Chó Poodle Bụng To / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Viêm Khoang Bụng Ở Chó

Viêm phúc mạc ở chó

Khoang bụng được lót bằng một màng mỏng, ướt, được gọi là phúc mạc. Khi khoang bụng của chó, còn được gọi là khoang phúc mạc, bị tổn thương, màng bụng sẽ bị viêm.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm phụ thuộc vào loại tổn thương mà khoang phúc mạc mắc phải. Viêm phúc mạc thường là một tình trạng đau đớn, và chó sẽ phản ứng khi nó bị chạm vào bụng.

Viêm phúc mạc có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh đối với chó, vui lòng truy cập trang này.

Triệu chứng và phân loại

Sốt

Nôn mửa

Đau bụng

Động vật luôn ở một tư thế “cầu nguyện” để làm giảm cơn đau

Huyết áp thấp và các dấu hiệu của sốc

Nhịp tim tăng nhanh

Có thể có nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)

Nguyên nhân

Viêm phúc mạc

Do sự lây lan của một tác nhân gây bệnh qua máu

Viêm phúc mạc thứ phát (do chấn thương ở nơi khác trong cơ thể)

Hình thức bệnh phổ biến

Do tổn thương ở khoang bụng hoặc các cơ quan rỗng

Nhiễm khuẩn hoặc hóa chất:

Mở các vết mổ

Các vết thương xuyên bụng

Chấn thương bụng kín

Viêm tụy nặng

Bụng có nhiều mủ

Áp-xe gan (sưng viêm có mủ)

U nang tuyến tiền liệt – ở nam giới, sưng viêm có mủ từ tuyến tiền liệt

Vỡ túi mật, bàng quang tiết niệu, hoặc ống mật

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho chó, bao gồm xét nghiệm hóa học máu, công thức máu, phân tích nước tiểu và xét nghiệm chất điện giải . Bạn sẽ cần phải cung cấp đầy đủ bệnh sử của chó, bao gồm sự khởi phát của các triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này. Tiền sử bệnh và triệu chứng bạn cung cấp có thể giúp bác sĩ thú y xác định xem các cơ quan khác có phải là nguyên nhân gây bệnh hoặc đang bị ảnh hưởng hay không.

Chụp X quang và siêu âm hình ảnh là rất quan trọng để có thể quan sát sự xuất hiện dịch tự do trong bụng, khí tự do trong bụng, và áp-xe, nếu có. Nên tiến hành lấy mẫu dịch sử dụng thủ thuật chọc bụng và lưu trữ mẫu dịch trong một ống thu máu chân không (ống nghiệm EDTA) để phân tích trong phòng thí nghiệm. Nếu chất dịch không thể phục hồi được trong khi thực hiện thủ thuật chọc bụng, có thể tiến hành chọc rửa xoang phúc mạc chẩn đoán (rửa dạ dày).

Điều trị

Những con chó bị viêm phúc mạc nên được nằm trong khoa hồi sức tích cực để sử dụng liệu pháp truyền dịch và chất điện giải. Chế độ ăn của thú cưng sẽ cần được đổi thành chế độ ăn ít natri nếu phát hiện thấy bệnh tim nền. Nếu chó cần được hỗ trợ dinh dưỡng, có thể đặt trực tiếp ống cho ăn vào đường tiêu hóa, hoặc cho ăn bằng cách tiêm (ngoài đường tiêu hóa). Khi tình trạng của chó đã ổn định, bác sĩ thú y sẽ bắt đầu kê đơn và cho dùng thuốc.

Nếu chó bị viêm phúc mạc do vi khuẩn hoặc hóa chất, phẫu thuật sẽ được yêu cầu để giải quyết tình trạng này. Đây là những tình trạng nặng và nhiều loài động vật có thể chết mặc dù đã được điều trị phẫu thuật. Trong thời gian chó nằm trong khoa hồi sức tích cực, các xét nghiệm máu sẽ được lặp lại sau mỗi một đến hai ngày, hoặc khi bác sĩ thấy cần thiết.

Chăm sóc

Nếu chó cần phải phẫu thuật, hoặc nếu nó cần thời gian để hồi phục sau một chấn thương bụng, hãy cho nó một không gian yên tĩnh và an toàn để phục hồi, tránh xa những trẻ em đang hoạt động và các vật nuôi khác. Trong thời gian phục hồi, chó sẽ cần phải được cung cấp một chế độ ăn uống không gây căng thẳng cho bụng.

Hãy hỏi bác sĩ thú y để được tư vấn về những thay đổi trong chế độ ăn uống cho chó, và liệu những thay đổi này cần phải thực hiện trong một thời gian ngắn hay suốt cả đời.

