Chó Con Bị Tiêu Chảy

Khám phá thêm tại Fonti:

Nguyên nhân chó con bị tiêu chảy

Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh giúp chúng ta tìm được các xử lý phù hợp nhất. Chứng tiêu chảy ở chó con có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuỳ theo 2 mức độ bệnh.

Tiêu chảy nhẹ

Trong quá trình chăm sóc chó con có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn như việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.

Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như:

Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis)

Các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun (giun đũa, giun tóc, giun móc), Giardia,…

Các bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospita, Salmonella,…

Do các bé chó con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.

Cách xử lý khi chó con bị tiêu chảy

Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, đặc biệt khi chúng bỏ ăn uống, ói mửa thì càng gia tăng sự mất nước. Việc thoát dịch cơ thể, mất chất điện giải cùng các khoáng chất Na, K, Cl sẽ dẫn đến các dấu hiệu khô miệng, da mất đàn hồi, mắt trũng và nghiêm trọng hơn các bé có thể bị trụy mạch và tử vong. Cho nên trước tiên cần nhanh chóng bù nước bằng các biện pháp sau đây:

Trường hợp mất nước nhẹ, không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho uống. Nếu chó không uống được thì cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng / giờ tùy vào tình trạng mất nước.

Còn nếu tiêu chảy đi kèm với ói mửa thì không nên cấp nước bằng đường uống vì sẽ càng kích thích ói nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền bằng một trong các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc đưa bé tới phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ.

Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì?

Nếu chó con bị tiêu chảy thông thường thì có thể sử dụng chế độ ăn uống để điều chỉnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Hoặc bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy.

Lưu ý mua đúng loại Probiotic cho chó, tránh mua loại dành cho người vì lợi khuẩn trong ruột chó khác với người. Bên cạnh đó tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người bởi rất có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Chó con tiêu chảy nên ăn gì?

Chó con vừa bị tiêu chảy nên kiêng cho ăn trong vòng 12 – 24 tiếng để ruột được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Thay vào đó cho bé uống nhiều nước sạch để bù nước. Trong quá trình kiêng ăn nếu cún có biểu hiện suy yếu hay quá mệt mỏi thì có thể cung cấp dung dịch đường Glucose hay mật ong.

Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.

Trong trường hợp cún bị nặng và vừa trải qua quá trình điều trị thì bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn khẩu phần ăn cụ thể để bạn có thể kiểm soát.

Khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chó con không tốt như ở chó trưởng thành, vì vậy chế độ ăn uống của các bé cần có sự tính toán kĩ lưỡng. Nên hình thành thói quen ăn uống hợp lý, tránh tình trạng có hôm ăn quá no có hôm bỏ đói hay đột ngột thay đổi khẩu phần ăn, hạn chế cho các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chế độ ăn uống.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Môi trường sống cũng là nơi tiềm nhiều mầm bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh, vào mùa hè chỗ ở phải luôn rộng rãi, thoáng mát và ấm áp vào mùa đông. Để chắc chắn bạn nên thường xuyên dọn dẹp và khử độc định kỳ 1 – 2 tháng/ lần.

Thường xuyên đưa cún ra ngoài vận động

Để tăng cường khả năng đề kháng ở chó con nên thường xuyên dắt chó ra ngoài đi dạo. Trên thực tế, những bé được bảo bọc quá kỹ thì lại càng yếu đuối và dễ nhiễm bệnh, cho nên việc cho cún tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm vừa giúp các bé dạn người hơn vừa tăng khả năng phòng bệnh. Tuy nhiên trong lúc ra ngoài không để các bé chơi đùa hay ăn vật lạ.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tiêm phòng vacxin ở chó con là việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Care, Parvo, viêm dạ dày,… Cho nên bạn cần đưa bé tới các phòng khám thú y để được tư vấn và tiêm các mũi cần thiết. Bên cạnh đó, chó con dưới 1 tuổi cần được tẩy giun từ 2 – 3 tháng 1 lần, khi được hơn 1 tuổi cần duy trì nửa năm một lần.

Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu

Hiện tượng cún bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân, sau đây Siêu Pet sẽ giúp bạn chỉ ra một vài nguyên nhân chủ yếu nhất.

