Chó Ốm Nghén / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Ốm Nghén &Amp; Các Triệu Chứng Ốm Nghén

Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là buồn nôn, và với đa số bà bầu thì biểu hiện ốm nghén sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, với một số người thì nó lại diễn ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân (5% hoặc nhiều hơn), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.

Ốm nghén nặng từ tuần thứ mấy?

Ốm nghén bắt đầu khi nào là câu hỏi thường gặp của các mẹ bầu hoặc của những ai đang mong muốn có thai. Thông thường, triệu chứng ốm nghén bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng 14 tuần mang thai. Tuy nhiên, có những trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí kéo dài suốt thai kỳ.

Biểu hiện ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, dù hầu hết thường là vào khoảng tuần 8-12. Với một số phụ nữ, tình trạng ốm nghén này thậm chí tiếp tục cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20.

Người ta thường thấy rằng những bà bầu có biểu hiện ốm nghén nặng thì lại ít có khả năng bị . Việc gia tăng các hoóc môn thai kỳ gây ra triệu chứng ốm nghén buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy thai của họ ổn định hơn. Mặc dù biết mức độ dao động của hoóc môn chắc chắn có đóng một vai trò nào đó, nhưng người ta vẫn chưa thể hiểu rõ được nguyên nhân thực sự của chứng ốm nghén nặng này. Chỉ có thể đảm bảo 100% rằng, sau khi em bé được sinh ra thì triệu chứng ốm nghén này sẽ hầu như hoàn toàn dứt hẳn.

Ốm nghén nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ốm nghén thông thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước, giảm cân quá mức, gây ảnh hưởng đến cân nặng của em bé sau sinh. Mất nước quá mức còn có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp, gan và nước ối.

Những bà bầu có biểu hiện ốm nghén nặng thường lo lắng con mình sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tối ưu. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp các bé đều ổn. Tạo hóa thật tuyệt vời khi cho thai nhi thành thạo trong việc tự lấy những gì cần cho bản thân chúng trước tiên, và khi đó người mẹ mới chính là người bị thiếu hụt. Trong những tình huống mà người mẹ không thể ăn hoặc uống vào bất kỳ một thứ gì thì chắc chắn là cần phải nhập viện.

Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng

Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.

Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng ốm nghén nặng

Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.

Mất nước và tiểu ít.

Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

Ốm nghén nặng là gì?

Một số nhà nghiên cứu tin rằng ốm nghén tự bản thân nó là một cơ chế bảo vệ sẵn có, nhằm giúp ngăn chặn người mẹ và thai nhi khỏi mắc các bệnh do thức ăn gây ra. Thường thì nó sẽ làm cho các bà bầu thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi. Biểu hiện ốm nghén thường đã là như vậy, khi bị ốm nghén nặng, mọi thứ đều như bị đẩy lên ở mức đỉnh điểm: nôn mửa liên tục và khó kiểm soát, mất nước, và có cảm giác như tuyệt vọng.

Điều trị chứng ốm nghén nặng

Đôi khi cần phải nhập viện để bù nước bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch, thường là dung dịch nước, muối/chất điện giải và glucose. Mục đích là để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải.

Với những bà bầubị hạ kali huyết thìsẽ cần bổ sung, bằng cách truyền thêm dịch vào tĩnh mạch.

Một số người cần phảiđược cho ăn bằng cách đưa một ống silicone nhỏ thông qua lỗ mũi, qua mặt sau của cổ họng và xuống dạ dày. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng hoặc dung dịch thuốc loại tăng cường, dày đặc năng lượng nhưng dễ tiêu hóa, sẽ từ từ nhỏtừng giọt trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh.

Một số người cũng có thể được kê toa với Vitamin B6 “Pyridoxine”, loại rất có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Axit folic,các vitamin, sắt và các khoáng chất bổsung khác cũng rất cần thiết trong trường hợp bị nôn mửa liên tục và không thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

Thuốc kháng axit cũng là một lựa chọn vì nó giúphạn chế sản xuất axit trong dạ dày.Thỉnh thoảng, cũng có trường hợp bác sĩ kê toa cho loại thuốc giúp làm trống dạ dày.

