Chó Phối Cận Huyết / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Giao Phối Cận Huyết Ở Chó Là Gì? Có Nên Giao Phối Cận Huyết Cho Chó Không?

Giao phối cận huyết ở chó là gì?

In-breed nói theo kiểu di truyền học thì sẽ rất dài dòng. Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này. Giao phối cận huyết ở chó là hiện tượng các chó có cùng huyết thống được giao phối với nhau.

Ví dụ như sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi. Giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại. Hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau.

Thực chất của giao phối cận huyết chỉ đơn giản là việc hy vọng có thể nhân giống ra 1 con hay vài con trong bầy giống cha hay mẹ nó. Chú chó cảnh mà mình thấy quá đẹp, thật sự yêu thích. Hay là cần truyền sự di truyền của nó qua con nó. Nhằm giữ sự di truyền tốt của nó cho những thế hệ kế tiếp.

Hình thức giao phối cận huyết ở chó

1. Giao phối chó cận huyết ngoài tự nhiên

Những con chó sống ngoài thiên nhiên hay các chú chó cùng loài như chó sói thường không có một sự chứng minh cụ thể về sức khỏe. Thông thường, những con mạnh khỏe mới có cơ hội truyền giống, giao phối. Chính vì vậy, chỉ có những con khoẻ mạnh mới duy trì được nòi giống và hầu hết những con đồng huyết thống có nguy cơ bị bệnh cao, sức khoẻ kém.

2. Giao phối chó cận huyết do con người nuôi

Chó do con người nuôi, không hề qua sự đào thải khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ nhân giống theo sự lựa chọn và ý thích của con người. Vì vậy, người nhân giống không nên phủ nhận những nguy hiểm của việc phối giống cận huyết. Khi nhân giống cho dù đồng huyết hay không, cũng nên quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của chó con và tâm lý của chó khi nhân giống.

Đừng chỉ chạy theo ý thích của bản thân mà bỏ qua những tiếng nói của khoa học và quy luật của thiên nhiên.

Tác hại của việc giao phối cận huyết ở cho

Phối giống cận huyết như một sự cầu may để nhân giống/ nhân bản 1 con chó bằng phương pháp tự nhiên. Nhân giống cận huyết cho 2 nguồn gen tương đồng gặp nhau. Vì vậy hiện tượng double gen (tái tổ hợp) rất dễ xảy ra. Nhưng chưa chắc sẽ xảy ra. Người ta hy vọng 2 nguồn gen tốt sẽ gặp nhau để cho ra con chó như ý muốn.

Tuy nhiên, 2 nguồn gen xấu cũng rất có thể gặp nhau và tạo ra những chú chó con sức khoẻ kém, dị tật và thần kinh không ổn định. Và tất nhiên, hên thì ít, xui sẽ nhiều hơn. Nếu bạn là người yêu thương động vật, lời khuyên của chúng tôi là hãy tìm hiểu và suy nghĩ thật kĩ khi nghĩ đến việc phối giống cận huyết cho chó.

Chưa kể, người phối giống chó cận huyết phải là những người có kinh nghiệm. Họ phải hiểu rõ gia phả ít nhất 3 đời xem có những bệnh gì? Những gen trội thường có trong cái giống đó là gì? Để biết rủi ro và thành công của mình sẽ cao bao nhiêu.

Chi phí cho việc giao phối cận huyết ở chó rất tốn kém. Chưa kể cách phối giống chó giữa các giống loài là hoàn toàn khác nhau. Vừa ảnh hưởng về kinh tế. Vừa làm mất nhiều thời gian của người nhân giống. Vì không phải chỉ tiến hành giao phối một lần mà thành công. Nếu việc thụ thai thành công thì còn cả một quá trình chọn lọc sau này.

Vậy thì bạn nghĩ xem, có nên giao phối cận huyết không?

Phối giống chó đã là một quá trình cẩn thận và khó khăn, cần thời gian cũng như đảm bảo sức khỏe toàn diện cho chó trước và sau khi phối giống. Tốt nhất, trước khi tiến hành phối giống chó bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú y. Sau cùng, sức khoẻ của chó rất quan trọng.