Nguyên nhân đầu tiên có thể là do môi trường: Môi trường thay đổi ngột khiến cún của bạn chưa kịp thích ứng với môi trường gây hiện tượng căng thẳng quá độ (stress…)

Nguyên nhân thứ 2 là do thức ăn, chắc hẳn ai cũng biết đến nguyên nhân này vì tiêu chảy là tình trạng diễn ra trên hệ tiêu hóa của con vật. Cún cưng có thể đã ăn phải đồ ăn bị hỏng hoặc thức ăn không phù hợp với đặc tính của loài dẫn đến việc bị ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân thứ 3, đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng tiêu chảy diễn ra với mức độ nguy hiểm nhất đó là đường ruột bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Những động vật ký sinh hoặc vi khuẩn này sẽ đợi thời cơ hệ miễn dịch của con vật suy giảm thấp để xâm nhập, gây bệnh. Con đường xâm nhập chủ yếu chúng là đường tiêu hóa (Thức ăn, nước uống…) rồi vào cơ thể sinh sôi và gây bệnh. Một số bệnh đường ruột điển hình, ví dụ như bệnh Parvo, Care là 2 trong 3 Bệnh Tiêu Viểu Hay Gặp Ở Loài Chó

Khi bệnh có diễn biến phức tạp hơn sẽ dẫn đến hiện tượng con vật đi ngoài ra máu. Các bệnh này thường rất dễ bắt gặp, nhất là những chú cún con 6 tháng trở xuống do cún vừa mới cai sữa mẹ xong, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Bệnh thường nhận biết bằng các dầu hiệu như: Cún đi ngoài có mùi tanh, dạng lỏng,… Vài ngày tiếp theo, cún cưng có thể sốt cao, không thích di chuyển. Nặng hơn sẽ hôn mê. Và cuối cùng là chết.

HIỆN TƯỢNG BỊ TIÊU CHẢY

Có thể bị nhiễm các virus: Parvo Virus, Distemper Virus (bệnh Care)…

Parvo virus là virus gây ra bệnh Parvo (đi kiết) cho cún con. Bệnh này thường diễn ra rất phổ biến với các hiện tượng: Sốt cao kéo dài khiến con vật ủ rũ, mệt mỏi rồi chán ăn. Cún đi ngoài nhiều, phân có lẫn máu có mùi tanh đặc trưng giống như mùi cá mè phơi nắng. Nếu bệnh diễn ra ở thể nặng hơn (Thể viêm cơ tim, thể viêm ruột kết hợp) có thể gây chết nhanh, chết đột ngột.

Bệnh Care là bệnh do Distemper Virus gây ra. Con vật khi bị bệnh này thường có triệu chứng trên các đường khác nhau từ đường tiêu hóa (cún đi ngoài nhiều, phân lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu sẫm), đường hô hấp (cún khó thở, mũi chảy nhiều dịch…), trên da nổi nhiều nốt sài và cả thần kinh con vật đi loạng choạng, co giật… Care thường có tỉ lệ sống sót rất thấp, nếu khỏi thì con vật sẽ không khỏi bệnh hoàn toàn mà để lại một số di chứng.

Tiêu chảy quá nhiều, gây mất nước trầm trọng làm giảm tính đàn hồi của da khiến da mặt trùng xuống con vật uống nước nhiều hơn. Bụng hóp lại gầy đi trông thấy do không ăn được gì hoặc ăn thì đường ruột cũng đã bị tổn thương nên không hấp thụ được chất dinh dưỡng.

TRIỆU CHỨNG KÈM THEO KHI CHÓ BỊ TIÊU CHẢY

Hiện tượng cún bị tiêu chảy thường xảy ra trên cún con nguyên nhân như phần phía trên Siêu Pet đã giải thích đó là do hệ tiêu hóa cún con chưa phát triển hoàn toàn.

Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy còn xảy ra do một số chủ nuôi chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc đi tiêm vaccine và tẩy giun sớm cho cún . Dẫn đến tình trạng cún con bị nhiễm ký sinh trùng hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Một số biểu hiện rõ nhất khi cún bị tiêu chảy

– Cún bị nôn (dịch vàng, dịch trắng) và bỏ ăn

– Tiêu chảy với tần suất nhiều và liên tục trong một thời gian dài khiến con vật bị mất nước trầm trọng tăng nhu cầu về nước uống

– Nếu nặng hơn, cún có thể đi ngoài ra máu ( bệnh Parvo, Care…)

– Mùi phân tanh rất khó chịu

– Toàn thân run rẩy

– Da mất tính đàn hồi và trũng xuống

– Mắt lờ đờ, mệt mỏi

– Ngoài ra, cún còn đái ra máu nguyên nhân rất có thể là do cún ăn trúng đồ không sạch sẽ, còn sống. Hay đi ngoài hơn 2 lần trong ngày, và thường xuyên có dạng lỏng có màu và mùi..khả năng bị nhiễm Leptospira, bị sỏi, viêm bàng quang, thận.

