chiều cao của con đực từ 36 – 41 cm, của con cái từ 33-38 cm. Và cân nặng của con đực từ 7-9 kg, con cái từ 6-8kg.

Tuổi thọ của giống chó này khoảng 15 năm trở lên.

III. Tính Cách Của Chó Wire Fox Terrier

Chó săn cáo dây là một giống chó sục dũng cảm và táo bạo. Chúng vui vẻ, đáng yêu, nhiệt tình và vui tươi, đặc biệt là với trẻ em.

Chó Wire Fox Terrier rất tận tụy và trung thành với gia đình. Vì bản năng săn mồi mạnh mẽ của nó, Wire Fox Terrier cũng sẽ săn mồi và có thể giết chết những động vật nhỏ hơn, chẳng hạn như thỏ và chim.

Bạn nên xích chúng đúng cách hoặc trong một khu vực hoàn toàn kín, bởi vì chúng rất thích đi ra ngoài và chạy nhảy lung tung.

Nếu chú chó của bạn được huấn luyện ngay từ bé, nó có thể hòa thuận với những con chó khác.

Ngoài ra giống chó này rất thông minh.

Chúng là 1 chú chó có nhiều năng lượng. Chúng có thể trở nên căng thẳng và buồn bã nếu không được vận động.

Loài chó này còn có tập tính hay đào hang. Nên rèn luyện bản tính cho chúng từ nhỏ.

Chó sục dây cáo là một con chó cảnh giác và sẽ cho chủ nhân của nó biết nếu có người lạ đến gần. Những con chó này dễ dàng được huấn luyện, và các lớp học vâng lời được khuyến khích để kiềm chế bản năng săn mồi mạnh mẽ

IV. Cách Chăm Sóc Chó Wire Fox Terrier

Bạn cần giám sát chúng như một đứa trẻ vì với bản tinh nghịch của chúng thì chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề xảy ra nếu chúng nằm ngoài tầm mắt của bạn.

Chải lông cho chúng khi cần thiết, ít nhất là hàng tuần.

Chó sục Wire Fox Terrier lông xù thường có vấn đề nghiêm trọng với răng của chúng, vì vậy bạn sẽ cần chải sạch cho chúng ít nhất ba lần một tuần!

Làm sạch tai của chúng hàng tuần, ngay cả khi chúng còn nhỏ.

Chó Wire Fox Terrier là một con chó thông minh với nhiều năng lượng, vì vậy hãy cho chúng hoạt động, nếu không chúng sẽ chán và bắt đầu trở nên nghịch ngợm,p há phách hơn.

Chúng có một bản năng rượt đuổi mạnh mẽ, vì vậy cần phải xích chúng một cách cẩn thận.

Giữ chế độ ăn cho chúng ổn định, không thay đổi giờ giấc ăn liên tục vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng. Cho ăn những loại thức ăn chất lượng cao phù hợp với độ tuổi của chúng.

V. Giá Bán Chó Wire Fox Terrier

Giá bán chó Wire Fox Terrier khi nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu sẽ có rơi vào khoảng từ $800 – $1200 USD.