Cũng có những chủ nuôi không muốn các bé cưng của mình chịu nhiều tâm lý khi phải phối giống hay đến thời kì động dục. Họ thường triệt sản chó mèo, đó cũng là một cách bảo vệ thú cưng của chủ nuôi.

Hi vọng những kinh nghiệm giao phối cận huyết ở chó trên sẽ giúp đỡ bạn trong những lần đầu bước chân vào nhân giống.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Giao Phối Cận Huyết Ở Gia Súc

Trong tự nhiên cuộc sống hoang dã của động vật và thực vật, mọi cá thể có khả năng ( xác suất) gặp nhau và kết hợp với nhau trong sinh sản. Điều này dẫn đến các cá thể rất gần gũi nhau: ông bà cháu chắt, cha mẹ con cháu, bà con họ hàng thân thuộc ghép đôi với nhau. Hiện tượng các cá thể thân thuộc giao phối với nhau trong sinh sản như vậy gọi là giao phối cận thân hay cận huyết.

Trong giao phối cận huyết, các cá thể bị cận huyết sẽ phải có tổ tiên chung, từ đó chúng sẽ nhận được các alen giống nhau để tạo nên các locus đồng hợp. Mỗi cá thể đồng huyết có ítnhất 1 tổ tiên chung và nếu có càng nhiều tổ tiên chung thì khả năng đồng huyết tăng lên.

Tính đồng hợp tăng nhanh có thể dẫn đến trường hợp xuất hiện những nhóm cá thể hay dòng đồng hợp hoàn toàn (ở những sinh vật tự phối). Trong giới động vật những trường hợp như vậy rất hiếm, trong gia súc thì hầu như không thể có.

Qua mỗi thế hệ, tỷ lệ các cá thể dị hợp giảm đi 50% và cá cá thể cái tăng lên bằng mức giảm của dị hợp. Trên đà như vậy, các sinh vật tự phối đến một thế hệ nào đó tỷ lệ các cá thể dị hợp sẽ tiến tới bằng không và các cá thể đồng hợp sẽ tiến tới 100%.

Nếu cho giao phối giữa các anh chị em ruột với nhau thì sau 10 thế hệ sẽ cho ra một quần thể có 91.3% tổng các locus ở trạng thái đồng hợp thể. Ở gia súc nếu giao phối giữa các anh chị em với nhau thì cần tới 18 thế hệ mới có thể đạt được như mức trên của thực vật. S. Wright cho rằng: giao phối giữa anh chị em cùng bố khác mẹ với nhau thì sau 10 thế hệ tỷ lệ các cá thể dị hợp còn lại là 15%, trong khi giao phối giữa chị em ruột với nhau thì tỷ lệ này còn khoảng 5%. Ở cây tự phối, chỉ cần 6 thế hệ đã có gần 100% các cá thể ở dạng đồng hợp thể. Mức độ tăng tính đồng hợp, giảm tính dị hợp phụ thuộc vào việc ghép đôi trong sinh sản.

Tác Hại Của Phối Giống Cận Huyết

Ví dụ như sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi, giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại, hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau. Cơ chế của sự cận huyết là các gen lặn (thường là những gen suy thoái ), chúng chỉ biểu hiện ra ngoài và thể hiện tác dụng tiêu cực khi chúng là đồng hợp tử. Khi giao phối cận huyết khả năng chúng gặp nhau là rất lớn, do hệ số đồng huyết rất cao (bố mẹ với con, anh chị em ruột với nhau: 25%; anh em họ với nhau, chú bác với cháu: 12,5%…).

Tác hại của phối giống cận huyết: Trong chăn nuôi, phối giống cận huyết ngoài ứng dụng để thuần chủng đàn giống, cố định một tính trạng, phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt, phát hiện và thải loại các gen lặn có hại… thì tác hại của giao phối cận huyết thường là rất lớn nhất là đàn vật nuôi cao sản như đàn bò sữa.

T ác hại được thể hiện ở các tính trạng sinh sản, sinh trưởng phát triển và tính trạng kinh tế như: Giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh của bê con; giảm tốc độ sinh trưởng; gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống; giảm tác dụng tiến bộ di truyền của đực giống (mục đích của truyền giống nhân tạo); giảm sức sản xuất. Các tác hại này không riêng rẽ mà chúng cộng hưởng thì hậu quả kinh tế không thể lường mà cần thời gian dài, tốn kém mới khắc phục được.