CÁCH CHỮA TRỊ KHI CHÓ BỊ TIÊU CHẢY Cách chữa cún bị đi ngoài ra máu

Đầu tiên, bạn nên đưa cún đến các trạm y tế thú y để các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị. Hoặc ở nhà các bạn có thể pha dung dịch C-Electrolytes để bổ sung nước, nếu cún không thể tự uống thì bạn nên tiêm truyền. Nếu thấy cún có dấu hiệu đờ đẫn, buồn ngủ bạn nên cho cún uống dung dịch lỏng đường Glucose.

Bạn ra tiệm thuốc mua các loại kháng sinh như: Colamp, Vimefloro, Aminovit, Vimekat, Canlamin, Natri bicarbonate. Cần lưu ý và chăm sóc, thay đổi các bữa ăn thành dạng lỏng và chia nhỏ để cún tiêu hóa dễ dàng.

Hiện nay, người ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp điều trị các bệnh về đường ruột. Bạn không nên cho cún ăn khi chưa thấy chúng hồi phục như ban đầu. Nên cho cún ăn những món ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chú ý chăm sóc khu vực cún nằm ngủ sạch sẽ, thoáng mát.

– Đối với cún nhỏ: Bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y nhanh nhất có thể, vì ở độ tuổi này cún rất dễ mắc bệnh ở thể nguy hiểm.

– Đối với cún lớn: Bạn có thể ngưng cho ăn trong nửa ngày, để đường ruột cún nhẹ lại sau đó cho cún ăn chút cháo nấu với thịt nhuyễn, kèm theo các loại thuốc.

Lúc cún bị tiêu chảy nên cho chúng uống thuốc gì? Lời khuyên của Siêu Pet là bạn nên dùng Atropin Sulfat, Smecta, tiêm Primperan, Navet Tetrasone. Hoặc thuốc Unapi – Ampicillin Sodium, Oresol, Metronidazol kèm Trimeseptol, hoặc có thể các loại Vitamin như B1, B12, B6.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-tieu-chay.html

Mèo Bị Tiêu Chảy Và Nôn

Mèo bị tiêu chảy và nôn là biểu hiện thường thấy ở mèo tuy nhiên khi chúng có những dấu hiệu phân kèm máu, nhầy và tanh thì cần phải đặc biệt chú ý.

Tiêu chảy là căn bệnh thường gặp ở mèo, một chú mèo trong giai đoạn trưởng thành ít nhất sẽ gặp triệu chứng này một lần trong đời. Tuy nhiên khi mèo bị tiêu chảy và nôn kèm máu, dịch nhầy có mùi hôi tanh thì đó là dấu hiệu báo trước những căn bệnh nguy hiểm ở mèo cưng.

Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy là gì? Ăn phải đồ ăn ôi thiu, độc hại

Ăn phải thực phẩm, đồ ăn ôi thiu, đồ ăn độc hại để lâu ngày…hoặc có thể là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bả chuột.. rất nguy hiểm

Mèo là loài động vật săn mồi không ở yên một chỗ. Chúng thường xuyên rời khỏi nơi sinh sống để săn mồi và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy nguy cơ tiếp xúc với đồ ăn ôi thiu là không thể tránh khỏi. Đặc biệt với các giống mèo Tây như mèo Anh lông ngắn hay mèo Ba Tư, việc giữ thức ăn luôn tượi ngon là điều cực kỳ quan trọng.

Một phần, những chủ nhân khi nuôi mèo cưng thường không dọn dẹp sạch sẽ các đồ ăn thừa dẫn tới mèo phải ăn lại các thức ăn đã cũ, hỏng gây ra ngộ độc và dẫn tới tình trạng nôi ói, tiêu chảy.