Chó Bị To Bụng Là Bệnh Gì?

Rất nhiều trường hợp các bạn nuôi chó gặp tình trạng chó của mình bụng phình to không rõ nguyên nhân. Vậy, gặp trường hợp này nên xử lý thế nào?

Trong bài viết này bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng báng bung, to bụng ở chó: Các nguyên nhân khiến bụng chó to. Phương pháp để phân biệt các trường hợp này.

Chó bị to bung, báng bụng (nguồn ảnh : Internet)

Biểu hiện bên ngoài là bụng chó to khác thường, và ngày càng to ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

1. Chó to bụng nhưng không có nước.

Bụng có to nhanh trong vài ngày, chó biểu hiện đau bụng có thể thấy xây xát da hoặc tổn thương. Trường hợp này có thể do cắn nhau, hoặc tai nạn (xe đè, ngã…) khiến gãy xương sườn kín. tổn thương nội tang, hoặc gãy xương sườn.

Do bệnh chướng hơi xoắn dạ dày cấp tính, chó biểu hiện đau đớn, miệng lưỡi nhợt nhạt, mất máu niêm mạc và khó thở.

Bụng phình to 1 vùng, ấn tay vào thấy bùng nhùng, trường hợp này có thể do thoát vị thành bụng do tổn thương, rách cơ thành bụng. Trường hợp này rất dễ gây xoắn ruột và hoại tử ruột.

Bụng to do viêm thận và phì đại tuyến thượng thận, phù tim… có thế gây phù nề toàn thân, thường gặp ở cùng thấp: chân, vùng bụng thấp, vùng ngực. Biểu hiện chó đái ít, thở thể bụng, mệt mỏi, gầy yếu.

2. Chó báng bụng (có nước trong xoang bụng).

Tất nhiên là không tính trường hợp chó mang bầu. Biểu hiện: Chó bụng to khác thường, có dịch bên trong, chó gầy lộ đốt sống lưng, đái ít, nước tiểu có màu xẫm, có thể tiêu chảy nhiều, ăn uống bình thường hoặc giảm ăn, khó thở, khó nằm

Chó bị báng bụng, tích nước trong xoang bụng (nguồn ảnh: Internet)

Trường hợp này thường do 1 số nguyên nhân sau:

– Viêm gan do nhiễm khuẩn, hoặc sán lá gan, hoặc khối u, ung thư gan.

– Bệnh về tim mạch: Suy tim, thiếu dinh dưỡng lâu này, chức năng tim suy giảm.

– Nhiễm ký sinh trùng đường máu.

Cả 2 trường hợp trên đều cần đưa tới bác sỹ thú y do việc xác định nguyên nhân và xử lý đều khá phức tạp.

Ngoài ra, hiện tượng chửa giả cũng khiến bụng chó to lên song trường hợp này dễ nhận biết và phân biệt hơn so với 2 trường hợp trên và gặp ở chó sau phối giống. Chúng tôi sẽ chia sẻ về hiện tượng chửa giả trong một bài viết khác.

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Chướng Bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng sẽ có cảm giác khó chịu như: cong lưng, quấy khóc, biếng ăn, dễ nôn trớ, bụng phình trướng hơi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ cần tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng và có hướng cải thiện sớm.

Tại sao trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng?

Trẻ sơ sinh vừa được sinh ra có hệ tiêu hóa chưa được phát triển hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ đang ở trong 13 tuần đầu đời, lúc này hệ tiêu hóa đang còn học cách hoạt động. Các hoạt động hỗ trợ tiêu hóa chưa được phát triển để di chuyển thức ăn một cách hiệu quả trong đường tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh còn thiếu thảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung cho chức năng của các enzyme. Những loại khí có sức nổi sẽ bị kẹt trong ruột non và ruột già, cản trở dòng chảy của dịch dạ dày, áp lực tích tụ gây đau và căng bụng. Khi bị đầy bụng, trẻ sơ sinh thường co chân lên sau đó duỗi ra, cong lưng, mẹ có thể quan sát để nhận biết con đang bị khó chịu vùng bụng.

Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Sự xuất hiện của các túi khí trong hệ thống tiêu hóa, ruột non, ruột già khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả trẻ bú sữa mẹ và bú bình do các nguyên nhân chính sau:

Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: Đây là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ không xử lý được các loại protein đến từ thức ăn của mẹ hoặc là từ sữa. Việc này sẽ khiến bé bị nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu.

Quá tải đường lactose từ sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khi bé bú mẹ hoặc là bú sữa công thức thường xuyên bị đầy hơi có thể do bé không tiêu hóa được lactose trong sữa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể trẻ không đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa hết đường lactose dung nạp vào.

Dùng kháng sinh hoặc thuốc: Các loại kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại và có lợi trong đường ruột trẻ, khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề, gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ:Trong thời gian cho con bú, mẹ sử dụng nhiều loại thực phẩm đầy hơi cũng sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị đầy hơi. Một số loại thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng mà mẹ nên tránh như các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, bơ, đào, lê,…

Thức ăn không phù hợp với độ tuổi: Nhiều mẹ thường cho con ăn dặm sớm hoặc là ăn các loại thực phẩm mà cơ thể trẻ chưa tiêu hóa được sẽ gây ứ đọng trong đường ruột. Vi khuẩn lên men sinh ra nhiều hơi dẫn đến đầy hơi chướng bụng.

Ăn nhiều bữa, các bữa ăn quá gần nhau: Trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ, nên phải chia thành nhiều bữa mới giúp bé có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc là không đủ thời gian tiêu hóa sẽ khiến bé bị nôn. Thức ăn chưa tiêu hóa nhanh chóng bị đẩy xuống đường ruột, gây đi ngoài, đầy hơi chướng bụng.

Thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn: Khi trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn sẽ gây nôn ói, viêm ruột, tiêu chảy. Nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, khiến thức ăn bị thiu mùi chua tiếp tục sinh sôi trong đường ruột gây đầy hơi chướng bụng.

Dấu hiệu nhận biết đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Ợ hơi: Đây là phản ứng của cơ thể để loại bỏ không khí bên trong dạ dày, rất tốt để loại bỏ chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bé bị ợ hơi khó khăn hoặc là quá mức dẫn đến nôn trớ, có thể bé đang bị chướng bụng đầy hơi ở mức nghiêm trọng.

Sưng chướng vùng bụng: Trẻ sơ sinh nếu nuốt phải quá nhiều không khí, tồn tại trong ruột và dạ dày sẽ gây cản trở hoạt động của hai cơ quan này. Lúc này, áp lực lên dạ dày và ruột tăng cao, gây sưng chướng bụng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Nếu xử lý không đúng cách và hiệu quả sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn, em bé có thể bị đau thắt ngực.

Xì hơi nhiêu và liên tục: Trung bình trẻ sơ sinh sẽ bị xì hơi khoảng 15 – 20 lần mỗi ngày, nếu trẻ bị xì hơi nhiều hơn thì rất có thể bị đầy hơi chướng bụng.

Quấy khóc nhiều: Nếu bé quấy khóc nhiều mà không có dấu hiệu đói, nóng, lạnh hay sợ thì rất có thể bé đang cảm thấy khó chịu, đầy hơi chướng bụng. Mẹ nên dựa vào thói quen của bé, nhận biết xem cách khóc và tiếng khóc của có khác thường hay không rồi mới đưa ra phán đoán.

Bé khó ngủ và ngủ không yên giấc: Đầy hơi chướng bụng sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc và quấy khóc.

Cách điều trị đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Simethicone: giảm hơi trong dạ dày của bé và ngăn ngừa hình thành các bao khí trong đường tiêu hoá. Để giảm ứ hơi, hãy cho bé uống sau bữa ăn và trước giờ đi ngủ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp cho bé.

Thuốc chữa đau bụng gripe-water: đây là hỗn hợp của các loại thảo dược, chủ yếu là lá thì là và nước được cho là có tác dụng chống co thắt – giúp chữa đau bụng quặn.

Tuy nhiên phương pháp này sẽ không hiệu quả nếu bé bị đầy hơi do quá tải lactose.

Cho bé ợ hơi thường xuyên

Khi bé bú sữa mẹ hay sữa bình đều nuốt phải không khí thừa, lúc này mẹ chỉ cần cho bé ợ hơi để đẩy không khí thừa ra ngoài. Một số tư thế giúp bé dễ dàng ợ hơi mẹ có thể thực hiện như:

Cho bé ngồi tựa bụng vào cánh tay mẹ

Cho bé đứng lên và để đầu tựa vào vai mẹ

Để bé nằm sấp trên đùi mẹ

Mẹ có thể cho bé ợ hơi khi chuyển từ bầu ngực này sang bầu ngực kia, hoặc khi con đã bú được nữa bình để đẩy bớt hơi thừa trong bụng bé ra ngoài trước khi bú tiếp. Cách nay rất tốt cho các bé thường bị nôn trớ, ọc sữa, trào ngược.

Động tác đạp chân và massage bụng cho bé

Để giải phóng bớt hơi thừa mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, nhẹ ngàng giúp bé đạo chân như đang đạp xe đạp. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp massage vùng bụng giúp gia tăng nhu động trong dạ dày, kích thích ruột đào thải hơi thừa, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Thực hiện bằng cách dùng 3 ngoan tay ấn nhẹ lên vùng bụng, giữ lực ấn và di chuyển ngón tay theo đường tròn cùng chiều với kim đồng hồ, lặp lại nhiều lần động tác này.

Cho bé uống nước

Với những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy kiểm tra lượng nước mỗi ngày của bé. Uống thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến bé bị chướng bụng. Lúc này, mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho bé.

Chườm nóng bụng bé

Mẹ thực hiện bằng cách sử dụng khăn tay ấm, nhúng vào nước nóng và vắt khô. Để cho khăn có độ ấm phù hợp, đảm bảo không làm bỏng da bé. Một khăn gấp gọn, để lên vụng bé, cái còn lại quấn quanh bụng để cố định. Hơi nóng và sức nặng của khăn sẽ giúp đẩy hơi trong bụng bé ra dễ dàng.

Thay đổi dụng cụ cho con bú

Nếu thấy con bị chướng bụng thường xuyên, mẹ nên thay đổi bình bú cho bé. Lựa chọn những sản phẩm có thể hỗ trợ bé giảm lượng hơi thừa khi mút sữa vào.

Chú ý tư thế bú của bé

Khi cho con bú, mẹ nên để đầu bé cao hơn so với dạ dày, sữa sẽ trôi xuống dạ dày, khí thừa nằm ở trên và dễ dàng ợ ra. Bình sữa của bé nên nâng cho hơi dốc để vé không hút phải không khí vào bụng khi bú.

Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Điều trị viêm đại tràng mãn tính tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc

Mẹ Bị Sôi Bụng Có Nên Cho Con Bú? Cách Khắc Phục

Mẹ bị sôi bụng có nên cho con bú?

Mặc dù việc cho con bú khi bị sôi bụng không nguy hiểm nhưng không nên để tình trạng này kéo dài. Vì khi hệ tiêu hóa có vấn đề thì bụng mới có các hiện tượng như thế. Nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ngay cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Làm ảnh hưởng đến chất lượng là liều lượng sữa.

Nguyên nhân gây bụng kêu

Bụng sôi có nhiều nguyên nhân gây nên như:

Ăn nhiều thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như: thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có hàm lượng đường cao.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học, không điều độ như: Ăn quá nhanh, vừa nói vừa ăn, nằm ngay sau khi ăn…

Uống nhiều loại rượu bia, nước ngọt có ga.

Stress, căng thẳng, lo lắng ảnh hưởng tâm lý.

Rối loạn đường ruột như: Hại khuẩn lấn át lợi khuẩn, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trì trệ, gây tình trạng khó tiêu, đau bụng và sôi bụng.

Do các loại bệnh lý: bệnh đại tràng, dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Ăn những thức ăn bị dị ứng.

Sôi bụng chia làm 2 loại phân theo tự nhiên và nhân tạo: Sôi bụng sinh lý và sôi bụng bệnh lý.

Sôi bụng sinh lý

Xảy ra khi đói bụng, không xuất hiện các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, không ảnh hưởng gì về tinh thần và thể sát như chán ăn, mệt mỏi.

Sôi bụng bệnh lý

Thường được xảy ra chung với một số tình trạng bệnh lý cụ thể khác như:

Cách khắc phục tình trạng mẹ bị sôi bụng cho con bú

Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ bị hiện tượng sôi bụng khi cho con bú cần:

Ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và chất để cơ thể nhanh chóng hết triệu chứng này.

Hoạt động hằng ngày phải hợp lý với thể trạng, nên tập các bài dưỡng sinh. giữ tinh thần thoải mái.

Cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cho cơ thể mỗi ngày

Tinh bột: gạo, ngô, khoai và các chế phẩm từ đó.

Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa. Nên cung cấp thêm đạm thực vật bằng các loại đậu, mè.

Chất béo rất quan trọng để cung cấp năng lượng hằng ngày cho cơ thể cũng như điều hòa các loại vitamin.

Rau xanh và trái cây cũng rất quan trọng

Nếu bạn đã áp dụng các chế độ ăn uống trên những vẫn bị sôi bụng thì nên liên hệ với bác sĩ ddeeer biết thêm thông tin cũng như cách chữa trị kịp thời để không nahr hưởng nhiều đến cơ thể mẹ và con.