Nguyên nhân gây ra đồng huyết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng huyết đàn vật nuôi như:

– Khó nhận biết hậu quả do lâu mới xuất hiện và hậu quả thường ẩn sau các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng. Lâu nay, nhiều nghiên cứu và chương trình tập trung giải quyết khả năng sinh sản và sức sản xuất kém thường chỉ nhắm vào các yếu tố sản khoa, yếu tố dinh dưỡng mà không chú ý đến yếu tố gián tiếp nhưng mang tính nguồn gốc đó là đồng huyết.

– Quần thể nhỏ, địa bàn phân bố của quần thể hẹp, bị cách biệt với quần thể xung quanh.

– Truyền giống nhân tạo thường giữ một số ít bò đực giống cao sản, do đó đời sau của các con đực này thường dễ cận huyết với nhau, nhất là khi quản lý giống không tốt.

– Do nhu cầu của công tác giống như tạo dòng thuần nhất, cố định các tính trạng tốt tạo điều kiện nâng cao ưu thế lai.

– Không rõ tổ tiên của bố mẹ của con bò cái và con đực giống, do không ghi chép lý lịch của bò cái nên khi phối bị nhầm lẫn. Đây thường là nhược điểm chủ yếu của cán bộ phối giống nhân tạo của ta hiện nay.

– Chất lượng con giống tạo ra do phối giống nhân tạo không gắn với tổ chức hoặc cá nhân tuyển chọn, nuôi đực giống để sản xuất tinh đông lạnh.

– Thiếu sự đa dạng, cạnh tranh trong sản xuất tinh đông lạnh để người chăn nuôi có cơ hội chọn lựa từ đó bắt buộc nhà sản xuất giống phải quản lý giống thì mới có thể tồn tại được.

– Người chăn nuôi chưa am hiểu tường tận tác hại của phối giống cận huyết vì tác hại này khó nhận biết và ẩn khuất sau các yếu tố sinh sản và chăm sóc nuôi dưỡng.

Phương pháp phòng tránh: Từ trước đến nay, chúng ta luân chuyển đực giống để phòng tránh đồng huyết. Đây chỉ là giải pháp tình thế, khi phẩm giống với tính trạng kinh tế chưa cao hoặc chưa thể sử dụng được phương pháp khác. Đã đến lúc, Việt Nam phải bỏ dần phương pháp này và có giải pháp tiên tiến hơn. Lâu nay, chúng ta đã có ý định hình thành bộ máy quản lý giống vật nuôi từ trung ương đến địa phương, nhưng không thành vì phải nuôi thêm một bộ máy mới. Từ kinh nghiệm của một số nước và nguyên nhân nêu trên, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, không tốn kém thêm chi phí:

– Đưa nội dung này vào trong các lớp tập huấn (thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi, khuyến nông…) để cảnh báo cho người chăn nuôi biết được tác hại của phối giống cận huyết. Từ đó, người chăn nuôi tự quản lý giống đàn vật nuôi của mình.

– Giao trách nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh phải làm công tác giống (lập lý lịch bò cái, bê cái, ghi chép, tư vấn cho người chăn nuôi…) gắn với kiểm tra chất lượng đực giống và sản phẩm tinh cọng rạ. Đương nhiên là dưới sự quản lý nhà nước trung ương và địa phương.

– Khuyến khích các thành phần kinh tế nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh để đa dạng nguồn tinh từ nhiều đực giống khác nhau. Tạo ra sự thi đua và cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm thông qua tính tiến bộ chất lượng giống do người chăn nuôi lựa chọn.

Phối Giống Chó Cận Huyết Hại Hơn Lợi

Ngày nay rất nhiều chủ nuôi muốn phối giống chó cận huyết với hy vọng sẽ có được ít nhất 1 con giống ba hoặc mẹ của nó. Tuy nhiên, phối giống chó cận huyết hại hơn lợi, bởi không phải lúc nào cũng thành công và đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe của cún.

 Thế nào là phối giống chó cận huyết?

Phối giống chó cận huyết có thể hiểu đơn giản là: Giao phối chó cận huyết là hiện tượng các chó có cùng huyết thống được giao phối với nhau. Ví dụ như việc lấy giống chó trong cùng dòng họ vật nuôi. Giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại. Hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau.