Hệ tiêu hóa có vấn đề

Do rối loạn hệ tiêu hóa trong quá trình hấp thu thức ăn. Quá nhiều chất khiến chúng tiêu hóa chậm và kém đi rất nhiều. Một số dấu hiệu đó chính là mèo mệt mỏi, chán ăn, thường lười vận động, lờ đờ và đi vệ sinh sai chỗ quy định

Thức ăn không đảm bảo

Thức ăn của mèo có vấn đề, không hợp với độ tuổi của mèo. Mèo có thể ăn phải xác của các động vật khác đang trong quá trình phân hủy và hoại tử khiến chúng bị ngộ độc…

Như đã giới thiệu ở trên. Việc cho mèo cưng sử dụng các thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên khi mới đón về nhà mới. Việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán đặc biệt là các loại giun ký sinh trong cơ thể mèo con, gây ra các biểu hiện nôn, tiêu chảy, bụng to bất thường. Ngoài ra đây cũng là tác dụng phụ của các loại thuốc tẩy giun cho mèo.

Bạn có thể tẩy giun cho mèo tại nhà nhưng tôi khuyến khích các bạn mang tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Nhiễm vi khuẩn, virus

Mèo còn có thể gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn khi có khối u trong cơ thể, nhiễm virus, vi khuẩn như Salmonella, E.Coli…

Do bệnh dịch: Một số bệnh dịch lây truyền ở mèo nguy hiểm như Carre Mèo. Căn bệnh gây tử vong hàng đầu của mèo con dưới 3 tháng tuổi.

Bệnh FIP viêm mạng bụng truyền nhiễm gây rối loạn tuần hoàn ở mèo.

Ngoài ra còn một số căn bệnh truyền nhiễm khác gây ra những tình trạng, biểu hiện tương tự ở mèo. Cách duy nhất để phòng tránh chính là tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho mèo theo lịch trình.

Cách xử lý khi mèo bị tiêu chảy và nôn ói kéo dài Xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa

Mèo bị tiêu chảy, ăn ít , đầy bụng và thường đi ra ngoài khay cát. Bạn cần làm chính là thay đổi thực đơn ăn uống của mèo, kiểm tra lại thực phẩm cho mèo ăn xem có phù hợp không, có thể mèo ăn phải thức ăn đã phân hủy, xác động vật thối , hoại tử như chim, thạch sùng…

Mèo bị rụng lông cũng là một nguyên nhân nhỏ khiến chúng bị nôn, tình trạng này gây ra khi mèo có thói quen liếm lông hàng ngày khiến lông rụng tích tụ trong dạ dày tạo ra những búi lông lớn. Để lâu sẽ phải phẫu thuật khá tốn kém và gây hại cho sức khỏe của mèo.

Xử lý: Dừng mọi loại đồ ăn nghi ngờ và phân chia nhỏ bữa ăn của mèo. Cho mèo uống Chlorocid của người. Tùy thuộc vào độ tuổi của mèo mà bạn cần chia nhỏ thuốc ra để phù hợp với thể trạng của mèo. Kiêng cá và các đồ ăn tanh trong thời gian điều trị bệnh.

Xử lý khi mèo ăn phải chất độc hại

Dấu hiệu: Một số con thường nghịch ngợm ăn nhầm phải xăng dầu, than, xà phòng, các loại thuốc diệt chuột, thuốc độc hoặc các hóa chất gây hại cho cơ thể. Mèo thường gặp phải các biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa kéo dài. nếu mèo có những biểu hiện khác như co giật, lờ đờ, nằm bất tỉnh, bạn nên đưa mèo tới các địa chỉ khám chữa bệnh thú y gần nhất để được điều trị kịp thời.

Xử lý khi mắc giun sán và các bệnh tuyền nhiễm

Mèo con thường là đối tượng mắc giun sán chính, nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bé. Dấu hiệu nhận biết là mèo thường nôn, tiêu chảy và bụng to bất thường.

Cách giải quyết duy nhất là nhanh chóng tìm mua thuốc tẩy giun cho mèo nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở mèo cũng có các biểu hiện tương tự như bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hay FIV, FIP cũng là một trong những kẻ thù hàng đầu gây tử vong chính cho mèo.

Cách phòng chống mèo bị tiêu chảy

Mèo bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như blog yêu chó mèo đã giới thiệu ở trên. Để phòng tránh được tình trạng này, bạn cần giữ mèo tránh xa các tác nhân gây hại như thức ăn hết hạn, các loại thuốc diệt cỏ, diệt chuột …

Luôn giữ cho mèo một chế độ ăn khoa học và hợp lý nhất, tránh thay đổi lượng thức ăn đột ngột.

Tiêm phòng bệnh cho mèo đầy đủ để giảm thiểu nguyên nhân mắc bệnh từ virus, vi khuẩn…

Dọn dẹp sạch sẽ khu vực nuôi nhốt, nếu bạn nuôi trong căn hộ thì cần thoáng mát và khô ráo.

Theo dõi sức khỏe của mèo thường xuyên. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên đưa chúng tới bác sỹ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chúc bé mèo của các bạn luôn khỏe mạnh!

Chó Bị Tiêu Chảy Có Được Uống Sữa Không? Cách Giải Quyết Khi Chó Bị Tiêu Chảy

Trước khi tìm hiểu xem có nên cho chó bị tiêu chảy có nên uống sữa không thì các “sen” cũng nên biết sữa có tốt cho chó hay không. Mình khuyên các bạn không nên cho chó dùng các loại sữa mà chúng ta đang dùng đâu ạ!!

Trong khi đó, cơ thể của chó không thể chuyển hoá được các lactose này. Vì vậy mà khi cho chó uống sữa bò, các lactose này sẽ tích tụ trong đại tràng và khiến “boss” có thể bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Chính vì vậy mà bạn nên chọn những loại sữa không đường hoặc sữa công thức dành cho chó. Những loại sữa này ít lactose hơn nên sẽ có lợi cho hệ tiêu hoá của cún.

Chó bị tiêu chảy có nên uống sữa

Rõ ràng là cho chó uống sữa là 1 trong những tác nhân gây tiêu chảy cho các bé. Vậy khi chó bị tiêu chảy thì bạn cũng không nên cho chúng uống sữa tươi. Điều này sẽ làm các bạn cún đau bụng và tình trạng bệnh nặng thêm.

Đối với sữa tươi, sữa bò thì như vậy. Nhưng kể cả sữa công thức thì bạn cũng không nên cho chó đang bị tiêu chảy uống. Các loại sữa dạng lỏng khiến dạ dày “boss” bị kích thích, làm cho bệnh tiêu chảy lâu khỏi hơn.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó

Ngoài việc tránh để “boss” uống sữa khi đang bị tiêu chảy, thì 1 vài cách sau có thể làm tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh hơn:

Tạm thời không cho chó ăn trong 48h

Chó bị tiêu chảy thường mất khá nhiều nước. Vì vậy nên cho chó uống thêm nước và điện giải trong giai đoạn này.

Sau khi hết thời gian bỏ ăn, bạn chỉ nên cho chó ăn nhạt. Không nên cho ăn thịt đỏ, các loại thịt nhiều chất béo.

Nên cho ăn nhiều bữa nhỏ. Các bữa nhỏ sẽ ít gây kích thích đường ruột hơn.

Khi cơn tiêu chảy đã thuyên giảm, bạn có thể cho “boss” ăn như bình thường. Nhưng không nên áp dụng ngay chế độ ăn bình thường cho chó mà cần phải từ từ.

Bổ sung thêm vitamin A, B, C, D… cho chó.

Không được cho chó uống thuốc trị tiêu chảy của người. Ngay cả những loại thuốc cho chó cũng không được cho chó uống nếu không có chỉ định của bác sỹ.

Nếu có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa các bé đến cơ sở thú y để kiểm tra.

Link facebook:https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22

Cách Chữa Trị Dê Bị Tiêu Chảy. Cách Phòng Bệnh Tiêu Chảy Ở Đê

Nuôi dê tại Việt Nam phát triển nhiều ở các khu vực vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ nhưng nguồn thức ăn lại thường khan hiếm. Đặc tính của loài dê là chịu được kham khổ, thức ăn nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng.

Trong khi đó, dê lại chúng rất háu ăn, ăn nhiều nên có thể tái tạo đồng cỏ nhanh. Dê con khi mới sinh ra đã có 4 răng sữa nên chúng rất mau chóng thích nghi được với nguồn thức ăn mới bên cạnh sữa mẹ. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do khiến chúng dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất.

Dê con khi mới sinh ra, thể trạng còn yếu, nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện. Khi bà con thay đổi thức ăn đột ngột, cho ăn thức ăn không phù hợp với độ tuổi của dê hoặc dê con chưa được cho bú sữa mẹ đúng cách là những nguyên nhân hàng đầu khiến chúng bị bệnh tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác là do vi khuẩn E.coli, Clostridium perfringens và Salmonella hoặc virut như rota và corona cũng khiến dê con bị đi ngoài.

Thông thường, nguyên nhân chủ yếu đến từ bà con chưa áp ụng kỹ thuật chăn nuôi đúng cách, đặc biệt là chuồng trại nuôi dê chưa đảm bảo vệ sinh, nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp. Thể trạng dê con rất yếu chúng không thể chống chọi được với các yếu tố khách quan bên ngoài.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở dê

Khi dê con mắc bệnh tiêu chảy thì chúng thường có dấu hiệu sau:

Phân thay đổi từ nhão đến loãng, thời gian mắc bệnh ngắn.

Nếu dê mắc bệnh nặng, đi ngoài phân loãng nhiều thì khả năng mất nước cao, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, dê yếu không đứng dậy được.

Tiếp đó, dê sẽ bỏ ăn, nhu động đường ruột tăng rất mạnh càng làm cho dê bị đi ngoài nhiều hơn. Lúc này, phân đã chuyển sang có màu xanh, nhiều bọt và rất tanh hoặc hôi.

Tình trạng dê con bị đi ngoài nếu không xử lý nhanh chóng, kịp thời thì sẽ khiến dê nhanh chóng bị mất nước và chết. Bên cạnh đó thì khả năng lây lan sang các con dê con khác, các con dê yếu là rất cao.

Điều trị bệnh cho dê con cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau thì mới có két quả nhanh chóng. Trước hết bà con nên di chuyển dê con sang chuồng sạch sẽ, khô ráo để dê con được nghỉ ngơi. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh của dê mà sử dụng các cách chữa sau đây.

I. Bổ sung điện giải, chống mất nước Công thức 1:

Bà con dùng 10g muối tinh, 50g muối Biccarbonat natri (có thể mua tại các nhà thuốc thú y) và 120 ml mật ong trộn lận với nhau và hòa với 4,5l nước để cho dê uống với liều lượng 10% khối lượng cơ thể.

Liều lượng 2 – 4 lần/ngày, trong 2 ngày liền.

Đến ngày thứ 3 nếu dê con đỡ hơn thì giảm lượng dung dịch và tăng cường cho dê con bú sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn.

Công thức 2:

Bà con dùng 10g muối tinh và 10g muối Biccarbonat natri hòa với 2,5l nước và cho uống như ở công thức 1.

Có thể sắc nước các loại lá, quả như thân lá sim, mua, búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa … thay thế nước pha càng tốt.

II. Dùng cách chữa dân gian

Một số mẹo chữa dân gian bằng cách đun 1 nắm lá Mơ giã lấy nước + 1 nắm trái sung khô hoặc sung chín cho uống liên tục trong 3 ngày thì dê con cũng sẽ khỏi bệnh.

III. Dùng thuốc kháng sinh (nên hạn chế)

Tiêu chảy ở dê là bệnh phổ biến, nếu không quá nặng thì không cần thiết dùng kháng sinh. Kháng sinh có thể làm giảm chất lượng thịt của dê, làm tăng tình trạng kháng kháng sinh, khiến bệnh khó chữa hơn về sau. Tuy nhiên, nếu các biện pháp dùng nước điện giải hoặc cách dân gian không hiệu quả, bà con có thể sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Trên thị trường thường có thuốc pha sẵn chuyên trị tiêu chảy ở gia súc EMITAN. Bà con có thể tìm mua và cho uống theo hướng dẫn trên bao bì. Bên cạnh đó là kháng sinh tiêm MAXFLO XASIN đặc trị ecoli ở gia súc. Liều lượng tiêm và cách tiêm nên do bác sĩ thú y chỉ định và thực hiện.

Chúc bà con thành công!

Lưu ý chăm sóc dê con khi bị tiêu chảy bà con phải chú ý tuân thủ theo nguyên tắc, liều lượng của từng loại thuốc. Nên phòng bệnh bằng cách cho dê con bú sữa mẹ ngay từ khi sinh ra, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và tập cho dê con ăn thức ăn mới từ từ, từng ít một.