Chó Phú Quốc Con Bị Tiêu Chảy / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Con Bị Tiêu Chảy

Khám phá thêm tại Fonti:

Nguyên nhân chó con bị tiêu chảy

Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh giúp chúng ta tìm được các xử lý phù hợp nhất. Chứng tiêu chảy ở chó con có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuỳ theo 2 mức độ bệnh.

Tiêu chảy nhẹ

Trong quá trình chăm sóc chó con có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn như việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.

Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như:

Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis)

Các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun (giun đũa, giun tóc, giun móc), Giardia,…

Các bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospita, Salmonella,…

Do các bé chó con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.

Cách xử lý khi chó con bị tiêu chảy

Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, đặc biệt khi chúng bỏ ăn uống, ói mửa thì càng gia tăng sự mất nước. Việc thoát dịch cơ thể, mất chất điện giải cùng các khoáng chất Na, K, Cl sẽ dẫn đến các dấu hiệu khô miệng, da mất đàn hồi, mắt trũng và nghiêm trọng hơn các bé có thể bị trụy mạch và tử vong. Cho nên trước tiên cần nhanh chóng bù nước bằng các biện pháp sau đây:

Trường hợp mất nước nhẹ, không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho uống. Nếu chó không uống được thì cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng / giờ tùy vào tình trạng mất nước.

Còn nếu tiêu chảy đi kèm với ói mửa thì không nên cấp nước bằng đường uống vì sẽ càng kích thích ói nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền bằng một trong các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc đưa bé tới phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ.

Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì?

Nếu chó con bị tiêu chảy thông thường thì có thể sử dụng chế độ ăn uống để điều chỉnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Hoặc bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy.

Lưu ý mua đúng loại Probiotic cho chó, tránh mua loại dành cho người vì lợi khuẩn trong ruột chó khác với người. Bên cạnh đó tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người bởi rất có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Chó con tiêu chảy nên ăn gì?

Chó con vừa bị tiêu chảy nên kiêng cho ăn trong vòng 12 – 24 tiếng để ruột được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Thay vào đó cho bé uống nhiều nước sạch để bù nước. Trong quá trình kiêng ăn nếu cún có biểu hiện suy yếu hay quá mệt mỏi thì có thể cung cấp dung dịch đường Glucose hay mật ong.

Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.

Trong trường hợp cún bị nặng và vừa trải qua quá trình điều trị thì bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn khẩu phần ăn cụ thể để bạn có thể kiểm soát.

Khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chó con không tốt như ở chó trưởng thành, vì vậy chế độ ăn uống của các bé cần có sự tính toán kĩ lưỡng. Nên hình thành thói quen ăn uống hợp lý, tránh tình trạng có hôm ăn quá no có hôm bỏ đói hay đột ngột thay đổi khẩu phần ăn, hạn chế cho các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chế độ ăn uống.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Môi trường sống cũng là nơi tiềm nhiều mầm bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh, vào mùa hè chỗ ở phải luôn rộng rãi, thoáng mát và ấm áp vào mùa đông. Để chắc chắn bạn nên thường xuyên dọn dẹp và khử độc định kỳ 1 – 2 tháng/ lần.

Thường xuyên đưa cún ra ngoài vận động

Để tăng cường khả năng đề kháng ở chó con nên thường xuyên dắt chó ra ngoài đi dạo. Trên thực tế, những bé được bảo bọc quá kỹ thì lại càng yếu đuối và dễ nhiễm bệnh, cho nên việc cho cún tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm vừa giúp các bé dạn người hơn vừa tăng khả năng phòng bệnh. Tuy nhiên trong lúc ra ngoài không để các bé chơi đùa hay ăn vật lạ.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tiêm phòng vacxin ở chó con là việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Care, Parvo, viêm dạ dày,… Cho nên bạn cần đưa bé tới các phòng khám thú y để được tư vấn và tiêm các mũi cần thiết. Bên cạnh đó, chó con dưới 1 tuổi cần được tẩy giun từ 2 – 3 tháng 1 lần, khi được hơn 1 tuổi cần duy trì nửa năm một lần.

Bảng Tiêu Chuẩn Chó Phú Quốc Theo Tiêu Chuẩn Vka

Nguồn gốc: Đảo Phú Quốc, Việt Nam.

Ngày thông qua bản tiêu chuẩn gốc có hiệu lực: 20.09.2009

Công dụng: Làm chó săn kết hợp giữa tốc độ và khứu giác.