 Phối giống chó cận huyết ngoài tự nhiên

 Những con chó sống ngoài thiên nhiên hay các chú chó cùng loài như chó sói thường không có một sự chứng minh cụ thể về sức khỏe. Thông thường, những con mạnh khỏe mới có cơ hội truyền giống, giao phối. Chính vì vậy, chỉ có những con khoẻ mạnh mới duy trì được nòi giống và hầu hết những con đồng huyết thống có nguy cơ bị bệnh cao, sức khoẻ kém.

 Phối giống chó cận huyết do con người nuôi

Chó do con người nuôi, không hề qua sự đào thải khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ nhân giống theo sự lựa chọn và ý thích của con người. Vì vậy, người nhân giống không nên phủ nhận những nguy hiểm của việc phối giống cận huyết. Khi nhân giống cho dù đồng huyết hay không, cũng nên quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của chó con và tâm lý của chó khi nhân giống.

 Đừng chỉ chạy theo ý thích của bản thân mà bỏ qua những tiếng nói của khoa học và quy luật của thiên nhiên.

 Phối giống chó cận huyết hại nhiều hơn lợi

 Phối giống cận huyết như một sự cầu may để nhân giống/nhân bản 1 con chó bằng phương pháp tự nhiên. Nhân giống cận huyết cho 2 nguồn gen tương đồng gặp nhau. Vì vậy hiện tượng double gen (tái tổ hợp) rất dễ xảy ra. Nhưng chưa chắc sẽ xảy ra. Người ta hy vọng 2 nguồn gen tốt sẽ gặp nhau để cho ra con chó như ý muốn.

 Tuy nhiên, 2 nguồn gen xấu cũng rất có thể gặp nhau và tạo ra những chú chó con sức khoẻ kém, dị tật và thần kinh không ổn định. Và tất nhiên, hên thì ít, xui sẽ nhiều hơn. Nếu bạn là người yêu thương động vật, lời khuyên của chúng tôi là hãy tìm hiểu và suy nghĩ thật kĩ khi nghĩ đến việc phối cận huyết cho chó.

 Chưa kể, người phối giống chó cận huyết phải là những người có kinh nghiệm. Họ phải hiểu rõ gia phả ít nhất 3 đời xem có những bệnh gì? Những gen trội thường có trong cái giống đó là gì? Để biết rủi ro và thành công của mình sẽ cao bao nhiêu.

 Chi phí cho việc phối giống cận huyết ở chó rất tốn kém. Chưa kể cách phối giống chó giữa các giống loài là hoàn toàn khác nhau. Vừa ảnh hưởng về kinh tế. Vừa làm mất nhiều thời gian của người nhân giống. Vì không phải chỉ tiến hành giao phối một lần mà thành công. Nếu việc thụ thai thành công thì còn cả một quá trình chọn lọc sau này.

 Vậy thì bạn nghĩ xem, có nên phối giống chó cận huyết hay không?

 Phối giống chó đã là một quá trình cẩn thận và khó khăn, cần thời gian cũng như đảm bảo sức khỏe toàn diện cho chó trước và sau khi phối giống. Tốt nhất, trước khi tiến hành phối giống chó bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú y. Sau cùng, sức khoẻ của chó rất quan trọng.

 Cũng có những chủ nuôi không muốn các bé cưng của mình chịu nhiều tâm lý khi phải phối giống hay đến thời kì động dục. Họ thường triệt sản chó mèo, đó cũng là một cách bảo vệ thú cưng của chủ nuôi.

Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com

Hạnh Nguyễn

Chó Rottweiler – Cận Vệ Trung Thành Và Dũng Mãnh

Chó Rottweiler – Một trong những Chiến binh dũng mãnh và trung thành tuyệt đối.

Hiện nay, việc chơi thú cảnh trở thành niềm đam mê của nhiều người. Bên cạnh những giống chó đặc trưng về ngoại hình đẹp như chó Alaska, chó husky hay chó Golden… thì có một số giống chó lại mang nét đặc trưng về tính cách. Nếu bạn là một người mạnh mẽ và thích sự năng động, táo bạo, thì đừng bỏ qua giống chó Rottweiler mà tôi sắp giới thiệu sau đây.