Các loại thuốc chống nôn thường được chỉ định nhất, bằng hình thức tiêm hoặc truyền dịch.

Các loại thuốc chống dị ứng cũng thường được kê đơn.

Tránh các loại thực phẩm dễ gây ói mửa. Thường thì các loại thức ăn lạnh và thơm dịu sẽ dễ được dung nạp hơn so với thức ăn nóng. Hâm nóng thức ăn sẽ tạo ra mùi nồng hơn, và chỉ vậy thôi cũng đủ để gây ra ói mửa.

Bệnh nhân cần đến thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng chuyên chăm sóc và điều trị cho bà bầu. Mục tiêu của việc chăm sóc và điều trị này là xây dựng chế độ ăn uống nhằm tối đa hóa năng lượng và dinh dưỡng nạp vào thông qua các loại thực phẩm ngon miệng hơn và ít có khả năng gây nôn mửa hơn.

Sự hỗ trợ về mặt tâm lý cũng quan trọng không kém. Tình trạng buồn nôn và nôn mửa liên tục có thể dẫn đến cảm giác chán nản. Từng đợt cảm giác buồn nôn ngắn cũng đã có thể làm cho bất cứ ai cảm thấy khổ sở, huống gì là những cơn liên tục kéo dài và không thuyên giảm. Chúng có thể làm xói mòn cả những người lạc quan nhất. Thuốc chống trầm cảm chỉ được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp nếu rủi ro cho mẹ và bé là lớn hơn so với tác dụng phụ của việc dùng thuốc.

Đối với một số phụ nữ, dù không có chứng cứ khoa học nhưng việc kết hợp điều trị Tây y với các liệu pháp khác như châm cứu và/hoặc bấm huyệt xem ra có vẻ hữu ích.

Với một số người thì các loại gừng, trà, nước uống có gas, bánh quy, kẹo có thể giúp thoải mái hơn đôi chút.

Thôi miên, thư giãn cơ bắp sâu, kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng tích cực cũng có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, không liệu pháp nào trong số này có thể giúp bà bầulấy lại nước cho cơ thể, mà chỉ đối phó với cảm giác buồn nôn,hoặchy vọng hơn một chút là cải thiện tình trạng nôn mửa.

Thỉnh thoảng thì việc mút các cục nước đá nhỏ, hoặc uống những ngụm nước đá cũng có thể có ích. Với tình trạng nôn mửa liên tục thì giải pháp thay thế chất điện giải, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là một lựa chọn ngắn hạn hiệu quả để điều chỉnh cân bằng điện giải cho cơ thể.

Ăn với số lượng nhỏ các loại bánh quy giòn, bánh mì nướng, và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu, chống buồn nôn.

Sự khác nhau giữa ốm nghén bình thường và chứng ốm nghén nặng

Dấu hiệu ốm nghén bình thườngDấu hiệu ốm nghén nặng

Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

Cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gian.

Đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.

Cảm giác buồn nôn đến rồi đi, không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi.

Cảm giác buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái.

Không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít.

Nôn nghiêm trọng đến nỗi mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, không giữ lại được chút nào.

Thỉnh thoảng nôn nên không ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể.

Nôn nhiều đến mức có dấu hiệu mất nước trong cơ thể.

Một trong những lưu ý quan trọng về chứng ốm nghén nặng là, nó không chỉ là “một trong những điều…”khi mang thai, mà nó có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.

Cảm thấy buồn nôn là điều khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng nó hầu như sẽ chấm dứt khi bước qua giai đoạn hai. Ốm nghén nặng thì hơn như vậy, nó có thể đem đến đau khổ thực sự cho các bà mẹ đang mang thai.