Phân loại:

Nhóm 5: Những giống chó cổ xưa và chó Spitz.

Phân nhóm 8: Các giống chó săn nguyên thủy có dải lông mọc ngược trên lưng.

Không sử dụng làm chó nghiệp vụ

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ

Chó Phú Quốc là một giống cảnh khuyển nguyên thủy. Chúng được nuôi từ rất lâu trên đảo Phú Quốc, thuộc vùng biển của tỉnh Kiên Giang, Việt Nam để hỗ trợ con người đi săn và canh gác. Do có vị trí địa lý biệt lập với đất liền nên giống chó này không bị lai tạp với các giống khác.

Một số cá thể Phú Quốc đã được người Pháp mang về châu Âu để giới thiệu từ cuối thế kỷ 19. Trong đó, có hai bé cún Phú Quốc là Xoài (con đực) và Chuối (con cái), sinh năm 1892. Hai bé cún đó thuộc sở hữu của một người Pháp tên là Gaston Helouin sống tại Helfaut, Pas-de-Calais, miền bắc nước Pháp.

Đây là giống cảnh khuyển duy nhất có dải lông mọc ngược và là một trong 316 giống đầu tiên có bản tiêu chuẩn được ghi nhận trong cuốn sách “Les races de chiens” của bá tước Henri de Bylandt, xuất bản năm 1897.

Ngoài ra, còn có 3 cá thể khác đã được nuôi dưỡng tại Vườn thực vật Paris (Pháp). Chúng đã được nhà động vật học Emile Oustalet nghiên cứu và nhìn nhận như là tổ tiên của giống chó Dingo tại Châu Úc.

Trong nỗ lực duy trì cùng bảo tồn giống quốc khuyển này, Hiệp Hội Những Người Nuôi Chó Giống Việt Nam (Vietnam Kennel Association – VKA) đã tái lập và thông qua bản tiêu chuẩn giống chó Phú Quốc dựa trên bản tiêu chuẩn cổ của Bá tước Henri de Bylandt.

NGOẠI HÌNH CHUNG

Cảnh khuyển Phú Quốc có hình dáng tổng thể của loài chó săn mồi nhưng phần đầu và thân mình nặng hơn. Giống cảnh khuyển này thuộc loài có kích thước trung bình với khung xương nằm trong một hình vuông. Cơ thể chó Phú Quốc gọn gàng nhưng rất rắn chắc, các cơ bắp nở nang.

Con đực: Chiều cao tính đến vai từ 50 đến 55cm.

Con cái: Chiều cao tính đến vai từ 48 đến 52cm

Chênh lệch cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn 2cm có thể được chấp nhận.

TRỌNG LƯỢNG

Theo tiêu chuẩn của VKA, những bé cún có cân nặng:

Với con đực: 15-20kg.

Với con cái: 12-18kg.

Cún cần phải có chiều cao và cân nặng tương xứng với nhau.

PHẦN ĐẦU

Đầu: Thon, dài vừa phải và cân đối.

Hộp sọ: Hơi cong khi nhìn ngang, bằng phẳng khi nhìn từ trên xuống.

Trán: Có những nếp nhăn dọc theo đầu khi đang chú ý.

Điểm tiếp giáp giữa sống mũi và trán: Hơi cong nhẹ.

Mũi: Mũi có màu đen, phần sống mũi: Thẳng.

Mõm: Hình chữ V, gốc mõm khá rộng. Sống mõm thuôn đều và hơi tròn. Mõm dài bằng nửa chiều dài toàn đầu.

Môi: Gọn gàng, khép chặt và có màu đen.

Lưỡi: Có đốm màu đen. Những chú cún sở hữu chiếc lưỡi đen hoàn toàn được ưa chuộng hơn.

Hàm: Hàm trên và hàm dưới chắc khoẻ. Xương hàm tương đối thẳng và dài.

Răng: Đầy đủ, rất phát triển và chắc khoẻ. Các răng cửa cắn khít vào nhau tạo hình cắt kéo.

Mắt: Có kích thước trung bình, hình hạnh nhân. Mắt của chó Phú Quốc có màu đen tới màu nâu tối. Những bé cún có màu mắt vàng hổ phách có thể được chấp nhận. Mi mắt và viền mắt của chúng phải có màu đen. Mắt không quá sâu hoặc quá lồi, không được nằm thấp và xệ quá.