Chó Rottweiler có nguồn gốc từ đâu

Rottweiler được biết đến là đứa con của một thị trấn nhỏ tại nước Đức xinh đẹp – thành phố Rottweil bang Wurttemberg. Chó Rốt vốn dĩ thuộc dòng họ chó ngao Ý, nhưng được Stuttgart lai tạo thành công vào năm 1800.  Khi được nhiều người biết đến với ngoại hình vẻ to lớn và săn chắc, Chó Rotti trở thành người bạn trung thành và gắn bó với con người.

Đến năm 1910, giá trị của loài Chó Rốt đã được con người huấn luyện hiệu quả để trở thành một chiến binh trong các cuộc săn bắt, tiêu diệt kẻ thù và được công nhận là chú chó cảnh vệ tốt nhất.

Đặc điểm ngoại hình của chó Rốt

Có vẻ giống chó này không có được một ngoại hình đẹp , nhưng nhìn chúng rất mạnh mẽ và kiên định như một anh chiến sĩ vậy nhỉ?

Đúng vậy, đặc điểm ngoại hình lí tưởng của giống chó Rottweiler thuần chủng đã được di truyền trọn vẹn từ tổ tiên, mang tiêu chuẩn được FCI công nhận.

Đây là loài chó cỡ lớn, mạnh mẽ, rắn chắc, cân đối giữa chiều cao và cân nặng. Nhìn dáng đi của Rốt là biết chúng có một hệ thống cơ bắp phát triển, nhưng không làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt, dẻo dai, nhanh nhẹn. Rốt có sức mạnh dũng mãnh, tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Có lẽ đây là yếu tố đầu tiên của một chú chó cảnh vệ nhỉ?

Chó Rốt đực cao từ 61 – 69 cm, con cái cao khoảng 56 – 63 cm. Chúng nặng từ 38 – 59 kg. Vì to lớn như vậy nên rất phù hợp với người chủ có tính cách mạnh mẽ, hoặc đơn giản là tạo niềm tin bảo vệ chủ nhân.

Lưng của giống chó Rottweiler thẳng, rộng và dài. Ngực nở, sâu. Hông ngắn, bả chân to giúp cho việc đi đứng, chạy nhảy, lấy đà săn bắt  trở nên quyết đoán và có sức mạnh ghê gớm.

Bù lại cho thân hình khá to con là cái đầu “hiền lành” và “dễ gây thiện cảm”. Đầu rộng hình cầu, trán tròn, mõm to bè. Vì là loài chó bảo vệ nên cơ hàm của giống Rotti này rất phát triển, sắc bén với 42 chiếc, răng hàm trên gối lên răng hàm dưới. Mũi Rốt rộng, đen. Đôi mắt Rotti sẫm màu, linh hoạt. Nhìn ánh mắt chúng rất thiện chí và giàu tình cảm khi nhìn chú nhân của mình. Không thể phủ nhận giống này có thị giác tinh tường và đáo để. Phía trên đầu là hai tai hình tam giác luôn rũ xuống. Đuôi Rốt dài nhưng thường bị cắt đi.

Có thể ban đầu nhiều người khi nhìn vào loài chó Rotti này thấy chúng không được đẹp mã, nhưng giờ bạn đã thay đổi suy nghĩ về chúng chưa? Cũng đẹp lắm phải không?

Điều đặc biệt là lông Rotti rất hấp dẫn thị giác. Bộ lông của chúng ngắn, cứng và khá dày. Loài này thì không đa dạng về màu sắc lông, chỉ gồm hai màu truyền thống là đen tuyền  hoặc đen pha nâu ở khóe mắt, má, mõm và chân.

Đặc điểm tính cách chó Rotti 

Do Rottweiler đã được di truyền hàng ngàn năm nên mọi ưu điểm đã được phát huy hiệu quả, trở thành giống chó cảnh lí tưởng cho những người đam mê chơi thú cảnh hiện nay đấy.

Rott đối với chủ nhân là sự trung thành tuyệt đối, tuân thủ và kính trọng. Chúng có khả năng “chăn” gia súc như một con người vì bản tính thống trị, sức mạnh khiến các con vật khác phải sợ hãi. Vì vậy ta dễ dàng bắt gặp một con Rốt to lớn đi bên cạnh đàn cừu non ngoan ngoãn.