Cách Trị Ốm Nghén Cho Mẹ Bầu

Ốm nghén khi mang thai có lợi ích bảo vệ thai nhi. Mẹ bầu cũng có thể hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm và tránh được nguy cơ truyền nhiễm cho bé

Giai đoạn thai kỳ là giai đoạn thay đổi cơ thể nhiều nhất về mặt thể chất lẫn tâm lý và hơn thế nữa là việc cơ thể thường nhạy cảm với đồ ăn hàng ngày cũng được xem là một triệu chứng ốm nghén xuất hiện ở mẹ bầu.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, bụng không nên đói quá lâu như thế sẽ làm cho mẹ bầu bị nghén hơn.

Tránh thức ăn có nhiều chất béo, nặng mùi

Bổ sung các thực phẩm có vitamin B6 như bơ, khoai tây, thịt gà, cá,…hoặc vitamin tổng hợp kẽm và vitamin B6.

Lựa chọn những món ăn phù hợp và yêu thích trong thực đơn bổ sung chất dưỡng cho bà bầu chứ không nên ép mình phải ăn đầy đủ thực đơn đó

Dùng các viên uống tổng hợp có chứa hỗn hợp Vitamin B như PM Procare có thể cải thiện tình trạng ốm nghén trên nhiều bà bầu.

Không nên uống đồ uống lạnh, quá ngọt, những loại nước uống có chất kích thích như: Rượu, cà phê… Nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây tươi, cháo, súp để tránh bị mất nước bởi mất nước sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, đắng miệng và chóng mặt.

Mẹ bầu nên đi lại nhiều hoặc tập thể dục buổi sáng và tối sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng ợ nóng và buồn nôn. Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh lo âu quá nhiều và căng thẳng, nếu không tình trạng ốm nghén sẽ nghiêm trọng hơn.

Chú ý, khi mới ngủ dậy mẹ bầu nên từ từ xuống giường để tránh chóng mặt và dễ bị ngã.

Củ đậu, táo, chuối, quả me, quả bơ, khoang lang, gừng và chanh là những thực phẩm trị ốm nghén cực kỳ hiệu quả. Chanh giúp mẹ bầu đỡ khô miệng, giảm buồn nôn. Uống trà gừng buổi sáng sau khi ăn hoặc bất cứ khi nào mẹ bầu buồn nôn. Mẹ bầu chỉ cần đặt một lát gừng tươi vào ly nước của mình hay thêm chút gừng vào món ăn để khử mùi khó chịu.

Mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu và thoải mái.

Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

Ốm nghén khi mang thai có lợi ích bảo vệ thai nhi. Nhờ ốm nghén mà mẹ bầu cũng có thể hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm và tránh được nguy cơ truyền nhiễm cho bé qua đường thực phẩm. Bên cạnh đó, việc ốm nghén còn giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ bị sẩy thai, các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.

Mẹo Chữa Ốm Nghén Thai Kỳ Nhanh Nhất Cho Bà Bầu

Sử dụng 25mg vitamin B6 3 lần một ngày (tổng cộng là 75g/ngày) có công dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần uống trong khoảng 3 ngày là đủ.

Đưa gừng vào danh sách ăn uống hàng ngày cũng là 1 lựa chọn khôn ngoan của mẹ bầu, vì gừng được cho là “kẻ thù” của buồn nôn, nghén ói, từ gừng tươi cho đến các loại thực phẩm có chứa gừng như bánh quy gừng, kẹo gừng, trà gừng v.v… Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý với các món được chế biến công nghiệp như kẹo gừng, bánh gừng, trà gừng túi lọc …, phải đọc kỹ nhãn mác để đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc từ gừng tinh khiết thay vì hương liệu nhân tạo.

Mất nước có thể gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể làm bà bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Do đó, mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. Ngoài ra, cũng nên uống từng ít một thay vì uống quá nhiều nước trong 1 lần. Các loại nước khoáng có gas có thể sẽ giúp dạ dày của bạn dễ tiêu hóa hơn.

Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

Một số thực phẩm có thể cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để duy trì thai kỳ mà lại có tác dụng làm dịu tình hình ốm nghén.

Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước

Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã

Chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

Cho những nguyên liệu vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước đặc

Mỗi ngày nên uống 3 lần, và uống trước khi ăn 20 phút.

Cạo sạch vỏ sấu, quả me bóc bỏ vỏ cứng.

Sau đó, giã gừng nhỏ trộn với đường

Cho hỗn hợp vừa giã vào cùng quả me, sấu trộn đều đến khi đường tan hết

Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng đem giã nhỏ cho vào nồi

Cho thêm nước, lượng vừa đủ đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ

Đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng. Cần ăn liền 3 ngày.

– Bí xanh:100g, bột gia vị vừa đủ.

Sấu, bí xanh gọt vỏ rửa sạch (bí xanh thái miếng)

Sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị ngấm đều, sau đó xào chín, cho sấu, nước vào nồi đun sôi cùng sườn

Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi.

Lưu ý: Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày.

Chanh có khả năng chữa buồn nôn do ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C có trong chanh cũng rất có lợi cho bà bầu và thai nhi. Bạn có thể sử dụng chanh theo các cách sau:

Cách 1: Pha chanh với mật ong và uống vào mỗi buổi sáng để ngăn ngừa ốm nghén.

Cách 2: Nhỏ một ít tinh dầu chanh lên khăn tay để ngửi khi có triệu chứng buồn nôn và khó chịu.

Ngửi vỏ chanh thường xuyên để ngăn ngừa các mùi gây cảm giác buồn nôn.

– Cá trắm cỏ: 1 khúc khoảng 300g

– Me, cà chua, rau cải trắng 100g

Cá rửa sạch, bổ đôi ướp bột gia vị trong 20 phút

Sau đó cạo sạch vỏ me, rửa sạch cà chua, thái miếng

Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi, đến khi cà chua nhừ, bỏ sấu vào, đổ nước vừa đủ đun sôi

Khi quả me chín tiếp tục cho rau cải trắng vào, nêm mếm gia vị vừa miệng. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng châm cứu, tập Yoga hay thậm chí thôi miên có thể sẽ là liệu pháp thay thế hiệu quả giúp giảm bớt buồn nôn và rất an toàn cho phụ nữ mang thai mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và những liệu pháp điều trị này phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có uy tín, tay nghề cao.

Một không gian thoáng đãng, không có quá nhiều mùi vị hỗn tạp rất tốt cho bà bầu tránh khỏi ốm nghén, buồn nôn. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những nơi có mùi khó chịu làm bạn muốn nôn ói. Cũng cần nhớ rằng, 1 loại nước hoa quá nồng hay các chất tẩy rửa gia dụng cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghén ngẩm của bạn. Các yếu tố môi trường khác tác động tới chứng nghén mà bạn có thể điều chỉnh gồm nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.

Khi cảm thấy buồn nôn, bạn nên ăn vặt một chút gì đó như bánh quy, chuối hoặc bánh mỳ… Các thức ăn này là những thứ chứa nhiều carbohydrate, dễ ăn và cũng dễ thấm nước nên sẽ có tác dụng hấp thụ acid thừa trong dạ dày và giảm được các triệu chứng ợ chua, buồn nôn.

Để đảm bảo thai nhi đủ chất, có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin tổng hợp dạng nước hay dạng viên… Khi đó hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói.

Tuy nhiên có nhiều loại thuốc bổ sung vitamin không hề gây khó chịu cho mẹ bầu mà lại có tác dụng chống nghén, giảm buồn nôn một cách hiệu quả. F1 Care Complex của Mỹ là một trong những sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho các bà bầu.

F1 Care Complex là vitamin tổng hợp của Mỹ được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Sản phẩm bao gồm một công thức toàn diện với 23 vitamin, khoáng chất quan trọng giúp đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời sản phẩm cũng chứa các thành phần thảo dược, vi chất như Gừng, Vitamin B6, Vitamin C được chứng minh có thể giúp giảm bớt tình trạng ốm nghén, khó chịu trong suốt thai kỳ. Đặc biệt khác với các loại vitamin tổng hợp khác trên thị trường, F1 Care Complex được bào chế dưới dạng viên nén, có mùi thơm bạc hà dễ chịu rất thuận tiện cho các mẹ khi sử dụng.

Những Món Ăn Cho Bà Bầu Bị Ốm Nghén Cực Tốt Pro Mom

Vì sao ư? Vì bánh quy sẽ trở thành một trong những món ăn cho bà bầu bị ốm nghén cực tốt.

Khi bà bầu bị ốm nghén, do bị nôn nhiều nên lượng đường trong máu bị giảm đáng kể, nhâm nhi một chút bánh quy sẽ giúp lượng đường trong máu tăng lên, tránh được tình trạng hoa mắt, chóng mặt và hạ đường huyết ở bà bầu.

Nước mía – tốt cho mẹ, khỏe cho con

Chắc hẳn các bà bầu đã từng nghe ở đâu đó rằng nước mía rất tốt cho bà bầu, nếu muốn thai nhi tăng cân nặng thì nên uống nước mía thường xuyên. Nhưng không chỉ có thể, một cốc nước mía có pha chút gừng tươi còn có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, tăng năng lượng cho cơ thể và bổ sung lượng đường trong máu nữa đấy.

Bà bầu bị ốm nghén, đừng quên dùng gừng tươi

Gừng tươi là loại gia vị có tính cay, nóng, nó có tác dụng giảm co thắt cơ dạ dày cũng như kích thích nhu động ruột hoạt động, từ đó làm tình trạng buồn nôn cũng giảm hẳn. Nên nó trở thành món ăn cho bà bầu bị ốm nghén được khuyên dùng.

Khi các bà bầu bị ốm nghén, thường xuyên có cảm giác buồn nôn khi gặp bất kì một sự kích thích dù là nhỏ nhất nào. Bởi vậy, các bạn có thể ăn một chút gừng tươi, uống nước gừng pha ấm hoặc là ngậm một chiếc kẹo gừng sẽ thấy hiện tượng buồn nôn giảm đi rõ rệt. Từ đó các bà bầu cũng ăn uống ngon miệng hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bí đao, củ cải là món ăn cho bà bầu bị ốm nghén

Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bao giờ cũng có mục khuyên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể.

Nếu bà bầu được bổ sung bí đao và củ cải thường xuyên có thể hạn chế được tình trạng táo bón, thanh nhiệt, giảm buồn nôn…Bởi chúng là một trong những loại củ quả có vị ngọt, tính mát mà lại cực lành đối với các bà bầu.

Bà bầu không những có thể dùng bí đao, củ cải để ăn trong các bữa cơm hàng ngày mà còn có thể ép lấy nước uống hoặc phơi khô rồi hãm thành trà uống thường xuyên thay cho nước lọc mỗi ngày.

Bật mí cho các bạn rằng sử dụng bí đao, củ cải thường xuyên còn có tác dụng làm đẹp nữa đấy.

Lá tía tô sẽ giúp hóa giải sự mệt mỏi của bà bầu

Tía tô có vẻ là món ăn cho bà bầu bị ốm nghén đa tác dụng nhất, bởi tía tô có vị cay nồng, tính ấm, không chỉ giúp an thai, giải cảm mà còn khắc phục được chứng buồn nôn của các bà bầu.

Những bà bầu bị ốm nghén nếu có thể ăn trực tiếp lá tía tô thì sẽ giảm tình trạng mệt mỏi được nhanh nhất. Còn nếu không thì có thể phơi khô để uống nước hoặc sắc nước cùng sắn dây và vỏ quất, sa nhân cũng có hiệu quả tương tự.

Lưu ý: nước lá tía tô còn có tác dụng kích thích tử cung co bóp nên được các bà mẹ truyền tai nhau như một bài thuốc giúp bà bầu dễ sinh nên các bà bầu bị nghén những tháng đầu không nên uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian ngắn.