Tai: Nằm hai bên hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò và hướng về phía trước. Tai của cảnh khuyển Phú Quốc to vừa phải, cân đối, không nhọn lắm, phía trong tai ít lông.

Cổ: Dài và mềm mại, linh hoạt, khoẻ, nở rộng về phía vai giữ cho đầu ngẩng cao, hướng chếch lên so với xương sống. Da ở phía dưới cổ căng, không có diềm cổ.

Giọng sủa: Chói tai.

THÂN MÌNH

Lưng: Thẳng và chắc khoẻ.

Hông: Chắc khoẻ, rất phát triển. Nhìn phần hông của chó Phú Quốc khá nở nang, rắn chắc và thon thả.

Mông: Không dốc lắm.

Ngực: Ngực sâu nhưng không quá rộng, hình dáng lồng ngực không phẳng nhưng cũng không tròn. Những chú cún trưởng thành có ngực sâu đến khuỷu chân trước. Xương sườn của chó Phú Quốc khỏe, các xương xếp sát vào nhau.

Bụng: Rất thon.

Đuôi: Ngắn, cong hình cánh cung, rất linh hoạt. Độ dài của đuôi không chạm tới kheo chân sau. Đuôi thẳng tự nhiên tiếp theo phần cuối của xương sống. Khi dựng lên thì chóp đuôi không cong tới sống lưng. Gốc đuôi tròn dày và thon dần về phía đầu của đuôi.

Lông của chó Phú Quốc ngắn, cứng, ôm sát vào thân mình. Chiều dài lông ngắn hơn 2cm. Bờm lưng là một dải lông mọc ngược dọc theo sống lưng. Màu của phần xoáy sậm hơn và nhìn nổi rõ trên lưng .

Bờm lưng của giống quốc khuyển này có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phải đối xứng qua xương sống và không vượt quá độ rộng của lưng. Chiều dài bờm lưng lớn hơn 1/2 chiều dài của lưng. Trên bờm lưng có các xoáy tròn nằm ở phía đầu của dải lông mọc ngược. Các xoáy tròn nằm ở các vùng khác trên bờm lưng vẫn được chấp nhận nếu đối xứng.

Màu lông: Màu lông chó Phú quốc bao gồm: Màu đen, màu vàng bao gồm các khoảng màu từ đỏ đến vàng, màu vện với các sọc đen trên nền màu vàng.

CHÂN

HAI CHÂN TRƯỚC

Chân trước: Hai chân của chó Phú Quốc thẳng tắp và song song với nhau khi nhìn từ phía trước cũng như phía bên. Khoảng cách hai chân vừa phải. Khuỷu chân nằm sát thân mình, không hướng vào trong cũng như ra ngoài.

Vai: Nổi rõ và xiên.

Cổ chân: Thẳng khi nhìn từ phía trước, nghiêng không đáng kể khi nhìn từ phía bên.

Bàn chân: Khá dài, hình bầu dục, có đệm chân dày.

Ngón chân: Chụm và khít và nhô cao.

Móng chân: Móng chân của giống cảnh khuyển này thường là màu đen. Với những chú cún có bộ lông vàng, móng chân có thể có màu nâu – phù hợp với màu lông.

Bắp đùi: Rất nở nang, cơ bắp và săn chắc.

Khuỷu chân sau: Chắc khoẻ, góc gấp khúc vừa phải.

Cổ chân sau: Thẳng và song song khi nhìn từ phía sau.

Bàn chân sau: Dài vừa phải, hình bầu dục, có đệm chân dày.

Ngón chân sau: Chụm khít và nhô cao. những chú cún có móng đeo cần cắt bỏ.

Móng chân: Giống với phần móng chân trước, giống chó Phú Quốc sở hữu bộ móng màu đen. Với những chú cún màu vàng, móng chân có thể có màu nâu.

CHUYỂN ĐỘNG

Cảnh khuyển Phú Quốc sở hữu những bước chạy nhẹ nhàng, khoan thai nhưng vững chắc. Với tốc độ trung bình, các bàn chân tạo thành hai đường thẳng song song trên mặt đất, các chân không đá vào trong cũng như ra ngoài.

Khi nhìn từ phía trước, hai chân trước và sau di chuyển lên xuống trên một đường thẳng. Vậy nên, khuỷu chân trước và khớp nối cổ chân phối hợp với nhau gần như trên một đường thẳng.

Khi nhìn từ phía sau, khuỷu chân sau và khớp háng cũng phối hợp với nhau trên một đường thẳng. Cách chạy giúp sải chân của Phú Quốc trông dài, khoan thai nhưng mạnh mẽ hơn.

Sự vận động một cách toàn diện của cún phải nhịp nhàng và cân bằng. Khi chạy nước kiệu, đầu Phú Quốc phải luôn ngẩng cao, đuôi cũng vểnh cao trên lưng.

Chiều cao tới vai : Chiều dài cơ thể = 1: 1

Chiều dài toàn đầu : Chiều dài mõm = 2: 1

TÍNH CÁCH VÀ KHÍ CHẤT

Cảnh khuyển đến từ đảo Phú Quốc thuộc giống chó săn nên rất cảnh giác, thể lực tốt, rất linh hoạt và bền bỉ khi đi săn.

Chúng sở hữu một tốc độ khá kinh ngạc. Giống cảnh khuyển này có khả năng thay đổi tốc độ và hướng chạy một cách đột ngột, đặc biệt trong những khoảng không gian ngắn, chật hẹp.

Một điểm cộng nữa của cảnh khuyển Phú Quốc là chúng không hề sợ độ cao. Giống thú cảnh lông xoáy này có thể leo trèo, nhảy cao rất tốt, bơi lội giỏi.

Anh bạn Phú Quốc với bản tính thân thiện, nghe lời, cảnh giác rất thích hợp nuôi để trở thành chó trông nhà và là những người bạn thân thiết trong gia đình.

Cún quá dữ tợn hoặc quá nhút nhát.

Cảnh khuyển Phú Quốc không có dải lông mọc ngược.

Cún bị bệnh u nang biểu bì (Dermoid Sinus Cyst – DSC).

Thiếu các răng tiền hàm PM 1-2-3.

Mũi và môi không phải màu đen.

Phần mắt: Mi mắt không có màu đen, chảy xệ. Viền mắt trở ra trắng. Màu mắt nhạt (vàng, xanh…), hai mắt màu khác màu nhau.

Những chú cún có các đặc điểm bất thường về hình thể và thần kinh.

Chú ý: Con đực phải có đầy đủ hai tinh hoàn nằm trong bìu dái.

Bảng giá huấn luyện chó mới cập nhật năm 2019

Hotline: 0981 04 06 07 – 0965 89 82 85 – 09188 000 48

Bảng giá huấn luyện chó tại Trung Tâm Trung Đức cam kết với quý khách hàng về chất lượng, uy tín làm nên thương hiệu ” Huấn luyện chó Trung Đức “

Lưu ý: Bảng giá trên là bảng giá niêm yết năm 2019 tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi thú cưng của ban.

Các thông tin hữu ích khi các bậc phụ huynh gửi chó tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Trung Đức

– Các thú cưng của bạn sẽ được về thăm chủ 1 tháng/1laanf do xe chuyên dụng đưa đón thú cứng.

– Chó cưng của ban trên 5 tháng tuổi là thời gian huấn luyện tốt nhất.

– Chó trên 4 tuổi thời gian huấn luyện sẽ lâu hơn tùy theo bản tính mỗi anh/chị chó cưng.

– Chi phí được chia nhỏ đóng theo hàng tháng.

– Mỗi dịp lễ tết trung tâm huấn luyện chó Trung Đức nhận hàng trăm thú cưng để chăm sóc mỗi ngày.

Những thông tin chủ nhân của thú cưng cần biết khi sử dụng dịch vụ huấn luyện chó

– Ai là người đưa đón chó ? Qúy khách chỉ cần cung cấp địa chỉ và số điện thoại nhân viên của chúng tôi sẽ đưa đón những thú cưng của bạn đến tận nơi về tận chốn.

Chắc quý vị cũng hình dung ra là chất lượng dịch vụ khác nhau nó quyết định đến giá huấn luyện và chăm sóc chó.

Tại trung tâm huấn luyện chó Trung Đức, các chú chó có khẩu phần ăn thực sự rất ngon và phù hợp với từng khẩu vị từng chú chó. Các thực phẩm được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được đội ngũ y bác sỹ thú y kiểm duyệt qua trước khi đến với những chú chó thân yêu.

Vệ sinh và kiểm tra sức khỏe hẵng ngày để đảm bảo sức khỏe cho những chú chó.

Các kỹ năng huấn luyện chó được các bậc thầy về huấn luyện chó nghiệp vụ huấn luyện tận tình nhất.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN – Bảng tiêu chuẩn chó Phú Quốc theo tiêu chuẩn VKA :

Đặc biệt huấn luyện chó nghiệp vụ hổ trợ trong việc phòng chống tội phạm, đánh hơi tìm kiếm đồ vật. Ngoài ra Trường Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức TpHCM còn nhận huấn luyện chó theo nhu cầu riêng của mỗi khách hàng. Chó ra trường được bàn giao cho chủ cẩn thận, có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp qua trường huấn luyện đào tạo chó chính quy. Trung tâm đảm bảo thực hiện đúng cam kết ghi rỏ trên hợp đồng

– Huấn luyện chó biết nghe lời và biết phục tùng

– Huấn luyện chó bảo vệ chủ, bảo vệ tài sản, bảo vệ mục tiêu

– Huấn luyện chó biết đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi quy định

– Huấn luyện chó biết phản biện người lạ và tấn công tội phạm khi cần thiết

– Huấn luyện chó không ăn thức ăn của người lạ và không ăn thuốc(ăn bả)

– Huấn luyện chó biết đánh hơi, tìm đồ vật bị thất lạc và mang về

– Huấn luyện chó biết đi cạnh chủ khi đi chơi, đi dạo ngoài phố.

– Huấn luyện chó biết làm trò vui, làm xiếc như: nằm, ngồi, bò, chào, bắt tay, kêu sủa, lăn, đi hai chân, ngồi xe máy, cắn v.v…

Các lĩnh vực hoạt động chính của Trường Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức:

Nhận huấn luyện chó theo yêu cầu của cá nhân, gia đình, công ty, xí nghiệp, bảo vệ vườn rẩy.

Bán chó nghiệp vụ bảo vệ đã được huấn luyện đầy đủ đã qua kiểm chứng và đạt được thành quả cao

Bán chó Becgie con 2 tháng, Rottweiler 2 tháng đã chích ngừa đầy đủ. Chó giống tại trường sinh sản thuần chủng có giấy chứng nhận.

Nhận nuôi dưỡng chăm sóc chó dịp lể tết và các ngày nghỉ khi quý

Liên kết mạng xã hội:

Tư Vấn: Vì Sao Chó Con Lại Bị Tiêu Chảy?

Bạn vừa có một thành viên mới trong gia đình – một chú chó con. Bạn bắt đầu tập quen chúng với môi trường sinh hoạt mới và mọi thứ đang rất tốt đẹp, chúng ăn uống được, vui chơi, nghịch ngợm và ngủ nhiều. Tuy nhiên, bỗng một hôm bạn thấy chú cún của bạn bị tiêu chảy. Vậy bạn nên làm gì?

Bệnh tiêu chảy khá phố biến ở chó con, có thể xảy ra từ một đến hai đợt nhẹ, nhưng nếu không phát hiện sớm, rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Một vài lí do khiến chó con bị tiêu chảy:

Stress: Việc thay đổi môi trường sống khi chó còn quá nhỏ có thể khiến chúng bị căng thẳng. Chính vì vậy, chó con sẽ bị một số phản ứng nhẹ ở đường ruột gây tiêu chảy. Để giảm căng thẳng cho chó con, hãy tập dần cho bé thích nghi ở môi trường mới, giới hạn số lượng người tiếp xúc với bé tránh làm bé bị cô lập. Hãy cho bé có nhiều thời gian để ngủ cũng như lập thời gian biểu rõ ràng trong ngày tạo thói quen về thời gian (ăn, chơi, nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn).

Thay đổi chế độ ăn: Hãy nhớ rằng chú cún của bạn vừa mới tách bầy và dứt sữa mẹ, điều này khiến chúng có cảm giác chán nản tạm thời. Chú ý chế độ ăn uống, thay đổi thức ăn từ từ trong 7-10 ngày và tăng dần tỉ lệ thức ăn theo thời gian để cún nhà bạn quen dần.

Thích thử mọi thứ: Tất cả những chú chó con đều rất tò mò và có xu hướng khám phá những món đồ mới bằng cách ngậm, cắn hoặc nuốt. Việc tắt nghẽn đường ruột gây tiêu chảy có thể do một số vật mà chó con nuốt phải gây nên như: rác, đồ chơi, côn trùng…

Phơi nhiễm ký sinh trùng: Rất có thể trong quá trình bú sữa mẹ, chó con đã bị nhiễm một số ký sinh trùng đường ruột. Nếu bạn nghi ngờ bé nhà bạn ở trường hợp này, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để điều trị ngay.

Do lây truyền: Tiêu chảy là những dấu hiệu phổ biến của những căn bệnh truyền nhiễm ở chó con. Điều quan trọng, một số biến chứng của bệnh tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được chữa trị kịp thời, rất có thể chó con sẽ bị sốt cao, đau bụng, khó chịu và dẫn đến hôn mê.

Bên cạnh đó, tiêu chảy còn là một trong những dấu hiệu của chó mắc bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột, .

Giảm căn thẳng và tập quen chế độ ăn mới dần dần là những cách ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở chó con, ngoài ra, hãy luôn giám sát chó của bạn để chúng tránh xa những vật dụng nhỏ mà chúng có thể nuốt để tránh gây nguy hiểm đến đường ruột.

Vì có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nên hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay khi bạn phát hiện. Sau khi cún nhà bạn hết tiêu chảy, hãy đưa chúng đến khám một lần nữa để thật sự chắc chắn hệ tiêu hóa của chúng đã thật sự khỏe mạnh.

Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hệ miễn dịch. Chọn đúng loại thức ăn cho chó phù hợp sẽ tránh được bệnh tật và mang lại sức khỏe dài lâu cho thú cưng.

Chó Bị Tiêu Chảy Có Được Uống Sữa Không? Cách Giải Quyết Khi Chó Bị Tiêu Chảy

Trước khi tìm hiểu xem có nên cho chó bị tiêu chảy có nên uống sữa không thì các “sen” cũng nên biết sữa có tốt cho chó hay không. Mình khuyên các bạn không nên cho chó dùng các loại sữa mà chúng ta đang dùng đâu ạ!!

Trong khi đó, cơ thể của chó không thể chuyển hoá được các lactose này. Vì vậy mà khi cho chó uống sữa bò, các lactose này sẽ tích tụ trong đại tràng và khiến “boss” có thể bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Chính vì vậy mà bạn nên chọn những loại sữa không đường hoặc sữa công thức dành cho chó. Những loại sữa này ít lactose hơn nên sẽ có lợi cho hệ tiêu hoá của cún.

Chó bị tiêu chảy có nên uống sữa

Rõ ràng là cho chó uống sữa là 1 trong những tác nhân gây tiêu chảy cho các bé. Vậy khi chó bị tiêu chảy thì bạn cũng không nên cho chúng uống sữa tươi. Điều này sẽ làm các bạn cún đau bụng và tình trạng bệnh nặng thêm.

Đối với sữa tươi, sữa bò thì như vậy. Nhưng kể cả sữa công thức thì bạn cũng không nên cho chó đang bị tiêu chảy uống. Các loại sữa dạng lỏng khiến dạ dày “boss” bị kích thích, làm cho bệnh tiêu chảy lâu khỏi hơn.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó

Ngoài việc tránh để “boss” uống sữa khi đang bị tiêu chảy, thì 1 vài cách sau có thể làm tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh hơn:

Tạm thời không cho chó ăn trong 48h

Chó bị tiêu chảy thường mất khá nhiều nước. Vì vậy nên cho chó uống thêm nước và điện giải trong giai đoạn này.

Sau khi hết thời gian bỏ ăn, bạn chỉ nên cho chó ăn nhạt. Không nên cho ăn thịt đỏ, các loại thịt nhiều chất béo.

Nên cho ăn nhiều bữa nhỏ. Các bữa nhỏ sẽ ít gây kích thích đường ruột hơn.

Khi cơn tiêu chảy đã thuyên giảm, bạn có thể cho “boss” ăn như bình thường. Nhưng không nên áp dụng ngay chế độ ăn bình thường cho chó mà cần phải từ từ.

Bổ sung thêm vitamin A, B, C, D… cho chó.

Không được cho chó uống thuốc trị tiêu chảy của người. Ngay cả những loại thuốc cho chó cũng không được cho chó uống nếu không có chỉ định của bác sỹ.

Nếu có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa các bé đến cơ sở thú y để kiểm tra.

Link facebook:https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22