Chó Rotti mạnh mẽ, kiên định, không biết sợ hãi, dũng cảm như một chiến sĩ. Nó đóng vai trò làm chó cảnh vệ đáng tin cậy cho con người. Chúng có tính chiếm hữu lãnh thổ cao nên không cho phép ai xâm phạm đến lãnh địa chúng vạch ra và những người chúng định hình cần bảo vệ.

Chúng chiến đấu không biết mệt mỏi với bản năng kiên trì và chịu đựng. Chúng có thể trinh sát hàng giờ, hàng ngày bên lực lượng cảnh sát, bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ. Điều đó đã được thể hiện rất rõ ở những cuộc duyệt binh bên các nước phương Tây phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, hình ảnh một chú Rốt tham gia hoạt động trong quân đội cũng chẳng còn xa lạ gì.

Bởi trí thông minh có sẵn, nên loài chó Rottweiler tìm kiếm, giải cứu, cảnh báo nguy hiểm cho con người. Nhưng dĩ nhiên, chúng không thể thân thiết với người lạ, không thể cảnh báo với người chúng không quen biết. Chúng cũng có thể hướng dẫn người mù qua đường.

Chó Rốt là mẫu chó điềm tĩnh, yêu trẻ nhỏ. Nó cho phép lũ trẻ tác động lên người chúng mà không kêu, ngồi xem một thứ gì đó cùng con người hàng giờ mà không sủa, không tỏ ra khó chịu. Nếu có ai đó vô tình tác động nhẹ chỉ là một cái nho nhỏ với chủ nhân nó thôi, nó sẽ lập tức sủa và đẩy người đó ra. Một đặc điểm hết sức thú vị mà chú chó cảnh vệ có được, đồng thời tạo niềm tin vững chắc về sự an toàn cho con người.

Rottweiler không chịu sự phục tùng hoàn toàn nếu chủ nhân ép buộc nó, hoặc thường xuyên nhốt nó lại. Đây được coi là đặc trưng của chó cảnh vệ.

Một nét nữa làm tăng thêm phần đáng yêu cho Rotti là việc chúng chẳng bao giờ chịu nhớ đối thủ của mình trong những trận chiến hay săn bắt, những con vật đã làm tổn thương. Bởi vậy, Rốt trở thành con vật trung tâm trong các bộ môn thể thao.

Bạn không thể ngờ được rằng Rốt còn có thể phát hiện người động kinh và thông báo cho họ trước khi co giật nữa. Tuyến nước bọt của chúng kích thích dây thần kinh khi chúng liếm lên miệng vết thương, rất nhanh khỏi.

Tuy nhiên, một việc cần lưu ý là Rốt sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu không nhận được sự huấn luyện chu đáo. Vết cắn của nó có thể gây chết người. Nhưng dĩ nhiên, đây là một phần rất nhỏ và hi hữu thôi.

Chăm sóc Rốt đức như thế nào?

Trước hết, hãy dành cho Rốt nhiều thời gian để quan tâm, dạy dỗ chúng thật kiên trì và chu đáo. Từ lúc còn non, cần tổ chức nhiều buổi tập luyện, tiếp xúc với môi trường bên ngoài để tránh sự hung dữ.

Do bản tính chiếm hữu nên chúng luôn đề cao cảnh giác với người lạ. Đó là lí do khi ra ngoài bạn cần đeo rọ mõm cho chúng.

Với giống chó Rottweiler Đức thì cần có chế độ huấn luyện ở không gian rộng để có thể đạt được mục đích nuôi để trở thành chó cảnh vệ, chó cảnh sát. Còn Rốt Mỹ được nuôi theo xu hướng gia đình. Vì vậy hãy tạo cho chúng sự quan tâm cần thiết để chúng có thể thích nghi với con người.

Bạn nên cho Rotti đi bơi lội, huấn luyện với bóng, cho chúng chạy theo xe đạp để rèn luyện sức khỏe.

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Nhưng tránh cho ăn quá nhiều.

Hãy dành chút ít thời gian của mình cho việc ngồi lại, cầm lấy bàn chải và vuốt ve bộ lông Rốt. Điều đó sẽ giúp Rốt thoải mái và có cảm giác được nâng niu.

Đặc tính cần lưu ý:

Tránh mua những con dị dạng, có ngoại hình không bình thường, chúng tỏ ra sợ sệt, yếu đuối và quá thận trọng.

Tuổi thọ trung bình của Chó Rốt chỉ từ 10 – 12 năm.

Con cái mắn đẻ 10 – 12 con. Khi con cái sinh con ra cần chú ý chăm sóc thật tốt cho đàn vật nuôi con. Thực hiện huấn luyện ngay từ đầu.

Làm sao để mua được chó Rottweiler chuẩn?

Nên mua con cái hay con đực?

Con đực luôn có bản tính thống trị và khả năng lãnh đạo bầy đàn. Vậy nên, nếu bạn quyết định mua một con đực cần sẵn sàng cho một kế hoạch huấn luyện, dạy dỗ.

Con cái thì có xu hướng sống tình cảm với người hơn.

Mua con trưởng thành hay con non?

Con trưởng thành đã định hình sẵn tính cách của mình, có sự từng trải hơn nên dễ huấn luyện. Tuy nhiên, một số đặc tính đã được người chủ trước của Rốt huấn luyện thì sẽ không dễ dàng thay đổi được.

Con non thì bạn sẽ được kiểm soát, định hình tính cách chúng như mong muốn. Tuy nhiên, việc chăm sóc sẽ tiêu tốn kinh phí hơn, cần tiêm phòng,… Đặc biệt, trong thời gian đầu cần có tính nhẫn nại rèn luyện từ cách đi vệ sinh đến ăn uống,.. Hãy nhẫn nại nếu như chúng có làm hỏng một đôi tất, hay đôi giày của bạn trong khoảng thời gian tập làm quen với cuộc sống mới.

Mua chó Rottweiler giá bao nhiêu?

Tùy vào chất lượng, hình dáng, kích thước mà mỗi con Rotti sẽ được định giá khác nhau.

Chó Rottweiler nhân giống thuần chủng trong nước sẽ có giá từ

7 – 9 triệu

. Điều này không bao gồm việc chúng có đủ giấy khai sinh.(Nhưng bố mẹ chúng đều có giấy tờ chứng nhận Vka đầy đủ)

Chó Rottweiler thuần chủng nhập ngoại có giá từ

13 – 25 triệu

. Nhưng con này có ưu điểm là đến từ thị trường phát triển như Thái Lan hay In–đô-nê-xi–a. Chúng sẽ có đủ nguồn gốc xuất thân, giấy khai sinh, chủ sở hữu.

Chó Rotti nhập từ châu Âu. Đương nhiên rồi, loại này là giống chó nội trưởng thành, nên có đầy đủ giấy chứng nhận FCI, giấy khai sinh và có một thể trạng tốt nhất. Nhưng giá thường dao động hơn

25 triệu đồng.

Địa chỉ bán chó Rottweiler ở đâu uy tín?

Hãy liên hệ với Thú Cảnh Việt qua Hotline: 0981427586 để mua chó Rottweiler thuần chủng. Hiện tại Pethouse có 2 trại nhân giống chó Rốt ở Hà Nội Và chúng tôi Đối với các tỉnh thành khác chúng tôi vận chuyển miễn phí tận nhà.

Lưu ý khi tìm mua Chó Rottweiler

Hiện nay, trên thị trường việt nam, đang du nhập về 1 số loại chó Rottweiler mặt nhăn (như hình bên dưới), thì tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về chúng. Bởi đây hầu hết là các giống chó lai tạp hoặc nhập từ Trung Quốc về.

Đa phần giống chó Rottweiler mặt xệ này đều không rõ nguồn gốc lai lịch đời bố mẹ. Có nghĩa là bố mẹ chúng không thể có giấy Vka (giấy chứng nhận của hiệp hội chó giống việt Nam).

Đặc biệt, nhiều người với mục đích chuộc lợi còn tự nhận đây là giống Chó Rottweiler dòng đại, dòng khủng. Tuy nhiên, khi bạn mua về thì tiềm ẩn đầy những rủi ro mà không ai lường trước được ngoài người bán.

4.8

/

5

(

5

bình chọn

)

Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt